Nhận định, soi kèo Al Safa vs Al Adalah, 22h00 ngày 3/2: Chủ nhà ‘ghi điểm’
本文地址:http://game.tour-time.com/news/83a495332.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch
Chương trình Giáo dục Phổ thông mới (GDPT mới) sẽ bắt đầu được áp dụng với khối lớp 1 trên toàn quốc từ năm học 2020 - 2021 sắp tới. Đây là thách thức lớn với các giáo viên và các em học sinh, nhưng cũng là thử thách với phụ huynh các em trong vai trò đồng hành cùng con vào lớp 1, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 đang có những diễn biến khó lường.
Bộ GD&ĐT đã đề xuất 3 hình thức học trực truyến trong năm học mới, tuy nhiên, dù có lựa chọn hoặc buộc phải áp dụng hình thức nào, vai trò của phụ huynh trong việc đồng hành cùng con cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
“Là năm học đầu tiên áp dụng sách giáo khoa mới lại gặp dịch bệnh Covid-19, chắc chắn, ba mẹ phải đồng hành và hỗ trợ con rất nhiều trong quá trình học lớp 1. Hiện tại mình khá lo lắng vì chưa nắm hết các thay đổi của sách giáo khoa mới, đặc biệt là môn Tiếng Việt.” - Chị Hoa (Thanh Xuân, Hà Nội) lo lắng.
“Tiếng Việt và Toán là hai môn quan trọng, nền tảng của lớp 1, dù đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía nhà trường, nhưng việc làm quen với sách giáo khoa mới của hai môn học này với tôi còn khá bỡ ngỡ. Tôi chưa tự tin để có thể giúp con học trong trường hợp bắt buộc phải học trực tuyến như năm học trước.” - Chị Yến (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.
Thực tế, đây không phải lo lắng của số ít phụ huynh. Trên các diễn đàn, hội nhóm đồng hành cùng con vào lớp 1, rất nhiều ba mẹ cũng đang gặp phải tình trạng tương tự.
Trẻ chơi và học với Chương trình Học vần của VMonkey
Hiểu được nỗi lo chung của hầu hết các ba mẹ, với mong muốn giúp ba mẹ đồng hành cùng con học lớp 1 hiệu quả ở môn tiếng Việt, Monkey Việt Nam đã ra mắt Chương trình Học vần của VMonkey trong tháng 8/2020. Chương trình Học vần được xây dựng theo sách giáo khoa tiếng Việt 1 đã được Bộ trưởng Bộ GD& ĐT phê duyệt sử dụng trong chương trình GDPT từ năm học 2020 - 2021.
![]() |
Chương trình đã nhận được những phản hồi tích cực từ cộng đồng phụ huynh khi toàn bộ nội dung bám sát theo chương trình GDPT mới của Bộ. |
Học vần trên ứng dụng VMonkey gồm 112 bài học, kết hợp những thế mạnh nổi bật của Monkey trong hơn 5 năm qua với những ứng dụng học tiếng Anh nổi tiếng như Monkey Junior và Monkey Stories, Học vần của VMonkey phát huy sự chủ động của trẻ khi học - giúp trẻ tiếp thu kiến thức theo cách “chơi mà học” mà vẫn đạt hiệu quả.
Mỗi bài học của chương trình Học vần gồm 2 phần: phần truyện và phần hoạt động.
![]() |
Phần truyện: gồm các mẩu truyện sinh động giúp trẻ làm quen với âm/vần/thanh điệu trong bài học. |
![]() |
Phần Hoạt động tương tác: gồm 5 - 7 hoạt động mỗi bài học. Thông qua các trò chơi tương tác vui nhộn để giúp trẻ nhận diện, phân biệt các âm/vần/thanh, tìm kiếm các âm/vần/thanh trong từ, câu… |
Học 1 bài mỗi ngày theo lộ trình bài học được xây dựng sẵn, trẻ không cần học vẹt, nhồi nhét kiến thức, mà vẫn dễ dàng ghi nhớ mặt chữ, nắm vững các quy tắc đánh vần, quy tắc chính tả, từ đó đọc thông viết thạo. Bên cạnh đó, giọng đọc chuẩn và rõ ràng cũng sẽ giúp cho các con tránh được các lỗi sai do thói quen vùng miền.
Ngoài ra, khi học xong mỗi bài học, VMonkey còn gửi tặng cho phụ huynh học liệu miễn phí để ôn tập ngoài ứng dụng cho con. Nhờ việc kết hợp học online trên ứng dụng và học offline cùng học liệu, ba mẹ và các con sẽ có thêm nhiều hoạt động thú vị đồng thời tăng hiệu quả tiếp thu khi học.
Các phụ huynh dù chưa có điều kiện tìm hiểu về chương trình mới của Bộ GD&ĐT vẫn có thể dễ dàng đồng hành cùng con, thông qua việc cùng con khám phá ứng dụng và ôn tập với các học liệu.
Chị Hà Anh Phan (Hà Nội) chia sẻ: “Mới chỉ học được 1 tuần nhưng bé Khoa nhà Hà Anh đã thích mê phần Học vần vì có rất nhiều trò chơi thú vị, mỗi bài học ngoài câu chuyện đầu tiên giới thiệu về vần ra thì các hoạt động tiếp theo đều là trò chơi.”
“Mon đã học Monkey Junior rồi đến Monkey Stories từ khi 3 tuổi. Tháng 9 này Mon vào lớp 1, Monkey thật hiểu lòng mẹ Mon khi ra hẳn 1 phần Học vần dành cho các bạn lớp 1.” - Mẹ Huế Ngọc Nguyễn chia sẻ trên Facebook cá nhân khi nhận được thông báo Học vần trên VMonkey chính thức ra mắt.
Với “Học vần”, VMonkey tự tin sẽ làm tốt hơn nữa vai trò là một ứng dụng Học tiếng Việt theo chương trình GDPT mới cho trẻ Mầm non và Tiểu học.
Để trải nghiệm phần Học vần của Vmonkey, tải miễn phí ứng dụng tại https://vmonkey.vn/tai-mien-phi.html
Doãn Phong
">‘Bảo bối’ giúp trẻ lớp 1 học vần hiệu quả
Trung Quốc: Xem robot trổ tài viết câu đối Tết
Ông Bùi Hoàng Huy, Phó Trưởng phòng VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Nhiệm vụ chuyển đổi số được Ban chỉ đạo chuyển đổi số huyện triển khai đồng bộ, hiệu quả trên cả 3 lĩnh vực: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Để xây dựng chính quyền số,huyện tập trung phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số. Trong đó, hạ tầng viễn thông, internet băng thông rộng đã được phủ tới 100% trung tâm xã, thị trấn; 100% máy tính sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN) và mạng internet trong giải quyết công việc; 100% phòng, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn thực hiện tiếp nhận văn bản đến và phát hành văn bản đi có ký số trên môi trường mạng.
Toàn huyện có 8/12 điểm cầu truyền hình trực tuyến (cấp huyện 2 điểm cầu, cấp xã 6 điểm cầu). Hệ thống "Phòng họp không giấy tờ” triển khai thực hiện tại cuộc họp trực tuyến của UBND huyện thường kỳ hàng tháng.
Công nghệthông tin được ứng dụng khá rộng rãi trong các cơ quan hành chính nhà nước, tạo điều kiện quan trọng để huyện nâng cao chỉ số cải cách hành chính, sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.
Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện được đầu tư trang thiết bị hiện đại với hệ thống phần mềm giải quyết hồ sơ, từ tiếp nhận đến trả kết quả đảm bảo kịp thời, đúng quy định đối với công dân, tổ chức. Công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.
Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện, cấp xã đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, gồm các dịch vụ: xác thực số định danh cá nhân và chứng minh nhân dân; xác thực thông tin hộ gia đình và tra cứu thông tin công dân.
Hạ tầng kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II được triển khai đến 9/10 xã, thị trấn.
Thực hiện mô hình "Đội thanh niên tình nguyện - hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến” tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã. Trong 9 tháng năm nay, toàn huyện tiếp nhận 10.118 hồ sơ, trong đó, tiếp nhận trực tuyến 9.994 hồ sơ, đạt 98,8%; 7.314 hồ sơ thanh toán trực tuyến, đạt 84,9%; 1.536 hồ sơ trực tuyến toàn trình, đạt 15,28%.
Thời gian tới, huyện Cao Phong tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Đồng thời, tập trung đầu tư trang thiết bị, hệ thống hạ tầng thông tin đảm bảo triển khai hiệu quả chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành đầy đủ các văn bản để chỉ đạo, triển khai thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Hoà Bình đã triển khai thí điểm Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh (IOC): Trung tâm IOC cập nhật số liệu theo thời gian thực từ các nền tảng số qua đó phân tích số liệu, theo dõi, so sánh số liệu của các huyện, thành phố, các sở, ngành để kịp thời chỉ đạo điều hành với 9 nội dung: phát triển kinh tế - xã hội, văn bản điều hành điện tử, dịch vụ hành chính công, giám sát an toàn giao thông, thông tin báo chí trên mạng, an toàn thông tin, hệ thống giáo dục, thông tin du lịch, trả lời các kiến nghị của người dân và doanh nghiệp.
Hệ thống quản lý văn bản và điều hành triển khai tới 100% cơ quan hành chính nhà nước ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Các cơ quan nhà nước xử lý văn bản điện tử hoàn toàn trên môi trường mạng qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, đồng thời thực hiện ký số văn bản điện tử, liên thông gửi lên trục liên thông quốc gia.
Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh được duy trì hoạt động ổn định, 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đều được cấp hộp thư điện tử công vụ phục vụ trao đổi công việc mở rộng đến các đơn vị sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, số tài khoản thư điện tử đã cấp cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh là trên 13.000 tài khoản.
Hiện nay, tỷ lệ số máy tính/CBCC là 100%; Tỉ lệ các đơn vị trực thuộc có mạng LAN là 100%; Tỉ lệ máy tính kết nối internet tốc độ cao (không bao gồm máy tính dùng để soạn thảo tài liệu mật) là 100%; hệ thống sử dụng thiết bị firewall để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; Hiện đang sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước.
Cùng với tỉnh Hòa Bình, xây dựng chính quyền số là một trong những mục tiêu quan trọng mà tỉnh Kiên Giang hướng tới. Quá trình xây dựng, phát triển chính quyền số, tỉnh Kiên Giang chú trọng phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu mở dễ truy cập, sử dụng; công khai, minh bạch, mang đến nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Tỉnh Kiên Giang cung cấp 1.925 thủ tục hành chính, công khai đầy đủ nội dung theo quy định, kết nối liên thông, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt tỷ lệ 100%, trong đó có 1.414 dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh.
Đến ngày 19/7/2023, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Kiên Giang tiếp nhận 231.132 hồ sơ; trong đó có 98.155 hồ sơ trực tuyến, đạt 42,4%, tăng 29,12% so năm 2022, tỷ lệ thanh toán trực tuyến 16,2%, tăng 6,7% so năm 2022.
Ông Võ Minh Trung - Giám đốc Sở TT&TT cho biết, theo đánh giá bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Kiên Giang xếp hạng 43/63 tỉnh, thành phố, tăng 12 bậc so năm 2022. 6 tháng đầu năm 2023, chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp của tỉnh đều tăng so năm 2022 như 100% thủ tục hành chính được công khai đầy đủ theo quy định; 48,37% hồ sơ được số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tỷ lệ hài lòng trong xử lý phản ánh, kiến nghị đạt 100%; tỷ lệ hài lòng trong tiếp nhận thủ tục hành chính đạt 90,56%...
Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc được triển khai tại các cơ quan nhà nước, đoàn thể, đơn vị trực thuộc và 100% ủy ban nhân dân (UBND) huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Hệ thống đáp ứng quy trình nghiệp vụ quy định, tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước đạt 100% (trừ văn bản mật).
Đến nay, tỉnh Kiên Giang hoàn thành tích hợp 25 thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh. Tỉnh triển khai kết nối cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số gồm các cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội; dịch vụ kết nối bưu chính công ích; cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, xác thực định danh điện tử; hệ thống tư pháp - hộ tịch.
Chính quyền số là chính phủ được triển khai tại các cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
Chuyển đổi số cơ quan nhà nước là hoạt động phát triển chính phủ số của các cơ quan trung ương và tương ứng với đó là hoạt động phát triển chính quyền số, đô thị thông minh của các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương.
Chuyển đổi số cơ quan nhà nước tập trung vào phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu về kinh tế - xã hội phục vụ ra quyết định chính sách; tạo lập dữ liệu mở dễ
dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, cả trên thiết bị di động để người dân, doanh
nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí.
Chính phủ số bản chất là chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số. Vì vậy, khi nói phát triển chính phủ số chính là nói phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số đã bao hàm chính phủ điện tử.
">Xây dựng chính quyền số góp phần đổi mới lề lối, phương thức làm việc
Nhận định, soi kèo Odisha vs NorthEast United, 21h00 ngày 3/2: Đối thủ yêu thích
Theo báo cáo nhanh của UBND phường 17, quận Gò Vấp về việc nhóm trẻ có bảo mẫu hành xử thô bạo khi cho ăn tại số 214/77 đường Nguyễn Oanh, hiện Phường lập biên bản và đình chỉ ngay hoạt động của cơ sở này.
![]() |
Công an phường làm việc với hai bảo mẫu (Ảnh: Lê Huyền) |
Báo cáo của bà Thanh Nhàn cho biết đây là nhóm nhóm trẻ tự phát, chủ nhóm là bà Phạm Thị Mộng Thu và bà Phạm Thị Dạ Lan cùng ngụ ở Gò Vấp. Cả hai chị em cùng trông trẻ.
Sau khi xảy ra sự việc, phường đã lập đoàn kiểm tra phát hiện có 9 trẻ đang được giữ tại đây, trong đó có 1 trẻ 3 tuổi và 8 trẻ có tuổi từ 16 đến 36 tháng tuổi, trong đó có 2 trẻ giữ một buổi và 7 trẻ giữ hai buổi.
Trước đây, nhóm chỉ trông giữ 1 đến 2 trẻ do hàng xóm, người quen nhờ trông hộ, về sau thì tăng lên.
Cũng theo bà Nhàn, sau khi phát hiện ra sự việc, chủ nhóm trẻ bà Phạm Thị Mộng Thu và bà Phạm Thị Dạ Lan đã ra ra phường làm việc theo yêu cầu của phường. Hiện tại, công an phường đang thụ lý sự việc.
UBND phường 17 đã chuyển 7 trẻ cho Trường Mầm mầm non Anh Đào tạm thời trông giữ tới ngày 17/3, hai bé đã được phụ huynh đón về.
Phường cũng đã có biện pháp hỗ trợ các phụ huynh liên hệ các trường mầm non, nhóm tư thục có uy tín đã được cấp phép để trông giữ nếu có nhu cầu.
Bà Nhàn cũng cho biết đối với nhóm trẻ này, trước đó ngày 25/11/2016, UBND phường đã thành lập tổ kiểm tra và có yêu cầu làm bản cam kết yêu cầu giữ an toàn mọi mặt cho trẻ.
Sau khi sự việc này xảy ra, phường đã mời tất cả các hiệu trưởng, chủ các cơ sở mầm non công lập, tư thục, dân lập, nhóm trẻ gia đình lên làm việc, rút kinh nghiệm sau vụ việc.
Lê Huyền
">Đình chỉ hoạt động nhóm trẻ có bảo mẫu hành xử thô bạo
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Tin sao Việt 9/6: Lý Hùng thân hình vạm vỡ, Bảo Thy diện áo tắm quyến rũ
Bộ GD-ĐT vừa công bố đề thi thử nghiệm môn Toán kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 để các học sinh tham khảo.
">Công bố 14 đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT quốc gia 2017
友情链接