Giới truyền thông Ấn Độ đã đau xót khi gọi Delhi là “thủ đô cưỡng dâm” khi các vụ tấn công tình dục trên đường phố ở nơi đây ngày một tăng.
Đêm ngày 11/12,ủđôcưỡngdâmcủathếgiớiởđâhôm nay có đá bóng không trong lúc đợi mẹ đi làm về tại một trạm xe bus ở phía tây bắc Delhi, một thiếu nữ 18 tuổi đã bị 4 nam thanh niên ngồi trên ô-tô buông lời khiếm nhã. Sau đó, cô gái đã bị lôi lên xe để 4 tên thay nhau hãm hiếp. Cảnh sát đã tóm gọn cả 4 tên “yêu râu xanh” này và cho biết, trong đó có 1 tên vẫn là trẻ vị thành niên.
Theo số liệu thống kê của cảnh sát Delhi, trong suốt 5 năm qua đã có ít nhất 23 vụ nữ giới bị các băng nhóm tấn công tình dục, thay nhau hãm hiếp trên đường. Tình hình năm nay còn trở nên tồi tệ hơn khi số vụ tấn công tăng lên tới con số 11.
Sáng sớm ngày 24/11, trong lúc bắt taxi từ nam Delhi về nơi ở, một nữ nhân viên 30 tuổi đến từ tỉnh Manipur đồng bắc Ấn Độ đã bị 5 tên “ma men” lôi lên xe chở hàng để thực hiện hành vi đồi bại. Sau 40 phút thay nhau “nô đùa”, chúng đã đẩy nạn nhân xuống xe. Hiện cả 5 kẻ tình nghi đã bị cảnh sát tóm gọn.
Nhiều năm qua, vấn đề an toàn cá nhân của phụ nữ ở Delhi vẫn không được cải thiện, thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn. Có lẽ vì vậy mà “Thời báo Ấn Độ” đã không ngần ngại gọi Delhi là “Thủ đô cưỡng hiếp”.
Mặc dù trên đường phố thủ đô luôn có cảnh sát vũ trang đi tuần tra nhưng vẫn không ngăn chặn được sự gia tăng của các vụ tấn công. Hơn nữa, cảnh sát thiếu năng lượng điều tra, hiệu quả tư pháp còn thấp khiến cho cuộc sống của phụ nữ ở đây luôn bị đe dọa.
Dự án đầu tư Trang trại và phát triển chăn nuôi gia súc kết hợp Du lịch sinh thái tại xã Krông Á.
Tuy nhiên, từ khi có chủ trương đến nay, Trung Nguyên chỉ mới tu bổ, nâng cấp một số đoạn đường đất nội bộ, xây dựng một số nhà sàn (theo kiến trúc dân tộc Êđê) và chăn thả ngựa, heo lai rừng, còn nhiều hạng mục đầu tư khác vẫn chưa hoàn tất.
Dự án cụm thác Dray Nur – Dray Sáp Thượng
Khu du lịch cụm thác Dray Sáp Thượng và Dray Nur (huyện Krông Na) được UBND tỉnh Đắk Lắk giao cho Trung Nguyên từ tháng 10/2010 với diện tích rừng và đất nông – lâm nghiệp là 105 ha. Tổng vốn đầu tư vào 2 dự án này lần lượt là 82 tỷ đồng và 50 tỷ đồng.
Khu du lịch cụm thác Dray Sáp Thượng và Dray Nur.
Dù cấp phép đã lâu nhưng đến nay, cụm thác Dray mới chỉ hoạt đồng một phần vào tháng 9/2017, còn dự án tại Đồi Cư H’Lâm vẫn “dậm chân tại chỗ”. Đáng chú ý, tuy chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý đầu tư, nhưng Trung Nguyên (dưới tên gọi Công ty du lịch Đặng Lê) đã đưa vào khai thác 3 năm nay một số sản phẩm, dịch vụ du lịch như cưỡi ngựa, vui chơi, giải trí và cắm trại dã ngoại dưới chân thác…
Nhà khách Trung Nguyên
Ngoài các dự án du lịch, một dự án khác của Trung Nguyên được UBND tỉnh Đắk Lắk chấp thuận đầu năm năm 2014 là dự án Nhà khách Trung Nguyên tại phường Tân Lợi - TP. Buôn Ma Thuột. Dự án có quy mô gần 6ha với số vốn khoảng 130 tỷ đồng nhằm thực hiện các hạng mục nhà khách, hội trường, biệt thự…
Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, chủ đầu tư chỉ mới thực hiện thủ tục trích lục bản đồ và đang thuê đơn vị tư vấn lập quy hoạch tỷ lệ 1/500. UBND tỉnh Đắk Lắk cũng ấn định thời gian thực hiện cụ thể, yêu cầu hoàn thành dự án, đưa vào khai thác trước ngày 30/9/2018.
Quốc Đại
Vợ chồng ông chủ Trung Nguyên vẫn chưa thể chia khối tài sản khủng
Theo phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ cung cấp, tổng tài sản chung của vợ chồng ông hiện nay gồm cổ phần, tiền mặt và bất động sản có tổng trị giá gần 8.400 tỉ đồng.
Giá đất tại TP Đà Nẵng tăng phi mã trong 2 năm qua
Ông Trần Thanh Quang, một hộ diện tái định cư ở quận Sơn Trà, cho biết gia đình ông bị giải tỏa vào năm 2007 và được bố trí ở khu đầu tuyến đường Sơn Trà - Điện Ngọc với điều kiện cho nợ tiền sử dụng đất đến 10 năm. Ông nợ tổng cộng 60 triệu đồng/90 m2. Đến đầu năm 2019, gia đình ông gom đủ tiền trả nợ đến Văn phòng Đăng ký đất đai quận Sơn Trà để nộp thì được thông báo số nợ của ông lên đến gần 2 tỉ đồng. Với số nợ như trên thì không biết đến bao giờ gia đình ông có thể trả được.
Tương tự, hàng trăm hộ dân nợ tiền sử dụng đất trên địa bàn quận Sơn Trà cũng phải đối mặt với số nợ "khủng". Gia đình bà Nguyễn Thị Chánh (ngụ quận Sơn Trà) lo lắng nhiều ngày qua bởi sau khi bị giải tỏa năm 1998, bà mua lại lô đất tái định cư với số nợ chỉ khoảng gần 30 triệu đồng. Nay nếu áp giá đất mới thì số tiền nợ bà phải trả là gần 1 tỉ đồng. "Chúng tôi không biết lấy đâu ra tiền trả nợ vì đa phần đều rất khó khăn, không có tiền nên phải nợ suốt nhiều năm qua. Nay nợ bỗng dưng tăng quá cao, chắc phải bán đất đi nơi khác" - bà Chánh mệt mỏi.
Theo nhiều người dân, việc thay đổi bảng giá đất mới được áp dụng một cách đột ngột, không thông báo cụ thể để họ có thể xoay xở. "Nếu chúng tôi biết sớm thì trước thời điểm áp dụng đã vay mượn để trả nợ, đằng này sau khi thay đổi mới biết thì không còn cách nào giải quyết" - ông Quang cho hay.
Thay đổi đúng quy định
Lý giải cho vấn đề trên, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng, cho rằng theo quy định của Luật Đất đai, bảng giá đất được UBND tỉnh, TP xây dựng căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, được HĐND cùng cấp thông qua trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng theo định kỳ 5 năm 1 lần đồng thời được công bố công khai vào ngày 1-1 của năm đầu kỳ. Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì UBND cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.
Việc điều chỉnh bảng giá đất căn cứ vào 2 trường hợp. Một là khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà mức giá đất điều chỉnh tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất của loại đất tương tự. Hai là khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên.
Đối với Đà Nẵng, qua 2 năm áp dụng bảng giá đất mới từ đầu năm 2017, giá giao dịch phổ biến trên thị trường bất động sản tại Đà Nẵng có nhiều biến động, có một số khu vực biến động rất lớn. Theo chứng thư thẩm định giá của Công ty CP Đầu tư và Định giá AIC - Việt Nam về giá phổ biến tại thời điểm nghiên cứu điều chỉnh bảng giá đất thì giá đất tại đô thị tỉ lệ tăng bình quân là 4,13 lần (cao nhất 9 lần, thấp nhất 1,86 lần), về giá đất ở nông thôn tỉ lệ tăng bình quân là 2,66 lần (cao nhất 6,83 lần, thấp nhất 1,2 lần). Đồng thời trong năm 2017 trên địa bàn TP Đà Nẵng đã đặt mới tên một số tuyến đường. Chính vì thế, TP Đà Nẵng đã áp dụng quyết định thay đổi bảng giá đất.
Ông Hùng khẳng định theo quy định của Chính phủ, đối với hộ gia đình cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất thì phải trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm. Sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất còn lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ.
Chờ ý kiến Thủ tướng
Về việc giải quyết chính sách nợ sử dụng đất đối với các hộ tái định cư, từ năm 2016, UBND TP Đà Nẵng đã có nhiều đề xuất, kiến nghị trong đó việc xin trả chậm, gia hạn thời gian trả nợ lên Bộ Tài chính, Chính phủ. Sau đó, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ cũng có nhiều công văn về việc xử lý vướng mắc trên. Cuối năm 2018, TP Đà Nẵng tiếp tục gửi đề xuất tham gia ý kiến về việc này. Hiện tại, vấn đề nợ tiền sử dụng đất tái định cư tại Đà Nẵng phải đợi ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Người lao động
Năm 2019, giá đất ở Đà Nẵng cao nhất 98,8 triệu đồng/m2
- Năm 2019, giá đất cao nhất trên địa bàn thành phố là 98,8 triệu đồng/m2 theo quyết định vừa được lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng ban hành.
评论专区