Khán giả cáu vì vé của Bước nhảy hoàn vũ
- Khán giả muốn được tận mắt chứng kiến bước nhảy điệu nghệ của những thí sinh nổi tiếng nhưng chỉ còn biết than trời khi cuộc thi… không bán vé.
Thí sinh Bước nhảy hoàn vũ gặp nguy
Nghệ sĩ - được và mất với Bước nhảy hoàn vũ
Bước nhảy Hoàn vũ bị "dội bom" liên tiếp
Thu Minh,ángiảcáuvìvécủaBướcnhảyhoànvũđá banh việt nam hôm nay Thanh Thúy sẽ đăng quang Bước nhảy Hoàn vũ 2011?
Giám khảo Bước nhảy hoàn vũ: mỗi người một ý
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Nottingham vs MU, 2h00 ngày 2/4
Chiếc đèn phía đối diện soi thẳng ánh sáng vàng vào người phụ nữ mặc chiếc áo blouse trắng, đội mũ xanh trùm kín tóc.
Trước mặt là một rổ gà con vừa nở, chị Nguyễn Thị Dung (SN 1987, ở Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội) bắt đầu công việc của mình.
Tay phải chị nhanh nhẹn lấy từ rổ đựng một chú gà con, tay trái nặn phân và soi lỗ huyệt ở hậu môn gà. Chỉ mất vài giây, chị đã nhìn ra đây là con trống hay mái.
Chị Dung đang phân loại gà trống, mái. Cách xác định trống/mái của gà con dựa vào lỗ huyệt gà. Con trống sẽ có gai giao phối - là một nốt tròn, bóng, đỏ, còn gà mái thì không có.
Khi xác định chú gà trên tay là mái, chị Dung bỏ gà sang chiếc rổ bên phải. Nếu gà trống, chị thả sang chiếc rổ bên trái.
Đồng thời, chị với tay lấy một con gà khác thế chỗ, tiếp tục các công đoạn nặn phân, soi hậu môn gà. Trong vòng 1 tiếng đồng hồ, chị xác định giới tính cho hơn 1 nghìn con gà con.
Nghề 'hot', các chủ lò giành giật người làm
Chị Dung bắt đầu công việc của mình cách đây 10 năm trước. Ngày đó, gia đình chồng chị có lò ấp trứng gà. Muốn xác định giới tính gà con vừa nở, gia đình chị phải thuê người về soi.
Việc thuê này vừa tốn tiền lại mất thời gian do có ít người làm. Vì vậy, chị quyết tâm đi học nghề để phân loại gà cho lò ấp của gia đình.
Từ một bà chủ quán cà phê, chị Dung chuyển sang học nghề soi giới tính cho gà trong 3 tháng.
Phân loại gà rất quan trọng, sẽ giúp chủ lò ấp trứng phân gà trống, mái ngay khi gà vừa nở để cung cấp cho các chủ trang trại. Trang trại nuôi gà lấy thịt sẽ chọn gà trống, nuôi lấy trứng sẽ chọn gà mái.
Việc phân loại đạt tỷ lệ chuẩn cao nhất với gà con vừa nở được vài tiếng đồng hồ. Việc tách gà sớm sẽ giúp chủ trang trại có cách nuôi phù hợp, giảm thiểu các chi phí. Nếu không “soi giới tính gà”, phải nuôi 1 tháng, người ta mới phân biệt được trống, mái nhờ cái mào của con gà.
Chị Dung thừa nhận, đây là nghề không phải ai học cũng có thể làm được. Số người lành nghề chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
“Cách đây 5 năm, thị trường ít người làm nên nghề rất 'hot'. Nhiều lò phải đặt lịch 4-5 ngày, tôi mới sắp xếp được thời gian để làm. Tôi cũng phải từ chối nhiều lời mời vì làm không xuể”, chị nói.
Giá trung bình soi mỗi con gà là 200 đồng/con nhưng nhiều lò ấp trứng gà sẵn sàng trả 300 đồng, 400 đồng hoặc hơn để nhận được cái gật đầu của chị Dung.
Các lò “mách” nhau, tên tuổi chị Dung nổi trội trong làng phân loại gà. Rất nhiều trại giành giật chị về bằng được, thậm chí, một công ty đã phải đặt lịch chị suốt 2 năm, chị mới sắp xếp được thời gian để làm.
“Hiện, đang thịnh hành loại gà siêu trứng, người ta ưa chọn mái hơn. Gà trống tốn thức ăn nên người ta loại trừ ngay từ ban đầu. Tỉ lệ chọn chuẩn càng cao, họ càng giảm được chi phí chăn nuôi. Vì muốn mình làm, họ sẵn sàng trả những cái giá rất đáng mơ ước”.
Con số thu nhập ấn tượng
Nghề ''hot'', ít người làm nên mức thu nhập không hề thấp. Với mỗi con gà phân biệt trống/mái được trả khoảng 300 đồng, chị Dung thu về 50 - 60 triệu/tháng.
Cũng có hơn 10 năm trong nghề, chị Đặng Thị Mến (SN 1988, xã Đức Giang, Hoài Đức) cũng là một tên tuổi nổi trội trong làng phân loại gà.
Chồng chị - anh Trịnh Văn Minh (SN 1986) chia sẻ, vợ anh thường chạy “sô” vẫn không làm hết việc bởi nghề này phụ thuộc rất cao vào thời điểm gà nở.
“Thời gian soi gà là ngay khi gà vừa nở xong. Lúc này, gà “còn tươi” dễ phân biệt và cho tỷ lệ chuẩn cao (98-99%). Nếu để sang hôm sau, gà khô, khó nhìn, tỷ lệ chuẩn thấp hơn (chỉ 96%)”, anh Minh nói.
Công việc phân loại gà cho thu nhập khá cao. Trước ngày lò ấp gà nở 1 hôm, chị Mến nắm lịch cẩn thận. Ngày nào 2, 3 lò cùng có gà nở, chị phải sắp xếp thời gian để không bị trùng nhau.
Sau 10 năm kinh nghiệm đi soi và đào tạo các học viên, tỷ lệ soi gà của chị Mến đã đạt chính xác đến 99%.
Một tiếng phân biệt được hơn 1 nghìn con, với giá khoảng 200 đồng/con, thu nhập soi gà của chị Mến dao động khoảng 40-70 triệu đồng/tháng. Hàng năm, chị kiếm được khoảng 500 triệu đồng từ nghề soi giới tính gà.
Nhưng để đổi lại số tiền đó, những người soi giới tính gà cũng phải chịu không ít vất vả.
Mồ hôi sau những cung đường
“Công việc của vợ tôi không được làm vào giờ hành chính, có hôm đi từ 3, 4h sáng đến tận khuya mới về nhà. Ví dụ 5h sáng gà nở, mình phải đến từ trước để kịp làm, sau đó mình chạy sang lò khác cho kịp thời điểm”, anh Minh nói.
Những hôm mưa gió, chị Đặng Thị Mến cũng phải đi xe máy đến các tỉnh như Phú Thọ, Vĩnh Phúc… vì có lò gà chuẩn bị nở.
Làm việc với cường độ cao thường xuyên khiến chị bị mỏi mắt và choáng, phải dùng thuốc bổ mắt thường xuyên.
Vì vậy công việc này chỉ dành cho những người trẻ, mắt tốt. Đến khoảng 40 tuổi, người ta không thể theo nghề nữa bởi lúc này, mắt đã bị kém đi rất nhiều.
Ngoài ra, môi trường làm tại các lò ấp trứng gà cũng rất nhiều bụi. Mỗi lần đi làm, ngoài chiếc đèn để soi gà, chị Mến còn phải mang khẩu trang, mũ trùm đầu, quần áo dài để che bụi, lông gà con.
Chị Mến và chị Dung đều đồng tình rằng, công việc cho thu nhập cao nhưng không phải ai học cũng có thể hành nghề. Ngoài ra, đây cũng là một công việc mang tính cạnh tranh cao.
“Nhu cầu thị trường đang đòi hỏi tỷ lệ phân biệt chuẩn xác lên đến 99%, tối thiểu là 95%. Thu nhập dựa vào tay nghề, có người cũng làm nghề nhưng thu nhập thấp vì họ soi không đạt tỉ lệ chuẩn lớn. Thậm chí có người phải bỏ việc vì hiệu quả thấp, không ai mời”, chị Nguyễn Thị Dung cho biết thêm.
Những người vượt hiểm nguy đi tìm 'lộc trời' trong rừng
Vào khu vực rừng núi để tìm lá tre là công việc mang lại thu nhập khá tốt nhưng cũng chứa nhiều vất vả, nguy hiểm với người dân thôn Đồng Chiêm.
" alt="Nghề ‘độc’ soi giới tính gà thu hơn nửa tỷ mỗi năm" />Vụ việc con gái đánh đập, đổ chất thải lên người mẹ già ở Long An gần đây thật quá đau lòng. Tôi thực sự không dám xem hết cái clip ấy.
Sống trên cõi đời đã quá 50 năm, tôi biết, những chuyện như thế không nhiều. Nó càng không phải là điển hình để đánh giá về lòng hiếu thảo của người Việt.
Thế nhưng, nó cũng khiến người ta phải suy ngẫm.
Cạnh nhà tôi có một bà cụ, năm nay đã ngoài 90 tuổi. Khoảng 2, 3 năm trước, tôi vẫn thấy cụ giặt giũ quần áo, quét dọn nhà cửa, nhặt rau nhặt cỏ ở sân vườn.
Nhưng nay thì khác, sau một cú trượt chân ngã, cụ bị gẫy chân nên chỉ ngồi một chỗ.
Con dâu của cụ nói rằng, sau khi bị ngã, sức khỏe cụ yếu hẳn. Đầu óc cũng không còn minh mẫn nữa.
Bẵng đi một thời gian, một hôm đứng ở sân nhà mình, tôi nghe thấy tiếng kêu của bà cụ nên chạy sang.
Các con của cụ không có nhà nên thấy tôi, cụ cứ chắp tay xin một bát cơm. Cụ bảo, hôm trước, vì trót đi vệ sinh ra giường nên cụ bị con trai phạt, không cho ăn.
Tôi vội về nhà lấy biếu cụ đĩa xôi và khoanh giò vì hôm ấy nhà tôi có giỗ. Cụ cầm vội, ăn lấy ăn để hết quá nửa đĩa.
Phần còn lại, cụ gói cẩn thận rồi giấu dưới gối. Cụ bảo, nếu các con nhìn thấy, chúng sẽ mắng. Chúng bảo, cứ ăn nhiều thì bao giờ mới chết, hoặc ăn nhiều rồi lại phải đi vệ sinh, không ai hầu được…
Câu chuyện bà cụ kể, tôi không rõ thực hư đến đâu vì cụ bị lẫn. Nhưng nghe xong, tôi vẫn thấy cám cảnh.
Về nhà, tôi lại nghĩ đến dì của tôi. Dì là mẹ đơn thân, sinh được 1 người con trai khi đã gần 40 tuổi. Theo lẽ thường quê tôi, những trường hợp đơn thân sẽ xác định ở chung với con cả đời. Thế nhưng, dì thì khác.
Con trai lấy vợ, dì xây nhà cho con ở riêng. Ngôi nhà của con cách nhà dì gần 1km. Dì bảo, khoảng cách như vậy là hợp lý, đủ để mẹ con có thể hỗ trợ nhau nhưng vẫn giữ được sự tự do cho mình.
Năm 2015, dì 73 tuổi, bị tai biến, phải nằm 1 chỗ. Cô con dâu đi làm xa (sáng đi tối về), không thể chăm lo cho mẹ nên con trai dì phải nghỉ việc phụ xe đường dài – công việc vốn mang lại thu nhập chính cho gia đình để ở nhà làm ruộng, nấu cơm, phục vụ mẹ.
Sau hơn 1 năm như thế, áp lực kinh tế cộng thêm sự chán nản, mệt mỏi vì chăm người ốm khiến cậu cáu kỉnh, bức bối.
Dì tôi thấy vậy bèn vét sạch túi được gần 50 triệu, đưa cho con lấy vốn làm ăn.
Có tiền trong tay nhưng tính đi tính lại, cậu cũng không thể làm được gì khi vướng bận mẹ già đang nằm liệt giường liệt chiếu. Cuối cùng, cậu đành vay thêm tiền, mở dịch vụ cho thuê bát đĩa, bàn ghế, phông bạt để có thể quanh quẩn gần nhà.
Nhưng không biết vì không có duyên hay vì đồ của cậu sắm không đẹp như người khác nên khách đến thuê rất ít, cả tháng mới được 1 vài đám.
Vậy là, tiền không sinh ra, tiền vốn đã cạn, lãi mẹ đẻ lãi con khiến vợ chồng cậu cãi nhau, đánh nhau liên tục. Dì tôi nằm trong buồng, nghe các con cãi vã, nước mắt chảy dài mà không biết phải làm thế nào.
Một lần, dì bảo với con trai, cứ kiếm việc đi làm, kệ dì ở nhà một mình. Mỗi ngày chỉ cần để cho dì 1 bát cơm ở đầu giường là dì có thể tự lo được.
Cậu con trai cũng nghe lời mẹ, xin đi làm thuê (sáng đi, tối về). Nhưng làm được chừng 2 tháng, những người hàng xóm lại nói đến tai cậu, bảo cậu bất hiếu, để mẹ ở nhà với bát cơm thiu. Chất thải của mẹ không có ai đổ, để cả ngày nên mùi hôi thối nồng nặc.
Vậy là, cậu lại phải nghỉ việc ở nhà.
Có lần, vì ức chế quá, cậu uống rượu say rồi về quát mẹ, bảo vì mẹ mà cậu khổ.
Dì tôi nằm trên giường, nghiến chặt răng để khỏi bật ra tiếng nấc. Dì bảo với tôi, dì chỉ muốn được chết thật nhanh để giải thoát cho các con.
Dì luôn khẳng định rằng, các con không có lỗi, chúng rất có hiếu nhưng áp lực cuộc sống quá lớn lại thêm việc phải dành thời gian, công sức chăm sóc mẹ già khiến chúng đôi khi không kiểm soát được lời nói của mình.
Dì nói với tôi, giá như, nhà nước mình hỗ trợ, cho xây viện dưỡng lão ở các địa phương. Người già được đến đó với mức giá phù hợp chứ không phải quá cao như ở thành phố hiện nay thì tốt biết mấy.
Như vậy, dì và nhiều người già như dì sẽ xin đến ở, vừa có bạn, vừa được chăm sóc, các con cũng yên tâm đi làm, kiếm tiền. Rảnh rỗi, chúng đón mẹ về hoặc đến thăm mẹ thì cả hai sẽ đều được hạnh phúc.
Tôi gật đầu đồng ý với dì. Bởi ở hầu hết các gia đình, khi cha mẹ đến tuổi già, yếu, cần được chăm sóc thì cũng là lúc các con đang ở giai đoạn bận rộn nhất, cần phải nỗ lực nhất.
Nếu cứ quanh quẩn ở nhà để chăm sóc bố mẹ thì chúng sẽ bị guồng quay của xã hội bỏ rơi. Còn nếu chúng thuê người đến nhà chăm sóc, thì tiền bỏ ra không hề ít nhưng cũng không mua được sự yên tâm.
Chi bằng, có môi trường phù hợp cho người già thì sẽ không ai còn sợ tuổi già nữa.
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Làm thế nào để về già được sống tự do, hạnh phúc, bớt phụ thuộc con cháu? Hãy gửi cho chúng tôi suy nghĩ của bạn bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: bandoisong@vietnamnet.vn. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn.
Cha mẹ lúc trẻ bớt ‘yêu’ con, về già được tự do, hạnh phúc
Sự việc cô con gái ở Long An đánh đập mẹ già xôn xao báo chí mấy ngày qua chắc chắn là một hành vi đáng lên án cả về góc độ luật pháp lẫn đạo đức.
" alt="Lời cay đắng của người mẹ liệt: Chỉ muốn chết nhanh để khỏi làm khổ con" />4h sáng, gánh cháo đậu của bà Để bắt đầu được mở bán trên một góc đường tại Quận 6, TP.HCM. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Gánh cháo của cụ bà đơn sơ với một nồi cháo cùng các thức ăn kèm như dưa mắm, xá bấu, nước cốt dừa, muối mè. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Bà kể, bà đến với nghề bán cháo đậu hết sức tình cờ.
Ngày trước, bà từng kinh qua nhiều nghề, buôn bán nhiều mặt hàng nhưng đều không đủ sống. Một lần, bà mua cháo đậu cho đứa con cả ăn. Thấy con ngon miệng, bà cũng thử rồi cảm nhận được hương vị đặc biệt của món cháo này.
Bà quyết định mày mò, mua gạo, lựa đậu, học làm dưa mắm, xá bấu, nấu cháo gánh đi bán. Sau ít ngày chật vật ban đầu, những chén cháo dịu mát, bùi, ngọt nhưng không ngấy của bà có chỗ đứng trong lòng người sành ăn cháo đậu.
Cứ thế, bà gánh cháo đi bán để nuôi 7 người con ăn học. Bây giờ, lưng đã còng, không còn chịu nổi sức nặng của gánh cháo, bà làm chiếc xe nhỏ, đẩy nồi cháo ra một góc vỉa hè bán. Nhưng chẳng vì thế mà cháo bà ít ngon, khách ít đến ủng hộ.
Ngược lại, không còn được phục vụ tận nơi như trước, khách của bà tự đến vỉa hè, mua cho được gói cháo nhỏ với giá chỉ từ 10.000 đồng để ăn cho đỡ nhớ. Hiện, bà có thêm sự giúp sức của người con gái nhưng vẫn không kịp gói cháo cho khách.
Anh Hùng, một người khách quen lâu năm của bà chia sẻ: “Tôi chưa thấy ai nấu cháo đậu ngon bằng bà Để. Trước đây, tôi hay ăn ở một gánh cháo khác. Sau này, ăn cháo của bà, tôi mê luôn. Bây giờ, tôi chỉ ăn cháo của bà nấu thôi”.
Nấu bằng cả tấm lòng
Có tuổi đời ngót ngét 50 năm, gánh cháo của cụ bà vẫn đắt khách, đến nỗi chị Hoa - con gái cụ phải ra phụ mẹ gói cháo. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Để có nồi cháo ngon, bà thức dậy vào 2h sáng mỗi ngày. 2h30, bà nấu cháo và sau 2 tiếng rưỡi đồng hồ cháo mới xong. Cháo đậu của bà không lỏng cũng không quá đặc mà có độ dẻo như xôi chè.
Hạt gạo trong cháo không nát, đậu còn nguyên hình nhưng rất mềm và bùi. Nấu lâu nhưng cháo vẫn giữ được hương, vị rất riêng của hạt gạo, đậu đen. Bà nói, để cháo ngon, bà phải mua gạo ngon, đậu tốt và “nấu bằng cả cái tâm”.
“Nghĩa là nấu bằng nguyên liệu tự nhiên, nấu đúng độ lửa, đúng thời gian, không thể vội vàng, làm cho có… Dù nấu bán nhưng phải nấu như nấu cho người nhà, gia đình con cái mình ăn”, bà Để chia sẻ.
Công phu như thế nên cháo đậu của bà khiến ai ăn rồi cũng nhớ. Chị Hồ Hồng Hoa (SN 1972, con gái bà Để) cho biết, cụ bà bán cháo đậu từ năm 34 tuổi. Đến nay, bà đã bán món ăn này 50 năm nhưng chưa bao giờ ế khách.
“Thậm chí, có thời điểm, mẹ tôi mệt, có ý định nghỉ bán, khách biết được nên đến năn nỉ. Họ nói: “Cô đừng nghỉ. Cố bán cho tụi con ăn”. Thấy vậy, mẹ tôi lại ráng đi bán. Bán riết rồi bà yêu nghề, không bỏ được nữa”, chị Hoa nói thêm.
Đến bây giờ, ở tuổi 84, chân yếu, tay mềm, cụ bà vẫn không có ý định “nghỉ hưu”. Bà nói, bà bán quen rồi, ngày nào không bán là ngày ấy bà không thấy vui vẻ. Thức khuya, dậy sớm là thế nhưng bà lại thấy vui.
“Nói vậy chứ, nấu món này không cực lắm. Trước kia tôi còn kho cá để ăn kèm nhưng bây giờ chỉ làm dưa mắm, xá bấu, nước cốt dừa thôi. Bữa nào có chiên củ cải thì hơi cực một xíu. Nếu chỉ làm dưa mắm thì đơn giản vì tôi làm quen tay rồi”, cụ bà chia sẻ.
Khoảng 7-8h sáng, nồi cháo to đã hết veo. Nhiều khách phải thất vọng ra về vì không mua được món ăn ưa thích. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Tảo tần cùng gánh cháo đã ngót ngét 50 năm nhưng đến nay, bà vẫn phải ở nhà thuê. Bà nói, quê gốc của bà ở TP.HCM nhưng cha mẹ không để lại đất đai. Đông con, gánh cháo dù đắt khách nhưng cũng chỉ giúp bà lo cho 7-8 miệng ăn nên chẳng thể mua được căn nhà để che nắng, chắn mưa.
“Gánh cháo ấy đã giúp tôi nuôi lớn 7 người con. Sau này, con cái lớn, tôi đỡ hơn chứ trước đây, khi con còn nhỏ, tôi cực lắm. Bây giờ, con tôi đều có gia đình riêng. Các con cũng không muốn tôi thức khuya dậy sớm đi bán. Nhưng tôi quen rồi, không bán không thấy vui”, cụ bà nói rồi cố vét chút cháo dính ở đáy nồi trước khi dọn hàng ra về.
Dù đã 84 tuổi, bà Để vẫn chưa có ý định nghỉ ngơi vì ngày nào không bán, ngày đó bà không thấy vui. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Ông lão mở tiệm sách '3 không' bên con đường đắt đỏ bậc nhất Sài Gòn
Hơn 10 năm qua, tiệm sách của ông Nguyễn Văn Cần vẫn duy trì được tiêu chí “3 không” như ngày đầu mở cửa. Bạn đọc đến với tiệm được đọc thoải mái, được thuê sách về mà không cần đặt cọc, ghi tên và trả lại.
" alt="Gánh cháo đậu 50 năm gây thương nhớ ở Sài Gòn" />Chị Xuân Ánh
Mỗi người một việc, hơn 20 năm nay, họ đã dựa vào nhau để vượt qua những điều không may mắn trong cuộc sống.
“Số tôi vất vả từ bé”, chị Ánh nói về cuộc sống của mình. Ngày trước vừa đi học, chị vừa đi buôn bán. “Nhà nghèo quá, tôi thường đi xe buýt mang ổi găng, bưởi… xuống chợ nội thành bán lấy tiền”.
Năm 1993, khi 21 tuổi, tai nạn do ô tô gây ra khiến chị phải cưa mất một chân. Những ngày dài điều trị phục hồi chức năng, đã có lúc chị tuyệt vọng.
“Ở tuổi đó, cô gái nào cũng mơ về đám cưới, những đứa con nhưng mang mặc cảm của một người khuyết tật, tôi không còn hi vọng gì về hạnh phúc. Tôi chỉ nghĩ, mình cố gắng nuôi được bản thân để không làm phiền bố mẹ và có thể xin một đứa con để được làm mẹ…”, chị nói.
Sau cú sốc tai nạn, chị Ánh cố gắng luyện tập để trở thành vận động viên bộ môn Marathon trên xe lăn ở CLB Thể thao người khuyết tật Khúc Hạo. Chị bắt đầu đi thi đấu và chinh phục những giải thưởng.
“Những năm đó, thể thao đã cứu rỗi cuộc đời tôi”, chị nói.
Tình yêu với thể thao đã giúp chị vượt lên khó khăn. Khép lòng mình và mất hết hi vọng về hạnh phúc nhưng cuộc gặp với anh Dũng đã thay đổi suy nghĩ của chị Ánh.
Lần đó, anh trai của chị Ánh đến nhà anh Dũng thu hoạch chanh. Thấy anh Dũng mất hai chân, đi lại phải dựa vào 2 chiếc ghế, anh trai chị Ánh chia sẻ, nhà anh có người em gái cũng có hoàn cảnh tương tự. Anh sẽ nhờ em gái giúp anh Dũng có đôi nạng để đi.
Gia đình khó khăn, vừa học xong phổ thông anh Dũng theo bạn bè trong làng đi chợ buôn hoa quả. Anh thường đạp xe thồ từ huyện Hoài Đức lên huyện Lương Sơn (Hòa Bình) mua trái cây về bán.
Một ngày hè năm 1992, trên đường đi Hòa Bình, anh bị va chạm với chiếc xe tải.
Vụ tai nạn đã khiến anh mất đôi chân. Từ một người khỏe mạnh, là chỗ dựa trong gia đình, anh trở thành một người tàn phế.
Một tháng từ bệnh viện trở về, anh Dũng vẫn tràn ngập sự mặc cảm, chán chường. Anh nghĩ về tương lai, về người mẹ già lâu nay vẫn chỉ biết dựa vào con…
6 năm sau ngày gặp tai nạn, cuộc sống của anh cũng rẽ sang một hướng khác. Đó là ngày anh gặp chị.
Tình yêu của 2 người cùng cảnh
Cách nhà nhau 8 cây số và đôi chân không lành lặn, cặp đôi vẫn dành cho nhau cơ hội để hẹn hò, tìm hiểu.
Để sang nhà chị Ánh, anh Dũng thường lái chiếc xe ba bánh đi trên con đường đê. Có những lúc chiếc xe đổ chổng kềnh từ khúc cua trên đê xuống. Đứng từ xa nhìn thấy, lòng chị Ánh đau nhói…
Những kỉ niệm như thế đã đưa họ xích lại gần nhau hơn.
Hai vợ chồng trong một lần đi du lịch. Ảnh: NVCC Hơn 1 năm tìm hiểu, anh Dũng ngỏ ý muốn được đưa chị về chung một nhà. “Bố mẹ tôi cũng bày tỏ lo lắng, băn khoăn, anh tìm mọi cách để trấn an. Năm 2001, chúng tôi kết hôn”.
Ngày cưới, chú rể lái xe ba bánh đến đón cô dâu. Đây cũng là đám cưới đáng nhớ với người dân ở Cát Quế, Hoài Đức.
Tuy nhiên, tình yêu và mật ngọt của đám cưới nhanh chóng qua đi. “Nhà tôi khó khăn, nhà anh cũng nghèo, chỉ có hai mẹ con chui ra chui vào trong ngôi nhà rách nát. Nhiều lần, mẹ anh thở dài: "Nhà đã có một người khuyết tật, một bà già đau ốm, giờ lại một người khuyết tật nữa, sống làm sao?'".
Nhưng họ không nản chí. Anh Dũng làm rất nhiều nghề để kiếm tiền lo cho gia đình như sửa chữa ti vi, vi tính, làm ở cửa hàng photocopy… Cách đây 5 năm, anh chuyển sang chạy xe ba gác chở hàng. Dù đồng lương không cao nhưng anh luôn nỗ lực để cải thiện kinh tế gia đình.
Cuối năm 2001, con gái đầu lòng của họ chào đời và họ cũng đón con trai vào năm 2003.
Chị Ánh với chiếc nạng bên cạnh đang nấu cơm tối chờ chồng và con về. Nhờ có chồng hỗ trợ, chị Ánh có cơ hội quay trở lại với thể thao. Dù cơ thể không lành lặn nhưng sự nỗ lực, kiên trì là chìa khóa giúp chị có được những thành tích.
Chị nhớ lại: “Ngày nào từ 4-5h sáng, tôi cũng từ nhà lên trung tâm hơn 30km để luyện tập, không bỏ buổi nào. Tôi nhớ nhất là tháng 4/2001, khi thi đấu ở Mỹ. Lúc đó tôi vừa mang thai con gái nhưng không hay biết, trời rét xuống độ âm, cơ thể tôi mệt và luôn có cảm giác buồn nôn, không ăn được. Tôi phải mượn đồng đội nồi để nấu cháo”. Năm đó, thi chạy 42km bằng xe lăn, chị đã nhận được giải thưởng và số tiền trị giá 1.000 USD.
Liên tục đi thi đấu ở trong và ngoài nước, có tiền từ các giải thưởng, anh chị lần lượt trả nợ, xây nhà. Cuộc sống của họ bắt đầu ổn định hơn.
“Anh ấy rất tuyệt vời. Có những đợt tôi đi thi đấu liên tục, mẹ già và 2 con đều do anh chăm lo. Bố con còn đùa nhau: “Mẹ mày đi cả tháng, nhà vẫn ổn”, chị tự hào nói về chồng.
Sự quan tâm của anh dành cho chị là những loại mặt nạ thiên nhiên anh làm cho vợ dưỡng da, là những món mỹ phẩm anh bổ sung mỗi lần chị hết…
Trong ngôi nhà của họ có rất nhiều bằng khen, kỷ niệm chương ghi lại thành tích của chị Ánh. “Chúng tôi chưa xảy ra mâu thuẫn bao giờ. Những lần anh giận dỗi, tôi đùa, anh lại quên đi”, chị kể.
Đến nay chị Nguyễn Thị Xuân Ánh là Chủ nhiệm CLB Phụ nữ khuyết tật, anh Nguyễn Tiến Dũng là Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Hoài Đức.
Họ thường xuyên giúp đỡ, động viên những người có hoàn cảnh giống mình. “Chúng tôi kêu gọi các mạnh thường quân giúp người khuyết tật bằng các hoạt động như xin gạo, xe lăn… Nhưng quan trọng hơn, tôi muốn truyền cho họ niềm tin, dù ở hoàn cảnh nào cũng không được tuyệt vọng, bỏ cuộc…”, chị nói.
Tháng 5/1996, chị Ánh đã giành giải Nhì toàn quốc môn xe lăn nữ 3km. Tháng 10/1996, chị giành giải Nhất ở cự ly 10km. Năm 1999, chị giành Huy chương Bạc cuộc thi Châu Á - Thái Bình Dương môn xe lăn nữ.
Năm 2000, chị dành giải Nhất Marathon xe lăn nữ tại Hàn Quốc, giải Ba Huy chương Vàng xe lăn nữ cuộc thi Đông Nam Á tại Malaysia, giải Nhất Marathon New York.
Năm 2015, chị giành 2 HCB của Para Game ở Singapore.
Năm 2016, chị đạt giải Nhì cuộc thi Xe lăn nữ quốc tế tại Malaysia.
TÌnh yêu đầy phép màu
Cô em tôi gọi điện rối rít thông báo: Em sắp lấy chồng. Với người yêu thích sự tự do bay nhảy, sống phóng khoáng như em thì đây đúng là "tin hot".
" alt="Chuyện tình 20 năm hạnh phúc của cặp đôi kém may mắn" />Có những thói quen mới kỳ quặc
Là người đầu gối tay ấp, chắc chắn bạn nắm rõ những thói quen thường ngày của chồng. Trong khi đó, ngoại tình là một điều cực kỳ khác biệt và nghiêm trọng trong đời sống hôn nhân, nên dù có cố gắng tỏ ra bình thường đến đâu, chắc chắn chàng cũng sẽ thay đổi ít nhiều thói quen hành xử và ứng xử.
Không ai tự nhiên mà ngồi lỳ trong toilet từ 20-30 phút, chỉ với lý giải “anh đọc tin tức thôi mà!”. Lúc này đây, bạn nên biết rằng, chàng đang đọc một thứ gì đó thú vị và đam mê hơn nhiều so với những tin tức hàng ngày hay những email công việc chán ngắt.
Tâm trạng thay đổi thất thường
Tâm trạng chàng như một đồ thị hình sin thay đổi một cách khó hiểu - đó là một tín hiệu đèn đỏ mà bạn sẽ phải nhìn lại cuộc hôn nhân của mình đấy. Tự nhiên châm ngòi cho những cuộc cãi vã vô duyên vô cớ - hẳn là chàng đang cần một lý do thích đáng để chạy ra ngoài gặp gỡ nhân tình. Lớn tiếng nói cho bạn biết: “Anh cần yên tĩnh một mình!”, rồi biến đi đâu đó vài tiếng, khi trở về, lại vui vẻ như chưa có chuyện gì xảy.
Nếu chuyện này xảy ra hơn 1 lần, thì khả năng chàng đang hò hẹn ngoài hôn nhân không phải là thấp!
Thay đổi về ngoại hình
Nếu chồng từ một người lôi thôi, chẳng bao giờ để ý đến cái áo sơ mi màu gì, bỗng nhiên chỉn chu, là lượt, thắt cà vạt mỗi sáng; hay từ một ông chồng bụng phệ, thích nằm một chỗ bỗng chăm tập thể thao với ước mong có cơ bụng 6 múi... chị em hãy cảnh giác. Vì đây là dấu hiệu điển hình và đặc trưng của người đàn ông đang có mối tình "ngoài luồng" đấy.
Sở thích bỗng đổi thay
Là một fan hâm mộ của nhạc rock, nhưng qua một đêm, chàng bỗng phát cuồng vì những bản nhạc jazz lãng mạn, trữ tình. Này nhé, chúng ta đã qua rồi cái tuổi đôi mươi bồng bột với những sở thích thay đổi chóng vánh trong một đêm.
Rõ là có một ai đó, chắc chắn hơn, một cô nhân tình bé bỏng nào đó yêu nhạc jazz. Chồng bạn và người ấy hẳn cùng nhau thưởng thức những tình khúc này và giờ đây, chàng muốn nghe lại những bài hát ấy để nhớ về những lúc ở bên "người ấy".
Trở nên đãng trí
Dù thông minh cách mấy, việc ở bên 2 người phụ nữ cùng một lúc cũng khiến đàn ông trở nên rối trí và mọi thứ dễ dàng bị lẫn lộn. Đôi khi, chàng sẽ đem một bộ phim xem cùng người kia để trò chuyện với bạn, hay vô tình nói về một ly cà phê rất ngon ở một quán cà phê rất đẹp để rồi giật mình nhận ra, bạn không phải là "người yêu" trong lần hẹn hò đó.
Hãy ghi lại xem sự nhầm lẫn này xảy ra bao nhiêu lần, để biết còi báo động đang ở mức nào!
Bất ngờ thay đổi về thói quen ân ái
Sự thay đổi đột ngột trong chuyện ái ân mà không có bàn luận với bạn cũng là một dấu hiệu đáng ngờ. Sự thay đổi này có thể có 2 thái cực. Một là chàng trở nên chểnh mảng chuyện trên giường với bạn, đó là vì cô nàng kia đã đáp ứng đủ nhu cầu và cũng khiến chàng chẳng còn hơi sức và tâm sức.
Ngược lại, cũng có thể chàng sẽ đòi hỏi nhiều hơn, đơn giản vì sợ sự trễ nải sẽ khiến bạn nghi ngờ. Thêm vào chuyện tự nhiên những tư thế lạ chưa từng có trước kia, thì rõ ràng chàng đang "ăn vụng" thường xuyên ở đâu đó chứ không đơn giản là chuyện "bóc bánh trả tiền"!
Giấu giếm các vấn đề tài chính
Trước kia, chồng bạn là người thoải mái và cởi mở trong vấn đề chi tiêu, coi việc vứt đầy hóa đơn tiền điện thoại, hóa đơn nhà hàng… là chuyện bình thường. Rồi một ngày đẹp trời, chàng trở nên cực kỳ cẩn thận với các loại giấy tờ liên quan đến tiền bạc, chuyển bảng sao kê tín dụng đến địa chỉ công ty thay vì nhà riêng, trở nên cáu bẳn hoặc lảng tránh khi bạn hỏi đến vấn đề này.
Rất có thể, những hóa đơn này có liên quan đến bóng hồng nhỏ bé ở ngoài kia đấy!
Bất chợt có những người bạn mới
Chàng bỗng có những người bạn, những người đồng nghiệp “từ trên trời rơi xuống”, có vẻ như khá thân, liên quan mật thiết đến nhau trong cuộc sống và công việc. Chàng thường xuyên đề cập những người này với bạn, nếu như có bị hỏi về lịch làm việc muộn, đi công tác dài ngày hay nhiều điều khác… Có điều, bạn hiếm khi được gặp mặt những nhân vật này một cách chính thức, bởi rất có thể, họ chỉ là những người bạn “ảo” được dựng lên để làm cái cớ cho những buổi hò hẹn ngoài luồng.
Trở nên thành thạo và bí ẩn với công nghệ
Chàng, từ một người chẳng đoái hoài gì đến công nghệ, bỗng hì hụi học cách đặt dấu vân tay cho điện thoại. Máy tính trước kia bạn thoải mái sử dụng, bỗng một ngày đẹp trời bị đặt mật mã. Chẳng bao giờ màng đến những viber, zalo, wechat và ty tỷ những phần mềm nhắn tin gửi ảnh miễn phí, thì nay, chàng bắt đầu cài đầy vào máy.
Thêm một dấu hiệu nữa, dù sử dụng nhiều phần mềm trò truyện trực tuyến, nhưng vô tình bạn vào đó, và thấy hộp tin nhắn bị xóa sạch trơ, kể cả những tin nhắn của bạn, của đồng nghiệp... Rõ ràng là chàng có nhiều dấu hiệu đáng ngờ...
Những dấu hiệu trên có thể dễ dàng bắt gặp ở một người đàn ông đang "vụng trộm", nhưng cũng không có nghĩa là khi bắt đủ những điều trên, bạn biến ngay thành “sư tử Hà Đông” và vội vàng đi đến những kết luận cực đoan.
Hãy ngồi xuống, thở sâu và bình tĩnh lại. Hãy nói chuyện cùng chồng về tất cả những điều cần nói. Nếu cảm giác tiêu cực, sự buồn chán, thất vọng vẫn còn, hay mọi thứ không thể có cơ hội tốt đẹp hơn, bạn vẫn còn rất nhiều những cơ hội khác để lựa chọn.
Phía sau màn trả thù tình của bà chủ spa khiến đám đông phẫn nộ
Sau màn "bóc phốt" chồng ngoại tình, Lan hả hê khi đám đông lao vào xâu xé, chửi bới gã chồng bạc bẽo và nhân tình. Tuy nhiên, Lan không thể ngờ, những hệ lụy sau đó đã khiến cô điêu đứng.
" alt="Những dấu hiệu tố chồng đang ngoại tình, vợ khôn mấy cũng chưa chắc nhận ra" />Nguyên liệu
Bí đỏ: 150gr, sữa tươi không đường: 120ml, bơ nhạt đun chảy: 40gr, trứng gà: 1 quả, đường vàng: 80gr, men làm bánh mỳ ngọt: 6gr, muối: 1/3 thìa cà phê, bột mỳ: 325gr.
Hạt bí tách vỏ, hạt óc chó hoặc cành cây khô sạch... để làm cuống bí.
Cách làm
Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ đem hấp chín (nên hấp không nên luộc). Bạn xay thật nhuyễn, nếu khó xay thì đổ sữa tươi không đường phía trên vào xay cùng.
Bạn trộn đều sữa tươi không đường, bí đỏ xay nhuyễn, đường, men nở, bơ đun chảy, 1/2 quả trứng gà (1/2 quả còn lại lát quét mặt bánh) vào một bát to.
Mười lăm phút sau cho muối vào trộn. Lưu ý: Bạn tránh trộn muối cùng men nở sẽ làm mất tác dụng của men.
Bước tiếp theo là cho bột mỳ vào trộn cùng các nguyên liệu trên. Nếu có máy trộn bột thì bạn cho vào máy, còn không trộn bằng tay.
Sau khi trộn đều các nguyên liệu và bột với nhau thành khối dẻo mịn thì phủ khăn xô cho bột nghỉ khoảng 15 phút, gọi là ủ bột.
Mười lăm phút sau ta mang bột ra nhồi khoảng 15 phút nữa, rồi lại để bột nghỉ 10 phút.
Bột nghỉ 10 phút xong thì nhồi bột thêm 5 phút, lúc này khối bột sẽ dẻo mịn và đàn hồi tốt. Nếu bột dính quá thì cho thêm chút bột khô vào nhồi cùng.
Bạn mang khối bột ra chia đều thành các phần 40gr. Trước khi chia bột và vo bột nên xoa chút dầu ăn vào tay để đỡ bị dính.
Bạn vo tròn các khối bột rồi dùng chỉ buộc thành các múi bí như hình, lưu ý đừng buộc chặt quá vì bột sẽ còn nở thêm.
Sau khi tạo hình quả bí xong thì phủ khăn xô ẩm để cho bột nở gấp đôi, lúc này nhìn mỗi trái bí sẽ rất căng tròn. Tiếp đến, bạn đánh tan 1/2 quả trứng còn lại, dùng chổi quét lên mặt bánh.
Cuối cùng là khâu nướng bánh. Bạn làm nóng lò 180 độ trong 15 phút. Khi lò nóng, bạn cho bánh vào nướng 170 độ trong 15-20 phút, tuỳ nhiệt lò.
Lưu ý: Bạn nhớ canh lò, thấy bánh thơm, vàng mặt là được.
Bánh chín, bạn bỏ ra ngoài, quét bơ nhạt lên khắp mặt bánh để bánh bóng đẹp và thơm hơn. Bạn trang trí cuống bánh bằng các loại hạt hoặc cành cây khô sạch, ăn được.
Người hướng dẫn: Tô Hưng Giang
Lễ hội Halloween vào ngày bao nhiêu?
Halloween (viết rút gọn từ "All Hallows' Evening") là lễ hội được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm tại nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2020, lễ hội Halloween rơi vào ngày thứ Bảy (31/10).
" alt="Bánh bí ngô vô ngộ nghĩnh độc đáo dành riêng cho ngày Halloween" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Hellas Verona vs Parma, 23h30 ngày 31/3
- ·Đến ‘đất Thánh’ Tây Ninh, say mê lễ hội miền biên viễn
- ·Truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 110 năm ngày sinh chí sĩ yêu nước Lương Văn Tri
- ·Làng nghìn tuổi ẩn mình giữa núi sông
- ·Nhận định, soi kèo Akron vs FC Rostov, 22h30 ngày 31/3: Cửa trên đáng tin
- ·Tại sao phải đè nặng trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ lên đứa con
- ·Trẻ thoả sức sáng tạo với cuộc thi vẽ tranh ‘Chiếc ô tô mơ ước’
- ·VinFast tổ chức chuỗi triển lãm xe điện, giới thiệu VF 3
- ·Nhận định, soi kèo Bistrica vs Koper, 21h00 ngày 1/4: Khó có bất ngờ
- ·Hàng loạt sao Việt cổ vũ chống dịch: Lời nhắn ‘Mạnh mẽ lên!’
Đám cưới đã trở thành ngày tê tái, chua xót nhất đối với tôi. Chuyện đã qua cách đây 1 tháng nhưng trái tim tôi vẫn như bị bóp nghẹt mỗi lần nghĩ về nó.
Trong đám cưới được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, tôi háo hức đưa em về chung một nhà. Vậy mà em lại bỏ tôi đi theo người khác. Em không chỉ giẫm đạp lên tình yêu mà cả những bao dung, hi vọng tôi dành cho em.
Tôi và em quen nhau khi em đang là mẹ đơn thân. Con gái của em lúc đó được 2 tuổi. Em chia sẻ, em và bạn trai yêu nhau đã lâu. Nhưng khi em có thai, anh ta lại thay lòng. Vì vậy, anh ta chối bỏ đứa con trong bụng em.
Em sinh con khi không có người đàn ông bên cạnh. Sau đó, khi con lớn hơn, em gửi bé vào nhà trẻ và đi làm trở lại.
Ảnh: Đức Liên Phải nuôi con nhỏ nên hai mẹ con sống rất khó khăn, chật vật. Trong lúc đó, tôi đang làm cho một công ty lớn với mức thu nhập nhiều người mơ ước. Quen em, một người phụ nữ xinh đẹp, tôi vừa yêu vừa thương. Tôi mong có thể làm mọi thứ tốt đẹp nhất để bù đắp những tháng khốn khó của mẹ con em.
Ban đầu, em không dám nhận tình cảm của tôi vì mặc cảm quá khứ. Em nói mình không xứng đáng với tôi. Tuy nhiên tôi gạt đi tất cả, động viên em mở lòng đón nhận tình cảm mới.
Tôi đón mẹ con em về ở trong căn hộ của mình. Tôi sắm sửa cho mẹ con em không thiếu thứ gì. Những ngày cháu ốm, tôi chạy ngược chạy xuôi để lo cho cháu.
Gia đình biết tôi quen với người phụ nữ có con riêng thì ra sức ngăn cản. Nhưng thấy tôi kiên quyết, ba mẹ tôi đành nhượng bộ. Họ nói, tôi đã lớn, bố mẹ không thể can thiệp vào cuộc sống của hai đứa.
Chúng tôi sống bên nhau hơn 1 năm. Từ ngày quen tôi, cuộc sống của em dần tốt hơn. Tôi mua xe mới cho em tiện đi làm. Quần áo, điện thoại, túi xách… tôi thường mua sắm cho em không tiếc tiền.
Con gái em rất quấn quýt với tôi. Cháu gọi tôi là “ba” và tôi cũng coi cháu như con ruột của mình.
Em nói, em mang ơn tôi. Cuộc đời em tưởng như đi vào ngõ cụt nay lại được gặp tôi. Chúng tôi sẽ không thể xa nhau.
Cảm thấy tình cảm sâu đậm và muốn gắn bó với người phụ nữ này, tôi đề nghị kết hôn. Khá bất ngờ nhưng em cũng gật đầu đồng ý.
Vì em chưa một lần được làm cô dâu nên tôi muốn chọn những thứ tốt nhất cho đám cưới của mình. Chúng tôi dẫn nhau đi mua váy cưới, nhẫn cưới và chụp ảnh cưới tại Đà Lạt. Bạn bè, người thân biết chuyện đều chúc mừng cho chúng tôi.
Ngày cưới đã định, mọi thứ đều hứa hẹn sẽ hoàn hảo nhưng tôi thấy em có những thoáng trầm tư. Tôi hỏi thì em gạt đi. Em nói, lần đầu được làm cô dâu nên hồi hộp. Tôi đâu biết rằng, lòng em đã đổi khác.
Trước tiệc cưới 1 ngày, em và con gái biến mất. Em nhắn tin cho tôi, em chưa sẵn sàng cho chuyện này. Em cảm ơn tôi thời gian qua đã chăm sóc cho mẹ con em và mong tôi đừng tìm mẹ con em nữa. Tôi đọc tin nhắn như người mất hồn. Tôi liên lạc lại nhưng em tắt máy. Tôi hỏi tất cả mọi người em quen nhưng không ai biết em đi đâu.
Tôi vẫn hi vọng em sẽ xuất hiện tại đám cưới để làm tôi bất ngờ. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra.
Tôi đau khổ, suy sụp. Gia đình, bạn bè phải động viên mãi mới có thể nguôi ngoai. Cuối cùng, nhờ người tìm hiểu, tôi mới biết được rằng, em đã phản bội tôi để quay lại với tình cũ. Biết tin em sắp làm đám cưới, anh ta quay lại xin nhận con và em xiêu lòng.
Cuối cùng, em tha thứ và cho anh ta cơ hội hàn gắn, không hề nghĩ đến trái tim tan nát của tôi.
Mọi người an ủi, nỗi đau nào cũng sẽ qua. Nhưng tôi không muốn bỏ qua cho người phụ nữ bội bạc đó. Tôi có nên tìm em để làm cho ra nhẽ mọi chuyện? Xin độc giả cho tôi lời khuyên.
Tấm 'ảnh nóng' với chồng cũ khiến người phụ nữ khốn đốn
Người cũ đã dùng tấm ảnh thân mật để đe dọa hạnh phúc mới của em.
" alt="Cô dâu xinh đẹp biến mất trong đám cưới khiến chú rể suy sụp" />Tối thứ 6 vừa rồi, tiện có xe của người họ hàng từ quê lên Hà Nội, mẹ em mang gà, vịt, gạo, rau… lên cho vợ chồng em. Mẹ định sáng thứ 7 về luôn. Thế nhưng, chồng em bảo mẹ ở lại chơi thêm, tối thứ 7 anh đi công tác về sẽ đưa mẹ và em đi chơi.
Tối đó, anh chọn một nhà hàng sang. Hai vợ chồng và mẹ vừa ngồi vào bàn thì một nhóm 3 người bạn thời đại học của anh cũng xuất hiện.
Họ chơi với nhau khá thân, nay lại gặp nhau tình cờ nên anh bảo các bạn ngồi chung. Sau đó, anh gọi lẩu và ê hề đồ ăn.
Anh và hội bạn hầu như chỉ uống rượu, ăn vài đồ khô nên khi thanh toán, trên bàn còn rất nhiều thức ăn. Cả nồi lẩu cũng gần như còn nguyên.
Mẹ em tiếc của nên cứ xuýt xoa, bảo đồ ăn gọi ra mà không ai chịu ăn, để phí của.
Sau đó, mẹ hỏi xin nhân viên túi nilon để mang những thức ăn thừa về. Nhân viên nhà hàng mang cho mẹ mấy hộp xốp đựng đồ ăn. Mẹ em lại xin thêm túi để đựng nước lẩu.
Chồng em có vẻ không hài lòng nhưng anh không nói gì mà thanh toán tiền rồi rủ bạn ra một bàn khác ngồi uống trà, mặc kệ mẹ và em gom thức ăn.
Hôm sau, mẹ em về quê. Thấy thức ăn từ nhà hàng mang về vẫn để trong tủ lạnh, anh đay nghiến em đau đớn.
Anh bảo: “Cô mang về thì cố mà ăn cho hết. Không ăn hết thì mang về quê đi. Lần sau đừng có khiến tôi phải mất mặt như thế nữa”.
Anh nói dài, nói nhiều về hành động lấy thức ăn thừa của mẹ và em. Anh còn có ý chê bai hoàn cảnh gia đình em, khiến em rất buồn.
Em nghĩ, đồ ăn thừa để lại nhà hàng, họ bỏ đi cũng phí. Hơn nữa, mình đã trả tiền các món ăn đó thì nó là của mình. Không ăn hết, mình cầm về để mai ăn cũng đỡ tốn một khoản.
Thế nhưng, anh cho rằng, việc lấy đồ ăn thừa ở nhà hàng là hành động kém sang, khiến anh mất mặt trước bạn bè và nhân viên nhà hàng.
Em cãi lại thì anh định đánh em. Anh bảo: “Một người vợ mà không làm cho chồng nở mày nở mặt, lại khiến chồng mất mặt thì tốt nhất là bỏ đi”.
Em rất buồn. Xin hỏi mọi người, hành động của mẹ em (lấy thức ăn thừa ở nhà hàng về) có đáng để chồng em phải đay nghiến như vậy không?
Em xin cảm ơn.
Bạn nghĩ gì về vấn đề này và tính hoang phí/sĩ diện của một bộ phận người Việt? Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến của bạn qua bình luận phía cuối bài hoặc gửi bài viết về email: bandoisong@vietnamnet.vn. Những ý kiến/bài viết hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn!" alt="Đi ăn nhà hàng với con rể, mẹ vợ trút cả nồi lẩu thừa mang về" />Lọt thỏm giữa con hẻm 16 (đường Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) là căn nhà chật hẹp của đôi vợ chồng già cơ cực. Diện tích quá nhỏ bé chỉ vỏn vẹn hơn 1m2 lại chính là nơi sinh sống gia đình ông Em, bà Lan.
Vợ chồng ông Em. Vì căn nhà quá chật hẹp và việc di chuyển lên tầng khó khăn, kể từ năm 2019 đến nay, ông Em phải ở và sinh hoạt ở góc bên hiên nhà. Ông Em quê gốc ông ở Đồng Tháp, lên Sài Gòn sinh sống từ năm 1986, còn bà Lan là người Sài Gòn. Hai ông bà gặp nhau, thuê nhà ở tạm nhưng không đăng ký kết hôn. Đến năm 1997 họ được người em của bà Lan cho ngôi nhà này. Mặc dù 2 tầng nhưng căn nhà chỉ có chiều dài chỉ 1m, chiều rộng hơn 1m một chút. Cho đến nay, ông Em vẫn chưa có hộ khẩu và tạm trú, tạm vắng.
Căn nhà nhỏ hẹp chỉ hơn 1m2 của gia đình ông Em, bà Lan Không gian chật hẹp phía dưới tầng 1 là gian bếp và khu vực vệ sinh của gia đình. Ở đây nhỏ đến mức chỉ vừa một người đứng bên trong. Nối liền giữa hai “tầng” là những chiếc thang ngả màu thời gian và không chắc chắn.
Tầng 2 là nơi là nghỉ lưng bà Lan và cô con gái. Căn nhà luôn ngột ngạt và thiếu ánh sáng. Mái tôn rỉ sét đã xuống cấp trầm trọng.
Chiếc thang cũ kỹ Không gian tầng 2 của ngôi nhà Ông Em đang mang trong mình những căn bệnh nguy hiểm như bệnh thận, tim, tiểu đường, huyết áp,… Căn bệnh thận khiến cho đôi mắt của ông bị hoại tử đến không còn nhìn thấy ánh sáng, đôi chân bị phù nề chỉ có thể ngồi im một chỗ.
Vì căn nhà quá chật hẹp và việc di chuyển lên tầng khó khăn, kể từ năm 2019 đến nay, ông Em phải ở và sinh hoạt ở góc bên hiên nhà. Ông chia sẻ: “Ở đây tối ngủ thì bị muỗi cắn, còn mùa mưa thì phải dùng tấm ni-lon để che lại”. Mọi sinh hoạt của ông đều cần đến sự giúp đỡ của vợ mình. Bà Lan thì bị mắc chứng lãng tai nặng và đau dạ dày, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên cũng không thể đi thăm khám.
Khu bếp nhà nhà vệ sinh ở tầng 1. Được biết hai ông bà có hai người con, người con trai làm tài xế và đã có gia đình riêng, người con gái thì làm công nhân. Hoàn cảnh của họ vẫn còn rất khó khăn nên chưa thể giúp đỡ nhiều cho cha mẹ.
Bà Liễu - hàng xóm ông Em cho biết, hoàn cảnh vợ chồng ông Em và bà Lan rất đáng thương, nhưng đa số bà con xung quanh đều là lao động tự do, cuộc sống còn nghèo nên không thể giúp đỡ về tiền bạc cho hai vợ chồng.
Bà Lan bị lãng tai. Hàng ngày bà bán sơ ri để có thêm chút tiền lo cho gia đình. Bà Nguyễn Lê Thiên Thanh - Phó Chủ tịch Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1 cho biết: “Vì ông Em không có hộ khẩu nên không được cấp bảo hiểm y tế. Hiện phường đang hướng dẫn để ông Em làm lại hộ khẩu và làm thủ tục để được nhận chính sách bảo trợ xã hội dành cho người khuyết tật”.
Bà Thanh còn chia sẻ thêm bên phường thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ gia đình ông Em vào những dịp lễ, Tết.
Ông Em kể, gần đây ông được những nhà hảo tâm tặng 7 triệu để chữa bệnh nhưng khi vào bệnh viện thì chỉ một ngày đã hết, ông đành phải xin toa thuốc về mua uống.
Khi được hỏi về mong muốn của mình, ông Em nghẹn ngào: “Bây giờ tôi cũng không mong muốn gì ngoài việc được thuốc uống mỗi tháng, giờ đỡ được ngày nào thì hay ngày đó”.
Người đàn ông từ chối 1,7 triệu USD để sống giữa sân bay quốc tế
Nông trại hữu cơ của nông dân người Nhật Takao Shito nằm gọn bên trong khuôn viên của sân bay quốc tế Narita - sân bay đông đúc thứ 2 Nhật Bản.
" alt="Cuộc sống trong căn nhà hơn 1m2 của vợ chồng già ở Sài Gòn" />Thầy Thích Hạnh Nhận, Phó Chủ tịch Hội Phật giáo miền Trung chụp hình lưu niệm cùng đoàn thiện nguyện sau khi trao quà xong.
MC Kim Huyền Sâm chia sẻ, cô luôn coi Hà Tĩnh như quê hương của mình bởi cô đã có 12 năm gắn liền Nghệ An - Hà Tĩnh trong các sự kiện lớn của quốc gia tại nơi đây. Đợt mưa lớn kỷ lục vừa qua trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có hơn 18.000 hộ với hơn 59.000 người phải sơ tán. Chính vì thế những món quà thiết thực của cả ekip đã kịp thời giúp bà con nơi đây vơi bớt đi những buồn lo. Kim Huyền Sâm cùng vợ chồng nhà báo Phạm Ngọc Đóa tặng 100 suất quà cho 100 hộ nghèo thiệt hại nặng nề nhất. Điểm nhận tại chùa Thượng Đẳng, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Xót xa khi nhìn thấy những em bé không được ăn no trong nhiều ngày qua.
Kim Huyền Sâm cùng ekip không quản ngại đẩy thuyền vào sâu trong vùng lũ để đến gần nhà các hộ dân bị ngập, trao 40 suất quà. Ngoài ra, cũng trong chuyến đi Kim Huyền Sâm và ekip đã tới thăm và tặng quà cho một gia đình có 3 thế hệ bị ung thư và tâm thần trên địa bàn. Có thể nói đây là một trong những chuyến thiện nguyện vất vả nhất mà cả đoàn đã trải qua. Thế nhưng khi nhìn thấy bà con đón nhận những món quà thân thương và thiết thực với niềm vui và hạnh phúc, Kim Huyền Sâm cùng ekip đã mừng rơi nước mắt và nghẹn ngào, chỉ mong có thể trao tặng cho bà con vùng rốn lũ được nhiều hơn thế nữa. Làm máy lọc nước, chăm 4.000 con gà giống tặng bà con miền Trung
Sau mùa lụt, việc giúp bà con miền Trung có nước sạch để sinh hoạt, có gà giống để tái sản xuất là những việc làm ý nghĩa mà anh Thành, anh Hòa cũng những người bạn đang tích cực triển khai.
" alt="MC Kim Huyền Sâm trao quà cho bà con vùng lũ Hà Tĩnh" />
- ·Soi kèo góc Hellas Verona vs Parma, 23h30 ngày 31/3
- ·Trên 8 điểm mỗi môn mới đỗ lớp 6 trường 'hot' nhất Hà Nội
- ·Núi Phú Sĩ có tuyết trở lại
- ·Vietcombank là cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank
- ·Nhận định, soi kèo U21 Watford vs U21 Coventry, 20h00 ngày 31/3: Tiếp tục trượt dài
- ·Vương phi Kate lộ diện sau vụ ảnh bị chỉnh sửa
- ·Hàng loạt sedan cỡ B giảm giá tháng 10
- ·'Mặt Trời nhân tạo' của Trung Quốc có bản song sinh
- ·Soi kèo phạt góc Bournemouth vs Man City, 22h30 ngày 30/3
- ·Người già Nhật Bản không nơi nương tựa, không ai cho thuê nhà