Siêu máy tính dự đoán Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2
本文地址:http://game.tour-time.com/news/690b698827.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs TPHCM, 18h00 ngày 23/2: Chia điểm?
Muốn đàn ông Việt rửa bát, hãy trao thưởng!
Con dâu tôi tốt nghiệp một trường đại học có tiếng ở Hà Nội, năm nay 24 tuổi. Cháu làm dâu nhà tôi được hơn 1 năm. Hiện các con vẫn kế hoạch, chưa sinh em bé.
Cuối năm ngoái, chúng tôi dồn tiền mua cho 2 con một căn chung cư để các con đỡ phải thuê trọ. Thỉnh thoảng vợ chồng tôi mới đến chơi, mang cho các con ít đồ ăn sạch ở quê.
Đợt này, do dịch bệnh, tôi kẹt lại Hà Nội từ hơn 2 tháng nay. Việc sống chung lâu ngày mới khiến tôi nhận ra rằng, con dâu có rất nhiều điểm khiến tôi thấy không hài lòng.
Mỗi ngày, con trai tôi đều phải đến công ty làm. Con dâu thì được làm tại nhà. Tuy nhiên, hôm nào cháu cũng dậy sau 8h, không bao giờ dậy sớm để cùng chồng và mẹ chồng chuẩn bị bữa sáng.
Có hôm, tôi và con trai nấu xong, tôi gọi ra ăn, cháu còn vùng vằng: "Lần sau đừng ai gọi con dậy ăn sáng nữa, ở nhà này, việc ăn sáng là tự túc".
Thú thật, lúc đó tôi có chút tự ái. Nhưng sau nghĩ cháu phải thức đêm làm việc, sáng lại bắt dậy sớm thì tội nghiệp nên tôi không trách nữa.
Nhưng điều tôi không thể thỏa hiệp là việc con dâu tôi không có thói quen mời khi ăn dù là trong bữa cơm với cả nhà hay lúc cháu ăn hoa quả, quà vặt giữa buổi.
Tôi góp ý với cháu nhưng cháu nói, tôi nên nghĩ thoáng ra để gia đình vui vẻ. Cháu còn cho rằng, việc mời nhau trước khi ăn là thủ tục rườm rà, cần phải gạt bỏ. "Đã là người trong nhà thì cứ thấy đói là ăn, thèm là ăn, không phải mời". Cháu còn nói, người trẻ bây giờ đều thế chứ không phải cháu là ngoại lệ.
Có lần, bà hàng xóm sang chơi với tôi. Do đang dở câu chuyện nên bà ấy ngồi đến quá trưa. Con dâu tôi chẳng nói chẳng rằng, xới một bát cơm và chút thức ăn rồi mang vào phòng, ăn một mình.
Bà hàng xóm thấy vậy thì ngượng, tưởng con dâu tôi tỏ thái độ không hài lòng vì bà ấy ngồi quá lâu. Nhưng khi bà ấy về, cháu cũng không nói gì với tôi. Ăn xong bát cơm của mình, cháu bổ 1 đĩa hoa quả, rồi lấy một ít mang vào phòng riêng, một ít cháu để trên bàn ăn (chắc phần cho tôi).
Hôm ấy tôi giận nên không ăn cơm, cũng không tự ý động vào đĩa hoa quả trên bàn.
Chiều tối con trai tôi đi làm về, thấy đồ ăn buổi trưa còn nhiều, cháu hỏi vợ thì con dâu tỏ ý trách tôi. Cháu nói với chồng: "Mẹ khó chịu chuyện em ăn không mời, nhưng em kệ. Như thế cho mẹ quen". Con trai tôi bảo: "Một câu mời có gì khó khăn mà em phải đối đầu với mẹ?" nhưng con dâu tôi vẫn kiên quyết giữ quan điểm của mình.
Bây giờ tôi thấy rất buồn. Tôi viết tâm sự này để nhờ mọi người tư vấn giúp tôi. Có phải tôi quá cổ hủ hay do con dâu tôi quá vô tư?
Độc giả:Lê Thị Thanh
Không chỉ là người thích nhúng tay vào việc của con cái, mẹ vợ tôi còn cư xử thiếu tế nhị, độc tài, và có lúc thô lỗ, tôi nên nói sao để vợ hiểu mẹ cô ấy có ảnh hưởng không tốt đến gia đình?
">Tức nghẹn vì con dâu ăn uống không mời, sáng ngủ 8h mới dậy
- Nguyên liệu làm nhân bánh Trung thu nướng
+ Đậu xanh đã bỏ vỏ: 250g
+ Đường trắng: 150g
+ Bột bánh dẻo: 35g
+ Dầu ăn: 55g
+ Mạch nha: 55g
- Nguyên liệu làm vỏ bánh Trung thu nướng
+ Bột mì: 350g
+ 2 lòng đỏ trứng gà
+ Mật ong: 5g
+ Bơ đậu phộng: 20g
+ Dầu ăn: 50g
+ Nước đường bánh nướng: 220g
+ Nguyên liệu phết mặt bánh: 1 lòng đỏ trứng gà, một chút sữa tươi, một ít dầu ăn và nửa thìa nước đường bánh nướng
![]() |
ngâm đậu trong nước ấm khoảng 2 tiếng (Ảnh: banhngoncaocap.com) |
Bước 1:Rửa sạch đậu xanh, loại bỏ hạt thối, hỏng rồi ngâm đậu trong nước ấm khoảng 2 tiếng. Sau đó, vớt đậu ra để ráo và cho vào nồi đun trên lửa trung bình đến khi nước sôi thì mở nắp vung ra, vớt hết bọt, vặn nhỏ lửa, đun cho đến khi đậu nhừ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng đảo đậu để tránh trường hợp bị bén nồi. Sau khi đậu đã được ninh nhừ, để đậu nguội bớt rồi cho đậu vào máy xay sinh tố xay thật nhuyễn.
Bước 2:Sau khi xay xong, cho phần đậu ra một chiếc chảo chống dính, thêm chút đường rồi bắt đầu sên đậu. Tiếp đó, hòa tan bột bánh dẻo cùng dầu ăn rồi cho vào nhân đậu và tiếp tục sên tới khi hỗn hợp trở nên dẻo hơn, quyện hơn và không bén. Sau đó cho mạch nha vào sên thêm khoảng vài phút khi thấy nhân đậu nắm được thành từng viên là được. Để đậu xanh nguội rồi đem vo thành từng viên tròn rồi bọc kín để nhân đậu không bị khô. Cuối cùng, bảo quản nhân đậu trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 3:Cho nước đường bánh nướng cùng dầu ăn, bơ đậu phộng cùng lòng đỏ trứng gà, mật ong vào một chiếc tô lớn trộn đều và ủ trong 2 tiếng. Sau đó, cho bột mì vào trộn chung. Tiếp theo, cho thêm vào tô bột nước đường, trộn đều thành một khối và bọc kín lại sau đó để cho bột nghỉ khoảng 30 phút. Sau đó, chia bột thành từng viên bằng nhau để làm vỏ bánh theo kích thước khuôn và theo tỉ lệ nhân. Tiếp theo, cán bột thật mỏng rồi đặt nhân bánh vào giữa, gói vỏ bánh sao cho kín và nhân không bị hở ra ngoài.
Bước 4:Lấy khuôn bánh có phết một lớp dầu ăn để bánh không bị dính rồi cho bánh vào, dùng dụng cụ ép chặt để bánh chắc chắn rồi nhẹ nhàng lấy ra khỏi khuôn.
Bước 5:Đem số bánh vừa làm cho vào lò nướng. Nướng bánh trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Sau đó cho bánh ra, xịt nước lên trên bề mặt bánh và để cho bánh nguội hẳn. Tiếp đó, phết hỗn hợp lòng đỏ trứng gà, nước đường bánh nướng, sữa tươi và dầu ăn lên mặt bánh rồi đem nướng lần nữa. Thời gian nướng lần này khoảng 10 phút, khi thấy bánh chuyển màu xém vàng là được.
![]() |
Bánh Trung thu nướng nhân đậu xanh (Ảnh: Đời Sống và Pháp Luật) |
- Nguyên liệu làm vỏ bánh Trung thu dẻo
+ Bột bánh dẻo: 500g
+ Nước hoa bưởi: 5 ml
+Dầu ăn: 15ml
+ Đậu xanh đãi vỏ: 200g
+ Đường: 1kg
+ Chanh: 1 quả
- Nguyên liệu làm nhân bánh Trung thu dẻo
+ Đậu xanh đãi vỏ: 300g
+ Đường: 100 g
+ Dầu ăn: 10ml
Bước 1:Rửa sạch rồi ngâm đậu xanh trong khoảng 2-3 tiếng với nước ấm. Sau đó, đổ đậu ra rổ, để ráo nước rồi cho đậu vào nồi hấp chín. Sau khi đậu chín, đổ đậu vào máy xay sinh tố và cho thêm một chút nước, bật máy xay nhuyễn.
Bước 2:Cho đậu và một ít dầu ăn vào chảo, đun lửa nhỏ, dùng đũa đảo đậu liên tục cho đến khi hỗn hợp hòa quyện với nhau.
Bước 3:Để cho đậu nguội rồi nặn đậu thành những viên tròn khoảng 2- 3 cm.
Bước 4:Cho nước và đường vào nồi, khuấy đều cho đường tan rồi bắc lên bếp đun sôi lửa nhỏ trong khoảng 25 phút cho đến khi đường tan hết. Tiếp đó, chờ nước đường nguội thì từ từ cho bột bánh dẻo và hương hoa bưởi vào, dùng đũa trộn đều để bột thấm hết nước đường, có độ dẻo và mịn.
Bước 5:Chia phần vỏ bánh ra theo tỉ lệ phù hợp với nhân bánh, cán mỏng bột rồi bọc nhân bánh sao cho không khí không lọt vào giữa vỏ và nhân, gây tách vỏ bánh. Tiếp đó, rắc một lớp bột áo mỏng xung quanh bánh.
Bước 6: Rắc một lớp bột mỏng vào trong khuôn bánh trung thu để bánh không bị dính khi tạo hình. Cho bánh vào khuôn, dùng dụng cụ ép chặt để bánh chắc chắn rồi nhẹ nhàng lấy ra khỏi khuôn.
![]() |
Bánh Trung thu dẻo nhân đậu xanh thơm ngon (Ảnh: Công Luận) |
Bánh Trung thu nhân đậu xanh là một trong những vị bánh được nhiều người yêu thích nhất vì dễ ăn, mang vị thanh ngọt, mềm dịu của đậu xanh.
Nguyên liệu chủ yếu để làm nhân bánh Trung thu đậu xanh đó là đậu xanh. Bạn nên chọn loại đậu xanh đã cà vỏ, hạt to, mẩy, có độ bóng thì khi đồ lên sẽ thơm và có màu đẹp mắt hơn, cũng dễ nghiền nhuyễn hơn.
Bánh Trung thu cho vào túi và dán kín miệng để trong tủ mát có thể giữ được từ 4-5 ngày.
Cách làm bánh Trung thu đậu xanh khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và có giá thành khá rẻ. Bạn có thể tự tay làm món bánh này để cả gia đình thưởng thức hoặc làm quà tặng ý nghĩa cho người thân, bạn bè vào dịp Tết Trung thu.
Chúc các bạn thành công!
>>> Xem thêm các công thức món ngon mỗi ngày mới nhất
Phương Anh(Tổng hợp)
">Cách làm bánh Trung thu nhân đậu xanh đơn giản tại nhà
Nhận định, soi kèo Como vs Napoli, 18h30 ngày 23/2: Khách hoan ca
Nếu ly hôn chỉ tiếc... mẹ chồng!
Ngày Valentine: Chẳng có gì xấu khi đòi hỏi điều mình muốn
Tôi mới xách xe chạy về quê mình nơi đầu nguồn sông Hậu. Đến nơi mới biết, nước nổi vẫn chưa tràn đồng. "Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ" - nghĩa là tới tháng bảy âm lịch, mùa nước nổi sẽ bắt đầu, và nó thường kết thúc vào cuối tháng mười. Nhưng năm nay, đã gần giữa tháng tám âm lịch, nước vẫn chưa về.
Anh tôi đang ngồi vá mấy tấm lưới dớn trước sân, vừa thấy tôi đã thở dài than "con nước năm nay không biết sao giờ chưa chịu về", bà con trong xóm đang ngóng trông từng ngày. Anh nói, dân quê mình sống chủ yếu bám vào con nước. Hàng trăm hộ đã chuẩn bị sẵn câu lưới xuồng ghe, tiền bạc sắm sửa cho hoạt động đánh bắt cá tôm mỗi mùa nước cũng ngốn cả chục triệu chớ đâu có ít. Vậy mà tình hình nước nôi thế này chắc năm nay khó lòng lấy vốn lại. Hai đứa con lớn của anh đã nghỉ học đi Bình Dương làm thuê. Từ đầu năm đến giờ, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên cũng thất nghiệp, đang tính về quê. Nhưng anh khuyên con cứ ở lại trên đó, biết đâu có chỗ khác thuê làm, chớ về quê mùa này cũng không làm gì được. Ngay cả anh, nếu đợi vài hôm nữa mà nước không lên cũng sẽ đi thành phố làm phụ hồ kiếm tiền cho đứa con trai út nhập học.
Mấy người đàn ông trong xóm cũng kéo đến. Họ bảo mấy năm trước giờ này họ đang ở trong đồng chớ dễ gì ở nhà. Lênh đênh trên sóng nước đầu nguồn, cực mà vui lắm vì ngày nào cũng chở về mấy chục ký cá. Vậy mà giờ ngày nào cả xóm cũng ngóng chờ con nước chụp lên, nhưng rồi thất vọng trong mòn mỏi. Vài người nghĩ đến phương án bán lại xuồng ghe, câu lưới để đi Bình Dương. Nhưng bán lại cho ai trong tình hình này? Mà bán được rồi, những nông dân sông nước liệu có trụ nổi với thị thành? Những câu hỏi ấy cứ quặn thắt như con nước đục ngầu giữa lòng sông Hậu.
Mấy người đàn ông nói chuyện một lúc rồi ai nấy lặng lẽ về nhà. Tôi thắp nhang trên bàn thờ ba tôi rồi ra ngồi trước cửa, dõi mắt về phía cánh đồng khô cháy. Trước đây, khi mấy công đất cuối cùng của vụ hè thu cắt lúa xong, nhìn con sông Cái nước chảy đục ngầu, cả nhà tôi lại chuẩn bị đón mùa nước nổi. Công việc quan trọng nhất đầu mùa là sắm sửa các dụng cụ đánh bắt cá tôm. Lọp lờ, câu lưới, xuồng ghe phải được chuẩn bị kỹ từ trước đó.
Nước về, ba và anh em tôi lập tức ra đồng. Trong các nghề hạ bạc mùa nước nổi, ba tôi nổi tiếng cả xóm về tài giăng câu. Tùy theo con nước mà ông chọn loại mồi câu khác nhau, để bắt cá loại cá khác nhau. Nước mới chụp lên đồng thì ba giăng câu mồi nhái bắt cá lóc; giăng mồi trùn bắt cá trê, cá rô. Nước cao hơn chút nước thì ba giăng mồi kiến cánh bắt cá chày, cá lòng tong mương. Nước bêu thì giăng câu mồi cua con bắt cá lóc...
Tôi nhớ có lần ba bơi xuồng giữa cánh đồng, thấy mấy con cá vồ đém ăn móng gần đám rong đuôi chồn. Ba bơi xuồng về nhà, kêu tôi đi hái bông súng, bông điên điển và me non để lát nấu canh chua. Tôi hỏi ba nấu với cái gì. "Nấu với cá vồ đém", ông không giải thích gì thêm, với tay lấy loại dây câu có tóm lưỡi bự, bắt vài con cá chạch đực rồi bơi xuồng về phía đám rong đuôi chồn. Ba bủa câu, ngồi hút chưa tàn điếu thuốc thì cuốn lên bốn con cá vồ đém bự chảng. Trong bữa cơm canh chua cá vồ đém, ông dạy anh em chúng tôi về cách giăng câu bắt từng loại cá dưới nước, mỗi loại một loại mồi câu đặc trưng, cách móc mồi và hướng bủa câu thế nào. Bởi vậy, anh em tôi từ nhỏ đã có thể cầm cả thiên câu đi giăng. Mùa nước nổi, cá mắm nhà tôi vừa ăn vừa bán không bao giờ hết.
Trong tất cả các nghề đánh bắt mùa nước nổi, đặt đáy là đánh bắt được nhiều nhất. Đáy đặt ở vàm kinh hay vàm sông, bao nhiêu cá tôm từ đồng trôi ra là vô đáy hết. Cá nhiều đến mức người ta phải dùng mấy cánh tay đòn bằng tre để nâng cá lên, rồi đổ vào ghe. Cỡ cá từ đồng ra nhiều, mỗi lần đổ đáy được cả ghe cá. Mà đổ xong rồi quay lại đổ liền, chứ chỉ chậm trễ một chút là cá đầy bầu không cất lên nổi. Cách đây chừng chục năm, tôi làm mướn cho đáy ông tư Ly đặt ở vàm rạch Trà Bông. Cỡ nước kém cá ra nhiều, cả chục nhân công làm không xuể, đèn đuốc thắp sáng đêm như hội chợ. Có đêm ông Tư thấy nhân công mệt quá, đành xả bầu cho cá đi bớt. Ông kể mấy chục năm sống bằng đủ thứ nghề hạ bạc nhưng không bao giờ tận diệt cá tôm. Những ngày rằm âm lịch, ông thường xả bầu không bắt cá để tích đức.
Những mùa nước nổi, bà con miền Tây làm nghề nào cũng có thể mưu sinh được. Nhưng ba tôi và những người như ông năm Hùng, ông tư Ly chắc chắn không thể ngờ rằng có ngày con tôm con cá biệt tăm như bây giờ. Vì đâu, con nước "trốn" mất tiêu.
Các con đập trên dòng chính Mekong đã giữ lại lượng nước lớn kỷ lục, khiến cho ngay đỉnh điểm của mùa mưa, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ từ mất dần mùa nước nổi. Mặt khác, nhiều nghiên cứu cho thấy hiện tượng khai thác cát quá mức ở hạ nguồn đã khiến đáy sông bị sụt lún. Trong khi đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lại làm cho mực nước biển dâng lên. Hai yếu tố này gây ra tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng.
Số tiền hàng trăm tỷ đồng ngân sách cấp cho các dự án chống hạn mặn, chưa kể nguồn lực xã hội từ các hoạt động thiện nguyện của đồng bào cả nước mỗi năm, cùng các thống kê thiệt hại tăng dần đều hàng nghìn tỷ đồng có đủ cứu đồng bằng?
Ngoài việc lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa với tư cách quốc gia trước các thỏa thuận sử dụng tài nguyên nước trong khu vực, nghĩ ra giải pháp tự cứu mình về lâu dài là yêu cầu nghiêm túc với người ở đồng bằng, các tổ chức, cơ quan địa phương và chính phủ. Mỗi lần có các diễn đàn lớn về đồng bằng, chúng tôi lại khấp khởi, nhưng rồi lại thấy vấn đề mau chóng lắng yên. Ngay cả các lãnh đạo địa phương, tôi thấy các phát biểu về vấn đề nóng này của họ năm nào cũng na ná như nhau, không có ý tưởng gì đột phá. Nếu thiếu giải pháp quyết đoán, tôi sợ rằng chúng ta sẽ phải chứng kiến cái chết của một trong những dòng sông vĩ đại nhất thế giới.
Chúng ta đã và sẽ vẫn mải miết nói về biến đổi khí hậu, về các chiến lược vĩ mô, gồm cả câu chuyện của đồng bằng. Người quê tôi hẳn ít biết những chiến lược to tát, những dự án tỷ đô triệu đô ấy. Họ chỉ thấy tiếc nhớ mùa nước nổi giờ không còn nữa. Trong tâm thức dân miền Tây, nó không chỉ là một mùa mưu sinh mà còn là dấu ấn văn hóa đặc sắc, là ký ức tráng lệ không gì thay thế được. Mùa nước nổi mất đi đem theo nguồn sinh kế của bà con, mất đi những giá trị lịch sử, tinh thần mà đồng bằng đã chắt chiu từ mấy trăm năm tuổi.
Quê tôi bây giờ ai cũng nhớ mùa nước nổi. Nỗi nhớ cứ day dứt và quay quắt như nhớ người thân yêu đã lâu rồi chưa gặp mặt.
Trương Chí Hùng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">Nhớ thương con nước
VinFast VF 5 Plus có loạt màu ngoại thất mới
友情链接