MobiFone mở “Đại tiệc SMS”
![]() |
Khách hàng của MobiFone sẽ được miễn phí 100 SMS trong 3 ngày |
Đây là chương trình đặc biệt nhân sự kiện MobiFone được bình chọn là "Mạng điện thoại được ưa chuộng nhất" lần thứ 4 liên tiếp.
ởĐạitiệbongda.com.com vn(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo ASEC Mimosas vs SOL FC, 22h30 ngày 14/4: Điểm tựa sân nhà
Người mua ùn ùn đến Hoà Lạc sau thông tin quy hoạch được phê duyệt.
Ông Nguyễn Đình Nghi – Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất - cho biết : "Giá đất ở đây bị thổi lên trong khi chưa có quy hoạch cụ thể. Chúng tôi phải cắm biển cảnh báo, cùng với lực lượng công an vào cuộc. Ngoài ra, chúng tôi đã khuyến cáo người dân phải tìm hiểu kỹ quy hoạch".
Trên trục nối Đại lộ Thăng Long và Quốc lộ 21, hàng loạt các sàn giao dịch bất động sản đã mọc lên. Theo các nhân viên môi giới, giá đất tại Hòa Lạc, thuộc huyện Quốc Oai, Thạch Thất đã tăng 30-50% so với thời điểm này năm ngoái. Những mảnh đất xen kẹt khu dân cư, chỉ phần ít là đất ở, còn lại là đất vườn nằm sâu trong đường nhỏ có giá 8-10 triệu đồng/m2. Đất ngoài đường to có giá khoảng 25 triệu đồng/m2.
Các nhân viên môi giới tư vấn khuyến khích khách hàng mua cả thửa đất rộng vài trăm đến hàng nghìn m2, không cần chia lô nhỏ. Khách hàng chỉ cần xuống một số tiền cọc, và vài ngày sau đã có lãi vài trăm triệu đồng.
Giá đất nền tại Hoà Lạc cứ thế bị đẩy tăng 30 - 50%.
Tuy nhiên, đại diện huyện Quốc Oai cho biết, từ đầu tháng 6, huyện đã tạm dừng việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Đồng thời khẳng định, các dự án lớn mà giới đầu cơ đồn thổi hiện vẫn đang trong quá trình làm thủ tục đầu tư, xin chủ trương. Sắp tới, quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, TP Hà Nội, thuộc địa giới hành chính các huyện Quốc Oai, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ được công bố rộng rãi. Tuy nhiên, đại diện chính quyền địa phương cho biết, đây mới là quy hoạch chung, còn quy hoạch chi tiết tại các xã, huyện vẫn chưa được lập.
Theo ông Nguyễn Quốc Huy, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Kinh đoanh BĐS Hải Phát, nhà đầu tư cần xem xét cơ sở pháp lý của thửa đất liệu đầy đủ hay không, sau đó mới tính đến tỉ suất tăng giá, tiềm năng. Nếu ko quan tâm pháp lý, thì nhà đầu tư có thể mất trắng.
Ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, trước thông tin sốt đất, người mua nhà cần "chậm" một chút. "Chậm" để theo dõi diễn biến của thị trường, xem giá đất tăng thật hay chỉ là sốt ảo. "Chậm" để kiểm tra xem đất đai khu vực đó có đầy đủ tính pháp lý hay không, hay chỉ là chiêu trò của giới đầu cơ.
Người mua đất cần "chậm" một chút để tìm hiểu xem giá đất này có phải là thật hay "ảo".
Một môi giới lâu năm tiết lộ, trên thị trường, có những nhóm chuyên đi thổi giá, tự giao dịch từ tay trái sang tay phải, tự bán cho nhau, hình thành 1 mức giá mới, từ đó, tạo ra tâm lý đám đông, khiến người mua thật thấy giá đất liên tục tăng.
Vì tò mò, vì lòng tham mà không ít người tham gia mà vào, đến lúc, đội bay, đổi thổi giá chốt lời, thoát ra, thì những người mua thật cuối cùng sẽ gánh chịu, vì giá lúc đó quá cao so với thực tế. Giống như trường hợp tại Đồng Trúc, huyện Thạch Thất vừa qua, từ mức đỉnh điểm 20 triệu đồng/m2 đã rớt xuống thê thảm, chỉ còn 3-5 triệu đồng/m2 chỉ trong 1 thời gian ngắn. Giá thấp còn chưa chắc đã có người mua.
Các chuyên gia cho rằng, nếu chỉ vì những thông tin chưa cụ thể mà có tâm lý "nhanh chân", thì rất có thể sẽ "sảy chân", đặc biệt là trong thời điểm sau đại dịch, thị trường dễ bị dẫn dắt, tâm lý đầu tư sẽ luôn cần đặt sự cẩn trọng lên hàng đầu. Đó cũng chính là thái độ tỉnh táo và trách nhiệm với chính đồng tiền của mình.
Theo VTV
Cuối năm, người người vác bao tải tiền lao vào cơn sốt đất
Ăn theo cơn sốt sân bay Long Thành và cầu Cát Lái, đất đai tại huyện Nhơn Trạch có nơi tăng giá lên đến 300% nhưng nhà đầu tư vẫn vác tiền đi mua.
" alt="Mua đất vùng ven: Sốt ảo, cẩn trọng với những 'bong bóng' đất" />Bên ngoài trụ sở Meta tại Menlo Park, California, Mỹ ngày 1/2. (Ảnh: Bloomberg) Năm 2023, Trung Quốc chiếm 10% tổng doanh thu 134,9 tỷ USD của Meta, tăng từ mức 6% trong hai năm trước đó, theo kết quả tài chính vừa được Meta công bố hôm 2/2. Giám đốc tài chính Susan Li cho biết, thương mại trực tuyến và game được hưởng lợi từ nhu cầu mạnh mẽ của các nhà quảng cáo ở Trung Quốc nhằm tiếp cận người dân ở các thị trường khác. Bà nói thêm rằng, doanh số bán hàng tại đại lục đóng góp 5 điểm phần trăm vào tổng tăng trưởng doanh thu năm ngoái.
Quốc gia này cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong doanh thu của Meta ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2023, ở mức 38%, tăng từ 27% năm 2022.
Dù Trung Quốc chặn nhiều ứng dụng truyền thông xã hội quốc tế như X (trước đây là Twitter), YouTube của Google, Facebook và Instagram của Meta, điều đó không thể ngăn cản nước này trở thành nhà quảng cáo hàng đầu trên các nền tảng. Chẳng hạn, Reuters đưa tin năm 2022 về việc Trung Quốc là thị trường quảng cáo ở nước ngoài phát triển nhanh nhất và là một trong những nguồn doanh thu ngoài Mỹ lớn nhất của X. Trung Quốc cũng là thị trường quảng cáo lớn nhất của Meta ở châu Á vào năm 2017, theo báo cáo của New York Times năm đó.
Facebook bị chặn ở Trung Quốc từ năm 2009. Để có thể tiếp cận thị trường đại lục, CEO Meta Mark Zuckerberg đã đến đây trong hai năm 2016 và 2017. Dù vậy, cả hai nỗ lực đều bất thành và không thể khiến ứng dụng được chấp thuận.
Cũng trong ngày 2/2, Meta cảnh báo các nhà đầu tư về rủi ro địa chính trị, tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ.
Meta đã báo cáo lợi nhuận 14 tỷ USD trong quý IV năm ngoái, vượt dự báo của các nhà phân tích khi doanh thu tăng lên 40,1 tỷ USD trong giai đoạn này. Công ty cho biết người dùng hàng tháng của Facebook là 3,07 tỷ.
Vào cuối năm 2021, Facebook đã đổi tên công ty mẹ thành Meta Platforms để phản ánh tầm nhìn của Zuckerberg về thế giới ảo, "metaverse", sẽ là nền tảng điện toán lớn tiếp theo.
(Theo SCMP)
Sa thải gần 20.000 nhân viên, kết quả kinh doanh của Meta vượt kỳ vọngMark Zuckerberg hài lòng với “năm của hiệu quả” đến mức sẽ kéo dài vô thời hạn. Từ năm 2022, Meta – công ty mẹ Facebook, Instagram – đã đuổi việc gần 20.000 nhân sự." alt="Meta kiếm bộn tiền từ Trung Quốc bất chấp bị 'cấm cửa'" />Từ khi khởi xướng, sáng kiến “Make In India” đã gặt hái được nhiều thành tựu. Một điểm sáng không thể không kể đến là sản xuất smartphone tại Ấn Độ khi họ đã chiếm 11% sản xuất di động toàn cầu trong năm 2017, vượt qua Việt Nam để trở thành “công xưởng” di động lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc tính theo sản lượng.
Sau Ấn Độ, Trung Quốc năm 2015 đã đưa ra kế hoạch chiến lược “Made in China 2025” với mục tiêu nâng cấp toàn diện nền công nghiệp, trong đó tập trung chủ yếu các lĩnh vực công nghệ cao của nước này lấy cảm hứng từ sáng kiến Công nghiệp 4.0 của Đức. Trung Quốc đặt ra mục tiêu vào năm 2025 có thể tăng tỷ trọng sản phẩm nội địa lên 70% trong một số ngành công nghiệp trọng yếu.
Khát vọng đưa Việt Nam thành cường quốc về công nghệ Tại Việt Nam, cụm từ “Make in Vietnam” được Bộ TT&TT lần đầu chia sẻ tại Diễn đàn CNTT-TT Việt Nam - Myanmar với chủ đề “Chuyển đổi số trong Chính phủ” hồi trung tuần tháng 12/2018, khi đề cập đến những sản phẩm, giải pháp công nghệ được các doanh nghiệp ICT Việt Nam như Viettel, VNPT, MobiFone, FPT và BKAV sang giới thiệu, trình diễn với các cơ quan, doanh nghiệp nước bạn Myanmar.
Tiếp đó, “Make in Vietnam” cũng đã được lấy làm chủ đề của Triển lãm về công nghệ, công nghiệp ICT Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của ngành TT&TT hồi giữa tháng 1/2019. Triển lãm này có sự tham gia trình diễn, demo các sản phẩm về công nghệ cao (AI, IoT, an toàn an ninh mạng…) của các doanh nghiệp, nhằm khẳng định năng lực của các doanh nghiệp trong ngành TT&TT đã sẵn sàng đáp ứng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Lý giải về sự xuất hiện thông điệp “Make in Vietnam”, bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT cho biết: “Từ cuối năm 2018, Bộ TT&TT đã tính tới việc cần phải có một slogan cho việc phát triển ngành công nghiệp ICT nước nhà. “Made in Vietnam”, mang tính chất là sản xuất ở Việt Nam và không có sự chủ động. Còn thông điệp “Make in Vietnam”, làm tại Việt Nam sẽ hàm nghĩa người Việt Nam chủ động, sáng tạo, thiết kế, tích hợp sản phẩm tại Việt Nam của người Việt Nam và phát triển, đóng góp vào công nghệ, phát triển cộng đồng công nghệ. Như vậy, cụm từ “Make in Vietnam” vừa tạo hiệu ứng truyền thông, vừa thể hiện khát khao, mong muốn, sự chủ động của người Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ và phát triển công nghệ”.
Trước chiến lược “Make in Vietnam”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, thể hiện khát vọng xây dựng một nền kinh tế tự cường, chung sức đồng lòng thực hiện sứ mệnh lịch sử quyết không để đất nước chúng ta rơi vào bẫy thu nhập trung bình, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Còn Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nêu ra vấn đề về tăng năng suất lao động, phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm, thoát bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam thành nước phát triển, sánh vai cường quốc năm châu, khát vọng về một Việt Nam hùng cường. Đâu là câu trả lời chung cho những trăn trở ngàn năm đó của Việt Nam? “Đó là công nghệ. Cuộc cách mạng số và đặc biệt là sự phát triển mới của nó - cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã tạo ra những cơ hội mới và thời cơ có một không hai cho Việt Nam. Công nghệ có thể giải những bài toán Việt Nam một cách hiệu quả. Việt Nam với những vấn đề của mình chính là thị trường để sinh ra và phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Việt Nam cũng là cái nôi để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đi ra toàn cầu, giải những bài toán toàn cầu”, Bộ trưởng lý giải.
“Make in Vietnam” - khi thời cơ đã đến
Bình luận về chiến lược “Make in Vietnam”, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC cho rằng, Ấn Độ là bài học thành công tốt về chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ. Thái Lan cũng sớm tuyên bố về quốc gia số. Các quốc gia cần có chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ thì mới phát triển bền vững được. Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Bây giờ chúng ta có thể làm R&D và phải có chính sách kéo lực lượng R&D về Việt Nam. Chúng ta có thể thu hút được nhiều nhân lực của Việt Nam đã làm cho doanh nghiệp nước ngoài quay về đóng góp cho đất nước. Với chiến lược quốc gia đúng đắn thì sau 5 - 10 năm nữa sẽ thay đổi được diện mạo quốc gia. “Nếu chúng ta chỉ làm xuất khẩu phần mềm và lắp ráp thì chuỗi giá trị gia tăng này rất thấp, lợi nhuận chỉ từ 10 - 13%. Chúng ta không nên đi theo các mô hình sản xuất lắp ráp cách đây 20 năm. Để thoát khỏi mô hình này một cách thông minh, chỉ có cách là sản xuất chế tạo bởi con người Việt Nam, công ty tại Việt Nam. Make in Vietnam không chỉ là con người Việt Nam mà cả các công ty nước ngoài tại Việt Nam làm ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chúng ta cần làm những công việc có năng suất công nghệ và hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, đây là con đường thoát bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam. Nếu chúng ta có chiến lược và con đường đi đúng thì chúng ta có thể đi nhanh hơn các quốc gia đã thành công khác”, ông Chính nói.
Theo ông Nguyễn Thành Nam, cựu CEO FPT, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Đại học FPT, “Make in Vietnam” chính là một tuyên bố quyết tâm giành độc lập về mặt công nghệ, được đưa ra đúng thời điểm, khi mà Việt Nam đang trở thành một điểm thu hút đầu tư lớn.
Tuy nhiên, ông Nam nhận định, để “Make in Vietnam” thành hiện thực, cần hội tụ một số điều kiện. Một là, phải đặt ra được bài toán rõ ràng. Việt Nam có cơ hội, có thị trường với 100 triệu dân và mức thu nhập tăng không ngừng. Tuy nhiên, một hạ tầng xã hội thô sơ, dân trí thấp, pháp luật lỏng lẻo, đang làm cho các vấn đề đan xen nhau, phụ thuộc nhau, rất khó có thể bóc tách thành những bài toán rõ ràng để dùng công nghệ giải quyết.
Thứ hai là thời cơ. Trong thời đại toàn cầu hóa, ở đâu có cơ hội, ở đó có cạnh tranh. Cơ hội càng lớn, cạnh tranh càng khốc liệt. Chúng ta không nên và không thể đối đầu với thế giới. Ngược lại, chúng ta cần mềm dẻo, tận dụng tối đa lợi thế của người đi sau. Chọn lĩnh vực nào: tài chính hay hậu cần, giao thông hay y tế, chăn nuôi hay giáo dục? Đứng trên toàn cục mà nói thì cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chắc chắn sẽ tạo ra những cơ hội to lớn cho ngành công nghệ Việt Nam chủ động giải quyết các vấn đề của Việt Nam.
Cuối cùng là cần có một thủ lĩnh ở tầm cỡ quốc gia để khi thời cơ đến thì biết cách chớp lấy một cách quyết liệt. Người thủ lĩnh phải là người tập hợp được tất cả các lực lượng, công nghệ, tài chính, chuyên ngành, pháp luật. Không phân biệt người Việt trong nước hay ngoài nước. Không phân biệt công ty to hay công ty nhỏ. Ông Nguyễn Thành Nam cho rằng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng có thể coi là đã dũng cảm đứng ra cầm cờ cho công cuộc “Make in Vietnam” này.
Ông Phạm Hải Văn, Giám đốc khu vực miền Bắc của Công ty Haravan chia sẻ: “Là một doanh nghiệp tại Việt Nam, chúng tôi cũng rất mong muốn làm sao đem được những trí tuệ, công nghệ phát triển được để có thể ứng dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng được những sản phẩm công nghệ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, với những ứng dụng công nghệ đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài và thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam”.
Đề cập đến chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, ông Hùng Trần, CEO Công ty Got It nhận định, hơn chục năm trước, chưa ai biết đến Uber, còn doanh nghiệp công nghệ này hiện được định giá hơn 100 tỷ USD. Cũng trong khoảng 10 năm qua, nhiều công ty công nghệ lớn đã hình thành, phát triển và sau khi IPO thì giá trị công ty đã rất lớn, có thể kể đến như Facebook, Google hay một số công ty khác. “Với tư tưởng đó và dựa trên kinh nghiệm của chính Got It, tôi cho rằng Việt Nam có thể xây dựng được những công ty toàn cầu, đào tạo ra lứa nhân sự làm công nghệ hùng mạnh để gây dựng doanh nghiệp”, ông Hùng Trần tin tưởng.
Chiến lược tốt, nhưng cần bước qua định kiến của người Việt
Ở góc độ của một doanh nghiệp công nghệ đã bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghệ Việt trong hơn 10 năm qua, nói về tương lai của “Make in Vietnam”, ông Nguyễn Tử Quảng, Nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bkav nhận định, cơ hội để Việt Nam phát triển dựa vào khoa học công nghệ là rất lớn. Người đứng đầu Bkav cũng cho biết, để thực hiện “Make in Vietnam”, các doanh nghiệp khoa học công nghệ rất cần sự thúc đẩy mạnh mẽ của Chính phủ. “Một điều quan trọng không kém là Việt Nam cần xóa bỏ định kiến là người Việt Nam không thể làm ra những sản phẩm cạnh tranh với những nước hàng đầu trên thế giới. Nếu thay đổi định kiến đó, trong 10 năm tới Việt Nam có thể phát triển bùng nổ, và trong 15 năm tiếp theo có thể trở thành cường quốc về công nghệ”, ông Nguyễn Tử Quảng nêu quan điểm.
Từ kinh nghiệm của doanh nghiệp mình, ông Quảng cho biết, khó khăn, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam trong quá trình xây dựng thương hiệu “Make in Vietnam” chính là định kiến Việt Nam là nước chưa phát triển thì không thể cạnh tranh với các nước hàng đầu. “Đặc biệt, đây là định kiến của cả xã hội thì không thể thay đổi một sớm, một chiều mà phải là một công việc trường kỳ”, người đứng đầu Bkav chia sẻ.
Ông Trần Trọng Tuyến, CEO Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo đánh giá, để tạo ra các sản phẩm thương hiệu Việt, khó khăn nhất hiện nay là khi lựa chọn những thị trường, ngành hàng mà sản phẩm đó vốn dĩ không được sử ủng hộ của người Việt khi đa số có định kiến rằng “phải hàng ngoại mới xịn”. Chống lại định kiến đó bằng cách phủ định, phớt lờ nhằm chứng tỏ điều ngược lại, với khẩu hiệu “người Việt dùng hàng Việt” là rất khó khăn.
Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Dương, nguyên Giám đốc Singtel Việt Nam cho rằng, người Việt Nam chưa tin tự mình có thể làm ra những sản phẩm công nghệ hàng đầu thế giới. Định kiến là một phần của nhận thức, hình thành có lý do của nó, không tự nhiên sinh ra. Người làm thị trường phải coi định kiến là một thực tế và xuất phát từ định kiến chính là xuất phát từ thực tế. Rồi chinh phục khách hàng dần dần bằng sản phẩm chất lượng và dịch vụ như kỳ vọng.
Ông Lữ Thành Long, Chủ tịch HĐQT Công ty MISA nhấn mạnh, việc làm sản phẩm công nghệ là bài toán cực kỳ khó, vô cùng thách thức. Khi làm một sản phẩm công nghệ thì doanh nghiệp phải nghĩ đến chuyện làm sao để cả xã hội sử dụng được sản phẩm này, làm sao để cạnh tranh được với những sản phẩm trong nước khác và cả sản phẩm nước ngoài. Vì thế, đòi hỏi những người làm ra sản phẩm phải có sự sáng tạo, đồng thời cũng phải rất am hiểu đặc thù của thị trường Việt thì mới có thể tạo ra sản phẩm có giá trị mà lại cạnh tranh được với nước ngoài. “Chúng ta có đủ sự tự tin để giải quyết các bài toán của Việt Nam một cách rất hiệu quả và cũng trên cơ sở đó, cùng với sự lớn mạnh của đất nước, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nói chung và doanh nghiệp phần mềm nói riêng cũng đang phát triển rất mạnh mẽ. Tôi tin rằng trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ là một cường quốc về công nghệ, có nhiều sản phẩm triển khai thành công ở khu vực cũng như trên thế giới”, ông Long tin tưởng.
“Sau 30 năm lắp ráp, gia công, nay đã đến lúc Việt Nam có đủ điều kiện cơ bản để chuyển sang sáng tạo, làm ra các sản phẩm công nghệ Việt. Người Việt Nam có đủ tố chất tốt để sáng tạo công nghệ và sản phẩm công nghệ. Chúng ta cần xây dựng và tuyên bố một cách dứt khoát, rõ ràng một chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam: Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất”.
Thủ tướng Chính phủ NGUYỄN XUÂN PHÚC" alt="Khát vọng đưa Việt Nam thành cường quốc về công nghệ" />Elio Motors
Về cơ bản, nó là một chiếc supermini cực kỳ có thiết kế độc đáo.
Ngay khi có thông tin xe sẽ được sản xuất đã có khoảng 64.000 đơn đặt hàng trước đã được đăng ký vào năm 2017. Tuy nhiên, do phải đối mặt với các vấn đề kinh phí, cụ thể vào năm 2017, có thông tin cho rằng Elio chỉ có số vốn ban đầu chỉ 7.000 USD, trong khi đó lại nợ ngân hàng đến khoảng 49.000.000 USD. Với những con số như vậy, Elio chắc hẳn sẽ không đủ tiềm lực để sản xuất xe hơi.
Kết quả, đến nay, kế hoạch sản xuất ô tô ba bánh của công ty này vẫn chưa được thực hiện.
Faraday Future
Được thành lập bởi tỷ phú Trung Quốc Jia Yueting, Faraday Future có trụ sở tại CA, Los Angeles, Mỹ. Công ty này từng tuyên bố sẽ khởi nghiệp sản xuất xe ô tô điện.
Thiết kế của mẫu xe FF91. Công ty này từng tuyển dụng đến 1.000 công nhân với vốn đầu tư đến cả tỷ USD.
Đầu tiên, công ty Faraday Future hứa hẹn với các nhà đầu tư rằng chiếc xe đầu tiên của họ mang tên FF91 , sẽ ra mắt vào năm 2018, sau đó lịch ra mắt được đẩy lùi sang năm 2019. Nhiều vấn đề về tài chính đã khiến chiếc xe này hiện vẫn chưa ra mắt.
Như vậy, trong bảy năm hoạt động của công ty, người ta đã chứng kiến vô số giám đốc điều hành cấp cao rời đi, và cho đến nay vẫn chưa sản xuất một chiếc xe nào cho khách hàng.
Gần đây có thông tin rằng nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, Geely, chủ sở hữu của Volvo và Lotus, sẽ hợp tác với FF. Điều đó có nghĩa là công ty FF sẽ tiến gần hơn với kể hoạch sản xuất xe của mình hay không vẫn còn được xem xét.
Tuy nhiên, trong bảy năm hoạt động của công ty, người ta đã chứng kiến vô số giám đốc điều hành cấp cao rời đi, liên tục trì hoãn ước tính sản xuất và cho đến nay vẫn chưa sản xuất một chiếc xe nào cho khách hàng.
Fisker Automotive
Một trong những thương hiệu xe hơi thất bại gây chú ý trong thời gian gần đây là Fisker Automotive. Những chiếc đầu tiên của Fisker Karma đã được giao cho khách hàng vào năm 2011, biến nó trở thành một trong những chiếc xe hybrid plug-in sang trọng đầu tiên trên thế giới.
Thật không may, ngay sau khi ra mắt, hai đợt thu hồi pin lớn đã được đưa ra đối với chiếc xe do nguy cơ cháy nổ.
Những vụ thu hồi xe đó đã phá hủy niềm tin của người tiêu dùng vào chiếc xe và doanh số bán hàng theo đó cũng giảm sút.
Công ty vốn đã eo hẹp về dòng tiền nay doanh số bán hàng bị sụt giảm nghiêm trọng đã khiến thương hiệu này phải nộp đơn phá sản vào năm 2012.
Thật đáng tiếc vì nếu không có sự triệu hồi đó, Fisker có lẽ đã sống đúng với những tuyên bố của họ về việc trở thành một đối thủ thực sự của Tesla.
FBS
FBS là cái tên có vẻ xa lạ với hầu hết mọi người. FBS từng sản xuất một chiếc xe duy nhất là Census vào năm 2002.
Tuy nhiên, khi công ty này nhờ báo chí Anh xem xét truyền thông giới thiệu thì bị từ chối thẳng thừng vì cho rằng thiết kế của xe quá xấu.
FBS bị chê vì thiết kế quá xấu. Thậm chí, nó còn từng bị tạp chí ô tô Evo của Anh nhắc đến là một trong những chiếc xe tồi tệ nhất mà họ từng thử nghiệm.
Vector
Một công ty khởi nghiệp hoàn toàn khác của Mỹ, Vector đã ra đời từ năm 1971. Ý tưởng đầu tiên của họ là sản xuất chiếc W2 vào năm 1978, nhưng phải đến năm 1989, thương hiệu này mới bắt đầu sản xuất mẫu xe tiêu dùng đầu tiên của họ mang tên W8 . Chỉ có 17 chiếc từng được chế tạo trước khi ngừng sản xuất vào năm 1993 do doanh số bán thấp.
Chỉ có 18 chiếc xe W8 được sản xuất nhưng có doanh số rất thấp. Kể từ đó, công ty đã đưa ra nhiều loại xe nguyên mẫu nhưng không chiếc nào thực sự đến tay khách hàng. Đối với một công ty từng tuyên bố rằng chiếc xe của họ có giá trị gấp gần mười lần một chiếc Rolls-Royce, đó là một thất bại khá thảm hại.
Dyson
Thương hiệu được biết đến nhiều hơn với các sản phẩm máy hút bụi và những chiếc quạt đắt tiền đã từng thử sức trong việc thiết kế, sản xuất một chiếc xe ô tôđiện, để chạy đua với vô số các công ty công nghệ khác đang tham gia vào ngành này.
8.jpg Thông báo đưa ra với lời hứa rằng 2,5 tỷ bảng Anh (3,45 tỷ USD) tiền riêng của người sáng lập James Dyson sẽ được đưa vào chế tạo ô tô.
Sau một vài năm gần như im lặng trên đài phát thanh từ công ty, đã có thông báo vào năm 2019 rằng dự án sẽ bị loại bỏ. Được biết, đó là do Dyson không có khả năng tạo ra một chiếc xe có thể mang lại lợi nhuận cho thương hiệu. Dyson không phải là gã khổng lồ công nghệ duy nhất vướng vào vấn đề chế tạo ô tô; Apple gần đây đã buộc phải bác bỏ những tin đồn rằng họ đã thất bại trong cuộc đàm phán với các nhà sản xuất ô tô lớn về việc đưa một mẫu xe vào sản xuất.
Byton
Byton được chú ý vào năm 2016 giữa một làn sóng các công ty khởi nghiệp đầy tham vọng tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Byton được điều hành bởi các cựu giám đốc điều hành của BMW và Nissan và được hỗ trợ bởi một số nhà đầu tư lớn của Trung Quốc.
Tuy nhiên, giống như rất nhiều công ty khác, Byton đã phải vật lộn để biến những ý tưởng và khái niệm của mình thành một chiếc ô tô thực tế.
Byton Công ty đang đặt mục tiêu phát hành ba chiếc xe điện vào năm 2022, nhưng điều đó dường như rất khó xảy ra vì họ mới chỉ tiết lộ hai chiếc xe và cả hai chiếc đều chưa được sản xuất.
Chi Bảo (theo Hotcars)
Mời bạn đọc cộng tác tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ford EcoSport sơn phong cách "rỉ sét" dị nhất từng thấy
Ford EcoSport đời mới được chủ nhân ở Hyderabad, Telangana, Ấn Độ sơn lại theo phong cách "rỉ sét" dị nhất từng thấy.
" alt="Những công ty khởi nghiệp sản xuất ô tô bị thất bại thảm hại" />Trong buổi trưa 25/2 (theo giờ châu Âu), Ủy ban điều hành UEFAđưa ra quyết định về trận chung kết Champions League 2021-22 sau cuộc họp bất thường.
Trước những vấn đề leo thang ở Nga và Ukraine, UEFA quyết định rút quyền tổ chức của thành phố Saint Petersburg.
Chung kết Champions League được tổ chức ở Pháp Các thành viên Ủy ban điều hành UEFA đồng ý đưa trận đấu đến Stade de France ở Paris.
Thời gian trận chung kết Champions Leaguekhông thay đổi, diễn ra như dự kiến Thứ Bảy ngày 28/5.
"UEFA mong muốn bày tỏ sự cảm ơn và đánh giá cao tới Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron vì sự ủng hộ và cam kết của cá nhân ông để trận đấu danh giá nhất bóng đá châu Âu được chuyển đến Pháp trong thời điểm khủng hoảng chưa từng có", UEFA thông báo.
"Cùng với chính phủ Pháp, UEFA sẽ hoàn toàn hỗ trợ các nỗ lực của nhiều bên liên quan để đảm bảo cung cấp giải cứu cho các cầu thủ bóng đá và gia đình của họ ở Ukraine, những người đang phải đối mặt với sự đau khổ, tàn phá bởi con người".
Cũng trong cuộc họp, tổ chức bóng đá quyền lực nhất châu Âu quyết định rằng các CLB, đội tuyển quốc gia Nga và Ukraine đang thi đấu tại các giải đấu của UEFA sẽ phải đá các trận đấu trên sân nhà tại các địa điểm trung lập cho đến khi có thông báo mới.UEFA sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc họp bất thường khác trước tình hình phức tạp hiện nay.
KN
UEFA lên tiếng chuyển chung kết Cúp C1 khỏi nước Nga
Trận chung kết Champions League 2022 diễn ra tại Saint Petersburg, Nga vào cuối tháng 5, có thể được UEFA chuyển đến một địa điểm khác.
" alt="UEFA đưa chung kết Cúp C1 từ Nga sang Pháp" />Dự án thử nghiệm công nghệ điện sóng biển ngoài lưới của INGINE Pacific trên đảo Lý Sơn là 1 trong 3 dự án sẽ được hỗ trợ triển khai (Ảnh minh họa: daolyson.info)
Với dự án “Thử nghiệm công nghệ điện sóng biển ngoài lưới” của Công ty INGINE Pacific trên đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, hỗ trợ bao gồm thực hiện đánh giá tác động xã hội và môi trường, giúp INGINE Pacific giảm tối đa nguy cơ bị gián đoạn khi triển khai dự án, tối ưu hóa hoạt động quản lý dự án để đạt hiệu quả cao hơn và tiết kiệm chi phí hơn, tối đa hóa lợi ích phát triển của địa phương.
Chẳng hạn như, khuyến khích việc thực hành trách nhiệm công dân của doanh nghiệp. Việt Nam có 3.000 km đường bờ biển và hơn 3.000 đảo và quần đảo, do vậy điện sóng biển là một nguồn năng lượng tiềm năng quan trọng cho quá trình Việt Nam chuyển đổi sang hệ thống năng lượng sạch.
Dự án thứ 3 được hỗ trợ là “Các nhà máy điện gió ngoài khơi” của tập đoàn Bamboo Capital (BCG) tại Cà Mau (công suất 300MW) và Trà Vinh (công suất 200MW). Hỗ trợ bao gồm thực hiện các nghiên cứu khả thi và các đánh giá tác động môi trường và xã hội đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm giúp Công ty cổ phần BCG Energy, công ty thành viên của BCG, khi công ty này đang tìm kiếm các nguồn tài chính quốc tế.
Ngân sách tài trợ sẽ được cung cấp thông qua dự án INVEST - một sáng kiến toàn cầu của USAID với mục tiêu giúp giảm thiểu rào cản đối với các nhà đầu tư, qua đó tạo thuận lợi cho huy động và điều tiết dòng vốn tư nhân vào các lĩnh vực có tác động cao.
Theo USAID, với một khu vực tư nhân đang tăng trưởng và nền tảng xuất khẩu và sản xuất quốc tế, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi năng động nhất tại khu vực Đông Nam Á. Thông qua dự án USAID INVEST, USAID mong muốn thúc đẩy gia tăng đầu tư quốc tế vào Việt Nam.
Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực cho khu vực công và tư nhân để hợp tác cùng nhau nhằm cung cấp nguồn tài chính cho những ưu tiên phát triển của đất nước, trong đó giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu thông qua hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang các hệ thống năng lượng sạch.
Với việc tham gia hỗ trợ nhiều lĩnh vực, các hoạt động của INVEST sẽ giúp cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế, đa dạng hóa các nguồn tài chính, nâng cao tính bền vững của hệ thống năng lượng và củng cố các quan hệ đối tác công - tư.
Vân Anh
Singapore, Đài Loan chia sẻ với các đô thị Việt kinh nghiệm phát triển thành phố thông minh
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao thành phố thông minh Việt Nam - ASOCIO 2021 sắp diễn ra trực tuyến đầu tháng 11, lãnh đạo và doanh nghiệp của Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) sẽ có phiên hội thảo riêng chia sẻ kinh nghiệm thực tế triển khai.
" alt="USAID tài trợ 860.000 USD cho 3 dự án mới về năng lượng tái tạo tại Việt Nam" />
- ·Nhận định, soi kèo Telavi vs Gagra Tbilisi, 23h00 ngày 14/4: Phá dớp đối đầu
- ·Samsung đặt cược vào smartphone màn hình gập
- ·Sức hút mạnh mẽ của các dự án bất động sản liền kề khu công nghiệp
- ·Nhà phố ‘đất vàng’ Hà Nội đau đầu tìm khách thuê mới
- ·Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Botev Vratsa, 21h30 ngày 14/4: Tiếp tục chìm sâu
- ·Không chỉ Elon Musk, CEO Tim Cook của Apple cũng đầu tư 'tiền ảo'
- ·Kiểm tra việc xây dựng chính phủ điện tử tại 26 bộ, ngành, địa phương
- ·83 triệu xe ô tô kết nối 5G sẽ có mặt trên đường vào năm 2035
- ·Nhận định, soi kèo U17 Indonesia vs U17 Triều Tiên, 21h00 ngày 14/4: Tin vào U17 Indonesia
- ·Xiaomi ra mắt Xiaomi 11 Lite 5G NE tại Việt Nam, giá từ 9,49 triệu đồng
Bản thiết kế cầu Sky Bridge 721. Thách thức đối với đơn vị thi công Sky Bridge 721 là chặng đường dài với những lần chạy đua với thời gian từ khâu thiết kế ban đầu, duyệt thiết kế cho đến quá trình xây dựng.
Tính chuyên nghiệp, chính xác và làm việc chăm chỉ luôn được đơn vị thi công đề cao. Để có một công trình có sự khác biệt trong hơn 100 thể loại cầu treo khác nhau là vấn đề không dễ.
Cầu Sky Bridge 721 bắc qua thung lũng Mlýnský Potok. Vô số những phân tích và tính toán kết cấu được đưa ra. Bên cạnh đó, còn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận như thiết kế, sản xuất, hậu cần và thi công.
Giai đoạn đầu của quá trình thi công cầu Sky Bridge 721. Công đoạn thi công này không dành cho những công nhân sợ độ cao. Các công nhân luôn phải đối mặt với rủi ro tai nạn. Vẫn làm việc trong điều kiện thời tiết lạnh giá. Vật liệu được lựa chọn kỹ càng để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Thời điểm cầu Sky Bridge 721 bước vào giai đoạn hoàn thiện. Sau hai năm nỗ lực thi công, cầu treo Sky Bridge 721 cũng đã hoàn thành và công trình này được ví như con đường chưa từng có giữa trời và đất. Với chiều dài 721m, Sky Bridge 721 trở thành cầu treo dài nhất thế giới. Nơi đây mang đến cho du khách những khung cảnh đẹp mê hồn, được bao quanh bởi thiên nhiên trong lành trên dãy núi Králský Sněžník.
Quan cảnh thiên nhiên hùng vĩ của thung lũng Mlýnský Potok. Cầu Sky Bridge 721 mang đến cho du khách một cảm giác mà họ không thể trải nghiệm ở bất kỳ nơi nào khác. Cần một chút can đảm để bước lên cây cầu, bởi vì ở điểm cao nhất so với cảnh quan, du khách thấy mình cách mặt đất 95m.
Cầu treo này nối sườn núi Slamník với sườn núi Chlum. Nơi cao nhất của cây cầu cao 1.125m so với mực nước biển và nơi thấp nhất là 1.135m. Sau khi băng qua thung lũng, du khách sẽ được tìm hiểu về thiên nhiên và lịch sử địa phương.
Cầu Sky Bridge 721 chính thức đón khách tham quan vào ngày 13/5/2022. Một tour du lịch tìm hiểu về lịch sử và con người của vùng đất này được thiết kế để phục vụ khách tham quan. Đi dọc con đường mòn dài 2km, du khách sẽ được trải nghiệm 10 chủ đề liên quan đến việc bảo vệ thiên nhiên, lịch sử, câu chuyện về con người từ năm 1935 đến nay.
Để hoàn thành trải nghiệm thú vị này, du khách cần có một chiếc điện thoại có khả năng truy cập internet. Các câu đố được sắp xếp theo chủ đề và thời gian để sau gần một giờ đi bộ dọc đường mòn, du khách sẽ quay trở lại điểm xuất phát.
Những cầu treo nổi tiếng thế giới không dành cho người yếu timDù không dành cho người sợ độ cao nhưng khi đến những cầu treo này, du khách sẽ tận hưởng khung cảnh thiên nhiên đẹp đến khó quên." alt="'Thót tim' với cảnh thi công cầu treo dài nhất thế giới" />
Hãng nâng cấp xe Apocalypse Manufacturing tại Mỹ vừa giới thiệu phiên bản hoàn chỉnh của chiếc bán tải có biệt danh "Ngày tận thế" - Apocalypse Hellfire 6x6. Chiếc xe này được bán ra bởi South Florida Jeeps với giá 199.990 USD và đủ hợp pháp để tham gia giao thông tại Mỹ.
Apocalypse Hellfire 6x6 được phát triển dựa trên khung gầm của Jeep, tuy nhiên nhà sản xuất không nói rõ xe nguyên bản là mẫu SUV Wrangler hay chiếc bán tải Gladiator. Ngoại hình của Hellfire 6x6 to lớn, phần thân được kéo dài với 3 trục và khoảng sáng gầm được nâng cao.
Chiếc bán tải được sơn nhám, trang bị lốp đi địa hình kích thước 40 inch. Màu ngoại thất hay kiểu mâm có thể được thay đổi tùy theo sở thích của khách hàng đặt mua Apocalypse Hellfire 6x6.
Điểm đặc trưng của xe Jeep được giữ lại trên Apocalypse Hellfire 6x6 là các cửa 2 bên và phần mui có thể tháo rời. Ngoài ra, cụm đèn hậu LED quen thuộc của Wrangler và Gladiator cũng xuất hiện trên chiếc bán tải 6 bánh.
Phần đầu được lắp cản trước tích hợp bộ tời và 2 điểm móc kéo để sử dụng trong trường hợp đi đường xấu. Lưới tản nhiệt hầm hố với thiết kế hình thang và đục lỗ dạng tổ ong. Thùng hàng phía sau có phần nắp mở ra theo phương ngang, giúp việc chất dỡ hàng hóa thuận tiện hơn.
Nâng cấp đáng chú ý nhất trên chiếc Apocalypse Hellfire 6x6 là động cơ V8 6.2L có công suất 750 mã lực. Hộp số tự động 8 cấp và hệ dẫn động sẽ truyền sức kéo đến 4 bánh hoặc 6 bánh tùy theo chế độ lái được sử dụng.
Thiết kế nội thất được giữ nguyên, tương tự các mẫu xe gầm cao của Jeep. Hãng độ thay mới logo cho vô-lăng và bọc da cao cấp cho ghế ngồi, tapi cửa cho mẫu bán tải.
Những trang bị tiện ích trên Apocalypse Hellfire 6x6 thừa hưởng từ xe nguyên bản bao gồm khởi động bằng nút bấm, hệ thống thông tin giải trí hỗ trợ kết nối Apple CarPlay, màn hình cảm ứng trung tâm, định vị dẫn đường, hệ thống âm thanh cao cấp...
Theo Zing
Mời bạn đọc cộng tác tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều ô tô điện mới lạ góp mặt tại Bangkok Motor Show 2021
Nhiều mẫu ô tô điện hạng sang đã được trưng bày tại triển lãm Bangkok Motor Show bắt đầu diễn ra từ ngày 24/3 trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô đang phải vật lộn với tác động của đại dịch Covid-19.
" alt="Bán tải 'Ngày tận thế' có giá gần 200.000 USD" />- Gia đình bé Lê Văn Thanh vui mừng nhận số tiền 10.785.000 đồng do bạn đọc gửi tặng qua báo VietNamNet. Cơ hội chữa bệnh cho em đang ngày càng gần hơn nữa.
TIN BÀI KHÁC
Hơn 20 triệu đồng trao cho bé Gia Bảo ung thư mắt" alt="Bạn đọc ủng hộ bé Lê Văn Thành bị ung thư võng mạc" />Hệ sinh thái 5G đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu
GSA báo cáo rằng có 199 thiết bị 5G được công bố từ 76 nhà cung cấp với 16 chủng loại, từ điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng, điểm phát sóng (hotspot) và thiết bị dùng cho khách hàng trong nhà và ngoài trời đến thiết bị bay không người lái, TV, robot và máy bán hàng tự động… Trong đó có ít nhất 47 thiết bị 5G hiện có sẵn trên thị trường, tăng từ 20 thiết bị vào tháng 6 năm nay. Phần lớn các thiết bị 5G có sẵn hoặc đã có kế hoạch sản xuất là điện thoại thông minh (63 thiết bị) và thiết bị truyền thông cá nhân (CPE) (61 thiết bị) trong số 199 thiết bị được công bố.
Về mặt triển khai mạng 5G, GSA cho biết, có tới 342 nhà khai thác đầu tư vào mạng 5G dưới dạng thử nghiệm, lập kế hoạch hoặc triển khai trong thực tế, trong đó 56 nhà khai thác đã triển khai thương mại một hoặc nhiều dịch vụ 5G tương thích với quy định của Tổ chức chuẩn hóa các công nghệ mạng thông tin di động tế bào (3GPP) tại 31 quốc gia; 75 nhà khai thác nói rằng họ đã triển khai công nghệ 5G tương thích với 3GPP trong mạng của họ.
Về mặt hỗ trợ phổ tần số, khoảng 60% thiết bị được công bố được xác định là hoạt động ở dải tần số dưới 6 GHz và khoảng 1/3 số thiết bị được xác định là có hỗ trợ sóng milimet (băng tần trên 24 GHz).
Phan Văn Hòa (theo Rcrwireless)
5 điều các doanh nghiệp đang hiểu sai về 5G
Thế hệ thông tin di động thứ 5 (5G) đang được các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc... triển khai trên thực tế, mang lại một trải nghiệm mới cho người dùng.
" alt="Hệ sinh thái 5G đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu" />
- ·Nhận định, soi kèo Shenzhen Peng City vs Changchun YaTai, 19h00 ngày 15/4: Nối tiếp niềm vui
- ·Bác sĩ khuyến cáo nguy hiểm khi thừa vitamin do bổ sung thuốc phòng hậu Covid
- ·Xin hãy cứu cậu bé ung thư máu
- ·Bé trai 5 tuổi tử vong do sốt xuất huyết
- ·Nhận định, soi kèo Santos Laguna vs Queretaro, 06h00 ngày 14/4: Níu nhau dưới đáy bảng
- ·Vũng Tàu đấu giá lại khu “đất vàng” 2,7ha để xây khu phức hợp 45 tầng
- ·Đột kích 2 căn nhà phát hiện nhiều nam nữ phê ma túy, cùng dao bấm
- ·Mở cửa ô tô bị quên chìa khoá chỉ bằng một sợi dây
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/3