Tại sự kiện Homa Techs ra mắt các sản phẩm mới phục vụ cho nhà thông minh hôm 11/7, ông Nguyễn Đức Long, CEO Homa Việt Nam, cho biết khảo sát của công ty trong hai năm vừa qua cho thấy nhu cầu về nhà thông minh tại Việt Nam đang rất cao, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được. |
Giải pháp đèn chiếu sáng của Homa - Ảnh: H.Đ |
Theo ông Long, 3 nguyên nhân chủ yếu khiến nhà thông minh chưa phổ biến tại Việt Nam gồm: chưa có giải pháp kết nối ổn định giữa các thiết bị và với đám mây, thi công nhà thông minh cần đục đẽo tường làm ảnh hưởng kiến trúc, các tính năng của nhà thông minh chưa đáp ứng được nhu cầu người dùng.
Giáo sư Minh Do, Trường Đại học Illinois (Mỹ), nhà khoa học trưởng của Homa Techs, cho rằng triển khai nhà thông minh hiện nay gặp nhiều vấn đề. Trong một ngôi nhà thông minh có nhiều thiết bị, các thiết bị này phải kết nối với nhau. Tuy vậy mỗi thiết bị lại do một nhà sản xuất khác nhau sản xuất, chạy các phần mềm điều khiển khác nhau, trên các nền tảng khác nhau. Do đó cần có một giải pháp kết nối tất cả các thiết bị này lại, nhằm tạo một ngôi nhà đủ thông minh với đầy đủ trang bị.
 |
Giáo sư Minh Do, Đại học Illinois - Ảnh: H.Đ |
Ngoài ra, khi kết nối các thiết bị xong, cần làm cho chúng thông minh và hiểu nhau, cùng vận hành ổn định trên một môi trường. Khi đó cần một “bộ não” để làm việc với tất cả các thiết bị, điều khiển chúng thống nhất. Lúc này, trí tuệ nhân tạo cần được tích hợp vào “não” để tạo cầu nối thông minh, giúp các thiết bị giao tiếp với nhau và điều khiển chúng.
Sau khi đã kết nối các thiết bị lại, có một bộ não chung để điều khiển, giáo sư Minh Do cho rằng cần có giao diện điều khiển thân thiện, để người sử dụng dễ dàng sử dụng.
Ba yếu tố trên kết hợp với nhau sẽ tạo nên một nền tảng nhà thông minh vững chắc, vừa đáp ứng nhu cầu người dùng, vừa giúp đơn vị triển khai dự án thực hiện nhanh hơn.
Cũng trong sự kiện này, ông Joe Lam - Phó chủ tịch Phụ trách bán hàng và Tiếp thị toàn cầu của Homa Techs - cho rằng phát triển nhà thông minh không chỉ giúp nâng cao chất lượng sống của một gia đình mà có thể giúp hạn chế các vấn đề mà trái đất đang gặp phải.
" alt="Nhiều rào cản khiến nhà thông minh khó tiếp cận đa số người dùng Việt"/>
Nhiều rào cản khiến nhà thông minh khó tiếp cận đa số người dùng Việt

|
Thông số kỹ thuật
Hiệu suất và pin
Xét về hiệu suất, có rất nhiều điều để người dùng yêu thích về LG G7 ThinQ. Chiếc điện thoại cao cấp nhất của LG có bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 845 và RAM 4GB hoặc 6GB tùy chọn. Nhưng khi so sánh với iPhone X thì lại là câu chuyện khác.
Mặc dù LG G7 ThinQ có bộ xử lý mạnh nhất trong thế giới Android smartphone cho đến thời điểm hiện tại nhưng nó yếu hơn với chipset A11 Bionic độc quyền của Apple. Vi xử lý Snapdragon 845 đánh bại tất cả nhưng có 1 đối thủ như chip Kirin 970 SoC trên Huawei Mate 10 Pro, Exynos 8895 trên Galaxy Note 8 nhưng có 1 đối thủ mà nó không thể vượt qua, đó chính là Apple A11. Trong bài kiểm tra đơn lõi và đa lõi, Apple A11 đều vượt xa Snapdragon 845 với số điểm xấp xỉ 2000 điểm.
Ngoài việc A11 Bionic vượt trội so với Snapdragon 845 trong hầu hết các tiêu chuẩn, nó cũng cung cấp hiệu năng mượt mà hơn trong các tình huống thực tế.
Vì vậy, với tùy chọn RAM 4GB và 6GB cho LG G7 ThinQ, bạn có thể giả định nó chắc chắn sẽ đánh bại iPhone X, tuy nhiên điều đó dường như không đúng. Mặc dù iPhone X chỉ đi kèm với 3GB RAM, nhưng trên thực tế thì iOS 11 hoạt động hiệu quả hơn so với đối thủ Android, điều này đã được minh chứng từ tất cả người dùng.
Cuối cùng, về thời lượng pin và sạc, cả hai đều ngang nhau trong sự so sánh này. LG G7 ThinQ có pin 3000mAh lớn hơn một chút so với pin 2.716mAh của iPhone X, tất cả đều cung cấp hỗ trợ sạc nhanh, cũng như sạc không dây.
Nhìn chung, cả hai điện thoại đều có sức mạnh xử lý thuộc hạng mạnh nhất trong 2 nền tảng iOS và Android. Tuy nhiên, bộ vi xử lý A11 Bionic của Apple chính là chìa khóa mang lại chiến thắng cho iPhone X.
Tỷ số: LG G7 ThinQ 0 : 1 Apple iPhone X
Thiết kế và độ bền
Nhìn từ phía trước, bạn có thể gặp một chút khó khăn khi thấy sự khác biệt giữa LG G7 ThinQ và iPhone X. Cả hai đều có màn hình hiển thị "tai thỏ" (LG G7 ThinQ có khả năng bật tắt hiển thị "tai thỏ" cho người dùng). Và cả 2 đều thiết kế viền bezels xung quanh viền máy cùng việc loại bỏ nút home và cảm biến vân tay.
Mặt lưng đã bắt đầu có sự khác biệt rõ ràng. LG G7 ThinQ có mảng camera trung tâm và cảm biến vân tay trong khi đó mặt sau của iPhone nhỏ gọn hơn nhiều, chỉ có ống kính camera kép nằm ở bên trái của điện thoại.
Nếu bạn là một người thích sự cân đối thì bạn sẽ thích LG G7 ThinQ hơn, tuy nhiên là một người am tường nghệ thuật thì bạn sẽ chọn iPhone X, các nhà thiết kế của Apple đã thành công khi làm cho người dùng cảm thấy sự đẳng cấp trong tính thẩm mỹ khi họ dùng iPhone.
Tóm lại, về mặt thiết kế, iPhone X có mặt trước đối xứng và 4 góc màn hình đều nhau, điều này giúp nó thật sự gọn gàng cân đối và bóng bẩy hơn. Mặc dù LG G7 ThinQ có thể bền hơn một chút nhưng sự khác biệt này không đủ để ảnh hưởng đến người dùng. Xét về độ bền, những điện thoại này khá giống nhau. Cả hai đều sử dụng kính cường lực (Gorilla Glass 5) và khả năng chống bụi và nước, tuy nhiên LG G7 ThinQ có xếp hạng IP68 trong khi iPhone X có IP67. Sự khác biệt nhỏ này giúp LG G7 ThinQ có khả năng bảo vệ tốt hơn nếu máy rơi xuống nước sâu.
Vì vậy, ở hạng mục này iPhone X tiếp tục ghi điểm.
Tỷ số: LG G7 ThinQ 0 : 2 Apple iPhone X
Màn hình hiển thị
LG G7 ThinQ có màn hình IPS LCD 6,1 inch với độ phân giải 3.120 x 1.440 pixel. Mặt khác, iPhone X có màn hình Super AMOLED 5,8 inch nhỏ hơn với độ phân giải 2,436 x 1,125 pixel. Nhìn vào các thông số kỹ thuật, bạn cũng sẽ thấy LG G7 ThinQ có màn hình sắc nét hơn so với iPhone của nó, tới 564 pixel mỗi inch so với 468 pixel mỗi inch.
Trong khi hầu hết các thông số kỹ thuật hiển thị dường như có lợi cho LG G7 ThinQ, nhưng lại có một vấn đề lớn: Công nghệ hiển thị trên LG G7 ThinQ kém hơn so với iPhone X. Mặc dù màn hình của LG G7 ThinQ là một trong những màn hình sáng nhất từng được sản xuất, lên đến 1.000 nits, nhưng nó lại không phù hợp với màn hình AMOLED trên iPhone X và các flagship khác.
Khi so sánh AMOLED và màn hình LCD đặt cạnh nhau, sự khác biệt là hiển nhiên: Màn hình AMOLED luôn cung cấp nhiều màu sắc rực rỡ và màu đen đậm hơn mà không thể sao chép được trên màn hình LCD.
Không ngạc nhiên, màn hình AMOLED trên iPhone X lại chiến thắng màn hình LCD trên G7 ThinQ.
Tỷ số: LG G7 ThinQ 0 : 3 Apple iPhone X
" alt="So sánh LG G7 ThinQ với iPhone X: Á"/>
So sánh LG G7 ThinQ với iPhone X: Á