Một mỏ khai thác đất hiếm tại Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: STR/ AFP/Getty Images.
Tuy nhiên, các nhà phân tích Phố Wall cho rằng "vũ khí" này của Trung Quốc thực tế không quá đáng sợ như nhiều người lầm tưởng, và sẽ không thể đem lại lợi thế cho Bắc Kinh trên bàn đàm phán thương mại với Washington.
“Nhìn chung, tác động (của lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm) đối với Mỹ sẽ rất hạn chế. Do đó chúng tôi cho rằng Trung Quốc sẽ không 'siết cò' khai hỏa vũ khí này”, CNBC dẫn lời nhà phân tích Ed Mills và Pavel Molchanov của ngân hàng đầu tư Raymond James.
Vấn đề là theo khảo sát của ngân hàng Raymond James, Mỹ chỉ nhập khoảng 9% trong tổng cung đất hiếm toàn cầu để phục vụ các hoạt động sản xuất. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp Mỹ chỉ chi vỏn vẹn 160 triệu USD vào năm 2018 để nhập khẩu đất hiếm.
Trung Quốc có lượng dự trữ đất hiếm lớn nhưng vẫn còn nhiều sự lựa chọn cho Mỹ. Nguồn: Cục Khảo sát Địa chất Mỹ.
"Vấn đề khá dễ hiểu. Mỹ sản xuất rất ít sản phẩm công nghệ cần đất hiếm. Phần lớn hàng điện tử tiêu dùng hay sản phẩm công nghiệp được sản xuất quy mô lớn ở chính Trung Quốc và các nước châu Á, chứ không phải tại Mỹ", chuyên gia Ed Mills và Pavel Molchanov giải thích.
Vài ngày trước, Viện đầu tư Wells Fargo dự báo lệnh cấm của Trung Quốc có thể khiến các nhà sản xuất Mỹ sử dụng đất hiếm gặp nhiều khó khăn, chi phí sản xuất tăng cao và sản xuất đình trệ.
Nhưng cũng chính Viện đầu tư Wells Fargo nhấn mạnh lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm không phải là "át chủ bài" của Bắc Kinh. "Trung Quốc sẽ tự bắn vào chân mình nếu hạn chế nguồn cung đất hiếm", chuyên gia John LaForge của Viện đầu tư Wells Fargo đánh giá.
Trên thực tế, Trung Quốc đã từng thử nghiệm "vũ khí" đất hiếm nhưng không thành công. Khi Bắc Kinh cắt giảm xuất khẩu vào năm 2010, giá đất hiếm tăng vọt.
Một công nhân đang làm việc trong một mỏ đất hiếm tại tỉnh Giang Tây. Ảnh: Reuters.
Nhưng điều đó tạo ra động lực cho các quốc gia khác đẩy mạnh sản xuất đất hiếm. Lệnh hạn chế của Trung Quốc cũng kéo tụt nhu cầu đất hiếm bởi nhiều nhà sản xuất tìm ra cách giảm hàm lượng đất hiếm trong sản phẩm.
Và lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ cũng trở nên vô nghĩa khi các công ty Mỹ chuyển sang mua hàng các quốc gia khác như Malaysia và Nhật Bản, dù với chi phí cao hơn.
Một quan chức Hiệp hội Đất hiếm Trung Quốc thừa nhận điều này khi trao đổi với đại diện ngân hàng Bank of America Merrill Lynch. Ông này cũng cho biết lanthanum và cerium chiếm tới 80% nhu cầu đất hiếm của Mỹ, mà nguồn cung hai khoáng chất này rất dồi dào trên thế giới.
Asus Zenfone 6sở hữu thiết kế tương tự mẫu Oppo N1 ra mắt năm 2013 với cụm camera sau có khả năng xoay lật ra phía trước. Điều này cho phép tối ưu hóa không gian hiển thị mặt trước. Cụm camera này có độ phân giải 48 MP và 13 MP. Màn hình của máy có kích thước 6,4 inch, sử dụng tấm nền LCD, phần viền được làm mỏng đáng kể. Theo một số thông tin rò rỉ, Asus sẽ giới thiệu model này tại Việt Nam trong tháng 6.
Oppo Renocó thiết kế màn hình tràn viền, camera selfie dạng "vây cá mập" ẩn dưới đỉnh máy. Hệ thống camera trượt của máy khá lạ lẫm so với đa số smartphone hiện nay. Tốc độ mở camera tương đối nhanh. Phần bản lề nhô lên cũng khá chắc chắn. Khi gặp lực tác động từ bên ngoài, hệ thống sẽ tự động đóng lại. Oppo Reno lên kệ tại Việt Nam vào tháng 6 với mức giá dự kiến từ 13 triệu đồng.
Oppo F11 Pro bán ra tại Việt Nam vào đầu tháng 4 với giá 8,5 triệu đồng. Model này trang bị camera selfie “thò thụt” 16 MP, cho tốc độ trượt lên khoảng 0,2 giây. Thiết kế này giúp máy tối ưu không gian hiển thị đạt 90,9% mặt trước. Máy có màn hình LCD kích thước 6,53 inch, độ phân giải Full HD. Nhược điểm của model này đến từ cấu hình không quá mạnh, vẫn dùng cổng sạc MicroUSB.
Vivo V15 sử dụng camera selfie trượt 32 MP, nằm ở bên góc phải thay vì giữa như F11 Pro. Máy có màn hình 6,5 inch, độ phân giải Full HD+, tỷ lệ khung hình 19,5:9, chiếm 90,95% diện tích mặt trước. Điểm yếu của Vivo V15 đến từ camera selfie không được trang bị cảm biến nên khi người dùng đang chụp ảnh và lỡ tay làm rơi thì camera này không tự đóng lại được.
评论专区