Nhận định, soi kèo Bekasi City vs Adhyaksa Farmel, 15h30 ngày 30/1: Cơ hội cho chủ nhà
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Nhận định, soi kèo Persebaya Surabaya vs Persita Tangerang, 19h00 ngày 31/1: Chặn đứng mạch bết bát
Nhiều năm trước, câu "Tôi là đại gia của chính mình" của Hồ Quỳnh Hương trước thềm liveshow riêng từng khiến dư luận xôn xao. Đến nay nhìn lại, ca sĩ quê đất mỏ nói được làm được. Nhiều người trong nghề dùng từ "đại gia ngầm" khi nói về Hồ Quỳnh Hương.
Hồ Quỳnh Hương nổi tiếng từ rất sớm, đi hát hơn 20 năm. Không còn ở thời đỉnh cao, cát-sê của chị được tiết lộ luôn ở hàng top, tương đương một sao hạng A. Để mời Hồ Quỳnh Hương ký hợp đồng đại sứ thương hiệu hoặc làm giám khảo chính cuộc thi, con số lên đến hàng tỷ khá hiển nhiên. Lý giải điều này, ca sĩ là tên tuổi, rất khắt khe chọn chương trình biểu diễn hay nhãn hàng hợp tác.
Giai đoạn vàng son, Hồ Quỳnh Hương hầu như chỉ hát rồi lấy cát-sê đầu tư lại hình ảnh, sản phẩm và liveshow. Chị thuộc số ít nữ ca sĩ dám tự bỏ tiền túi hàng tỷ đồng làm liveshow thập niên 2000.
Bên cạnh âm nhạc, Hồ Quỳnh Hương còn là tay kinh doanh có hạng. Chị dùng tiền tích luỹ đầu tư vào các lĩnh vực như dịch vụ ăn uống, du lịch và bất động sản. Hồ Quỳnh Hương thích bận rộn nên đảm nhận nhiều vai trò, từ ca sĩ, doanh nhân đến giảng viên hợp đồng khoa Thanh nhạc tại Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội khu vực phía Nam.
Nhà Hồ Quỳnh có vườn rộng, bể bơi riêng.
Hồ Quỳnh Hương hiện sống trong căn biệt thự rộng rãi thuộc một khu dân cư cao cấp ở TP.HCM. Biệt thự mang phong cách hoàng gia, có vườn rộng nhiều cây xanh và bể bơi riêng. Chị mặc hàng hiệu và đi xe sang hằng ngày, xem chúng như vật dụng, phương tiện đời thường.
Ca sĩ từng nói với VietNamNet về sản nghiệp của mình: “Người ta có mới khoe chứ tôi đâu có gì đâu để khoe. Trong cuộc sống showbiz ồn ã, có rất nhiều thông tin để mọi người quan tâm. Nhưng như tôi nói, bây giờ mình chỉ muốn sống yên lặng trong một góc nhỏ. Đến tận thời điểm này hầu như cũng không ai biết nhà tôi mà tôi cũng chẳng có gì để khoe cả. Một ngôi nhà rất bình thường, giản đơn".
Thỉnh thoảng, Hồ Quỳnh Hương nhớ về thời trẻ nổi loạn, kiêu ngạo. Khi ấy, chị "tiêu nhiều tiền đến mức không cần đếm, cứ vứt trong két sắt rồi tiêu xài". Càng lớn tuổi, Hồ Quỳnh Hương nhận ra tiền bạc không phải niềm vui nên hướng bản thân đến cuộc sống nhẹ nhàng, yên bình.
Hồ Quỳnh Hương 'tiêu tiền không đếm, là đại gia chính mình' giàu cỡ nào? Hiện tại, Hồ Quỳnh Hương viên mãn, sống thảnh thơi và kín tiếng. Chị là Phật tử ăn chay trường nhiều năm. Thấm nhuần Phật pháp, Hồ Quỳnh Hương chăm làm việc thiện, không tiếc cho đi tài sản mồ hôi công sức của mình để giúp đỡ người gặp khó khăn.
Hồ Quỳnh Hương hát 'Hallelujah' lời Việt
Cẩm Lê
Hồ Quỳnh Hương nhắn tin 'nói xấu' với bạn lại nhầm vào đúng số thầy giáo
Hồ Quỳnh Hương xúc động khi nhớ những ký ức khó quên về nhạc sĩ An Thuyên - người thầy và cũng là người cha thứ hai dìu dắt cô trong những năm tháng đi học đến khi trưởng thành.
" alt="Hồ Quỳnh Hương giàu cỡ nào?" />- Chú mèo Larry sẽ không phải ra khỏi số 10 phố Downing khi gia đình Thủ tướng Anh David Cameron rời đi, tờ Guardian đưa tin.Theresa May - "Bà đầm thép" thứ 2 của Anh" alt="'Người' duy nhất trong văn phòng Thủ tướng Anh không bị Brexit tác động" />
- - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố điểm chuẩn đại học 2016, cao nhất 33 điểm ở ngành Sư phạm toán.
Cụ thể, ở các ngành có nhân hệ số, ngành sư phạm toán có điểm chuẩn cao nhất 33 điểm. Với
các ngành không nhận hệ số, ngành giáo dục tiểu học có điểm chuẩn cao nhất với 21,5 điểm.
Cụ thể như sau:
Lê Huyền
" alt="Điểm chuẩn đại học 2016 Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cao nhất 33 điểm" /> Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, bên phải là một bức tranh do AI tạo nên dựa trên ảnh chân dung của nhà văn.
Theo phản ánh của một độc giả, khi nhận được đề bài tóm tắt nội dung cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơcủa nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, ChatGPT đã tự ý thay đổi tên các chương của nguyên tác. Cụ thể thông tin của AI đưa ra về cuốn sách là tác phẩm gồm tám chương với phần đầu có tên "Tôi là một thằng nhóc", phần tiếp theo là "Những trò chơi tuổi thơ". Trong khi đó, tác phẩm gốc có chương một là “Tóm lại là đã hết một ngày” và chương hai là “Bố mẹ tuyệt vời”.
Sự việc trên cho thấy tính nghiêm trọng của việc sử dụng AI nhằm trích xuất thông tin từ sách cũng như vai trò của việc tìm kiếm tài liệu nguồn trong bối cảnh nội dung trí tuệ nhân tạo bùng nổ.
Nhiều thông tin sai lệch về danh tác Việt Nam
Không chỉ tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, khi sử dụng ChatGPT để nêu ra 12 chương trong cuốn sách Thương nhớ mười hai(Vũ Bằng), độc giả cũng sẽ nhận được những câu trả lời không chính xác. Theo đó, ứng dụng này cho ra kết quả hoàn toàn không trùng khớp với tên các phần trong sách.
Ấn bản đặc biệt Cho tôi xin một vé đi tuổi thơnăm 2021 được in bìa cứng, khổ lớn kích thước 19 x 24 cm. Ảnh: Long Huỳnh.
Trong chương đầu, nhà văn Vũ Bằng đặt tên là “Trăng non rét ngọt”, ChatGPT đổi thành “Vui trong ngày Tết”. Chương hai có tên “Tương tư hoa đào” đã bị đổi sang “Hoa xoan đầu mùa”. Các tên gọi trên đã được mô hình ngôn ngữ lớn của AI tạo sinh dựa vào nội dung chính của tác phẩm đã được công bố trên những nguồn mở.
Ngoài ra, khi hỏi về tác phẩm Người lái đò sông Đàcủa nhà văn Nguyễn Tuân, ChatGPT cũng trả lời sai về tên nhân vật người lái đò. Đây là nhân vật không có tên cụ thể trong tác phẩm nhưng AI lại cung cấp một cái tên tưởng tượng. Điều này có thể dẫn đến những hiểu lầm, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên hoặc người nghiên cứu dựa nhiều vào công cụ này mà không kiểm chứng thêm từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tại buổi ra mắt tác phẩm Tiệm sách của nàng.Ảnh: P.K.
Nguyên nhân chính của các sai sót này nằm ở cơ chế hoạt động của AI. ChatGPT không có khả năng "hiểu" thông tin như con người, mà chỉ tổng hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau, bao gồm cả nguồn không chính thống hoặc có sai sót từ trước. Khi dữ liệu đầu vào không chính xác, đầu ra của AI cũng khó đảm bảo độ tin cậy. Thêm vào đó, văn học Việt Nam là một lĩnh vực đặc thù, yêu cầu sự am hiểu sâu sắc về ngôn ngữ, văn hóa, và lịch sử, điều mà AI hiện tại khó có thể đạt đến mức độ như một chuyên gia thực sự.
Theo PGS Jieun Shin tại Đại học Florida (Mỹ), "AI không chỉ tạo ra các hình ảnh và tin tức giả khó phân biệt với sự thật mà còn giúp khuếch đại tốc độ lan truyền của chúng". Những công cụ này cho phép bất kỳ ai, kể cả những đối tượng có ý đồ xấu, sản xuất hàng loạt nội dung sai lệch để phục vụ các mục đích tuyên truyền trên mạng xã hội.
Trước đó, một báo cáo từ NewsGuard (tổ chức độc lập chuyên theo dõi và đánh giá độ tin cậy của các trang web tin tức và thông tin trên mạng) cho thấy, số lượng các trang chứa thông tin sai lệch do AI cung cấp đã tăng gấp mười lần trong năm 2023. Hầu hết, các website này được vận hành với rất ít hoặc không có sự can thiệp từ con người. Những trang web này trở thành mối đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt khi thông tin sai lệch có thể ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử hoặc dẫn dắt dư luận trong các cuộc xung đột.
Vai trò của tài liệu nguồn trong bối cảnh AI tạo sinh
Trong bối cảnh AI tạo sinh nở rộ và không kiểm soát được dữ liệu đầu vào, vai trò của việc tìm đọc tài liệu nguồn cần phải được đề cao hơn. Chúng không chỉ là nền tảng vững chắc cho quá trình nghiên cứu mà còn là công cụ giúp người học tiếp cận trực tiếp với tư duy và lập luận của tác giả.
Theo các nhà nghiên cứu, tài liệu gốc mang lại khả năng tiếp cận toàn diện hơn so với các thông tin được tổng hợp bởi AI. Việc tham khảo trực tiếp các nguồn này giúp người đọc hiểu rõ bối cảnh, sắc thái và logic tư duy mà các công cụ tổng hợp thông tin khó có thể truyền tải đầy đủ. "Đọc tài liệu gốc không chỉ là việc tìm kiếm thông tin, mà còn là một quá trình đối thoại sâu sắc với tác giả”, TS Ngô Di Lân - Tiến sĩ ngành Quan hệ Quốc tế (Đại học Brandeis, Mỹ) - chia sẻ.
TS Ngô Di Lân hiện công tác tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao. Ảnh: Ánh Hoàng.
Bên cạnh đó, thái độ của người dùng đối với thông tin từ AI cũng cần được điều chỉnh theo hướng thận trọng và có chiến lược. Thay vì thụ động tiếp nhận thông tin như một sự thật hiển nhiên, người học cần đối thoại với AI, đặt câu hỏi phản biện và kiểm chứng thông tin từ các nguồn đáng tin cậy khác. Đây không chỉ là kỹ năng cần thiết trong thời đại số mà còn là cách để tránh những nguy cơ từ thông tin sai lệch hoặc thiếu chính xác mà AI có thể cung cấp.
Với khả năng xử lý dữ liệu khổng lồ và cung cấp thông tin nhanh chóng, AI giúp tiết kiệm thời gian và mở rộng khả năng tiếp cận tri thức. Nhưng chính điều này lại đặt ra vấn đề lớn về độ chính xác và tính toàn diện của thông tin mà trí tuệ nhân tạo cung cấp.
"AI có xu hướng đồng nhất hóa thông tin, bỏ qua các chi tiết nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng để hiểu sâu vấn đề. Thực trạng này đặc biệt nguy hiểm trong các lĩnh vực như nghiên cứu lịch sử hay khoa học xã hội, nơi mỗi chi tiết nhỏ đều có thể thay đổi toàn bộ cách nhìn nhận về một sự kiện hoặc vấn đề”, TS Ngô Di Lân cảnh báo.
Tuy nhiên, tác giả cuốn sách Canh bạc AI cũng cho rằng không thể phủ nhận AI đang trở thành một công cụ hỗ trợ quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, vai trò của giáo dục là không thể thay thế trong việc khuyến khích việc tiếp cận tài liệu gốc và phát triển khả năng phân tích độc lập. Các trường học cần trang bị cho học sinh không chỉ kỹ năng sử dụng AI mà còn cả thói quen đọc và nghiên cứu sâu. Chỉ khi đó, thế hệ người học mới có thể khai thác tối đa lợi ích từ công nghệ mà vẫn giữ được tư duy phản biện và sự sáng tạo của con người.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="ChatGPT bịa nội dung sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh" />Bàn học “tối giản” của Homi, chồng sổ bên cạnh là ghi chép suốt cả chục năm qua của cô (ảnh nhân vật cung cấp) Trên bàn học cũng “tối giản”, nổi bật nhất là cuốn lịch bàn cùng quyển sổ tay chi chít chữ. Homi gọi chúng là những “bản kế hoạch cuộc sống”. Nữ sinh 19 tuổi kể, từ nhỏ cô đã có thói quen lập kế hoạch cho bản thân. Làm gì cũng phải có kế hoạch. Việc gì đã đề ra đều phải cố gắng hết sức để hoàn thành.
“Ngoài khuôn mặt, tính cách này có lẽ là điều khiến em thấy mình ‘Nhật Bản’ nhất”, nữ sinh mang trong mình 2 dòng máu Việt - Nhật hài hước nói.
Sở hữu bảng thành tích học tập “khủng” với toàn điểm A trong những năm du học cấp 3 tại Canada nhưng ít ai biết con đường học hành của Homi rất… khác người.
Homi chưa từng học mẫu giáo, cũng chưa từng học lớp 1. Lúc 5 tuổi, Homi đã làm toán thành thạo, nhưng cha mẹ cô lại chọn cách dạy con học ở nhà. Năm 7 tuổi, Homi lần đầu tới trường và được xếp vào… lớp 2. Sau 3 tháng học thử, ngôi trường quốc tế tại TP.HCM quyết định cho cô bé người Nhật học luôn… lớp 3.
So với bạn bè, Homi cũng tự nhận thấy mình… khác người. Thời phổ thông dù luôn trong top đầu của lớp nhưng Homi lại khá “coi nhẹ” điểm số. Về khía cạnh này, Homi bảo cô thấy mình giống bố, một doanh nhân có tiếng ở TP. HCM nhưng chưa từng tốt nghiệp THPT.
“Em vẫn cho là kiến thức và hiểu biết quan trọng hơn điểm số”, chủ nhân học bổng toàn phần của VinUni bộc bạch, “10-20 năm nữa, thứ theo mình và giúp ích cho mình chắc chắn không phải là điểm số”.
Trong căn phòng tối giản của Homi, tài sản giá trị nhất với cô là chiếc laptop cùng hơn chục cuốn sổ chi chít chữ mà cô giữ từ ngày học phổ thông đến giờ.
“Sau mỗi bài học hay sau khi đọc được một cuốn sách hay, em sẽ tóm tắt những nội dung quan trọng nhất vào đây”, Homi vừa mở một cuốn sổ giấy đã sờn vừa nói. “Khi cần ôn tập hay xem lại, chỉ cần cuốn sổ này là đủ, không cần phải đọc hay tìm lại sách nữa.”
Có lẽ cũng vì thế mà trong phòng Homi rất ít sách, dù mỗi ngày cô đọc sách tới 4-5 tiếng. Homi tiết lộ, trong chiếc laptop mà cô coi là cả “gia tài” chứa gần 100.000 trang sách quý được sưu tầm suốt nhiều năm.
“Con phải đến VinUni học ngành Y”
Trước khi vượt qua hàng ngàn ứng viên xuất sắc và nhận học bổng tài năng của VinUni, Homi đã có 1 năm học ngành Y của một trường đại học lớn ở phía Nam. Homi tiết lộ, với cô đó là 1 năm… học thử.
“Năm 2018, em tốt nghiệp THPT cũng là lúc dự án Đại học VinUni được công bố. Lúc đó, cả em và gia đình đều quyết định đợi đến năm 2020 khi VinUni tuyển sinh khóa đầu tiên”, cựu du học sinh tại Canada giải thích.
Ngay từ nhỏ, cô gái yêu thích các môn khoa học tự nhiên này đã muốn theo nghề Y. “Ngày trước bà em thường phải nằm viện nên em hiểu nghề Y quan trọng như thế nào.”
Thời gian du học tại Canada, Homi đăng ký làm tình nguyện viên cho một hiệu thuốc để có cơ hội tiếp cận gần hơn với công việc khoác trên mình chiếc áo blouse trắng. Đến năm “học thử” đại học, cô thành lập và dẫn dắt dự án Doctor Plus Medcomics, chuyên Việt hóa các bộ comic (truyện tranh) về y học làm tài tham khảo cho các sinh viên y khoa. Càng tìm hiểu sâu các thành tựu y học thế giới Homi càng nhận ra rằng Việt Nam đang cần thêm rất nhiều các nhà nghiên cứu để có thể theo kịp nền y học phương Tây.
Homi Yamada (ngoài cùng bên phải) trong lễ tốt nghiệp THPT tại trường Alpha secondary school (Canada) “Con phải đến VinUni học ngành Y” - Homi đã nói như thế với bố mẹ sau khi tìm hiểu về trường đại học theo mô hình tinh hoa đầu tiên của Việt Nam.
“Người ta dám đầu tư lớn như vậy, dám hợp tác với các trường Ivy League hàng đầu nước Mỹ, mời toàn giảng viên nước ngoài, tuyển sinh cũng rất nghiêm ngặt thì chứng tỏ là họ làm rất nghiêm túc, bài bản”, ông Trương Vệ Dân, bố của Homi, tự tin khi được hỏi có quá mạo hiểm không khi ủng hộ con gái dù VinUni là một cái tên quá mới.
Homi và người cha đã hết lòng ủng hộ các ý tưởng “mạo hiểm” của cô con gái Nói về lý do Homi lọt vào “mắt xanh” của hội đồng xét duyệt học bổng VinUni, PGS Siddiqui Zarrin Seema - Giám đốc chương trình Bác sĩ Y khoa (Trường ĐH VinUni) cho biết ngoài bảng điểm “đẹp đến từng con số”, bà vô cùng ấn tượng với kiến thức sâu rộng về khoa học sức khỏe, tư duy sắc bén, khả năng thấu cảm của một bác sĩ tương lai.
“Homi có mục tiêu và đam mê mãnh liệt với ngành y, thể hiện rõ khả năng lãnh đạo trong các tổ chức mà em từng tham gia.” - PGS Siddiqui Zarrin Seema đánh giá.
Cũng theo Giám đốc chương trình Bác sĩ Y khoa, Homi còn “ghi điểm” đặc biệt với hội đồng xét duyệt học bổng bởi ý tưởng gây quỹ, thành lập một chương trình chăm sóc sức khỏe với sự hậu thuẫn quốc tế nhằm mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí, chất lượng cho những người yếu thế trong xã hội.
“Một cô gái đặc biệt tài năng với trái tim nhân ái, dám nghĩ lớn, cùng khát vọng cống hiến cho y khoa và xã hội Việt Nam” - PGS Siddiqui Zarrin Seema nhận xét về những tố chất cốt lõi đã giúp Homi giành học bổng toàn phần từ trường Đại học tinh hoa đầu tiên của Việt Nam.
Minh Tuấn
" alt="Nữ sinh Nhật giành học bổng với mục tiêu ‘phải đến VinUni học ngành Y’" />- Do ảnh hưởng của dịch virus corona, Bộ GD-ĐT điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020, trong đó, quy định thời gian tổ chức Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2020 từ ngày 23 đến ngày 26/7/2020 (chậm hơn 1 tháng so với năm 2019).
Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng điều chỉnh thời gian tổ chức sơ tuyển từ ngày 01/3 đến ngày 25/5.
(Ảnh: Như Sỹ) Tổ chức khám sức khỏe cho thí sinh đăng ký sơ tuyển vào hai đợt. Đợt 1 vào tuần ba và tuần bốn tháng 4/2020. Đợt 2 vào tuần hai tháng 5/2020. Thời gian cụ thể do Ban TSQS các đơn vị, địa phương bố trí cho phù hợp.
Sau khi khám sức khỏe đợt 2, trước khi kết thúc thời gian sơ tuyển (25/5/2020), nếu còn thí sinh đăng ký tham gia sơ tuyển, các địa phương, đơn vị tiếp tục tổ chức khám sức khỏe cho số thí sinh đăng ký sơ tuyển.
Ban TSQS các tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổng hợp và bàn giao hồ sơ sơ tuyển về các trường thí sinh đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất).
Phía Bắc vào ngày 3/6.
Phía Nam vào ngày 5/6.
Trước đó, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh của khối trường quân đội. Theo đó, năm nay, 18 trường quân đội sẽ tuyển 5.400 chỉ tiêu.
Khối các trường quân đội tiếp tục thực hiện tuyển sinh theo phương án xét tuyển dựa trên cơ sở kết quả của kỳ thi THPT quốc gia.
Thí sinh đăng ký xét tuyển phải qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng (thanh niên ngoài quân đội sơ tuyển tại Ban tuyển sinh quân sự cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; quân nhân tại ngũ sơ tuyển tại Ban tuyển sinh quân sự cấp trung đoàn và tương đương).
Lê Huyền
Chỉ tiêu tuyển sinh 18 trường quân đội năm 2020
- Chiều 21/2, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh của khối trường quân đội. Theo đó, năm nay, 18 trường quân đội sẽ tuyển 5.400 chỉ tiêu. Trường Sĩ quan chính trị tuyển sinh nhiều nhất với 651 chỉ tiêu.
" alt="Điều chỉnh thời gian tuyển sinh vào các trường quân đội năm 2020" />
- ·Nhận định, soi kèo Umm Salal vs Al Duhail, 20h30 ngày 31/1: Cuốn bay đối thủ
- ·Người hàn gắn thế giới bằng văn chương qua đời ở tuổi 99
- ·Nam Định đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực khoa học công nghệ
- ·Dịch giả Lê Đình Chi: Mỗi tác phẩm là một hành trình phiêu lưu
- ·Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2
- ·Điểm sàn đại học 2016: Hôm nay Bộ GD công bố điểm sàn xét tuyển ĐH 2016
- ·Australia phạt Meta 14 triệu USD vì thu thập dữ liệu trái phép
- ·Người dùng Internet vệ tinh dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2031
- ·Nhận định, soi kèo Qatar SC vs Al
- ·Mẹ diễn viên ‘Chiếc lá cuốn bay’ lên tiếng về 20 tỷ đồng từ nghi phạm
49,2% người dùng sử dụng Internet để nghe nhạc với thời gian nghe nhạc trung bình mỗi ngày là 1 giờ 12 phút. 75% người Việt nghe nhạc số hàng ngày
Theo báo cáo mới nhất từ Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI), năm 2022, thị trường âm nhạc toàn cầu đạt mức doanh thu 26,2 tỷ đô la Mỹ, tăng 9,0% so với năm trước đó. Đây là năm thứ 8 liên tiếp, doanh thu từ âm nhạc trên thế giới tiếp tục tăng trưởng.
Trong đó, tổng lượng phát trực tuyến (bao gồm đăng ký trả phí và có hỗ trợ quảng cáo) vẫn đang tăng trưởng nhanh với mức tăng 11,5%, đạt 17,5 tỷ đô la mỹ. IFPI cho biết, doanh thu phát nhạc trực tuyến có trả phí đã tăng 10,3% lên 12,7 tỷ USD, đồng thời đã có 589 triệu người dùng tài khoản đăng ký trả phí vào cuối năm 2022. Nhìn chung, phát trực tuyến chiếm 67% tổng doanh thu âm nhạc.
Theo We are social, tính đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người sử dụng Internet, tương đương 79,1% dân số, tăng thêm 5,3 triệu người (tăng 7,3%) so với đầu năm 2022. Khảo sát này cũng cho thấy, 49,2% người dùng sử dụng Internet để nghe nhạc với thời gian nghe nhạc trung bình mỗi ngày là 1 giờ 12 phút.
Một khảo sát gần đây cũng cho thấy, 75% người Việt cho biết nghe nhạc hàng ngày. Đây cũng là hình thức giải trí phổ biến nhất tại Việt Nam. Trong đó, có đến 93% người được khảo sát sử dụng điện thoại di động để nghe nhạc. Khi tính năng phát trực tuyến ngày càng phổ biến, âm nhạc từ đó cũng dễ tiếp cận hơn, mở ra nhiều cơ hội với cả nghệ sĩ và người nghe.
Theo các chuyên gia, đi cùng với xu hướng của thế giới, nền tảng nhạc số đang giữ vai trò quan trọng đối với thị trường âm nhạc Việt Nam - một mảnh đất đầy màu mỡ.
Ứng dụng "nội" vẫn làm chủ thị trường nhạc số
Tại Việt Nam, bất chấp sự có mặt của các đối thủ quốc tế, các ứng dụng nội địa hiện tại vẫn đang làm chủ cuộc chơi. Với 28 triệu người dùng thường xuyên, Zing MP3 hiện tại vẫn đang dẫn đầu thị trường. Nền tảng nhạc số này sở hữu kho nhạc khổng lồ với hơn 90% bản quyền nhạc Việt. Đây cũng là ứng dụng nghe nhạc trực tuyến duy nhất lọt top 10 ứng dụng di động có lượng người dùng hoạt động nhiều nhất tại Việt Nam, theo thống kê của We are Social.
Theo Data.ai, tính đến hết Quý II/2023, Zing MP3 vẫn đang là ứng dụng nghe nhạc miễn phí có số lượng người dùng thường xuyên hàng đầu, được tìm kiếm và tải về nhiều nhất trên nền tảng iOS cùng Android tại thị trường Việt Nam. Cùng với Zalo, Báo Mới… Zing MP3 là một trong những ứng dụng có trên 10 triệu người dùng theo công bố mới đây của Bộ TT&TT.
Có thể nói, khả năng bản địa hóa là yếu tố giúp Zing MP3 vẫn được nhiều người dùng Việt Nam yêu thích. Bên cạnh việc phát triển dựa theo thói quen nghe nhạc của người Việt, công nghệ cũng được xem là một trong những thế mạnh giúp Zing MP3 vượt qua các ứng dụng nổi tiếng toàn cầu khi mang đến trải nghiệm nghe nhạc ổn định, gợi ý các bài hát, danh sách bài hát theo đúng sở thích, cảm xúc và thời điểm. Hướng tới tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, nền tảng này không ngừng nâng cấp các tính năng.
Gần đây, Zing MP3 đã ra mắt giao diện mới theo phong cách thiết kế tối giản, giúp tối ưu hiển thị. Một trong những điểm cộng lớn của giao diện mới là dành toàn bộ sự chú ý của người dùng vào hình ảnh của nghệ sĩ. Với những thay đổi này, trải nghiệm nghe nhạc cũng như tìm kiếm và khám phá âm nhạc của người dùng sẽ được cải thiện rõ rệt.
Người dùng cũng có thể lựa chọn chuyển tiếp giữa các bài hát bằng crossfade hoặc gapless playback. Đây là những kỹ thuật được các nền tảng phát hành âm nhạc chú ý và ứng dụng rộng rãi để duy trì mạch cảm xúc cho người nghe nhạc. Trong khi crossfade làm mờ và hòa trộn phần cuối cùng bài hát này với phần đầu của bài hát tiếp theo thì gapless playback ngay lập tức phát bài hát mới sau âm thanh cuối cùng của bài hát trước đó mà không có khoảng chờ im lặng nào.
Cùng với việc tối ưu chuyển bài, chuẩn âm thanh lossless đã được Zing MP3 chính thức ra mắt cho các thành viên Plus và Premium của nền tảng này khi nghe nhạc trực tuyến, bởi nhu cầu thưởng thức âm nhạc chất lượng cao ngày càng phổ biến. Ngày càng có nhiều người dùng đầu tư các thiết bị phần cứng, loa và tai nghe đạt chuẩn. Việc cập nhật chuẩn nhạc chất lượng cao của Zing MP3 sẽ giúp người dùng thưởng thức trọn vẹn bản nhạc, tương tự như những bản nhạc phát ra từ đĩa CD.
" alt="Thị trường nhạc số Việt đầy tiềm năng" />Các nhà mạng trong nước đã bắt tay sử dụng chung nhiều cơ sở hạ tầng viễn thông. Nhà mạng “bắt tay” dùng chung hạ tầng viễn thông thụ động
Tại Việt Nam, xu hướng dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông ngày càng thể hiện rõ rệt. Đặc biệt là sau khi Bộ TT&TT ban hành Chỉ thị 52 về tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động năm 2019.
Kể từ đó đến nay, nhiều doanh nghiệp viễn thông lớn đã có những ký kết, hợp tác nhằm chia sẻ và sử dụng chung các cơ sở hạ tầng viễn thông. Xu hướng này được dự báo sẽ còn gia tăng khi mạng 5G được triển khai rộng khắp.
Chia sẻ với VietNamNet, đại diện MobiFone cho biết, sau khi Chỉ thị 52 ban hành, đơn vị đã triển khai rà soát để đánh giá khả năng dùng chung của các cơ sở hạ tầng hiện hữu. Đến nay, MobiFone hiện sử dụng chung gần 4.000 trạm BTS của các doanh nghiệp viễn thông và 13.400 trạm của doanh nghiệp xã hội hóa. Đối với các cột, cống bể cáp, MobiFone sử dụng chung 40 tuyến cống bể cáp của các doanh nghiệp viễn thông.
“Hoạt động dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông được chúng tôi thực hiện trên cả 63 tỉnh, thành phố. Các địa phương có số lượng cơ sở hạ tầng dùng chung lớn nhất của MobiFone là Hà Nội, TP.HCM và Đồng Nai”, đại diện MobiFone nói.
Với Viettel, nhà mạng này hiện chia sẻ, sử dụng chung khoảng 1.000 vị trí nhà trạm, cột và 25.000 km cáp quang truyền dẫn. Hoạt động chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông được Viettel thực hiện mạnh nhất ở TP.HCM, Bình Định, Kon Tum, Hải Dương, Hà Giang…
Số liệu từ VNPT cho biết, đơn vị này hiện đang cùng các doanh nghiệp khác khai thác, dùng chung khoảng 33.000 km cáp và 5.000 cơ sở hạ tầng dùng cho di động. Hạ tầng cáp, cống bể, mạng ngoại vi tại các tỉnh, thành phố cũng đã được chia sẻ, tận dụng tối đa năng lực hiện có của các doanh nghiệp.
Theo thỏa thuận giữa các nhà mạng, đối với các trạm cũ, sau khi nhận được yêu cầu dùng chung, doanh nghiệp sở hữu hạ tầng phải đảm bảo các điều kiện an toàn về nhà trạm, về vận hành khai thác và hiệu quả kinh doanh trước khi lắp đặt.
Đối với trạm mới, các đơn vị sẽ phối hợp xác định vị trí triển khai cụ thể và thực hiện khảo sát, thống nhất vị trí xây dựng, đảm bảo phù hợp quy hoạch mạng lưới và tiến độ của mỗi doanh nghiệp.
Tiết kiệm lớn nhờ dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông
Khi được hỏi về hiệu quả sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, đại diện VNPT cho hay, trước hết, việc này sẽ giúp giải quyết những vấn đề khó khăn trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Đó là sự phản đối của cư dân và những ảnh hưởng tới kiến trúc đô thị.
Về tổng thể, hoạt động này giúp giảm nguồn lực đầu tư của xã hội. Thay vì trước đây phải xây 3 trạm BTS, nhờ dùng chung, chỉ còn 1 trạm BTS mới được xây. Việc dùng chung hạ tầng viễn thông thụ động sẽ giúp dịch chuyển chi phí CAPEX (đầu tư hạ tầng ban đầu) sang chi phí OPEX (thuê hàng tháng), từ đó doanh nghiệp có thể cân đối để tăng hiệu quả chung.
Thống kê, đánh giá của GSMA cho thấy, việc dùng chung hạ tầng viễn thông thụ động sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng 16-35% chi phí CAPEX/OPEX. Bên cạnh đó, hoạt động này còn giảm thiểu những chi phí, thời gian không định lượng được như đàm phán thuê đất xây dựng, đàm phán với người dân trong khu vực xây dựng…
“Việc dùng chung cơ sở hạ tầng còn giúp các nhà mạng nâng cao khả năng dự phòng, giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khi có sự cố, thiên tai xảy ra. Đặc biệt là đối với tuyến cáp trục liên tỉnh, quốc tế, roaming dịch vụ di động giữa các nhà mạng”, VNPT cho biết.
Có cùng chung quan điểm, đại diện Viettel cho rằng, việc chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp là xu thế, mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả cho tổng thể xã hội, cho nhà mạng và các đơn vị xã hội hóa.
“Việc dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông giúp tối ưu chi phí OPEX, tiết kiệm CAPEX, tránh ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, an toàn của người dân. Hoạt động này cũng giúp giảm bớt khó khăn trong công tác phát triển, xây dựng hạ tầng của chính doanh nghiệp. Trong thời gian tới, việc chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông sẽ có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam”, đại diện Viettel khẳng định.
Chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc qua thực tế triển khai, theo đại diện MobiFone, rào cản khiến việc dùng chung cơ sở hạ tầng chưa được như kỳ vọng là bởi các doanh nghiệp có quy hoạch mạng lưới khác nhau, phân vùng thị trường kinh doanh trọng điểm khác nhau.
Các tỉnh thành phố hiện thiếu quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động theo hướng cùng dùng chung. Cơ sở hạ tầng hiện hữu đang tồn tại 4 loại công nghệ từ 2G đến 5G, do đó khả năng đáp ứng về hạ tầng dùng chung thấp. Theo MobiFone, đây là những vấn đề cần sớm có biện pháp xử lý để việc dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp được thuận lợi hơn trong thời gian tới.
Năm 2025, 90% hộ dân tại TP.HCM sẽ có băng thông rộng để kết nối InternetBên cạnh việc các hộ dân sẽ có băng thông rộng, TP.HCM cũng đặt mục tiêu người dân sẽ có điện thoại thông minh để kết nối Internet." alt="Dùng chung hạ tầng, giúp nhà mạng cắt giảm hàng tỷ đồng chi phí" />Cuối tháng 5, Elon Musk, đồng sáng lập công ty xe điện đang dẫn đầu thị trường Tesla, cũng đã đến thăm đại lục. Doanh nhân nổi tiếng này đã gặp gỡ các quan chức Chính phủ Trung Quốc tại Bắc Kinh, trước khi đi thăm nhà máy lắp ráp xe tại Thượng Hải. Tương tự, vào tháng 4, CEO Intel Pat Gelsinger cũng đã đến thăm và gặp gỡ các quan chức nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Và vào tháng 3, Tim Cook, CEO của Apple và Cristiano Amon, CEO của Qualcomm, đã tham dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, do Chính phủ Trung Quốc tài trợ, cùng với các giám đốc điều hành từ các công ty toàn cầu khác. “Apple và Trung Quốc cùng nhau phát triển và vì vậy đây là một mối quan hệ cộng sinh,” Cook nói trong chuyến đi đầu tiên tới Trung Quốc kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục rơi vào vòng xoáy khủng hoảng sau khi Washington bắn hạ một khinh khí cầu do thám của Bắc Kinh vào tháng 2. Song, không vì thế mà lĩnh vực công nghệ bên kia đại dương mất hứng thú với đại lục. Vào tháng 6, sau chuyến thăm của Gates, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Trung Quốc để đàm phán làm tan băng các mối quan hệ, tiếp theo là Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen trong tháng 7.
Sự chú ý của các nhà lãnh đạo công nghệ Mỹ đối với Trung Quốc chứng tỏ tầm quan trọng thiết yếu của quốc gia này đối với những "gã khổng lồ" toàn cầu hiện nay. “Câu hỏi lớn mà những gã khổng lồ phải đối mặt là làm thế nào để thích ứng với nền kinh tế mới của Trung Quốc, nơi vấn đề địa chính trị luôn ở vị trí hàng đầu và trung tâm,” Abishur Prakash, Giám đốc điều hành của The Geopolitan Business, một công ty tư vấn có trụ sở tại Toronto, cho biết.
"Họ biết thị trường Trung Quốc ngày càng trở nên ít tiếp cận hơn" và "đây là lý do tại sao các giám đốc điều hành tới Trung Quốc để gặp gỡ các quan chức chính phủ, nhằm đánh giá xem môi trường hoạt động sẽ thay đổi ra sao," Prakash nói.
Trong khi Washington thắt chặt các biện pháp trừng phạt nhằm ngăn chặn đối thủ tiếp cận công nghệ của mình, các công ty công nghệ lớn nhất nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu công nghệ của Trung Quốc và thị trường Trung Quốc. Trên thực tế, mặc dù đã 5 năm "tách rời", nhưng sự phụ thuộc này hầu như không thay đổi, và trong một số trường hợp còn tăng lên, khiến các công ty dễ bị ảnh hưởng bởi chính trị.
“Lạc lối” tại Bắc Kinh
Năm 2018, Washington bắt đầu chuyển sang chính sách “tách khỏi” Trung Quốc dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, áp đặt hạn chế đối với xuất khẩu và đầu tư nhằm ngăn chặn khả năng Trung Quốc tiếp cận các công nghệ tiên tiến của nước này.
Nước Mỹ đặc biệt muốn ngăn chặn dòng chảy công nghệ có thể được chuyển hướng sang sử dụng quân sự, đồng thời giảm sự phụ thuộc quá mức vào chuỗi cung ứng đặt tại Trung Quốc.
Nhưng 5 năm sau, một phân tích dữ liệu tài chính của Nikkei Asiacho thấy các công ty công nghệ Mỹ vẫn chủ yếu phụ thuộc vào Trung Quốc để đạt được phần lớn doanh số bán hàng của họ. Phân tích sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu QUICK-FactSet, cho thấy 17 trong số 100 công ty hàng đầu toàn cầu các công ty bán hàng ở Trung Quốc trong năm tài chính gần đây nhất là các công ty liên quan đến công nghệ Mỹ.
Trong khi đó, sự phụ thuộc vào Trung Quốc, được đo bằng tỷ lệ doanh số hàng năm, đã tăng hoặc hầu như không thay đổi kể từ năm 2018 đối với nhiều thương hiệu công nghệ hàng đầu, chẳng hạn như Apple và Tesla. Ngay cả các công ty trong lĩnh vực bán dẫn, vốn là mục tiêu cụ thể của Chính phủ Hoa Kỳ và gần đây là cả Trung Quốc, cũng nhận thấy rất ít thay đổi trong phần doanh thu của họ được tạo ra ở đại lục.
Nhiều công ty quốc tế không tiết lộ doanh thu tại Trung Quốc. QUICK-FactSet ước tính phần doanh thu này từ báo cáo hàng năm và các nguồn tài liệu khác, sau đó sử dụng "thuật toán ước tính dựa trên trọng số tổng sản phẩm quốc nội và logic kế toán".
Rất khó để nói liệu Trung Quốc có phụ thuộc vào công nghệ Mỹ nhiều hơn các công ty công nghệ Mỹ phụ thuộc vào thị trường và chuỗi cung ứng của Trung Quốc hay không. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, sự phụ thuộc của mỗi bên vào bên kia không cho thấy sự suy giảm, thậm chí, một số trường hợp còn tăng lên so với năm 2018.
(Theo Nikkei Asia)
Các nhà sản xuất chip toàn cầu quyết bấu víu vào Trung Quốc
Dù hoạt động tại Trung Quốc ngày một khó, việc làm ăn ở đây vẫn vô cùng quan trọng với sự sống còn của các nhà sản xuất chip thế giới." alt="Big Tech Mỹ đi tìm lời giải bài toán cọ sát địa chính trị tại Trung Quốc" />Công tác thu nhận hồ sơ ĐDĐT trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một đang diễn ra rất khẩn trương cho kịp tiến độ.
Đại tá Ngô Xuân Phú, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, với sự phối hợp tích cực, nhiệt tình và hiệu quả của Đoàn Thanh niên cùng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của lực lượng công an, từ ngày 15/3 đến 30/6, đã tập trung hướng dẫn người dân kích hoạt thành công 548.872 tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT).
Song song đó, qua công tác tuyên truyền, người dân đã hiểu lợi ích của việc sử dụng ứng dụng VNeID trong các giao dịch… Những kết quả này đã được Tổ công tác Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06) ghi nhận và đánh giá cao.
Cũng theo Đại tá Ngô Xuân Phú, UBND tỉnh Bình Dương đang phối hợp với Bộ Công an thực hiện thí điểm việc sử dụng giấy phép lái xe tích hợp trên tài khoản ĐDĐT tại Bình Dương theo Nghị quyết số 50 ngày 8/4/2023 của Chính phủ và đang nghiên cứu, triển khai “43 mô hình điểm” ứng dụng những tiện ích được phát triển từ nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân và ĐDĐT trên địa bàn tỉnh.
Để triển khai thành công 2 nhiệm vụ trên, điều kiện tiên quyết, cốt lõi là người dân phải có tài khoản ĐDĐT mức 2. Do đó, cần có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi lực lượng công an và Đoàn Thanh niên toàn tỉnh phải cố gắng, nỗ lực phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo để mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần chuyển đổi số quốc gia nói chung và chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương.
" alt="Bình Dương đẩy mạnh thực hiện Đề án 06" />
- ·Soi kèo góc Juventus vs Benfica, 3h00 ngày 30/1
- ·Ảnh vệ tinh thiếu quốc kỳ: Bộ TT&TT đề nghị Google nhanh chóng khắc phục
- ·Dàn sao Việt đóng 'Cô gái xấu xí' sau 14 năm
- ·MC Vũ Mạnh Cường mong khán giả thông cảm vì hát lố
- ·Nhận định, soi kèo Western United vs Central Coast Mariners, 15h00 ngày 29/1: Cửa dưới thất thế
- ·Gia đình, đồng nghiệp tại Mỹ đau xót tiễn đưa ca sĩ Quang Toàn
- ·Clip lật tẩy kẻ giả cụt nửa người để tiền trên phố
- ·Debut làm ca sĩ, Linh Ka thừa nhận giọng hát còn nhiều hạn chế
- ·Siêu máy tính dự đoán Wolves vs Aston Villa, 0h30 ngày 2/2
- ·Bí ẩn nam giới không đầu chờ tàu ở Anh