
Giấc mơ sở hữu xe hơi đối với nhiều gia đình Việt Nam giờ đã dễ dàng hơn, kéo theo, việc học lái xe ô tô đã trở thành nhu cầu ngày càng lớn. Tuy nhiên, nhiều năm qua, học và thi sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) ở ta không có nhiều sự thay đổi.
Qua truyền thông, có thể thấy, vẫn còn tình trạng tiêu cực khi thi cử như bao đỗ lý thuyết, mua xe thi…
Mới đây, Chính phủ dự kiến tách Luật Giao thông đường bộ 2008 thành 2 luật. Trong đó, theo dự án Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì, Bộ này thực hiện chức năng sát hạch và cấp GPLX thay cho Bộ Giao thông vận tải. Kết quả là 321/414 (77,54%) Đại biểu Quốc hội không đồng ý Bộ Công an cấp giấy phép lái xe.
Thực tế cho thấy, việc quan trọng nhất là phải đổi mới cách thức học và quản lý, cấp phép lái xe như thế nào cho chất lượng, hiệu quả.
Cách tổ chức học và quản lý cấp giấy phép lái xe ở nước Úc có thể là một bài học tốt cho Việt Nam.
Tại đây, thủ tục học và thi khá đơn giản, tiện lợi. Sở Giao thông tại các bang (tên gọi có thể hơi khác tuỳ theo từng bang do có thêm các chức năng khác) phụ trách việc sát hạch và cấp phép. Trong đó, tiểu bang New South Wales (NSW) và Victoria (VIC) là hai hình mẫu tiêu biểu cho việc sát hạch và cấp giấy phép lái xe tại Úc.
Trong quãng thời gian này, người dân sẽ phải trải qua quá trình học và chịu sự giám sát liên tục 4 năm. Theo từng giao đoạn học, người dân sẽ được cấp và chuyển hạng dần dần từ GPLX hạng L, hạng P1, hạng P2 và cuối cùng là hạng đầy đủ (hạng Full).
Hạng L: Thực hành lái xe trong 1 năm có người giám sát
Năm đầu tiên là bằng hạng L- GPLX cấp cho người thi đỗ lý thuyết cơ bản để tiến tới được phép thực hành lái xe.
Người thi sẽ thi tại các trung tâm thi sát hạch lái xe với việc phải hoàn thành bộ “đề” 45 câu hỏi cơ bản. Nếu trả lời đúng 90% câu hỏi thi và không có điểm liệt (bị trượt ngay) thì người học sẽ được xác nhận là thi đỗ lý thuyết (GPLX loại L).
GPLX loại L này có giá trị trong 5 năm ở bang New South Wales và 10 năm ở bang Victoria. Nếu trượt, người thi sẽ chỉ được đăng ký thi lại sau 1 tuần. Theo thống kê, riêng tại bang New South Wales cũng có khoảng 30% người thi trượt phần thi lý thuyết này.
 |
Người Úc mất 4 năm gian nan, trầy trật mới có thể được lấy bằng đầy đủ |
Người dạy kèm này có thể là chính những người thân, bạn bè hoặc thuê giáo viên dạy lái chuyên nghiệp tại các trung tâm với mức chi phí khoảng 40-50$/giờ dạy thực hành trên đường. Vì chi phí đắt đỏ nên nhiều người chỉ thuê thầy dạy 5-10 giờ ban đầu rồi sau đó nhờ người thân, bạn bè có bằng FULL dạy kèm. Sở hữu tấm bằng L, người dân mới được phép thực hành lái xe với điều kiện phải có người có bằng FULL (GPLX đầy đủ) ngồi kèm, được phép lái xe không quá 90km/giờ.
Tại bang New South Wales, người học phải hoàn thành 120 giờ lái xe thực hành có ghi sổ (Log Book), trong đó có 20 giờ lái vào ban đêm và phải giữ GPLX hạng L ít nhất 12 tháng (người trên 25 tuổi không bị áp dụng quy định này từ ngày 19/12/2009), sau đó mới có thể tham dự thi “nâng hạng” cấp GPLX P1 (còn gọi là P đỏ).
Khi ra đường, người học phải treo bằng L lên trước và sau xe để người tham gia giao thông nhận biết, đảm bảo an toàn.
Hạng P1: Được lái tối đa 90km/h
Năm thứ hai, người thi muốn lấy bằng P1, sẽ phải vượt qua phần thi lý thuyết trên máy tính có tên gọi là phần thi Ngăn ngừa rủi ro khi lái xe (Hazard Perception Test- HPT, áp dụng từ 20/11/2017) và thi đỗ phần thi thực hành lái xe.
Các nhân viên của Sở Giao thông sẽ đánh giá tất cả các kỹ năng mà người lái xe cần phải thành thạo và xử lý khi đi trên đường. Phần thi thường kéo dài khoảng 45 phút trên tất cả các kiểu đường khác nhau, địa điểm công cộng, lái xe qua khu vực trường học hay nơi tập trung đông người (người thi hay bị trượt phần thi này do không nhìn biển hạn chế tốc độ 40km/h vào giờ cao điểm), các bài thi liên quan đến đỗ xe trên đường (bao gồm cả đỗ song song, đỗ chéo), trong khu vực mua sắm…
Nếu trượt bất cứ nội dung nào trong phần đánh giá, người thi sẽ bị đánh trượt và chỉ có thể đăng ký thi lại sau 1 tuần.
Đáng chú ý là, mặc dù điều kiện đường sá của Úc là lên dốc, xuống đèo, nhưng trong thi thực hành lại không có nội dung thi phần dừng xe và khởi hành ngang dốc (depart) như Việt Nam.
Với bằng P1, người dân được phép tự mình lái xe mà không cần người giám sát theo các điều kiện như chạy tốc độ tối đa cho phép là 90km/h, không có nồng độ cồn khi lái xe, không được sử dụng điện thoại khi lái xe....
Bằng P1 giới hạn cho người lái 4 điểm để được trừ khi phạm lỗi trong khi với người có bằng Full là 13 điểm. Nếu vi phạm luật giao thông, bị trừ hết điểm, người lái có thể bị phạt kéo dài thời hạn chuyển đổi lên GPLX hạng P2 (3 tháng/lần đình chỉ).
Người lái cũng phải giữ GPLX P1 ít nhất 12 tháng liên tục mới được thi lấy GPLX P2 (P xanh).
Hạng P2: Thử thách 2 năm, được lái tối đa 100km/h
Đến năm thứ 3, người thi dự thi nâng hạng bằng P2 cũng tương tự như P1 với việc thi lý thuyết và thực hành cấp độ phức tạp hơn. Người có bằng P2 được lái xe tốc độ tối đa là 100km/h, không có nồng độ cồn khi lái xe và không được dùng điện thoại khi lái xe (từ năm 2016).
Với hạng P2, người lái được giới hạn 7 điểm để được trừ khi phạm lỗi giao thông. Nếu vi phạm, khi bị trừ hết điểm có thể bị phạt kéo dài thời hạn chuyển đổi lên GPLX hạng cao hơn (mức 6 tháng/lần đình chỉ).
Người lái phải giữ GPLX P2 ít nhất 2 năm và không phạm lỗi bị đình chỉ kéo dài thời hạn 6 tháng nói trên mới được chuyển lên thi GPLX đầy đủ (GPLX hạng Full).
Hạng Full: Không vi phạm giao thông trong 4 năm liên tục
Như vậy, nếu không có vi phạm, một người cần ít nhất 4 năm liên tục để có GPLX hạng đầy đủ. Quy định này giúp cho các lái xe tại Úc có điều kiện hoàn thiện kỹ năng và phản ứng trên đường vì thống kê cho thấy các tài xế mới là người dễ gây ra các tai nạn trên đường nhất tại Úc. Các quy định này cũng áp dụng tương tự tại các bang khác của Úc.
Một điểm đáng chú ý khác, nước Úc cũng quy định các lái xe ở các hạng bằng L, P1, P2 phải treo bằng ở vị trí dễ quan sát ở trước và sau xe. Nếu vi phạm, sẽ bị phạt rất nặng. Quy định này khá tương tự như ở Nhật Bản, các lái mới được cấp bằng lái xe trong năm đầu tiên phải dán phù hiệu Shoshinsha để báo hiệu cho người tham gia giao thông về trình độ lái của mình.
So với Việt Nam, Úc cho phép người từ 16 tuổi sẽ được học lái và được cấp bằng L. Khi chuyển hạng P1 phải đủ từ 17-18 tuổi. Dự thảo Luật mới của Việt Nam có đề xuất được phép học lái xe từ năm 17 tuổi.
Có thể thấy, nước Úc đề cao khả năng thực hành lái xe an toàn. Các quy định cho việc thực hành lái xe rất thuận tiện do đường sá rộng rãi, luật lệ rõ ràng, xã hội hoá cao. Việc sát hạch lái xe là chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao thông chứ không phải của cơ quan cảnh sát.
Việc gắn thêm các bảng L, P1, P2 vào trước và sau xe với các quy định rõ về tốc độ và thời gian nắm giữ đi kèm và các quy định rõ ràng khác về điều kiện, khiến cho người lái xe ở Úc hiểu rõ và có ý thức với chính bản thân mình và xã hội khi cầm lái.
Cách phân hạng GPLX cá nhân và khoảng thời gian thử thách như vậy cho thấy nước Úc đề cao trách nhiệm cá nhân của người lái với mọi người xung quanh. Người dân Úc lái xe trên đường nhìn người phía trước gắn bảng L, P1, P2, họ cũng lưu tâm giữ khoảng cách và không tạo ra các tình huống nguy hiểm cho người mới học lái. Riêng tài xế xe taxi hay xe công nghệ, nước Úc yêu cầu phải có bằng Full mới được phép lái/đăng ký.
Tiếc rằng, ở Việt Nam, chúng ta không có cách thức nào tương tự để mọi người dân ra đường được báo hiệu về trình độ lái mới, ngoài trừ một vài trường hợp chủ động dán giấy hay nhận biết qua quan sát cách lái.
Nếu những bài học như ở Úc được áp dụng ở Việt Nam, sẽ giúp cho người lái nâng cao được kinh nghiệm lái còn thiếu của mình, dễ nhận biết với người khác trên đường và quan trọng hơn, sẽ giảm thiểu tai nạn giao thông cho mọi người, nhất là những người còn non kinh nghiệm.
Độc giả Lê Minh Toàn (bang New South Wales, Úc)
Bạn có đề xuất gì để việc học, thi lấy bằng lái xe và kiểm soát "lái mới" ở Việt Nam tốt hơn? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Bằng lái cất tủ: Xem cách người Nhật ứng xử với lái mới, lái non
Khi ở Việt Nam, hàng ngày tôi vẫn lái xe đi làm, nhưng khi sang Nhật công tác và lái xe bên này, tôi vẫn có cảm giác không an toàn. Người Nhật đã nghĩ ra chiếc phù hiệu rất hay dành riêng cho lái mới.
" alt="Học lái xe: Người Việt 3 tháng, người Úc 4 năm gian nan, trầy trật"/>
Học lái xe: Người Việt 3 tháng, người Úc 4 năm gian nan, trầy trật
NXB Trẻ vừa phát hành toàn quốc tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh mang tên Con chim xanh biếc bay về, với số lượng 150 nghìn bản in (trong đó có 130 nghìn bìa mềm, và 20 nghìn bìa cứng đặc biệt, phiên bản bìa đặc biệt chỉ in một lần duy nhất). Đây là tác phẩm thứ 46 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh in tại NXB Trẻ."Với cuốn sách này, tôi muốn viết khác các quyển trước đây một chút. Những tác phẩm trước, tôi viết về lứa tuổi học trò với nhiều hoài niệm tuổi thơ và bối cảnh thường là thôn quê. Lần này câu chuyện chính xảy ra ở thành phố, nơi tôi đang sống - TP.HCM. Sau 20 năm, bối cảnh thành phố bây giờ cũng không còn giống như thành phố trong các truyện Còn chút gì để nhớ, Phòng trọ ba người hay Kính vạn hoa tôi viết đã quá lâu rồi. Thành phố trong tác phẩm này gần với ngày hôm nay hơn, dù tôi chủ yếu viết về các khu chợ và các xóm lao động".
 |
Tác giả viết về thành phố nơi mình đang sống với những câu chuyện gần gũi. |
Chính vì kéo không gian, thời gian gần hơn với độc giả so với các tác phẩm trước nên câu chuyện gần gũi hơn – đó là câu chuyện của các bạn trẻ ngày nay, đặc biệt những bạn xa quê lên thành phố học tập và mưu sinh, với chuyện nhà trọ, việc làm, yêu đương, và bao nỗi trăn trở khác. Bên cạnh đó, trong phần đầu của tác phẩm, có lẽ độc giả cũng sẽ thích thú với chợ - một không gian chợ đặc trưng của mảnh đất Sài Gòn và thích thú đếm xem nhà văn đã cho nhân vật đi những chợ nào… Bởi, theo lời nhân vật thì "hóa ra chợ không chỉ là nơi mua bán mà chính là không gian sống của tôi lâu nay".
Các nhân vật chính trong Con chim xanh biếc bay vềcũng trưởng thành hơn so với các tác phẩm trước đây, với những câu chuyện mưu sinh lập nghiệp lắm gian nan thử thách và đầy hoài bão. Họ có thể là những sinh viên vừa ra trường hoặc sắp ra trường, là nhân viên trong các công ty, là ông chủ bắt đầu khởi nghiệp… Dù vậy, tình yêu vẫn thắp lên rộn ràng trong cuộc sống bộn bề, khiến câu chuyện giống như một cuốn phim "trinh thám tình yêu". Tác phẩm sẽ dẫn bạn đọc đi từ bất ngờ này đến tò mò suy đoán khác, để kết thúc bằng một nỗi hân hoan vô bờ sau bao phen hồi hộp nghi kỵ đến khó thở.
 |
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tại buổi ra mắt sách. |
Nét bút hóm hỉnh và đầy cảm động, vốn dĩ đã trở thành một phong cách quen thuộc của Nguyễn Nhật Ánh và ở Con chim xanh biếc bay về, nhà văn vẫn dùng giữ phong cách đó.
Điểm nhấn quan trọng trong cuốn sách chính là khát khao sống tốt, sống tử tế, tinh thần hướng đến cái đẹp và sự tinh tế. Chính sự tử tế, tình yêu thương, tinh thần hướng thượng đã giúp hóa giải mọi thứ, dù là những thứ "dường như không thể nào chấp nhận được". Các chi tiết trong truyện có lúc làm độc giả nghẹt thở nhưng rồi chính lòng trắc ẩn, thương yêu đã giúp các nhân vật cuối cùng tìm về với nhau trong một niềm hân hoan, hạnh phúc, như duyên số đã sắp đặt cho họ vậy. Ngay trong cuộc sống hằng ngày của các nhân vật, nhà văn đã khéo léo để các nhân vật của mình luôn thể hiện lòng trắc ẩn với mọi người xung quanh mình.
Cuốn sách cũng thắp lên sự lạc quan trong trái tim bạn đọc, qua những gian nan thử thách của những bạn trẻ tự lập thân, lập nghiệp vẫn tìm thấy niềm vui, với những ước mơ, hoài bão xanh rì, bắt nhịp với đời sống đô thị TP.HCM khiến tác phẩm có chất hiện đại và gần gũi khó tả.
Con chim xanh biếc bay vềchia sẻ cùng bạn rằng giữa đời sống bề bộn thị thành, luôn có những góc nhẹ nhàng để ta tìm về, luôn có niềm vui để ta hướng đến, và những nỗi lo âu, tị hiềm, nghi kỵ vẫn có thể hóa giải, như cách người đô thị TP.HCM vẫn sống phóng khoáng hết mình, làm việc hết mình, yêu thương hết mình.
Tình Lê

Cuốn sách chỉ cách cho F.A thoát cuộc sống độc thân
'Bắt đầu từ đâu để hết một mình?' của Vũ Nguyệt Ánh có thể coi là một cuốn sách kỹ năng phù hợp với các bạn trẻ Việt.
" alt="Cuốn sách khác biệt của Nguyễn Nhật Ánh"/>
Cuốn sách khác biệt của Nguyễn Nhật Ánh
Sau khi nhận hàng tỷ đồng tiền công đức từ lễ động thổ xây xây dựng dự án khu du lịch tâm linh thiền Trúc Lâm Quảng Nam thì chủ đầu tư ngừng thực hiện dự án. Điều đáng nói, ông chủ dự án này có họ, tên lót và quê quán trùng với Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng Quảng Ninh. |
Lễ động thổ khởi công xây dựng dự án khu du lịch tâm linh thiền Trúc Lâm - Quảng Nam diễn ra ngày 26/5/2016 |
Trước đó, ngày 26/5/2016, công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam tổ chức lễ động thổ khởi công xây dựng dự án khu du lịch tâm linh thiền Trúc Lâm Quảng Nam rất hoành tráng tại lâm phận rừng phòng hộ Phú Ninh (thuộc xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, Quảng Nam).
Dự án sẽ được triển khai trên diện tích 200 ha nằm trong đất rừng phòng hộ với tổng kinh phí đầu tư 1.000 tỷ đồng chia làm nhiều giai đoạn.
Giai đoạn 1 sẽ đầu tư trên diện tích 67 ha, kinh phí đầu tư 500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 12 tháng thi công.
Tại lễ khởi công, nhiều nhà hảo tâm trao tiền, có người trao bảng tượng trưng số tiền 1 tỷ đồng cho đại diện nhà đầu tư.
 |
Lễ động thổ có mặt Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng Quảng Ninh |
Người trực tiếp đứng ra nhận số tiền và hiện vật trên là Đại đức Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng Quảng Ninh hiện nay.
Nhưng sau đó, chủ đầu tư bất ngờ dừng xây dựng dự án. Khu đất từng là nơi diễn ra lễ khởi công dự án khu du lịch tâm linh thiền Trúc Lâm - Quảng Nam nay vẫn là khu đất để trống, là nơi người dân thả trâu bò, hàng chục cây keo con đã được người dân trồng vào.
Qua tìm hiểu, công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam, có mã số thuế: 4001070092, được cấp phép ngày 17/3/2016. Nơi đăng ký quản lý là Chi cục Thuế TP Tam Kỳ (Quảng Nam), trụ sở 93 Đinh Liệt (phường Tân Thạnh, TP Tam Kỳ).
Nghề nghiệp đăng ký kinh doanh của công ty này là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (ngành chính); phá dỡ; chuẩn bị mặt bằng; lắp đặt hệ thống xây dựng khác; vận tải hành khách đường bộ khác; vận tải hàng hóa bằng đường bộ; nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; hoạt động tư vấn quản lý; hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan; cho thuê xe có động cơ; tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại; đại lý du lịch; điều hành tour du lịch; dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.
Chủ sở hữu là ông Vũ Minh Đức (trú thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, Bắc Ninh).
Điều đáng nói, chủ sở hữu công ty Ba Vàng Quảng Nam - Vũ Minh Đức có họ và tên lót, quê quán trùng với trụ trì chùa Ba Vàng Quảng Ninh là Đại đức Thích Trúc Thái Minh - tên thật Vũ Minh Hiếu.
Địa chỉ thường trú của ông Vũ Minh Đức cũng giống với địa chỉ Đại đức Thích Trúc Thái Minh ở trước khi xuất gia.
Trao đổi với VietNamNet chiều 29/03, ông Đỗ Hải Long, Chủ tịch UBND xã Lâm Thao (huyện Lương Tài, Bắc Ninh) xác nhận, trước khi xuất gia, Đại đức Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng từng sống tại thôn Ngọc Quan của địa phương.
Khởi công rồi mất hút
Sáng nay, ông Ngô Bốn, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cho biết, cách đây mấy năm, ông có nắm về lễ khởi công xây dựng khu du lịch tâm linh thiền Trúc Lâm Quảng Nam. Tuy nhiên, ông Bốn không hề hay biết đến sự tồn tại của công ty TNHH Ba Vàng Quảng Nam.
 |
Công ty Ba Vàng Quảng Nam đã ngừng hoạt động sau lễ khởi công dự án |
Trong khi đó, ông Nguyễn Phú, GĐ Sở Xây dựng Quảng Nam cho biết: 'Dự án xây khu du lịch tâm linh thiền Trúc Lâm Quảng Nam vẫn đang trong giai đoạn làm thủ tục'.
“Năm xưa, công ty xin làm lễ động thổ dự án, ngành tài nguyên chỉ tạm giao một miếng đất trống để làm lễ khởi công. Thực tế, dự án này chưa có giấy phép, thủ tục gì. Sau lễ động thổ dự án đã dừng cho đến thời điểm hiện tại”, ông Phú cho biết thêm.
Trước đó, tháng 8/2017, UBND tỉnh Quảng Nam có báo cáo số 117/BC-UBND do ông Lê Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tình hình triển khai dự án khu du lịch thiền Trúc Lâm - Quảng Nam.
Theo nội dung báo cáo, trong quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư gặp một số khó khăn vướng mắc (về thủ tục pháp lý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, công tác bảo vệ môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai dự án, nguồn vốn thực hiện.
Trong đó, khó khăn lớn nhất là không đảm bảo năng lực tài chính nên chủ đầu tư báo cáo UBND tỉnh không tiếp tục triển khai, ngừng thực hiện dự án.

Chùa Ba Vàng ở Quảng Nam nhận tiền tỷ công đức rồi ‘bặt vô âm tín’
Cách đây 4 năm, chùa Ba Vàng - Quảng Nam được động thổ xây dựng. Trong lễ khởi công, hàng tỷ đồng đã được các nhà hảo tâm ủng hộ xây chùa, nhưng sau đó dự án bất ngờ dừng thực hiện.
" alt="Ông chủ Ba Vàng Quảng Nam có quan hệ gì với thầy Thái Minh?"/>
Ông chủ Ba Vàng Quảng Nam có quan hệ gì với thầy Thái Minh?