Soi kèo phạt góc Kawasaki Frontale vs Beijing Guoan, 19h ngày 11/7
本文地址:http://game.tour-time.com/news/91d396486.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo phạt góc Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
Chị kể, mọi năm vào ngày này, chồng chị luôn là người sắp cỗ, dọn ban thờ và thắp hương, vợ và con chỉ phụ những việc lặt vặt.
![]() |
Chị Phương dậy sớm, chuẩn bị mâm cơm cúng ông Công ông Táo khi chồng vắng nhà. |
Gia đình có 4 người, nhưng chồng chị là anh Nguyễn Hữu Long (công tác tại Lữ đoàn tên lửa 490, Binh chủng pháo binh) đã tham gia vào lực lượng phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh Hải Dương từ ngày 27/1.
![]() |
Con trai lớn phụ chị Phương làm lễ cúng ông Công ông Táo. |
Là hậu phương vững chắc cho chồng, chị Phương đảm nhiệm luôn những việc nặng nhọc trong nhà. Những lúc mệt mỏi chị chỉ cười và nói "may sao vẫn có hai con phụ giúp".
![]() |
Mâm cơm tươm tất cũng là lúc con trai út trong gia đình gọi điện thông báo với bố. |
Mọi năm, khi hai vợ chồng được nghỉ, cả gia đình đều về quê ở Hà Nội để đón Tết cùng ông bà. Năm nay do phong toả nên họ ở lại TP Chí Linh, tiện thể trải nghiệm một không khí năm mới khác với mọi năm.
"Tôi cũng cảm thấy buồn một chút vì nhà cửa trống trải, nhưng tôi chấp nhận vì anh đang làm nhiệm vụ. Hết dịch cả gia đình sẽ được đoàn tụ thôi", chị Phương nói.
![]() |
Đại đa số người dân ở TP Chí Linh không đi mua cá chép sống mà dùng cá giấy |
Thấy được sự vất vả của mẹ, cháu Nguyễn Hữu Quang (học sinh lớp 11) luôn ở gần để mẹ sai việc vặt, hoặc đỡ đần những việc nặng mà mẹ không làm được.
![]() |
Người dân trong khu phong toả đi mua đồ cúng ông Công, ông Táo. |
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo đã tươm tất, con trai út Nguyễn Hữu Phong nhanh tay dùng điện thoại gọi cho bố, khoe ở nhà mọi việc vẫn ổn để bố an tâm công tác.
![]() |
Người dân xếp hàng mua đồ Tết tại cửa hàng Tạp hoá trên phố Hữu Nghị, TP Chí Linh. |
Hiện tại, do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, người dân TP Chí Linh được khuyến cáo hạn chế ra ngoài. Các chợ không hoạt động, đại đa số gia đình ở đây không mua cá chép sống mà dùng cá chép giấy để cúng, tiễn ông Công ông Táo.
Xem thêm video: Người đàn ông mang đào cổ thụ vào TP.HCM phục vụ khách chơi Tết
Sáng 23 tháng Chạp, phố cá lóc nướng ở Sài Gòn nhộn nhịp người bán kẻ mua.
">Gia đình trong khu phong toả vẫn tươm tất cúng ông Công ông Táo
Hình ảnh đôi nam nữ ngồi ở mố cầu phố Lu (Bảo Thắng, Lào Cai) (Ảnh: Hùng Lê).
Ngày 12/3, trên mạng xã hội xôn xao hình ảnh một đôi nam nữ bỏ lại giày dép trên cầu phố Lu, huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) rồi nhảy xuống sông. Phía trên thành cầu rất đông người dân hiếu kỳ chứng kiến sự việc.
Thông tin đi kèm với hình ảnh cho rằng đôi bạn trẻ này yêu nhau nhưng không đến được với nhau nên ôm nhau nhảy cầu. Sau khi nhảy lại dìu nhau bơi vào ngồi dưới mố cầu vì "nước lạnh quá".
Hình ảnh và thông tin đăng tải trên mạng xã hội thu hút nhiều lượt bình luận, chia sẻ.
Ngay sau khi hình ảnh và thông tin trên được đăng tải lên mạng xã hội, đã thu hút hàng nghìn lượt bình luận, chia sẻ.
Chiều ngày 12/3, Thượng tá Đỗ Mạnh Tiến, Trưởng Công an huyện Bảo Thắng, cho biết, thông tin đăng tải trên mạng xã hội chưa hoàn toàn chính xác.
Theo ông Tiến, vào khoảng 7h sáng cùng ngày (12/3), tại khu vực cầu phố Lu, một cô gái trẻ học lớp 11 đã nhảy xuống sông. Ngay sau đó, bạn trai cô gái này đã nhảy theo để cứu, chứ không phải đôi trẻ ôm nhau nhảy cầu.
"Sau khi cứu được cô gái, cả hai cô cậu đã tự bơi vào ngồi dưới mố cầu giữa sông. Lực lượng PCCC sau khi nhận được thông tin cũng đã điều động một chiếc thuyền ra khu vực mố cầu phố Lu để đưa đôi trẻ về nhà an toàn", Thượng tá Tiến thông tin thêm.
Theo Dân trí
Sau cuộc cự cãi với chồng, người phụ nữ nhảy cầu tự vẫn. Anh chồng đứng xem 10 phút rồi bỏ đi, rủ bạn ăn nhậu.
">Thực hư thông tin đôi nam nữ cùng nhảy cầu rồi lại bơi vào vì 'nước lạnh'
Dù vậy, không phải luật lệ nào cũng hợp lý và thiết thực, điển hình như việc yêu cầu học sinh phải để tóc màu đen tuyền hoặc mặc nội y trắng tới trường, theo Washington Post.
![]() |
Nhật Bản là quốc gia có quy định nghiêm ngặt về đầu tóc, trang phục của học sinh. Ảnh: Reuters. |
Các cơ sở giáo dục công lập nước này khẳng định những quy tắc chung về màu tóc, trang phục sẽ đảm bảo thanh thiếu niên tập trung học tập, không đua đòi ăn chơi.
Tuy nhiên, các chuyên gia và nhà hoạt động xã hội chỉ trích việc áp đặt luật lệ hà khắc lên học sinh đang tước đoạt bản sắc cá nhân và gây ra tình trạng phân biệt đối xử, bắt nạt học đường.
Bài xích sự khác biệt
Đầu tháng 2 năm nay, tòa án cấp quận tại tỉnh Osaka yêu cầu trường trung học phổ thông Kaifukan ở thị trấn Habikino bồi thường tổn thất hơn 3.000 USD cho một cựu học sinh.
Do sở hữu màu tóc nâu tự nhiên, cô gái này liên tục phải nhuộm đen theo yêu cầu của nhà trường kể từ khi nhập học năm 2015. Cảm thấy áp lực và đau khổ, cô gái bỏ học. Nhà trường sau đó xóa tên cô khỏi sơ đồ lớp học và danh sách học sinh.
Năm 2017, cô gái đệ đơn kiện trường cũ về vụ việc. Tuy nhiên, thẩm phán tuyên bố trường học có quyền đặt quy định về màu tóc, chỉ phải bồi thường do tự động gạch tên nữ sinh khỏi danh sách học sinh.
![]() |
Các chuyên gia cho rằng quy tắc về màu tóc và nội y gây chia rẽ và gia tăng nạn phân biệt đối xử giữa các học sinh. Ảnh: Jpninfo. |
Yoshiyuki Hayashi, luật sư phía nguyên đơn, bày tỏ sự thất vọng trước việc tòa án không có bất kỳ sự lên án pháp lý nào đối với việc nhà trường khăng khăng khẳng định tóc của cô gái có màu đen tự nhiên.
"Cô bé chịu ảnh hưởng tâm lý nặng nề, thậm chí sinh chứng khó thở khi nhìn thấy tóc mình trong gương. Hiện tại, cô ấy phải đi làm bán thời gian và gặp nhiều khó khăn", luật sư Yoshiyuki Hayashi nói.
Theo khảo sát do đài truyền hình NHK thực hiện, gần một nửa số trường trung học ở Tokyo yêu cầu học sinh có mái tóc gợn sóng hoặc không đen nộp giấy xác nhận đó là tóc chưa qua sử dụng hóa chất.
Theo đó, trong số 177 trường trung học do chính quyền thủ đô Tokyo điều hành, 79 trường yêu cầu các giấy chứng nhận có chữ ký của phụ huynh, theo Reuters.
Miyuki Nozu (32 tuổi), hiện làm việc với những người nhập cư, nói rằng cô từng theo học tại một trường tư thục yêu cầu học sinh luôn mang theo giấy chứng nhận màu tóc.
Nozu cho biết những quy tắc hà khắc do trường học đề ra khiến trẻ em nhập cư, con lai hay những người có đặc điểm cơ thể khác biệt cảm thấy lạc lõng, không được coi trọng.
"Các cơ sở giáo dục khẳng định người Nhật phải có mái tóc đen, thẳng. Nhưng Nhật Bản không còn là một quốc gia đơn sắc tộc nữa. Họ đang ép buộc giới trẻ bằng những luật lệ lỗi thời, hà khắc và không quan tâm tới sự đa dạng", cô nhận xét.
![]() |
Gần 60% trong số hơn 200 trường công lập có quy định học sinh phải mặc đồ lót màu trắng. Ảnh: ICU. |
Giáo sư Kayoko Oshima tại ĐH Doshisha cho biết ngày càng nhiều người trẻ "cảm thấy tổn thương và đánh mất lòng tự trọng", chịu cảnh cô lập và bắt nạt từ bạn học vì có ngoại hình khác biệt.
"Người Nhật có tâm lý bài xích những cá nhân khác biệt. Do đó, mọi người thường cố tình khiến bản thân kém nổi bật như một phương pháp sinh tồn", cô lý giải.
Những quy định học đường gây chia rẽ tại xứ hoa anh đào không chỉ dừng lại ở màu tóc. Tại thành phố Nagasaki, gần 60% trong số 238 trường công lập có quy định học sinh phải mặc đồ lót màu trắng.
Đài truyền hình NHK đưa tin các giáo viên thường xuyên kiểm tra nội y của học sinh khi các em thay đồ cho tiết thể dục. Một số trường học thậm chí yêu cầu người vi phạm quy định cởi bỏ đồ lót.
Kêu gọi thay đổi
Vài năm gần đây, ngày càng nhiều ý kiến lên án các quy tắc học đường hà khắc, yêu cầu chính phủ và các cơ sở giáo dục phải thay đổi.
Năm 2018, khi vụ việc nữ sinh tại Osaka kiện trường cũ lần đầu được báo giới chú ý, Yuji Sunaga là người đứng ra tổ chức chiến dịch "Ngừng các quy tắc cực đoan trong trường học".
![]() |
Ngày càng nhiều ý kiến cho rằng chính phủ và cơ sở giáo dục thay đổi quy tắc hà khắc với học sinh. Ảnh: Nippon. |
Bản kiến nghị của anh thu về 60.000 chữ ký ủng hộ, đòi chính phủ Nhật Bản có biện pháp xử lý tình trạng áp đặt luật lệ hà khắc về đầu tóc, trang phục lên học sinh.
Anh cho biết những quy định trên không chỉ khiến nạn phân biệt đối xử thêm trầm trọng, mà còn khiến tình trạng quấy rối tình dục học đường gia tăng. Điều này khiến người trẻ chịu ảnh hưởng về tâm lý và thể chất, thậm chí dẫn đến tự tử.
"Các quy định hà khắc, quan niệm 'phải giống như bạn bè' khiến tuổi trưởng thành của nhiều người trẻ trở thành nỗi ám ảnh. Lòng tự trọng của trẻ em ngày nay ngày càng giảm, có thể khiến chúng đánh mất ý chí sống", Sunaga nói.
Theo Zing
Ngày 7/3 hàng năm, những biểu ngữ ghi lời chúc đến sinh viên nữ được treo khắp các trường đại học Trung Quốc. Không ít câu chúc khiến nữ sinh khó chịu vì phân biệt, đùa thô tục.
">Quy định 'tóc đen, nội y trắng' gây chia rẽ nữ sinh Nhật
Nhận định, soi kèo Southampton vs Brighton, 22h00 ngày 22/2: Quà tặng từ The Saints
![]() |
Nova Group tài trợ 2 tỷ đồng xây dựng đường hoa Nguyễn Huệ 2021 |
Năm 2021, đường hoa Nguyễn Huệ được thiết kế với 2 chương: Con đường hội tụ bản sắc và Con đường hướng tới tương lai. Toàn bộ đường hoa có 13 phân cảnh lớn, nhỏ khác nhau, quy tụ khoảng 62 linh vật là những chú trâu lớn nhỏ, hơn 100.000 chậu hoa mang về từ Đồng Tháp, Lâm Đồng và TPHCM.
Một trong những đại cảnh được nhắc tới tại đây là đại cảnh Mùa len trâu. Các nghệ nhân đã phác họa lên nét đặc trưng văn hóa của vùng đồng bằng châu thổ Nam Bộ với không gian cầu và nước, vừa mang màu sắc hiện đại vừa lưu giữ nét truyền thống của làng quê. Ngôn ngữ chủ đạo là thiết kế hữu cơ nhằm chuyển tải thông điệp xanh, lối sống thân thiện với môi trường.
![]() |
Hơn 62 linh vật là những chú trâu lớn nhỏ, 100.000 chậu hoa cảnh đã quy tụ về đường hoa Nguyễn Huệ 2021 |
Do dịch Covid-19 diễn biến bất thường, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM đã yêu cầu ban tổ chức các sự kiện mừng năm mới như Đường hoa Nguyễn Huệ, Hội Hoa Xuân, đường sách… phải bố trí thêm cổng khử khuẩn. Đồng thời, Ban chỉ đạo cũng yêu cầu người dân tới tham quan đường hoa phải tuân thủ các thông điệp 5K: “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế” của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19.
Năm nay, đường hoa Nguyễn Huệ sẽ mở cửa đón khách tham quan từ ngày 9/2 - 15/2. Đây là năm thứ 18 TP.HCM tổ chức sự kiện này và đường hoa Nguyễn Huệ đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với nhiều người dân.
Thời gian qua, kinh phí xây dựng đường hoa đã được xã hội hóa. Nova Group luôn là đơn vị tiên phong trong việc tài trợ này, góp phần đem lại cho người dân món quà tinh thần có ý nghĩa. Đây là năm thứ 2, Nova Group là nhà tài trợ Kim Cương cho sự kiện này với số tiền lên tới 2 tỷ đồng mỗi năm.
![]() |
Năm 2021, Nova Group tài trợ cho tỉnh Bình Thuận 300 triệu đồng xây dựng đường hoa Phan Thiết |
Ngoài ra, cũng trong năm 2021, Nova Group đã tài trợ 300 triệu đồng cho tỉnh Bình Thuận xây dựng đường hoa Phan Thiết và tài trợ 500 triệu đồng để xây dựng đường hoa, tổ chức bắn pháo hoa tại Biên Hòa (Đồng Nai). Cả hai đường hoa đều đã khai mạc vào ngày 7 và 8/2/2021.
Ngọc Minh
">Đường hoa Xuân rực rỡ ở TP.HCM, Phan Thiết và Biên Hòa
Trao đổi với VietNamNet, chị Vũ Thị Dung, sinh năm 1993, hiện làm điều dưỡng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) xác nhận, cô dâu trong đoạn video là chị. Đoạn video được em gái quay vào ngày cưới của chị - ngày 7/3.
“Tôi có một nhóm bạn chơi với nhau rất thân. Trong nhóm, tôi là người lớn tuổi nhất nhưng lấy chồng muộn. Hôm đám cưới, mấy đứa bạn nói tôi quay lại những khoảnh khắc vui để làm kỷ niệm nên tôi làm theo. Quay xong, em gái tôi đăng lên trang cá nhân.
![]() |
Một trong những tấm ảnh cưới của chị Dung. |
Trong video là cảm xúc thật của tôi. Tôi vừa nhảy vừa nói “Bố mẹ ơi! Con lấy được chồng rồi” là vui khi được mọi người yêu thương, quan tâm chứ không phải chuyện mình lấy được chồng”, chị Dung kể.
![]() |
Chị Dung chụp hình với người thân trong ngày cưới. |
Nữ điều dưỡng sinh năm 1993 cho biết, chị và chồng - anh Nguyễn Vũ Hồng Quân cùng tuổi, cùng ở Hà Nội, yêu nhau hơn 9 năm mới tổ chức đám cưới. “Khi còn yêu nhau, tôi và chồng nhiều lần chia tay, tưởng như đường ai nấy đi rồi. Nhưng vì duyên phận, chúng tôi vẫn nên duyên vợ chồng”, nữ điều dưỡng chia sẻ.
Chị Dung cũng cho biết, trước đây, bố mẹ chị rất lo lắng chuyện con gái đã gần 30 tuổi mà không chịu lấy chồng. “Bố mẹ nói, nếu tôi không chịu lấy chồng sẽ cắt khẩu khỏi gia đình”, cô gái 28 tuổi hài hước.
![]() |
Điều dưỡng Vũ Thị Dung. |
Do dịch Covid-19, sau đám cưới, Dung và chồng hoãn kế hoạch đi tuần trăng mật để tập trung cho công việc. Hai vợ chồng chị dự tính, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát sẽ cùng nhau đi du lịch bù.
![]() |
Vợ chồng chị Dung. |
Hiện video của cô dâu này vẫn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng. Những người xem được video đều gửi lời chúc phúc cho cặp đôi và hy vọng cô sẽ luôn cười tươi như trong clip triệu like này.
"Tôi không ngờ, đoạn lại được nhiều quan tâm như vậy. Tôi cũng xem đây là kỷ niệm vui trong ngày cưới của mình", chị Dung chia sẻ.
Tú Anh
Ảnh: NVCC
Trong khu vườn khoảng 100m2 trên sân thượng, ngoài trồng các loại rau ngắn ngày, chị Trần Thị Tươi còn trồng các giống rau lạ như: Bắp cải hoa hồng, bắp cải tím, cải hoa hồng...
">Cô gái Hà Nội vừa nhảy vừa nói: 'Bố mẹ ơi con lấy được chồng rồi'
Mới đây, Viện Kiểm sát nhân dân quận Phú Nhuận, TPHCM ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Quốc Dũng (55 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) về tội Mua dâm người dưới 18 tuổi, bị can Nguyễn Thị Kiều Nhanh (47 tuổi, quê Hậu Giang) bị truy tố về tội Môi giới mại dâm.
Đây là vụ án gây xôn xao dư luận vì mức độ nhẫn tâm của người mẹ bị hại. Theo đó, Kiều Nhanh đã chủ động đề xuất bán trinh con gái mình (bé U., SN 2009) cho Quốc Dũng khi cô bé mới 14 tuổi.
Tại một hội thảo về thực trạng bạo lực, xâm hại trẻ em diễn ra ở TPHCM vào tháng 5, bà Trần Thị Thu Hà, Phó trưởng cơ quan thường trực phía Nam Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, phải dùng từ "ghê tởm" để đánh giá về đoạn clip ghi lại hành động xâm hại trẻ em lan truyền trên mạng xã hội mới đây. Nội dung clip quay cảnh trong phòng tắm, một người phụ nữ hướng dẫn 2 đứa trẻ còn rất nhỏ làm "chuyện người lớn".
Hành vi xâm hại trẻ em ngày càng phức tạp và đáng sợ (Ảnh minh họa: Đặng Dương).
Cũng tại hội thảo, Trung tá Phạm Thành Trung, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM, chia sẻ về một vụ án mà công an cũng bất ngờ khi biết rõ tình tiết vụ việc.
"Nạn nhân là bé trai, nghi phạm là cậu ruột của cháu. Nghi phạm được mẹ cậu bé nhờ dạy kèm cho cháu, lợi dụng việc cháu mê chơi game rồi dẫn dụ cháu quay clip khỏa thân, sau đó dùng clip khỏa thân này khống chế, ép buộc và xâm hại cháu bé", Trung tá Phạm Thành Trung cho biết.
Theo Trung tá Phạm Thành Trung, sau đại dịch Covid-19, những vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục có dấu hiệu phức tạp, có xu hướng tăng về số vụ lẫn tính chất khiến dư luận bức xúc.
Trong năm 2023, trên địa bàn thành phố ghi nhận 186 vụ việc xảy ra liên quan đến trẻ em, 196 nạn nhân bị xâm hại (57 nam, 139 nữ). Trong đó, nhóm hành vi liên quan đến xâm hại tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất (155 vụ, chiếm tỷ lệ 83,33%).
TPHCM là địa phương có đến gần 2 triệu trẻ em, trong đó có tỷ lệ lớn là trẻ em di cư theo cha mẹ từ các tỉnh thành khác đến thành phố làm ăn, sinh sống. Do đó, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố luôn xác định việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành.
Sau thời gian nghiên cứu, ngày 24/3/2023, Sở LĐ-TB&XH TPHCM đã công bố triển khai "Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em" với sự hỗ trợ của Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam, tổ chức PE&D tại Việt Nam, công ty TNHH Tư vấn Snowball và các đơn vị liên quan.
"Đầu vào" của mô hình được đặt tại bệnh viện Hùng Vương. Khi bệnh nhân đến khám và điều trị tại đây, bác sĩ phát hiện các dấu hiệu của bạo lực, xâm hại sẽ báo cho phòng Công tác xã hội của bệnh viện. Sau đó, phòng Công tác xã hội sẽ triển khai quy trình tư vấn, hỗ trợ nạn nhân chấm dứt bạo lực, xâm hại.
Những nạn nhân có nhu cầu tạm lánh, tránh xa thủ phạm sẽ được cán bộ chương trình chuyển về Trung tâm Công tác xã hội và Giáo dục dạy nghề thiếu niên TPHCM chăm sóc.
Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị xâm hại ở TPHCM (Nguồn: Sở LĐ-TB&XH TPHCM).
Sau một năm triển khai mô hình này, chương trình đã tiếp nhận, hỗ trợ 51 ca là nạn nhân của bạo lực, cưỡng bức, xâm hại tình dục. Trong đó, 48/51 ca có nạn nhân là trẻ vị thành niên, đặc biệt, 14 ca là trẻ gái 14 tuổi, 16 ca nạn nhân mới 15 tuổi, nạn nhân nhỏ nhất chỉ mới 10 tuổi.
Theo bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới Sở LĐ-TB&XH TPHCM, hầu hết trẻ em bị xâm hại sống trong gia đình không phải là mái ấm, gia đình có cha mẹ ly hôn, trẻ ở với ông bà, sống cùng gia đình riêng của cha hoặc mẹ... Thậm chí, thủ phạm xâm hại trẻ phần lớn là người thân của nạn nhân. Do đó, việc thiết kế nơi tạm lánh cho nạn nhân rất quan trọng.
Mô hình một cửa đáp ứng được điều quan trọng trên, khi đầu vào là bệnh viện phát hiện ca, tư vấn và hỗ trợ y tế, sau đó bố trí tạm lánh tại Trung tâm Công tác xã hội và Giáo dục dạy nghề thiếu niên TPHCM nếu nạn nhân có nhu cầu.
Phòng tư vấn có vách ngăn giữa tổ chuyên gia và nạn nhân để đảm bảo riêng tư, bảo vệ bí mật cá nhân cho người cần hỗ trợ (Ảnh: Sở LĐ-TB&XH TPHCM).
Bà Trần Thị Kim Thanh cho biết, hậu quả trực tiếp dành cho nạn nhân bị xâm hại, cưỡng bức sẽ càng nặng nề hơn nếu như vô tình các cháu có con, là hệ quả của hành vi xâm hại.
Khi xem thống kê số tuổi của các bé gái bị xâm hại, cưỡng bức được mô hình một cửa hỗ trợ, bà Trần Thị Kim Thanh thốt lên: "Tôi đau lòng lắm! Cứ tưởng tượng đứa trẻ mới 13-14 tuổi, đang tuổi ăn tuổi chơi đã phải sinh con, làm mẹ. Trẻ em sinh trẻ em thì sau này chăm sóc, nuôi dưỡng nhau ra sao?".
Theo bà Trần Thị Kim Thanh, việc ngăn chặn hành vi xâm hại, cưỡng bức trẻ em để không còn chuyện "trẻ em sinh ra trẻ em" cần sự vào cuộc của nhiều ban ngành và sự chung tay của toàn xã hội.
Tuy nhiên, khi tình hình xâm hại trẻ em vẫn còn diễn ra phức tạp, bà Trần Thị Kim Thanh hy vọng mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị xâm hại sẽ được nhân rộng ra toàn thành phố, thậm chí là cả nước chứ không chỉ đầu vào là bệnh viện Hùng Vương như hiện nay.
Ít nhất, khi mô hình này nhân rộng, các trường hợp xâm hại sẽ được phát hiện kịp thời hơn, nạn nhân sẽ được hỗ trợ sớm hơn, hậu quả sẽ được hạn chế bớt. Nếu chẳng may nạn nhân còn nhỏ tuổi đã phải sinh con thì cơ quan chức năng cũng kịp thời giúp đỡ các cháu vượt qua khó khăn trong thời gian đầy sóng gió ấy.
Trung tâm Công tác xã hội và Giáo dục dạy nghề thiếu niên TPHCM là cơ sở tiếp nhận các nạn nhân tạm lánh (Ảnh: Trịnh Nguyễn).
Theo luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Chi hội Luật sư Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM), qua 20 năm hoạt động hỗ trợ trẻ em bị xâm hại, bà nhận thấy khó khăn lớn nhất của nạn nhân bị xâm hại là có nhà mà không thể về vì thủ phạm hầu hết là người thân trong gia đình. Do đó, bà đánh giá cao mô hình này khi hoàn thiện quy trình từ phát hiện, tư vấn, hỗ trợ cho đến chăm sóc tại nơi tạm lánh.
Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM, đánh giá mô hình một cửa rất quan trọng trong việc bảo vệ phụ nữ, trẻ em yếu thế. Nhờ có mô hình này mà trong 1 năm đã có 51 ca được phát hiện tại bệnh viện Hùng Vương. Do đó, nếu mô hình được xây dựng hoàn thiện, nhân rộng ra các bệnh viện khác trên địa bàn thì chúng ta có thể giúp đỡ được nhiều người hơn nữa.
">Hành vi xâm hại trẻ em ngày càng đáng sợ, cần can thiệp từ đâu?
友情链接