Apple giải thích lý do gỡ bỏ một loạt ứng dụng trên App Store: Không phải vì Screen Time
.jpg)
TheảithíchlýdogỡbỏmộtloạtứngdụngtrênAppStoreKhôngphảivìbảng xếp hạng v league 2024o tờ New York Times, sau khi trình làng tính năng Screen Time, nhiều nhà phát triển của các ứng dụng theo dõi màn hình và kiểm soát thời gian đã bị yêu cầu chỉnh sửa sản phẩm hoặc đã bị xóa khỏi App Store.
Được biết, Apple đã gỡ bỏ hoặc hạn chế ít nhất 11 trong số 17 ứng dụng kiểm soát thời gian được tải về thường xuyên nhất. Screen Time của Apple có một số nhược điểm so với các ứng dụng cùng tính năng được cung cấp bởi bên thứ ba như: ít cách hạn chế truy cập ứng dụng không mong muốn hơn, lập lịch ít chi tiết hơn, và trẻ em vẫn có thể thao tác bên cạnh các công cụ lọc web của Apple. Hơn thế nữa, các ứng dụng của các nhà cung cấp độc lập có thể giúp người dùng dễ dàng giám sát cùng lúc cả thiết bị iOS và Android, trong khi Screen Time thì không.
Trao đổi với các nhà phát triển ứng dụng, họ cho biết các ứng dụng của họ bị gỡ khỏi App Store một cách đột ngột cùng với những yêu cầu thay đổi mơ hồ, không rõ ràng từ phía Apple. Với một số trường hợp cá biệt, như OurPact có 80% doanh thu đến từ App Store, hành động này của Apple có thể hủy hoại cả công ty.
Trong một diễn biến khác, Apple khẳng định các ứng dụng bị xóa là do đã vi phạm chính sách của công ty. Các ứng dụng của bên thứ ba đã thu thập quá nhiều dữ liệu trên thiết bị cá nhân, do đó, việc gỡ bỏ những ứng dụng này không liên quan đến bộ công cụ giám sát màn hình của riêng Apple.
Trong một email gửi tới tờ MacRumors, phó chủ tịch cấp cao mảng marketing của Apple, Phil Schiller, cho rằng tờ Times đã không chia sẻ đầy đủ bản chính sách của Apple và giải thích rằng, một số ứng dụng bị gỡ bỏ là do đã sử dụng công nghệ Mobile Device Management (MDM) và cài đặt MDM Profile như một phương pháp giúp can thiệp vào việc sử dụng thiết bị di động. MDM là công nghệ cho phép một bên truy cập và kiểm soát nhiều thiết bị khác. Nó được các công ty phát triển sử dụng như một công cụ quản lý, mà theo đó, họ có quyền đối với tất cả dữ liệu bao gồm vị trí, lịch sử sử dụng ứng dụng, tài khoản email, quyền truy cập camera và dữ liệu duyệt web. Apple cho biết vào giữa năm 2017, công ty đã từng cập nhật bản hướng dẫn về việc sử dụng MDM vào mục đích phi thương mại.
Trên trang chủ của mình, Apple đăng một bài biết với tiêu đề "sự thật về những ứng dụng kiểm soát thời gian". Trong đó, công ty cho rằng sử dụng MDM là sự vi phạm rõ ràng chính sách của App Store, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bản thân ứng dụng. MDM Profile có thể bị hacker để thực hiện mục đích độc hại. Apple cho biết họ đã cho các nhà phát triển 30 ngày để điều chỉnh lại ứng dụng cho phù hợp. Sở dĩ họ buộc phải gỡ bỏ những ứng dụng này bởi chúng đe dọa sự bảo mật và riêng tư, hoàn toàn không phải do cạnh tranh sản phẩm như cáo buộc của The New York Times.
Gã khổng lồ Apple lần đầu giới thiệu các tính năng kiểm soát thời gian vào hồi năm ngoái, khi công bố iOS 12, bản cập nhật gần nhất cho hệ điều hành di động tính đến thời điểm này. Thứ sáu tuần trước, CEO Tim Cook cũng đã thảo luận về chứng nghiện màn hình tại Hội nghị thượng đỉnh Time 100 tại New York.

CEO Tim Cook cho rằng quyền riêng tư cần được ưu tiên
Tính năng Screen Time của Apple xuất hiện sau những phản ứng dữ dội vì lo ngại về chứng nghiện điện thoại ở trẻ em. Hai trong số các cổ đông lớn của Apple đã công bố một bức thư ngỏ vào tháng 1/2018 yêu cầu Apple thực hiện một cách tiếp cận có trách nhiệm xã hội đối với hành vi sử dụng thiết bị di động của trẻ em.
Đầu tuần trước, nhà phát triển của hai ứng dụng Kidslox và Qustodio đã đệ đơn khiếu nại chống độc quyền đối với Apple lên Liên minh Châu Âu. Tháng trước, Kaspersky Lab cũng đã đệ đơn khiếu nại, sau khi ứng dụng quản lý thời gian sử dụng điện thoại của họ bị xóa khỏi App Store. Tuy nhiên, không chỉ có các nhà phát triển ứng dụng kiểm soát thời gian cảm thấy lo lắng, Spotify cũng đã trình đơn khiếu nại chống độc quyền dành cho Apple vì cho rằng công ty công nghệ này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bản thân, không công bằng và kìm hãm sự phát triển của các dịch vụ truyền phát nhạc độc lập. Apple gọi tuyên bố của Spotify là "gây hiểu lầm".
(责任编辑:Bóng đá)
- ·Nhận định, soi kèo Mafra vs Penafiel, 02h15 ngày 15/4: Khách thất thế
- ·Dàn diễn viên trầy trật khi tham gia phim điện ảnh sinh tồn đầu tiên của Việt Nam
- ·Những ngày không quên tập 35: Khoa được giới thiệu gặp nữ đại gia
- ·Soi kèo phạt góc Perth Glory vs WS Wanderers, 18h ngày 10/3
- ·Nhận định, soi kèo Telavi vs Gagra Tbilisi, 23h00 ngày 14/4: Phá dớp đối đầu
- ·Nhà trọ Balanha tập 26: Nhiên buồn khi đọc tin Bách ôm gái lạ
- ·Chuyện người vợ hóa trang hàng nghìn lần cho chồng đóng vai Bác Hồ
- ·Megan Fox chia tay chồng sau 10 năm kết hôn sau lộ ảnh ngoại tình
- ·Nhận định, soi kèo Braga vs AVS Futebol, 0h00 ngày 14/4: Đẳng cấp chênh lệch
- ·Những ngày không quên tập 36: Uyên bị đuổi việc vì không có 300 triệu
- ·Soi kèo phạt góc Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4
- ·Nhan Phúc Vinh: Để có cảm xúc với một cô gái với tôi rất khó
- ·Phim 'Ròm' được cấp phép ra rạp sau khi bị cấm chiếu
- ·Soi kèo phạt góc Abha vs Fateh, 20h00 ngày 10/3
- ·Soi kèo phạt góc Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4
- ·Văn Phượng 'Mẹ ghẻ' lột xác khác hẳn hình ảnh khổ cực trên phim
- ·Soi kèo phạt góc Olimpia vs Atlas, 8h ngày 9/3
- ·Nhà trọ Balanha tập 28: Nhân dắt tay 3 phiên dịch đi hẹn hò gái Tây cực phẩm
- ·Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Cagliari, 23h00 ngày 12/4: Chủ nhà thắng nhẹ
- ·Nhà trọ Balanha tập 28: Nhân dắt tay 3 phiên dịch đi hẹn hò gái Tây cực phẩm