Nga đang gây sức ép lên lực lượng Ukraine ở mặt trận miền Đông (Ảnh minh họa: Getty).
BBCngày 21/11 dẫn số liệu của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ cho biết, quân đội Nga đã kiểm soát khoảng 2.700km2 lãnh thổ Ukraine kể từ đầu năm nay, gấp gần 6 lần so với cả năm 2023.
Hướng tấn công chính của Nga là khu vực Kupyansk ở vùng Kharkov và Kurakhovo ở Donbass đóng vai trò là "cửa ngõ" vào trung tâm hậu cần chiến lược Pokrovsk.
Từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 11, lực lượng Nga đã kiểm soát hơn 1.000km2, cho thấy tốc độ tấn công đang tăng nhanh đáng kể.
Theo nguồn tin của BBC, quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden cung cấp cho Ukraine mìn sát thương và cho phép tấn công bằng tên lửa tầm xa vào sâu lãnh thổ Nga cũng xuất phát từ sự tiến công nhanh chóng của lực lượng Nga dọc tiền tuyến.
Tiến sĩ Maryna Miron tại Đại học Hoàng gia London nhận định, nếu Nga duy trì cường độ tấn công hiện tại, mặt trận Ukraine có thể "sụp đổ" sau vài tuần nữa. Quân đội Ukraine bảo vệ Kurakhovo tiếp tục ngăn chặn các cuộc tấn công từ phía Nam và phía Đông, nhưng tình hình đang trở nên nguy cấp.
Các chuyên gia cho rằng, chiến dịch đột kích của Ukraine vào tỉnh biên giới Kursk ở Nga hóa ra lại là một "sai lầm chiến lược" trong bối cảnh thiếu nhân lực.
Chiến dịch này chẳng những không khiến Nga phải rút bớt lực lượng từ chiến trường Ukraine về nước mà còn giúp họ củng cố vị trí, đạt các bước tiến lớn ở miền Đông Ukraine. Điều này sẽ mang lại cho Moscow vị thế tốt hơn trong bất cứ cuộc đàm phán tiềm tàng nào với Kiev trong thời gian tới khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức.
Trong nỗ lực nhằm giúp Ukraine cải thiện vị thế trước đàm phán, chính quyền Tổng thống Joe Biden cuối tuần trước được cho là đã "bật đèn xanh" để Kiev sử dụng vũ khí tầm xa do Washington viện trợ nhằm tấn công sâu vào Nga.
Chủ nhân Nhà Trắng cũng đảo ngược chính sách cấm Kiev sử dụng mìn chống bộ binh. Ngoài ra, theo Kyiv Independent, Tổng thống Biden đã đệ trình quốc hội Mỹ đề xuất xóa khoản nợ viện trợ kinh tế khoảng 4,7 tỷ USD cho Ukraine. Tuy nhiên, đề xuất đã vấp phải sự chỉ trích và phản đối của một số nghị sĩ Cộng hòa.
Nhiệm kỳ của ông Biden sẽ kết thúc vào ngày 20/1 tới. Nhiều người lo ngại Mỹ sẽ đảo ngược chính sách viện trợ cho Ukraine sau khi Tổng thống đắc cử Trump nhậm chức.
Tuy nhiên, trang tin Avia-Prodẫn cho rằng, nếu Nga không nhất trí với sáng kiến hòa bình của ông Trump, ông có thể giữ lại chính sách cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công Nga.
Theo một số nguồn tin, ông Trump có thể đã thảo luận vấn đề này với ông Biden trong cuộc gặp tại Nhà Trắng mới đây.
Các chuyên gia nhận định, quan điểm của ông Trump dường như được thúc đẩy bởi mong muốn duy trì đòn bẩy đối với cả Nga và Ukraine. Nếu Moscow không đồng ý với các điều khoản đề xuất về giải pháp hòa bình, ông có thể duy trì chính sách cho phép Ukraine tấn công tầm xa để gây áp lực lên Nga. Ngược lại, nếu Ukraine từ chối đàm phán hòa bình, Kiev sẽ mất nguồn cung cấp vũ khí.
" alt=""/>Chiến tuyến miền Đông của Ukraine có nguy cơ sụp đổDự án Kenton Node làm tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty Tài Nguyên, sau nhiều năm vẫn bất động (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Ngoài BIDV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cũng thông báo chào bán khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay theo Hợp đồng tín dụng và hợp đồng mua bán trái phiếu ký giữa MSB và Công ty Tài nguyên. Tổng dư nợ tạm tính đến ngày 6/11 là hơn 1.141 tỷ đồng, trong đó nợ gốc hơn 296 tỷ đồng, còn dư nợ lãi và lãi phạt hơn 845 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm gồm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Kenton Node. Hợp đồng thế chấp được ký giữa Công ty Tài Nguyên và các ngân hàng MSB, BIDV và PVCombank, do BIDV làm đầu mối quản lý tài sản.
Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn có 11,3 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Xây dựng sản xuất thương mại Hà Tây và 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thuộc dự án Kenton Node, đều thế chấp riêng cho MSB).
Giá MSB bán nợ bằng giá trị khoản nợ (bao gồm toàn bộ dư nợ gốc, nợ lãi và lãi phạt) tính đến thời điểm thực hiện giao dịch mua bán nợ.
Dự án Kenton Node tọa lạc tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, được khởi công từ năm 2009. Tuy nhiên, thị trường bất động sản rơi vào giai đoạn đóng băng, chủ đầu tư gặp khó khăn về nguồn vốn nên dự án bị ngưng trệ kéo dài, từng khởi động trở lại nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành.
" alt=""/>Dự án Kenton Node: 2 ngân hàng cùng rao bán nợ, có nơi giảm 1.300 tỷ đồngBộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp bà Cristina Romila, Đại sứ Romania tại Việt Nam, sáng 13/8 (Ảnh: Tống Giáp).
Trân trọng người lao động Việt
Gặp lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, Đại sứ Cristina Romila cho biết, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Romania vừa qua là dấu mốc quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Trong chuyến thăm đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania. Thời gian tới, Romania mong muốn tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa hợp tác trong lĩnh vực lao động.
Chia sẻ với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bà Cristina Romila cho biết: "Chúng tôi biết ơn và trân trọng người lao động Việt Nam vì những đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển của Romania thời gian qua".
Bà Cristina Romila cho biết thêm, những năm qua, rất nhiều công dân Romania sang Việt Nam. Tương tự, người Việt Nam sang định cư, công tác tại quốc gia này cũng ngày một tăng.
Đại sứ Cristina Romila đánh giá rất cao nhân lực Việt Nam (Ảnh: Tống Giáp).
Do đó, Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania đã soạn thảo bản giới thiệu hệ thống bảo hiểm gửi tới lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và mong muốn nhận lại bản giới thiệu về luật BHXH của Việt Nam để xem xét khả năng hợp tác giữa hai nước.
"Đặt hàng" nhân lực
Đồng tình, đánh giá cao các ý kiến của Đại sứ Cristina Romila, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, hợp tác chung giữa Việt Nam - Romania những năm vừa qua đã phát triển tốt đẹp trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế - xã hội, lao động - việc làm…
Bộ trưởng cho biết, qua những lần tiếp xúc với lao động Việt Nam tại Romania, ông nhận được những phản hồi hết sức tích cực, đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước đối với người lao động.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện có khoảng 2.600 lao động Việt đang làm việc tại Romania. Mức lương cơ bản của người lao động dao động từ 650-1.000 USD/tháng (chưa bao gồm lương làm thêm ngoài giờ).
Người lao động Việt Nam đi làm việc tại Romania theo các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp của hai nước, được hưởng 2 loại bảo hiểm, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ với Đại sứ Cristina Romila các vấn đề liên quan đến lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (Ảnh: Tống Giáp).
Bộ trưởng cũng đánh giá cao các cơ quan chức năng của Romania trong việc bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc tại quốc gia này.
Ông dẫn chứng, giai đoạn 2020-2021, khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều nhà máy bị thu hẹp sản xuất, các cơ quan chức năng của Romania đã luôn quan tâm, giám sát và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận lao động Việt Nam, đảm bảo lương và thu nhập cho người lao động.
Chia sẻ thêm với Đại sứ Cristina Romila, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế có độ mở lớn, năng động, dựa trên các tiềm năng sẵn có và hợp tác quốc tế.
Việt Nam hiện tập trung vào 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, là đột phá về thể chế, hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
"Chúng tôi đang trong thời kỳ dân số vàng. Với quy mô dân số hơn 100 triệu dân, Việt Nam có tới 56 triệu người trong độ tuổi lao động. Đây là lợi thế vô cùng lớn.
Thời gian tới, chúng tôi tranh thủ tận dụng lợi thế này, tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam cũng cập nhật xu thế, chú trọng đào tạo một số ngành nghề mới như nhân lực làm chíp bán dẫn, hydrogen và nhân lực tín chỉ cacbon.
Việt Nam phấn đấu trở thành điểm đến tìm kiếm nhân công cho nhiều quốc gia đang cần nguồn nhân lực ngành bán dẫn", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, hằng năm, ngoài đào tạo việc làm trong nước cho khoảng 1,5 triệu người, Việt Nam phái cử khoảng 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… gần đây, Việt Nam tăng cường mở rộng hợp tác với Đức - một trong những thị trường lao động có mức thu nhập và điều kiện làm việc tốt.
Bộ trưởng cho biết, hiện có nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam cung cấp lượng lớn nhân lực.
Liên quan đến bản ghi nhớ giữa hai nước, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH Việt Nam giao các cơ quan chuyên môn của Bộ nghiên cứu, cùng trao đổi với Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania, sớm hiện thực hóa các nội dung đã ký kết.
"Chúng ta phải cùng nhau nghiên cứu cơ chế để đảm bảo quyền lợi cho người lao động của hai nước, đặc biệt là về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc người già", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
" alt=""/>Nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam cung cấp nguồn nhân lực