Nhận định, soi kèo Augsburg vs Bayern Munich, 1h30 ngày 5/4: Chủ nhà gặp khó
本文地址:http://game.tour-time.com/news/8f990140.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Siêu máy tính dự đoán Tottenham vs Southampton, 20h00 ngày 6/4
Tính toán chi tiêu gia đình cuối tháng, chị Hoa (27 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) ngán ngẩm vì không cất riêng được một khoản tiết kiệm.
"Chúng tôi tiêu xài khá hoang phí", người phụ nữ thừa nhận, nói "quyết tâm thay đổi từ bây giờ".
Chị Hoa làm việc tại một công ty truyền thông, còn anh Quý (30 tuổi), chồng chị, là nhân viên văn phòng. Tổng thu nhập hàng tháng của cả hai là 30 triệu đồng.
Người phụ nữ liệt kê: Chi phí sinh hoạt hàng tháng của gia đình ba thành viên khoảng 20 triệu đồng, học phí trường mẫu giáo quốc tế của con trai 2 tuổi rưỡi tốn 10 triệu đồng, chưa kể tiền du lịch (trung bình 10 triệu đồng) hoặc các khoản phát sinh khác.
Để tiết kiệm chi phí sống tại thành phố, nhiều hộ gia đình thường gửi thức ăn từ quê lên.
Cặp vợ chồng đã có nhà riêng ở Hà Nội do bố mẹ hai bên "tài trợ" nên không mất tiền thuê trọ. Họ dành phần lớn thu nhập để "nâng cấp cuộc sống", như mua quần áo có thương hiệu, ăn nhà hàng đắt đỏ, sắm nhiều thuốc bổ, thực phẩm chức năng cho các thành viên.
Hàng ngày, chị Hoa "đi chợ" trong siêu thị hoặc trung tâm thương mại, chọn thực phẩm với tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dù biết mức giá cao hơn ở chợ. Cuối tuần, cả gia đình "đổi gió", dùng bữa tại các nhà hàng buffet, lẩu nướng hoặc quán Hàn Quốc.
"Đến tối, chúng tôi gọi thêm trà sữa hoặc đồ ăn vặt bên ngoài. Chưa kể những lần tụ tập bạn bè, bữa tiết kiệm nhất cũng tiền triệu", chị nhớ lại.
Một khoản chi tiêu khác "ngốn" nhiều tiền bạc của vợ chồng trẻ là chi phí dành cho con trai, từ quần áo hiệu, các loại bỉm, sữa, siro, thuốc thảo dược nhập từ nước ngoài. Mỗi lọ siro Úc đắt đỏ giá từ 450.000 - 500.000 đồng, chị Hoa cũng chấp nhận mua, chỉ mong con khỏe mạnh.
Người vợ nhận thấy "30 triệu đồng chỉ đủ sống ở Hà Nội", chưa đáp ứng tiêu chí "sống thoải mái" của họ. Nhiều tháng, cặp đôi rơi vào cảnh "thắt lưng buộc bụng" do không biết tính toán chi tiêu.
"Chúng tôi đặt mục tiêu tăng thu nhập lên 40 triệu đồng/tháng và học cách tiết kiệm trong trường hợp sau này sinh thêm con", anh Quý nói.
Để tăng thu nhập, người chồng tính "nhảy" việc, cần học thêm chuyên môn 6 tháng. Còn chị Hoa đã thử kinh doanh online hai năm, nhưng chán nản và đã từ bỏ.
"Tôi mong muốn tìm thêm một công việc khác để nâng cao thu nhập. Xu hướng hiện nay là làm 2 - 3 nghề cùng một lúc mới đủ để gia đình sống thoải mái, nhưng tôi thấy 'nghề làm mẹ' còn… vất vả quá", chị Hoa thở dài.
Thu nhập 28 triệu đồng, thuê nhà, chi tiêu khoa học
Vợ chồng anh Hoàng Anh (35 tuổi) và chị Nhật Linh (33 tuổi), cùng là nhân viên văn phòng, có tổng thu nhập hàng tháng 28 triệu đồng. Họ được đồng nghiệp nhận xét là "cặp đôi khoa học", khi đặt ra mục tiêu và hạn mức chi tiêu cụ thể, cố gắng mỗi tháng có thể tiết kiệm 30% thu nhập (8 triệu đồng).
- Tiền thuê nhà (một căn chung cư tầm trung, 2 phòng ngủ, ở quận Cầu Giấy): 7,5 triệu đồng.
- Tiền ăn, uống: 5 triệu đồng.
- Chi phí sinh hoạt: 1 triệu đồng.
- Tiền hiếu, hỉ: 500.000 đồng.
- Xăng: 500.000 đồng.
- Những khoản giải trí, phục vụ đời sống tinh thần: 3 triệu đồng.
- Khoản phát sinh (tiền học thêm, mua đồ cho bố mẹ hai bên): 2,5 triệu đồng.
Theo chuyên gia, chi phí chi tiêu thiết yếu và thuê nhà chiếm khoảng 60% thu nhập.
"Vợ tôi là người liệt kê và tính toán các khoản chi tiêu trong gia đình. Nguyên tắc của tôi là đầu tháng sẽ đưa hết các khoản tiền cần thiết cho vợ. Số tiền còn lại tôi dành cho những sở thích cá nhân", anh Hoàng Anh nói.
Chị Nhật Linh hài lòng với mức thu nhập 28 triệu đồng của hai vợ chồng, cảm thấy "đủ sống" ở Hà Nội, chứ chưa hẳn là "sống chất lượng". Cặp đôi sống tiết kiệm và giản dị, không mua sắm quần áo hay mỹ phẩm. Họ hạn chế ăn ngoài, thay vào đó cố gắng nấu cơm mỗi ngày, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giảm chi phí.
Nhưng nếu sau này tính đến việc mua nhà và sinh con, Nhật Linh đặt mục tiêu phải cải thiện thu nhập ít nhất thêm 20 triệu đồng để cuộc sống "dễ thở" hơn.
"Chúng tôi luôn tìm cách tăng thu nhập như làm thêm, bán hàng online, song thấy không hiệu quả", chị Linh chia sẻ.
Cả hai thừa nhận đôi khi cảm thấy cuộc sống tại Hà Nội quá "khắc nghiệt" và chi phí đắt đỏ. Họ từng muốn bỏ về quê, nhưng lo lắng không có việc làm nên vẫn đành bám trụ tại thành phố.
Tổng cục Thống kê cho biết thu nhập bình quân theo tháng của người lao động trong năm 2022 đạt 6,7 triệu đồng, tăng 16% (tương đương 927.000 đồng) so với 2021 và tăng 12,7% (tương đương 759.000 đồng) so với năm 2019 - thời điểm trước khi Covid-19 bùng phát.
Theo Tổng cục, thu nhập và chi tiêu phản ánh chủ yếu đến mức sống và chất lượng sống của người dân. Trong giai đoạn 2016-2020, đi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập tăng theo và kéo theo mức chi tiêu tăng. Chi tiêu của người dân chủ yếu là tiêu dùng cho đời sống và có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng kinh tế, nhóm dân cư.
Năm 2020 chi cho đời sống bình quân một người một tháng là 2,7 triệu đồng (chiếm tới 93% trong tổng chi tiêu hộ gia đình), trong đó chi cho ăn uống bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 1,35 triệu đồng.
Tại khu vực thành thị, chất lượng sống của người dân cao hơn khu vực nông thôn khi chi tiêu bình quân một người một tháng là gần 3,8 triệu đồng, khu vực nông thôn là 2,4 triệu đồng.
">Lương 30 triệu đồng có nhà riêng, mới chỉ đủ sống ở Hà Nội
Mùa hè đến là lúc nhu cầu với các loại thực phẩm giải nhiệt tăng lên. Hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện món kem bơ ngon hấp dẫn, vừa giúp giảm cân hiệu quả.
">Giải nhiệt mùa hè với sinh tố xoài, chuối, trà xanh lạ vị
Còn anh Đinh Trung Kiên, chủ một doanh nghiệp chuyên cho thuê căn hộ mini tại địa bàn quận Cầu Giấy và Thanh Xuân cho hay, các toà nhà mà anh đang quản lý từ lâu đã không cho sạc điện ở tầng để xe với nhiều lý do. Thứ nhất rất khó tính toán tiền điện sạc và thứ 2 quan trọng hơn là liên quan đến an toàn cháy nổ.
"Thực tế, các trường hợp cháy xe do sạc điện được phát hiện, rồi xe này cháy lan sang xe khác rất nguy hiểm, thế nên khi khách đến thuê nhà tôi đều kiên quyết từ chối nhận những xe máy, xe đạp điện. Dưới tầng để xe cũng chỉ bố trí 1-2 ổ cắm điện để dùng khi cần chứ không bố trí chỗ sạc điện cho xe", anh Kiên chia sẻ.
Chị Minh Hằng, sống tại tầng 5 ở một tòa chung cư mini tại quận Thanh Xuân cho biết, bản thân rất ủng hộ việc chủ nhà không nhận những xe máy, xe đạp điện và sạc dưới tầng 1.
"Khi đến thuê nhà, thấy toà này có chỗ để xe rộng rãi, và không cho để xe điện là tôi chốt luôn. Anh chị chủ cũng thường xuyên nhắn tin nhắn nhở trong nhóm về an toàn khi sử dụng điện, hướng dẫn cách thoát hiểm và sử dụng bình cứu hoả khi cần thiết nên tôi khá yên tâm", chị Hằng chia sẻ.
Không chỉ các chung cư mini hay toà nhà cho thuê trọ áp dụng cấm sạc pin ở tầng để xe mà nhiều bản quản lý, ban quản trị các khu chung cư, thậm chí cả chung cư cao cấp cũng đang có những biện pháp hạn chế cho loại xe này cắm sạc dưới tầng hầm.
Ông Bùi Đức Thông - Trưởng Ban quản trị một chung cư ở quận Nam Từ Liêm chia sẻ chia sẻ với VietNamNet: "Ban quản trị không cấm cư dân sạc pin xe máy, xe đạp điện dưới tầng hầm để xe bởi điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, đi lại.
Tuy nhiên chúng tôi đang vận động cư dân sử dụng các loại xe máy điện có thể tháo rời pin thì mang lên nhà để sạc, còn những xe buộc phải sạc tại hầm thì được gom vào một khu vực ngay gần chốt bảo vệ, đồng thời kiên quyết không cho cắm sạc xe qua đêm".
Trên nhiều hội nhóm về xe cộ, nhiều người sử dụng xe điện cũng đã chia sẻ những câu chuyện "dở khóc dở cười" của mình xung quanh việc làm gắt của một số chung cư. Trong đó, trường hợp của anh Nguyễn Khánh - cư dân của một chung cư cao cấp trên địa quận 6, TP. HCM khiến nhiều người "sửng sốt".
Chia sẻ với VietNamNet, anh Khánh cho biết, cách đây 2 hôm, Ban quản lý toà nhà nơi anh sinh sống bất ngờ thông báo cư dân không được sạc xe máy điện ở tầng hầm. Cực chẳng đã, anh đã phải đưa hẳn xe lên thang máy và dựng ngay trước cửa nhà để sạc pin hàng ngày.
"Ban quản lý không cho sạc pin dưới tầng hầm vì sợ cháy nổ, họ nói chung cư không có thiết kế để sạc pin xe máy dưới hầm. Đúng là bất tiện thật nhưng họ không bố trí nguồn điện nữa nên đành chịu", anh Khánh nói.
Tương tự, chị Hoàng Bảo Trâm ở quận Đống Đa, Hà Nội đã phải thay đổi thói quen sạc pin chiếc xe máy điện của mình vì Ban quản lý chung cư nơi chị sinh sống đã không cho sạc pin xe từ 17h đến 7h sáng hôm sau. Thay vì cắm sạc qua đêm ở hầm chung cư như mọi ngày, chị phải mang thêm dây điện để tranh thủ lúc đến công ty lấy điện sạc nhờ từ phòng bảo vệ.
"Công ty tôi ở mặt đường Kim Mã rất đông người qua lại, xe lại để ở vỉa hè nên kéo dây điện sạc pin khá bất tiện, nhưng cũng không còn cách nào khác, đành phải khắc phục thôi vì xe thì cứ 2 ngày phải sạc 1 lần, nếu không sẽ không đi đâu được", chị Trâm chia sẻ.
Các chuyên gia cho rằng, nguy cơ cháy nổ từ việc sạc xe máy, xe đạp điện là hiện hữu và những người quản lý chung cư, căn hộ cho thuê có cơ sở khi đưa ra các biện pháp hạn chế sạc pin tập trung tại khu vực để xe nhằm đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, nguy cơ cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn điện, thiết bị dây sạc, tình trạng pin của xe,... chứ không phải là cứ sạc pin xe điện là thiếu an toàn.
Quan trọng nhất là trong quá trình sử dụng các loại xe đạp, xe máy điện, người dân tuyệt đối không tự ý điều chỉnh thông số kỹ thuật của xe, thay thế các thiết bị, linh kiện, bình điện, bộ sạc… không đúng chủng loại, không rõ nguồn gốc hoặc không đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Việc lắp thêm phụ kiện hay thiết bị tác động đến hệ thống dây dẫn và nguồn điện của xe có thể dẫn tới sự chênh lệch, gây cháy nổ ắc-quy, pin. Ngoài ra, khi cháy nổ các loại pin như lithium-ion cần được xử lý khác với so với cháy thông thường.
Lời khuyên khi phát hiện xe bị cháy pin trong quá trình sạc là không cố dội nước vào thẳng bộ pin, vì nước và lithium có thể tạo ra khí hydro, khiến tình trạng cháy nổ dễ lan rộng. Lúc này, có thể sử dụng bình chữa cháy chuyên dụng, và nhanh chóng cách ly chiếc xe bị cháy ra xa các xe khác, đồng thời thông báo ngay tới cảnh sát PCCC để được hỗ trợ kịp thời.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều chung cư cấm sạc xe điện, người dùng loay hoay ứng phó
Nhận định, soi kèo Nordsjaelland vs Copenhagen, 22h59 ngày 6/4: Xả stress
Live concert mở màn được diễn ra ngày 20/10 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Sau đó ê kíp sẽ đến Thanh Hóa ngày 28/10 và ngày 11/11 tại Đà Nẵng. Dự kiến, cặp ca sĩ Trọng Tấn - Anh Thơ sẽ có các đêm diễn tại TP.HCM, Vũng Tàu, Nghệ An.
Chuyến du hành bằng âm nhạc 'Trọng Tấn - Anh Thơ: 20 năm - Những bản tình ca' sẽ đưa khán giả trở lại với những ca khúc hay nhất của hai nghệ sĩ: từ miền Tây Bắc đến sông Hồng, chảy vào miền Trung, qua miền Tây sông nước cùng nhịp cầu tre. Trong đó, không thể vắng bóng những ca khúc gắn liền với tên tuổi của hai nghệ sĩ: Tình ta biển bạc đồng xanh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Trên công trường rộn tiếng ca,Những ánh sao đêm, Câu hò bên bờ Hiền Lương, Xa khơi, Khúc hát sông quê...
Nhạc sĩ Dương Cầm cho biết đây là lần đầu tiên chính thức bắt tay cùng ca sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ để làm một dự án đánh dấu sự nghiệp của hai ca sĩ đã có tên tuổi. Vì vậy, chất nhạc anh thể hiện ở đêm diễn chủ yếu sẽ là âm nhạc dân gian.
Ca sĩ Trọng Tấn và Anh Thơ bằng tuổi, cùng quê Thanh Hóa và biết nhau lần đầu qua một buổi diễn đám cưới ở quê nhà. Đến khi ra Hà Nội, hai người mới có dịp tái ngộ và kết hợp với nhau trong các dự án âm nhạc.
“Chúng tôi không chỉ là một đôi song ca ăn ý trên sân khấu mà bên dưới sân khấu cũng vô cùng trong sáng, xưng tao - mày với nhau rất tự nhiên. Nhưng chính sự hồn nhiên ấy giúp cả hai đi được với nhau một chặng đường dài. Chúng tôi sẵn sàng nói chuyện thẳng thắn mỗi lần làm show với nhau, thậm chí cãi nhau nhưng không đi đến những việc gây thù hằn”, ca sĩ Trọng Tấn nói.
Nhận xét về người bạn đồng hành trên sân khấu, ca sĩ Anh Thơ bảo nếu cô nóng tính thì Trọng Tấn lại quá... lành.
“Trọng Tấn tính tình mềm mại, nhiều khi tôi phát bực lây. Ví dụ có show họ mời, Tấn nhận lời xong báo tôi, hỏi mấy giờ diễn thì hẹn 1h30 tới địa điểm. Đúng giờ đó tôi đến ngồi chờ mãi không thấy hát hỏi ra thì người ta báo 3h mới diễn. Tính tôi hay sốt ruột nên than với Trọng Tấn nhưng cậu ấy vẫn cứ nhẹ nhàng coi mọi việc hết sức bình thường”, ca sĩ Anh Thơ nói.
"Anh Thơ và Trọng Tấn hát chung ăn ý, vậy có khi nào bị hiểu lầm?" - trước câu hỏi của báo giới, ca sĩ Anh Thơ bày tỏ: ''Trọng Tấn hát với ai thì không biết nhưng với riêng tôi thì vợ cậu ấy rất thoải mái và cực kỳ yên tâm. Tôi như 'thằng đàn ông' với Tấn và chúng tôi không giữ kẽ gì cả, cũng chưa bao giờ có sự hiểu lầm xảy ra''.
Ảnh: Khánh Thành
Anh Thơ: Trọng Tấn tính tình mềm mại, nhiều khi tôi phát bực lây
Chị Thơ bên bể nuôi cà cuống (Ảnh: Hoài Anh).
"Tôi nảy sinh ý định tìm hiểu, nuôi loài vật này nhằm mục đích phát triển thêm hương vị cho nghề nước mắm truyền thống của quê hương, gia đình", chị Thơ chia sẻ.
Nghĩ là làm, năm 2022, chị Thơ bàn với chồng nghỉ việc ở Hà Nội, về quê nuôi cà cuống.
Ban đầu, chị Thơ mua 10 cặp cà cuống tự nhiên ở Lào với giá 2,5 triệu đồng về nuôi thử nghiệm trong thùng xốp. Song, việc nuôi nhân tạo khiến 10 cặp cà cuống bỏ ăn, lần lượt chết hết.
Không nản chí, vợ chồng chị Thơ mua 10 tổ trứng giá 2,5 triệu đồng để ươm. Số trứng này nở ra khoảng 1.500-2.000 con cà cuống giống. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, cà cuống do thiếu thức ăn nên quay ra cắn nhau gây thất thoát. Vợ chồng chị thất bại lần 2.
Cà cuống nhạy cảm với môi trường, cần khu vực sạch sẽ để sinh sống (Ảnh: Hoài Anh).
Sang lần thứ 3, chị Thơ mua 10 ổ trứng cà cuống để nuôi lại. Trong lần này, cà cuống giống cũng chết do không được thay nước sạch thường xuyên và đưa ra nuôi ở không gian rộng hơn.
Sau 3 lần thất bại, vợ chồng chị Thơ không nản chí mà tiếp tục học hỏi và đã tìm được phương án nuôi thành công.
Bí quyết thu nhập tiền tỷ
Chị Thơ bật mí, nuôi cà cuống vừa dễ vừa khó. Loài vật này nhạy cảm với môi trường nên cần khu vực sạch sẽ để sinh sống. Vì thế, vợ chồng chị chọn địa điểm xây dựng bể nuôi thoáng mát, tránh khu vực người dân phun thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu hoặc đốt rác.
Về nguồn nước, người nuôi cần theo dõi độ PH, độ phèn để đạt được kết quả tốt nhất. Người nuôi phải thay nước 2-3 lần/ngày và thường xuyên vớt thức ăn thừa ra ngoài, tránh ô nhiễm.
Nguồn thức ăn cho cà cuống là loại thực phẩm tươi sống như: cá, ếch con, nhái con nên cần phải chủ động được nguồn cung cấp thức ăn nếu chăn nuôi thương phẩm.
"Cà cuống là động vật săn mồi, chúng chỉ ăn được thức ăn tươi sống. Khi chúng ăn sẽ hút dịch từ con mồi, để lại xác. Nếu không đủ thức ăn, cà cuống sẽ tự cắn nhau, ăn thịt đồng loại", chị Thơ chia sẻ.
Sản phẩm nước mắm cà cuống của gia đình chị Thơ (Ảnh: Hoài Anh).
Cuối cùng, cà cuống từ khi nở đến trưởng thành phải trải qua 5 lần lột xác. Điều này đòi hỏi người nuôi phải theo dõi, dành thời gian để vớt xác con vật.
Cà cuống mỗi lứa đẻ chỉ cách nhau một tháng. Mỗi ổ cà cuống có khoảng 100 trứng, sau 5-7 ngày, trứng nở thành ấu trùng, tỷ lệ nở gần xấp xỉ 100%. Con vật này từ khi nở đến lúc xuất bán thương phẩm khoảng 45 ngày, còn nuôi để sinh sản khoảng 75 ngày.
Cà cuống được sử dụng để chế biến nước mắm là con đực vì chỉ giống đực mới chứa túi tinh dầu. Khi đạt tiêu chuẩn, con cà cuống đực sẽ được sơ chế, sau đó cho vào chai nước mắm nguyên chất để ngâm. Nước mắm cà cuống có hương vị thơm, cay đặc biệt.
Cơ sở của vợ chồng chị Thơ có diện tích khoảng 400m2, với 200 cặp giống, hơn 1.000 con giống và thương phẩm. Từ đầu năm 2023, chị Thơ bắt đầu bán lứa cà cuống đầu tiên, được người tiêu dùng ưa chuộng, giá thành cao, vượt ngoài mong đợi.
Cụ thể, một ổ trứng cà cuống có giá bán 200.000-250.000 đồng, cặp cà cuống giống giá 200.000-250.000 đồng, còn nước mắm cà cuống giá 400.000 đồng/lít.
Đến nay, các mặt hàng liên quan đến cà cuống luôn trong trình trạng "cháy hàng", giúp cơ sở của chị Thơ có nguồn thu 1 tỷ đồng/năm.
Trong tương lai, vợ chồng chị Thơ dự kiến sẽ mở rộng diện tích trang trại và khu chế xuất nước mắm.
"Thời gian qua, nhiều người đến để tham quan, học hỏi mô hình. Chúng tôi sẽ chuyển giao kỹ thuật nếu bà con địa phương có nhu cầu nuôi. Cơ sở chúng tôi sẽ bao tiêu sản phẩm, giúp họ có thêm nguồn thu nhập", chị Thơ bày tỏ.
Ông Nguyễn Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Mai Phụ, đánh giá vợ chồng chị Thơ là người trẻ, dám nghĩ, dám làm, nhạy bén trong kinh doanh. Họ đã tiên phong trong việc nuôi cà cuống để phát triển kinh tế ở địa phương.
Cùng với đó, việc phát triển sản phẩm nước mắm cà cuống, còn góp phần gìn giữ, phát triển ngành nghề nước mắm truyền thống.
"Ngoài làm giàu cho gia đình, cơ sở của vợ chồng chị Thơ, anh Hiệp còn tạo công ăn việc làm cho hơn 5 lao động địa phương", ông Bắc nói.
Cà cuống là một trong những nhóm côn trùng có kích thước lớn nhất, cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình 7-8cm, có con lên đến 10-12cm.
Tinh dầu cà cuống có mùi thơm đặc biệt như mùi quế.
Cà cuống là loài háu ăn, có thể sống trên bờ hoặc khu vực hồ, ao, đầm hay ruộng lúa nước. Chúng có thể vừa bơi lội vừa biết bay vào ban đêm.
Hiện nay, cà cuống rất hiếm gặp trong môi trường tự nhiên ở nước ta do người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tại Campuchia hoặc Thái Lan, cà cuống được bán với giá khá đắt đỏ.
">Thu tiền tỷ nhờ nuôi con vật thơm như quế, cả biết bơi và bay
Hôm nay đóng cổng bình chọn máy chiếu thông minh
Cách CEO Nvidia 'tra tấn nhân viên' để trở nên tốt hơn
友情链接