Sợ không có chỗ thờ cúng, bé gái mắc bệnh thận ngăn bố mẹ bán nhà
Trên chiếc giường bệnh nhỏ,ợkhôngcóchỗthờcúngbégáimắcbệnhthậnngănbốmẹbánnhàgia vang hom nay sjc cậu bé Phạm Trần Lê Triệu (sinh năm 2008) đang ngủ li bì, mặc cho thời tiết oi ả, nóng nực khiến mồ hôi đầm đìa. Còn Phạm Trần Lê Trân (sinh năm 2007), chị gái của Triệu chẳng ngủ nổi, ngồi bên cạnh mặt mày nhăn nhó.
Giọng thều thào, Lê Trân tâm sự: “Đã rất lâu rồi con không ngủ ngon. Căn bệnh khiến con bị nhức tay, nhức chân không chịu nổi. Nhiều đêm không ngủ được, con ngồi bóp tay bóp chân. Mẹ con vì thế cũng không ngủ được”.
Khoảng tháng 8/2018, sau những ngày mệt mỏi kéo dài, Lê Trân được phát hiện bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Con phải nghỉ học giữa chừng để vào Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM chữa bệnh.
Suốt 3 năm nay, con được điều trị theo phương pháp thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng). Tuy nhiên, mới đây, bác sĩ phát hiện màng lọc thông thường đối với con không hiệu quả nữa nên bắt đầu kết hợp thêm với phương pháp chạy thận nhân tạo.
“Bác sĩ nói phương pháp tốt nhất và con có thể khỏi bệnh thì chỉ có ghép thận thôi cô ạ, nhưng chưa nói đến nguồn hiến, chi phí để ghép thận lên tới 600-700 triệu đồng, vợ chồng tôi làm sao lo nổi”, chị Trần Hoàng Bích Cẩm nghẹn ngào.
Hai năm đầu, sau mỗi lần lên viện tái khám, nhận thuốc và dịch truyền xong, Lê Trân sẽ được về nhà. Nhưng từ tháng 3/2020 đến nay, sức khỏe quá yếu nên con liên tục phải nằm viện để bác sĩ theo dõi. Đợt Tết vừa rồi, 3 mẹ con chị Cẩm phải đón năm mới trong bệnh viện. Chồng chị vì không có tiền nên chẳng thể vào thăm.
![]() |
2 chị em Lê Trân - Lê Triệu cùng mắc phải căn bệnh suy thận mãn tính, đang theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2. |
Đau đớn vì con gái bị bệnh tật hành hạ, chị Cẩm lại thêm xót xa cho con trai nhỏ. Mới vừa rồi, bác sĩ động viên chị phải chuẩn bị tinh thần, con trai chị sắp chuyển sang suy thận mạn giai đoạn 4. Rồi sẽ đến giai đoạn phải lựa chọn giữa thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo hay ghép thận để điều trị. Thế nhưng, gia đình chị chẳng còn nơi nào để cậy nhờ được nữa.
Gia đình chị Cẩm quê ở vùng biển tỉnh Bình Định. Công việc đánh bắt cá không mang lại nhiều thu nhập nên họ quyết định chuyển vào Phú Yên xây dựng cuộc sống. Xa anh em, họ hàng, cả gia tài chỉ có một căn nhà cấp bốn và mảnh đất trồng keo.
Anh Phạm Quang Nhất, chồng chị Cẩm từng bị viêm màng não, ung thư dạ dày. Do sức khỏe yếu nên anh chẳng thể “cày cuốc” kiếm tiền. Hằng ngày, ngoài chăm sóc vườn keo thì anh cũng tranh thủ đi làm mướn, nhưng không được bao nhiêu.
Một mình chị Cẩm phụ trách chăm sóc con. Để có tiền chữa bệnh cho 2 chị em Lê Trân, vợ chồng chị phải bán vội vườn keo 4 năm tuổi lấy 100 triệu đồng.
Số tiền nhanh chóng tiêu tan, họ dự tính bán nhà để cứu con, thế nhưng 2 chị em Trân không đồng ý. “Hai bé nói với chúng tôi rằng, bệnh này chữa không được, nếu bán nhà rồi cha mẹ ở đâu. Rồi đến lúc các con không còn thì lấy chỗ nào để thờ cúng. Tôi nghe mà tim đau thắt lại. Sao số mệnh gia đình tôi lại lênh đênh đến thế!”, chị Cẩm nức nở.
Không được bán nhà, anh chị chỉ còn cách thế chấp để vay ngân hàng 100 triệu đồng. Ngoài ra còn vay mượn thêm của anh em, họ hàng khoảng 50 triệu. Nhưng suốt 3 năm nay, tất cả đều đã hết.
![]() |
Đôi mắt chị Cẩm đỏ au sau những lần khóc thầm vì thương con. |
“Tôi gần 40 tuổi mới sinh được 2 đứa con. Tưởng ông trời thương xót, ai ngờ các con lại bạc mệnh như vậy. Bây giờ tôi không biết phải làm sao để xoay sở 7-8 triệu đồng mỗi tháng để chữa bệnh cho các con nữa. Cầu xin các nhà hảo tâm thương cho hoàn cảnh gia đình lúc hoạn nạn, cứu các con tôi với!”, chị Cẩm khẩn cầu.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:1. Gửi trực tiếp: Chị Trần Hoàng Bích Cẩm hoặc anh Phạm Quang Nhất; Địa chỉ: thôn Phong Hậu, xã Sơn Long, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên; Điện thoại: 0949760965.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.104(chị em Lê Trân - Lê Triệu)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản:Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.
(责任编辑:Kinh doanh)
Nhận định, soi kèo Nam Định vs TP.HCM, 18h00 ngày 13/4: Băng băng về đích
Hiện trường vụ tai nạn tại Lâm Đồng ngày 12/5. Đáng nói, thời điểm xảy ra tai nạn thì bà T. vẫn đang livestream bằng điện thoại với thời lượng khoảng 10 phút. Dù không phải là nguyên nhân chính dẫn đến vụ va chạm trên, nhưng có thể thấy, việc vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại và livestream sẽ ít nhiều khiến tài xế phân tâm, từ đó có phản xạ thiếu kịp thời trong một số tình huống.
Trước đó, rất nhiều tình huống lái xe vừa livestream, vừa chạy xe trên đường đã được ghi nhận và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Không ít trường hợp lái xe còn tương tác nhiệt tình, thậm chí quá mải mê "dán mắt" vào điện thoại dẫn đến va chạm, gây nguy hiểm cho chính mình và phương tiện khác khi tham gia giao thông.
Đoạn clip nữ tài xế vừa lái xe vừa livestream trong tình trạng say xỉn, bị kích động từng được VietNamNet phản ánh.
Hiện nay, nhu cầu được kết nối, chia sẻ là một nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người, nhất là trong thời đại 4.0, mạng xã hội phát triển. Nhưng nhiều người lạm dụng sử dụng điện thoại để livestream ngay trong lúc lái xe lại là hành vi gây nguy hiểm rất đáng lên án.
Dùng tay sử dụng điện thoại trong lúc lái xe là hành vi bị cấm Luật Giao thông đường bộ hiện hành chưa có điều khoản nào cấm lái xe được livestream, tuy nhiên hành vi sử dụng điện thoại khi đang lái xe trên đường là không được phép và nếu CSGT phát hiện, tài xế sẽ bị xử phạt nghiêm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Cụ thể, tại khoản 4, điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường”.Đồng thời, bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng và từ 2-4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Còn với người điều khiển xe máy mà sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi đang chạy trên đường sẽ bị phạt từ 600 nghìn - 1 triệu đồng theo khoản 4, điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn gì về hành vi nguy hiểm trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Trân trọng mời bạn đọc gửi tin, bài, ảnh, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
" alt="Vừa lái xe vừa dùng điện thoại livestream, tài xế bị phạt nặng như thế nào?" />Vừa lái xe vừa dùng điện thoại livestream, tài xế bị phạt nặng như thế nào?Lúc đó, Kobayashi Ayako mới 11 tuổi và đây là vai diễn để lại dấu ấn trong sự nghiệp diễn xuất của cô. Bén duyên với nghệ thuật khi mới 7 tuổi qua các chương trình giải trí thiếu nhi trên truyền hình, từ thành công của bộ phim Oshin, tên nhân vật cũng gắn liền với tên tuổi sự nghiệp và hình ảnh của Kobayashi Ayako.
Đến nay, mỗi khi nghe đến tên của cô, khán giả Nhật Bản đều nghĩ tới hình ảnh cô bé Oshin 40 năm trước. Sau thành công của Oshin, cô tiếp tục tham gia nhiều phim điện ảnh, truyền hình nhưThe firefly, A morning of farewell, Hotel new moon, Yuzu no Ha Yurete, Natsuzora... Năm 2013, cô xuất hiện trong phim Oshin phiên bản điện ảnh, vai bà chủ thuê Oshin nhỏ làm việc.
Phim Oshincủa Nhật Bản:
Đường tình lận đận
Năm 1998, Kobayashi Ayako kết hôn với một kiến trúc sư. Cô không giải nghệ, vẫn nhận được sự ủng hộ của chồng trong việc hoạt động nghệ thuật.
Tuy nhiên, cuộc hôn nhân chỉ kéo dài 11 năm. Cả hai ly hôn trong yên bình và không có con chung.
Nguyên nhân hai người ly hôn do chồng cũ quá bận rộn, hay phải đi công tác xa, và tính chất công việc diễn viên của Kobayashi Ayako cũng tạo khoảng cách cho hai người.
Năm 2020, Kobayashi Ayako hẹn hò với diễn viên kém cô 4 tuổi - Ashida Shotaro. Cả hai quen biết khi diễn chung trên sân khấu 7 năm trước đó. Ashida Shotaro sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghệ thuật, bố và chị gái đều là diễn viên.
Ashida Shotaro hẹn hò với nữ đồng nghiệp Kobayashi Ayako. Độc thân ở tuổi 51
Ở tuổi 51, cô sở hữu nhan sắc tươi tắn, trẻ trung rạng rỡ và vẫn độc thân. “Tôi hài lòng với cuộc sống tự do tự tại, chưa có ý định đi bước nữa”, nữ diễn viên trải lòng.
Hiện Kobayashi Ayako tham gia nhiều bộ phim điện ảnh lẫn truyền hình nhưng chưa có vai diễn nào để lại ấn tượng như Oshin. Ngoài diễn xuất, cô còn thử sức ở vai trò MC.
Trên trang cá nhân, Kobayashi Ayako thường xuyên cập nhật hình ảnh đi leo núi vui vẻ cùng bạn bè và tận hưởng những thú vui như chơi đàn piano, ukulele, múa ballet cổ điển, diễn xướng kịch Nhật, pha trà đạo…
Những năm gần đây, Kobayashi Ayako đều đặn đóng phim, tham gia show truyền hình, diễn nhạc kịch. Ở tuổi 51, cô được nhiều khán giả nhận xét có gương mặt hiền hậu, luôn toát lên vẻ năng động.
Nữ diễn viên Kobayashi Ayako:
Thắm Nguyễn
Oshin bản mới: 30 năm vẫn lấy nước mắt người xem Phiên bản điện ảnh bộ phim Oshin công chiếu tối 15/11 tại Tp HCM, sau 2 thập kỉ, vẫn có thể lấy nước mắt của khán giả Việt Nam bởi tinh thần quật cường của cô bé Tanimura Shin 7 tuổi." alt="Diễn viên nhí phim ‘Oshin’ sau 40 năm vẫn trẻ trung, 51 tuổi còn độc thân" />Diễn viên nhí phim ‘Oshin’ sau 40 năm vẫn trẻ trung, 51 tuổi còn độc thân
Bạn đã bao lần rơi vào những cuộc tranh cãi không hồi kết ở cơ quan hay ở nhà, bằng hành động hay lời nói? Đôi khi, chúng ta quên rằng chúng ta phải lắng nghe mọi người.
Từ nhỏ chúng ta đã được học về cách lắng nghe mọi người. Đó là lắng nghe những chỉ đạo (trong công việc), lắng nghe để thấu hiểu hơn (trong tình yêu, tình bạn, khơi dậy lòng trắc ẩn), lắng nghe kiến thức (để phát triển cá nhân).
Tuy nhiên, chúng ta thường muốn bản thân mình được lắng nghe, muốn chia sẻ nhiều hơn. Chúng ta tìm cách để xen vào, khiến bản thân mình trở thành trung tâm của mọi sự chú ý. Điều này đặc biệt phổ biến trên môi trường internet, khi nhiều người chỉ muốn được chú ý thay vì quan tâm đến việc người khác đang nghĩ gì.
Khi học được cách lắng nghe, chúng ta sẽ trở nên khôn ngoan hơn với những gì nên nói. Chúng ta học được cách tôn trọng trong giao tiếp, thấu hiểu nhiều điều hơn về đối phương và cũng là thể hiện sự tôn trọng chính mình. Khi có thể kiên nhẫn và lắng nghe, bạn sẽ học được những bài học giúp bản thân tương tác tốt hơn với thế giới này.
2. Tử tế
Cuộc sống với những bộn bề lo toan khiến nhiều người cảm thấy xa lạ hơn với hai chữ tử tế. Tuy nhiên, sự thật là lòng tốt luôn hiện hữu quanh ta, trong cuộc sống này và bên trong mỗi người.
Có câu nói rằng: Lòng tốt sẽ giúp ta đi chặng đường dài hơn. Chúng ta có lẽ đều từng thấy một vận động viên điền kinh giúp đỡ đối thủ của mình bị ngã, sau đó cả hai đều đạt được sự công nhận và hoan nghênh hơn của mọi người. Sự tử tế, tốt bụng đó khiến họ trở nên thực sự nổi bật và rạng rỡ.
Trong cuộc sống, sự tử tế sẽ củng cố các mối quan hệ và mở ra khả năng phát triển thuận lợi hơn. Mọi người có thể quên điều bạn nói, quên điều bạn làm nhưng không bao giờ quên điều bạn khiến họ cảm thấy. Dù là với ai, đó đều là thứ “ma thuật” giúp bạn có được mối quan hệ tốt đẹp và bền vững.
3. Kỹ năng giao tiếp
Nếu chúng ta không thể truyền đạt nhu cầu, mong muốn và mục tiêu của mình, sao có thể mong đợi người khác bị thu hút và đáp ứng chúng. Có một sự khác biệt lớn giữa việc thu hút được mọi người tham gia vào giao tiếp và chỉ tạo ra âm thanh có thể nhận dạng.
Bằng cách phát triển các kỹ năng giao tiếp của mình, chúng tôi sẽ thể hiện rõ hơn bản thân với thế giới. Suy nghĩ là sự phản ánh cách chúng ta nhìn thế giới và mọi nỗ lực giao tiếp đều thể hiện quan điểm đó. Nếu mục tiêu chính của chúng ta chỉ là phát ra lời nói và “nhét” chúng vào tai người khác thì giao tiếp đó đã thất bại. Không có cây cầu nào được xây dựng, không có sự liên kết, ràng buộc nào giữa đôi bên.
Muốn có được sự tôn trọng cũng như sự hồi đáp của người khác, học hỏi và trau dồi những kỹ năng giao tiếp tốt luôn là điều cần thiết. Bạn sẽ có cái nhìn nhiều chiều hơn về vấn đề, đúc rút được cho mình bài học kinh nghiệm quý báu, gia tăng khả năng thành công dù là trong công việc hay cuộc sống.
4. Thừa nhận cái sai
Khi mắc phải sai lầm, chúng ta dễ bị cám dỗ bởi việc đổ thừa trách nhiệm, không coi nó thuộc về mình. Chúng ta bật chế độ phòng thủ, không muốn công nhận sự thật rằng mình đã sai, sợ điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đã thất bại.
Nhớ rằng không ai luôn đúng và cũng không ai luôn sai. Chúng ta đều là những con người không hoàn hảo và trái đất với sự phức tạp kỳ diệu của nó, biết cách xoay chuyển những sai lầm. Thay vì phàn nàn và đổ thừa trách nhiệm, biết thừa nhận cái sai của mình và có trách nhiệm sẽ khiến chúng ta trở nên đáng kính và đáng tôn trọng hơn trong mắt mọi người. Người không có bất kỳ sai lầm nào là người chưa bao giờ dám thử nghiệm điều mới.
5. Chia sẻ
Sự thật là nếu chúng ta không muốn chia sẻ những điều bên trong mình, chúng ta không thể thuộc về những mối quan hệ thân mật. Nếu chúng ta không muốn chia sẻ khả năng của mình, chúng ta không thuộc về một môi trường làm việc.
Chia sẻ với người khác là một trong những điều đầu tiên chúng ta được dạy khi đến với thế giới này. Chia sẻ tạo nên “chúng ta” thay vì chỉ là những cá nhân riêng rẽ. Chia sẻ tạo ra những cộng đồng sẵn sàng cùng nhau khám phá, trau dồi và mở ra những điều mới. Chia sẻ khiến con người ta xích lại gần nhau hơn và cùng nhau tạo nên thế giới tốt đẹp hơn.
Theo Phụ nữ Việt Nam
" alt="Người có 5 kỹ năng này sự nghiệp và cuộc sống đều thuận lợi" />Người có 5 kỹ năng này sự nghiệp và cuộc sống đều thuận lợiNhận định, soi kèo Juventus vs Lecce, 1h45 ngày 13/4: Bừng tỉnh sau cơn mê
- Soi kèo phạt góc Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4
- Chú chó 'diễn sâu' trên phố khiến dân mạng điên đảo
- Quyền cấm đường
- Dấu mốc sự nghiệp NSƯT Tiến Hợi đều liên quan đến vai diễn Bác Hồ
- Kèo vàng bóng đá Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4: Khó tin The Cherries
- Loại trứng tí hon bổ hơn trứng gà
- Những quốc gia nào cấm Thuyết tiến hóa Darwin trong chương trình học?
- Cơn giận của người đàn bà giấu xác chồng trong sân nhà
-
Nhận định, soi kèo Sivasspor vs Fenerbahce, 22h59 ngày 13/4: Chiến thắng chật vật
Phạm Xuân Hải - 13/04/2025 07:49 Thổ Nhĩ Kỳ ...[详细]
-
'21 bài học cho thế kỷ 21': Con người chi phối công nghệ hay công nghệ thao túng con người?
Con người chi phối công nghệ hay công nghệ thao túng con người?
Trong hàng ngàn năm nay con người luôn đi tìm ý nghĩa của sự sống, của cuộc đời, của ý chí tự do tuyệt đối. Nhưng những bằng chứng khoa học hiện nay chỉ ra rằng, con người không hề có ý chí tự do tuyệt đối. Chúng ta là một thực thể sinh học chạy các thuật toán sinh hóa dưới tác động đầu vào của các yếu tố ngoại cảnh, các mẩu thông tin chúng ta thu thập được hàng ngày.
Khi chúng ta đọc báo, lướt Facebook, chúng ta đang bị ảnh hưởng của chính những thông tin chúng ta thu được và do đó, chúng ta bị thao túng. Với kỷ nguyên thông tin bùng nổ hiện nay, thậm chí sẽ chẳng có chút thời gian để xem liệu những thông tin chúng ta thu được ấy có đáng tin hay không, có phục vụ cho mục đích của ý chí tự do của chúng ta hay không.
Về cơ bản chúng ta bị chính các thuật toán thao túng. Chúng ta trao quyền cho nó để cuộc sống chúng ta tiện lợi hơn, tuy nhiên khi đã quá quen với nó, thậm chí chúng ta chẳng còn biết suy nghĩ. Cái gì không biết, ta sẽ tra Google đầu tiên, thay vì động não suy nghĩ. Khi đã quá quen với sự tiện dụng, chúng ta dần loại bỏ việc tự học. Có lẽ con người đang ngày càng ngu dốt nhưng lại thiếu khiêm nhường.
Chúng ta đánh giá quá cao bản thân, cứ tưởng mình biết hết rồi, nhưng hóa ra cuối cùng những gì ta biết đều chỉ nằm trên Google chứ đâu có trong đầu chúng ta? Rồi đây chúng ta sẽ đối mặt với việc bị thao túng, bị theo dõi, bị giám sát bởi những nhà nước độc tài, bởi những tập đoàn siêu cường công nghệ, và một cách cực đoan hơn như bộ phim Ma trận,chúng ta sẽ bị thao túng tâm trí trong một cỗ máy mô phỏng mà không thể thoát ra được.
Cộng đồng, dân tộc, văn minh và tôn giáo
Vậy con người cần làm gì? Như cách giải quyết trước đây của tổ tiên chúng ta, chúng ta phải chung sức lại. Những tổ tiên Homo Sapiens của chúng ta đã liên hợp thành các bộ lạc để săn bắt được nhiều hơn, để chống thú dữ tấn công và sau này là liên hợp thành nhà nước để giải quyết các vấn đề về lũ lụt, về thời tiết, hoặc khai hoang…
Những vấn đề hiện nay cũng đòi hỏi con người phải chung sức thành một tập thể chung. Tuy nhiên, điều đó là không dễ hoặc thậm chí là bất khả thi, trừ khi những vấn đề đã xảy ra đến mức không thể đảo ngược. Con người hiện nay vẫn đang dò dẫm trong các mô hình nhà nước cũ, các mô hình tôn giáo, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khi ai cũng coi mình là thượng đẳng, quốc gia, dân tộc mình là loài độc đáo nhất trên đời. Lấy Chúa trời để biện minh cho tôn giáo và công kích thậm chí gây xung đột với các cộng đồng khác.
Con người đang trở lên ích kỷ trong những vấn đề nhỏ nhặt mà quên đi những vấn đề đe dọa to lớn phía trước. Chúng ta đang đi tìm ý nghĩa cuộc sống của mình qua dân tộc, qua tôn giáo, qua sùng tín, qua ảo tưởng của bản thân vào chính mình và dân tộc, tôn giáo của mình, nhưng lại quên đi ý nghĩa thực sự của cuộc đời.
Harari tin rằng thực ra con người tồn tại không vì một ý nghĩa gì mà chúng ta nghĩ ra. Chúng ta không tồn tại để bảo vệ một tôn giáo gì, không tồn tại bỏi vì một dân tộc nào, bởi không có nó, không có chúng ta thì thế giới vẫn thế thôi. Chúng ta cũng chẳng tồn tại vì mình, bởi chẳng có sự gì trên đời là vĩnh hằng. Lý do tồn tại duy nhất của chúng ta là sống cuộc sống của chúng ta ở thực tại mà thôi.
Vậy con người cần làm gì trong thực tại mới này?
Mặc dù tên của cuốn sách là 21 bài học tuy nhiên, thực chất nó đúng hơn là 19 lời cảnh tỉnh và 2 bài học mà thôi. Đó là những lời cảnh tỉnh về thế giới, về những mối nguy của nhân loại, những thứ xưa cũ chúng ta vẫn đang hiểu lầm hoặc cố tình lợi dụng. Và 2 bài học sâu sắc đó là cách thức giáo dục của chúng ta và ý nghĩa cuộc đời của chúng ta.
Thế kỷ mới đòi hỏi ở con người không chỉ là kiến thức mà là những kỹ năng mềm để nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi bao gồm: Tư duy phản biện (critical thinking), Giao tiếp (communication), Hợp tác (collaboration) và Sáng tạo (creative). Việc giáo dục con người sẽ cần chuyển trọng tâm từ việc nhồi nhét kiến thức sang phát triển các kỹ năng thích nghi với sự học tập nhanh chóng của thời đại mới, kỹ năng chọn lọc những thông tin có ích mà chúng ta được tiếp cận. Đó là những gì con người cần để tìm được ý nghĩa cuộc sống của bản thân.
Một ý nghĩa của sự tồn tại chính là hiện tại. Là sự trải nghiệm hiện tại của chính bản thân mỗi chúng ta. Chúng ta không sống vì ai hết, không sống vì bất kỳ ý tưởng hay câu chuyện nào của người khác, kể cả chính chúng ta. Bởi thực ra, trong vũ trụ rộng lớn này, con người chỉ như tập hợp của những hạt phân tử luôn luôn biến động mà thôi. Các quốc gia rồi sẽ tiêu biến, các tôn giáo cũng không vĩnh hằng, ngay cả danh tiếng đóng góp của chúng ta chăng nữa. Thứ duy nhất thực sự tồn tại chính là vũ trụ, chính là khoảnh khắc hiện tại.
Cuốn sách có đôi chút lấn cấn ở tư tưởng quá hoài nghi và thiếu niềm tin của tác giả. Nhưng 21 bài học của thế kỷ 21 vẫn có thể coi là một siêu phẩm về lịch sử, chính trị. Noah Harari đã nhìn nhận bao quát những vấn đề lớn nhất và nóng nhất của nhân loại hiện nay.
Ông biết những vấn đề đó đang ở đâu trên tấm bản đồ toàn cầu, và biết trình bày những vấn đề ấy bằng phương pháp biện giải nhân quả, cùng với phân tích định lượng các biến cố xã hội đang xảy ra làm cho những điều đề cập hết sức thuyết phục đến người đọc. Hàng loạt các vấn đề của nhân loại, và với chính bản thân của mỗi chúng ta đều được nhìn nhận một cách thấu đáo và hết sức chi tiết, nhưng lại không thiếu phần gợi mở.
Tác giả không đưa ra chính xác những bài học quá cụ thể cho tất cả chúng ta mà ông dừng lại ở mức gợi mở những gì mà con người nên suy nghĩ, nên đi đến. Một tác phẩm đáng để đọc và suy ngẫm.
Tình Lê
'21 bài học cho thế kỷ 21': Cú đánh vào ảo tưởng hòa bình, thịnh vượng
Cuốn sách "21 bài học cho thế kỷ 21" là hồi chuông cảnh tỉnh cho một thế giới đang không ngừng biến chuyển.
" alt="'21 bài học cho thế kỷ 21': Con người chi phối công nghệ hay công nghệ thao túng con người?" /> ...[详细] -
Tài xế băn khoăn trước đề xuất dán thẻ ETC bắt buộc khi đăng kiểm
Bộ GTVT muốn việc dán thẻ ETC là thủ tục bắt buộc trong quá trình đăng kiểm xe ô tô. Ảnh: Đình Vũ.
Về cơ bản, nhiều tài cho rằng thẻ ETC trên ôtô thực chất không liên quan đến an toàn kỹ thuật khi di chuyển trên đường. Đồng thời, các ý kiến cho rằng sử dụng đường cao tốc hay các công trình BOT giao thông cũng thuộc về nhu cầu cá nhân, không phải là hạng mục bắt buộc như phí bảo trì đường bộ.
“Một bên là tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ, bên còn lại là dịch vụ, tức người dùng có quyền chọn lựa. Tôi không hiểu sao lại gộp chung vào làm một”, chị Mai Thanh - một tài xế tại Hà Nội - băn khoăn.
Nhiều người cho rằng ôtô của gia đình nằm ở khu vực ngoại thành, di chuyển không nhiều và không có nhu cầu đi cao tốc hay sử dụng các dịch vụ BOT.
“Chú tôi có chiếc Camry mua từ năm 2010, đến nay mới đi được khoảng 6.000 km. Mỗi lần sử dụng chỉ lái trong phạm vi 10 km và chưa bao giờ đi cao tốc. Không lẽ lần sau đi đăng kiểm, chú tôi cũng phải mất 120.000 đồng dán thẻ ETC”, anh Ngọc Bắc (Hà Nội) chia sẻ.
Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến đồng tình với đề xuất nói trên của Bộ GTVT.
Anh Hải Đăng (TP.HCM) cho biết cốt lõi vấn đề nằm ở mục tiêu đồng bộ hạ tầng cũng như phương tiện.
“Khi triển khai thu phí không dừng, mục đích sau cùng là di chuyển nhanh qua trạm, chiết giảm thời gian cho những thao tác trao đổi thẻ - tiền. Nếu chỉ vì một vài ôtô chưa đồng bộ mà làm chậm dòng xe thì chức năng này không còn hiệu quả”, anh Hải Đăng nhận định.
Nhiều tài xế cho rằng việc bắt buộc dán thẻ khi đăng kiểm là cần thiết để dòng xe qua trạm được thông suốt. Ảnh: Việt Linh.
Đồng tình với quan điểm trên, anh Hồng Phước (Đồng Nai) cho rằng việc dán thẻ ETC sẽ hỗ trợ nhiều trong những trường hợp đột xuất và khó lường trước.
“Cứ cho rằng chủ xe không thường di chuyển trên cao tốc hay qua những trạm BOT nên có lý do để từ chối dán thẻ ETC. Nhưng nếu đột xuất có việc cần di chuyển, những chiếc thẻ ETC được dán trên xe kết nối với tài khoản còn tiền sẽ giúp việc đi qua trạm trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn”, anh Phước chia sẻ.
Chưa hài lòng về mức giá
Từ góc nhìn của những người phản đối, họ cho rằng mức chi phí 120.000 đồng/lần dán thẻ ETC hiện tại là khá cao.
“Giả sử tôi hoàn toàn không có nhu cầu dùng dịch vụ thu phí không dừng nhưng vẫn bị buộc phải dán thẻ ETC mới cho đăng kiểm, nghĩa là đã mất 120.000 đồng cho lần dán đầu tiên. Chưa kể keo dán có thể bị bong ra, rồi lại phải mất thêm khoản phí đó một lần nữa”, anh Minh Đức (TP.HCM) băn khoăn.
Theo tìm hiểu của Zing, mức giá 120.000 đồng/lần dán thẻ đã đưa Việt Nam vào những nước có giá thẻ ETC sử dụng công nghệ RFID đắt nhất thế giới.
“Chưa kể, tôi còn phải mất thời gian để đưa xe đến nơi dán thẻ vì công ty đã không còn hỗ trợ dán thẻ tận nhà”, anh Minh Đức chia sẻ.
Cả nước hiện còn khoảng 400.000 phương tiện có nhu cầu nhưng chưa dán thẻ ETC. Ảnh: Quỳnh Danh.
Về đề xuất dán thẻ định danh ETC là thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cục Đăng kiểm được yêu cầu có báo cáo tới Bộ GTVT trước ngày 30/8.
Cả hai đơn vị là VETC và VDTC đều đã đưa ra thông báo ngưng dán thẻ miễn phí cho khách hàng. VETC ra thông báo vào ngày 6/8, còn VDTC đã thu phí 120.000 đồng/lần dán thẻ ePass từ ngày 25/7.
Từ ngày 1/8, 10 cao tốc trên cả nước bắt đầu thu phí tự động không dừng toàn tuyến và bỏ làn thu phí hỗn hợp. Trong khi đó, các trạm BOT trên quốc lộ sẽ rút gọn số lượng làn thu phí hỗn hợp về một làn duy nhất.
Chủ xe ôtô sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng nếu đi vào làn không dừng mà không sử dụng dịch vụ ETC.
Hiện cả hai doanh nghiệp là VDTC và VETC thống kê đã dán thẻ ETC cho tổng cộng hơn 3,6 triệu phương tiện. Theo ước tính, cả nước còn khoảng 400.000 phương tiện có nhu cầu nhưng chưa dán thẻ ETC. Các doanh nghiệp ước tính sẽ hoàn thành việc dán thẻ trong tháng 12.
" alt="Tài xế băn khoăn trước đề xuất dán thẻ ETC bắt buộc khi đăng kiểm" /> ...[详细] -
'Đất dữ' Sài Gòn: Anh công an ngồi đọc sách giữa đường để canh tội phạm
Bà Mì cho biết, hiện nay, từng con hẻm ở Mả Lạng rất nhỏ, người dân đông đúc nhưng ai cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tài sản cho nhau và giúp đỡ, thân thiện với nhau.
Trước đây, bà Mì là thợ làm tóc. Năm 1994, vợ chồng bà mua được căn nhà rộng 14 m2 ở trung tâm xóm Mả Lạng. ‘Nghe những chuyện về xóm này tôi rất sợ, nhưng đã ký hợp đồng mua bán, không thay đổi được’, người phụ nữ năm nay 59 tuổi nói.
Bà Mì cho biết, hàng xóm nhà bà lúc đó, hầu như đều có người liên quan đến ma túy. Có gia đình cả nhà cùng nghiện và mưu sinh bằng nghề bán ma túy. Chưa kể, họ dùng các ngôn từ phản cảm để giao tiếp với nhau, rồi gây lộn, chửi bới và canh xem ai lên tiếng để đe dọa, gây áp lực.
‘Xung quanh như vậy, nhà tôi lúc nào cũng có kim tiêm cắm ở cửa sổ, cửa ra vào. Có khi, vừa mở cửa ra, một người chết vì phê thuốc nằm trước cửa’, bà Mì rùng mình nhớ lại.
Vì không muốn giao lưu với hàng xóm, bà Mì đóng cửa cả ngày. Các con thì cho học nội trú, hoặc gửi đến nhà ông bà. Tiệm làm tóc bà chuyển đi nơi khác. Khách trong xóm đến làm, bà khéo léo từ chối. ‘Tiếp xúc với họ, chỉ cần mình nói không chuẩn sẽ gặp nguy hiểm’, bà Mì nói.
Bà Mì cũng cho biết, dù không còn phụ trách khu vực Mả Lạng nữa, nhưng anh Nam vẫn thường xuống thăm hỏi, động viên và giúp đỡ những gia đình khó khăn, những trẻ có bố mẹ đi tù. Thiếu tá Nam cho biết, sau bước đầu tiên đi lấy lời khai nhân khẩu để có thể tiếp xúc, gặp từng người trong xóm, anh chuyển sang tìm hiểu hoàn cảnh từng người một. ‘Hầu hết các đối tượng bị lôi kéo, dụ dỗ khi đã nhúng chàm, họ không thoát ra được. Có trường hợp cho rằng, nếu không làm những nghề phạm pháp thì làm gì mà sống’, anh Nam nói.
Khi biết được hết các hoàn cảnh, anh Nam tìm cách giúp đỡ họ. Với những người già, anh ghé qua hỏi thăm mỗi ngày hoặc nán lại nói chuyện một lúc. Với những người muốn làm ăn đàng hoàng, nhưng không có vốn, phương tiện lao động, anh liên hệ các mạnh thường quân xin giúp đỡ.
Có những đối tượng, anh nhẹ nhàng khuyên, phân tích những tác hại để họ bỏ nghề. Sau đó, anh trực tiếp đi xin việc khác cho họ.
'Họ phải có việc làm khác mới không đi bán hàng cấm nữa, từ đó, mình mới khỏe’, anh Nam nói. Song song đó, anh giúp người dân trong xóm làm các thủ tục hành chính.
‘Ai có vướng mắc gì, gọi là chú ấy đến ngay. Có người không biết viết đơn, chú ấy lấy bút chì viết sẵn cho người ta tô lại. Ai xin cái gì chú ấy cũng giúp, trừ bán hàng cấm’, bà Mì nói.
Hiện nay, mỗi cuối tuần, các gia đình ở Mả Lạng dành ra 15 phút buổi sáng để mang chổi, dụng cụ hốt rác ra đường cùng dọn vệ sinh. Với người dân, anh Nam nhẹ nhàng, thân thiện, nhưng với các đối tượng, anh cương quyết đấu tranh đến cùng. Mỗi ngày, anh chỉ dành 3-4 tiếng để ngủ. Thời gian còn lại, anh không rời Mả Lạng nửa bước.
Giờ hành chính, anh mặc đồng phục đi khắp xóm để các đối tượng không bán được hàng. Tối, các ngày nghỉ, lễ tết, anh mặc đồ thường, đi dép lê, đội mũ lưỡi trai ngồi ở các quán cà phê thu thập thông tin.
‘Tôi mặc đồ thường, các đối tượng trong xóm còn biết, nhưng những đối tượng ở ngoài vào mua hàng thì không. Có lần, trong quán cà phê tôi ngồi cũng có nhóm đối tượng bán ma túy ở Mả Lạng ngồi cùng. Biết có tôi, họ không dám manh động. Đúng lúc đó, một nam thanh niên từ nơi khác đến tay chỉ vào hai người ngồi trong nhóm nói lớn: ‘Ê mày, lấy cho anh 2 xị (tiếng lóng của những người bán ma túy lúc đó)’, anh Nam kể.
Lần khác, một nhóm đối tượng không biết có anh Nam trong quán nên bàn luận về việc bán ma túy cho những ai, thu được bao nhiêu tiền và còn bao nhiêu hàng… Đang nói chuyện rôm rả, một đối tượng nhìn thấy anh Nam liền ra ký hiệu để cả nhóm rời đi.
Bà Mì cho biết, hiện nay, bà cùng bà con khu phố đang chăm lo đời sống của những gia đình có người đi tù, các em có bố mẹ đi tù được đi học và biết vươn lên trong cuộc sống. ‘Trước mặt tôi, các đối tượng thường chối, hoặc giả vờ như không có chuyện gì xảy ra, nhưng tôi có thêm được nhiều thông tin bổ ích’, vị thiếu tá công an nói.
Việc mặc đồ thường, đi một mình giữa vùng nguy hiểm đã làm anh liên tục bị chặn đánh hội đồng, dọa giết, phá xe, nhưng anh không chùn bước. ‘Từ nhỏ đến lớn, tôi chưa bao giờ để mình thương tích khi đánh nhau’, thiếu tá Nam nói.
Trong ký ức của bà Mì, anh Nam là cảnh sát khu vực không chỉ giúp đỡ người dân tận tình, mà còn là người thường mang sách ra ngồi đọc giữa bóng đèn đường cả đêm để canh tội phạm. ‘Những ngày mưa, người ta vào nhà, nhưng chú ấy mang áo mưa đi khắp xóm. Chú ấy đi đến đâu thì vùng đó trời quang mây tạnh’, bà Mì nói và cho biết, đến cuối năm 2002, người dân Mả Lạng hoàn toàn tin tưởng anh Nam. Cứ có chuyện gì trong xóm, họ gọi điện báo ngay cho anh cảnh sát khu vực.
Còn anh Nam chỉ cần nhận điện thoại của dân thì có mặt ở hiện trường ngay. 'Lúc đó, tôi làm việc vô cùng dễ. Các đối tượng làm gì, để ma túy ở đâu tôi cũng biết. Hay có đối tượng nào ở ngoài vào, cao thấp, béo gầy, mặc quần áo, đi xe, đội mũ gì tôi cũng được người dân mô tả rất chi tiết', anh Nam tự hào.
Với những vụ nhỏ lẻ, đơn giản anh sẽ tự giải quyết. Còn các băng nhóm, đại lý, vụ việc phức tạp, thu thập được thông tin anh báo về để cơ quan cử các trinh sát đến giúp đỡ.
Điều anh Nam băn khoăn lúc đó là làm sao để các đối tượng khi bị bắt không chỉ sợ mà còn nể mình. Bắt một người ra được cả băng nhóm.
‘Có gia đình cả nhà đi bán ma túy. Các cụ ông, cụ bà cùng theo con cháu phạm tội. Vì thế, nếu không khéo, mình sẽ trở thành kẻ thù của gia đình họ’, anh Nam nói.
Bà Mì rất ngưỡng mộ và khâm phục cách làm việc của anh cảnh sát khu vực trẻ tuổi ngày đó. 'Chú ấy giải quyết câu chuyện vừa có tình có lý, vừa cứng rắn. Các đối tượng bị bắt, phải đi tù, nhưng không ai hận hay trách chú ấy', bà Mì nói về thiếu tá Nam.
Bà cũng cho biết, năm 2010, anh Nam nhận được quyết định lên làm phó trưởng công an phường, nhiều người dân trong xóm đã khóc vì không muốn rời xa anh cảnh sát khu vực nói được làm được, cương quyết với đối tượng, thân thiện, hòa đồng với người dân.
Hiện nay, bà Mì và những người làm công tác khu phố 8 luôn lấy anh Nam làm gương và học cách làm việc của anh.
Ám ảnh kinh hoàng ở 'xóm giang hồ' Sài Gòn qua lời kể thiếu tá công an
'Tôi vừa bước vào, một thanh niên đang phê thuốc, nằm vật ra đường, nước miếng cứ trào ra. Đường lầy lội, nhỏ hẹp. Nhà lụp xụp, mái tôn. Quần áo treo khắp nơi', thiếu tá Nam nói.
" alt="'Đất dữ' Sài Gòn: Anh công an ngồi đọc sách giữa đường để canh tội phạm" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Albirex Niigata vs Yokohama FC, 12h00 ngày 13/4: Kém cỏi như nhau
Hồng Quân - 12/04/2025 21:17 Nhật Bản ...[详细]
-
Đang đèn đỏ, bảo vệ nói 'cứ đi đi', lái xe có nên nghe theo?
Đoạn video ghi lại cảnh bảo vệ của một khu đô thị yêu cầu các phương tiện vượt đèn đỏ để tránh tắc đường. (Nguồn video: Tiktok)
Theo đoạn video này, người đàn ông mặc trang phục có chữ "security" mang tên một khu đô thị lớn tại Hà Nội đang điều tiết giao thông, liên tục vẫy tay ra hiệu cho lái xe tiếp tục đi khi đang đèn đỏ.
Nhiều lái xe cho rằng, hiện nay, nhiều người dân tham gia các lực lượng như đội tự quản của tổ dân phố hoặc bảo vệ khu đô thị tham gia điều khiển giao thông như cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, theo quy định, những người này không đủ thẩm quyền để điều tiết giao thông. Họ chỉ có thể hỗ trợ các lực lượng chức năng như công an phường, cảnh sát giao thông trực tại điểm giao thông thực hiện nhiệm vụ mà thôi.
Trên một diễn đàn về ô tô, anh Trần Đông bày tỏ: "Tôi thấy làm lạ khi nhiều lực lượng như bảo vệ hay tự quản của tổ dân phố cũng đứng ngoài đường điều tiết, thậm chí còn yêu cầu các xe vượt đèn đỏ. Nếu dừng theo đúng đèn thì có thể gây ùn ứ, các xe phía sau còi inh ỏi. Nhưng khi làm theo mà bị phạt nguội thì ai chịu trách nhiệm?".
Đồng tình với ý kiến trên, tài khoản Đình Tiến cho rằng: "Điều tiết giao thông cần nhiều kiến thức, kỹ năng và phải có quyền hạn đầy đủ. Nếu làm theo sự hướng dẫn của những người này sẽ rất rủi ro bởi họ đâu phải cảnh sát giao thông, hơn nữa chỉ dẫn của họ không phải lúc nào cũng đúng"
Ở góc nhìn khác, tài xế Văn Nam cho rằng: "Tuy các lực lượng như tự quản hay bảo vệ không phải cảnh sát nhưng lại góp phần giúp đường sá thông suốt, hạn chế tắc đường. Do vậy tuỳ trường hợp mà lái xe hoàn toàn có thể đi theo chỉ dẫn của họ mà không sợ bị phạt."
Trao đổi về vấn đề này với VietNamNet, một CSGT ở Hà Nội cho biết, đội tự quản của tổ dân phố, bảo vệ ở khu đô thị hoặc các tình nguyện viên khi được phân công sẽ có chức năng phối hợp với CSGT, cảnh sát trật tự,... để phân luồng, điều tiết tại một số vị trí cố định. Nhiều trường hợp, những lực lượng này giúp đỡ cho CSGT rất nhiều, giúp giảm ùn tắc giao thông và hướng dẫn người dân di chuyển hợp lý. Tuy nhiên, hiệu lệnh của những người phối hợp này phải thống nhất với lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ tại vị trí đó.
H.H
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Clip bị phạt nguội vì nhường đường xe cấp cứu gây tranh cãi ở Thái Bình
Tại ngã tư đường ở Thái Bình, chiếc Toyota Innova ở làn bên phải đã vượt đèn đỏ để nhường chiếc xe cứu thương rẽ phải, sau đó bị ghi hình xử lý phạt nguội đã gây tranh cãi trên cộng đồng mạng.
" alt="Đang đèn đỏ, bảo vệ nói 'cứ đi đi', lái xe có nên nghe theo?" /> ...[详细] -
Trấn Thành làm nên chuyện không tưởng nhờ 'Nhà bà Nữ'
Trấn Thành - vai Phú Nhuận trong 'Nhà bà Nữ'. Trấn Thành và Nhà bà Nữtiếp tục là hai từ khóa được quan tâm nhất hiện nay khi bộ phim thứ 2 do nam diễn viên sinh năm 1987 đạo diễn vẫn đang là đề tài bàn tán, mổ xẻ trên truyền thông và mạng xã hội kể từ khi phim ra rạp đến nay.
Theo Trấn Thành và nhà phát hành CJ HK Entertainment, Nhà bà Nữ đã chính thức cán mốc doanh thu 400 tỷ đồng sau 17 ngày ra rạp (tính đến hết ngày 7/2). Nếu như Nhà bà Nữthu về 200 tỷ đồng sau 9 ngày chiếu thì bộ phim này chỉ cần thêm 8 ngày nữa để có doanh thu gấp đôi. Đây được cho là điều không tưởng bởi kỳ nghỉ Tết đã qua và thường các bộ phim chỉ ăn khách các tuần đầu thay vì những tuần sau.
2 phim do Trấn Thành đạo diễn hiện đã thu về tổng cộng 827 tỷ đồng (tính đến 8/2). "Đây là một kỳ lục kỳ tích dành cho ê kíp làm phimNhà bà Nữlẫn lịch sử phim chiếu rạp tại Việt Nam. Trấn Thành 1 lần nữa cảm ơn tất cả quý vị đã chọn Nhà bà Nữvà cho Trấn Thành thêm động lực để làm nhiều phim hay hơn nữa. Còn 27 tỷ nữa để vượt quaBố già của chính mình", Trấn Thành viết trên trang cá nhân 18 triệu người theo dõi trưa 8/2.
Với đà này,Nhà bà Nữ sẽ nhanh chóng vượt mặtBố giàđể trở thành bộ phim Việt có doanh thu cao nhất lịch sử phòng vé Việt. Nếu như Bố già- bộ phim ra mắt tháng 3/2021 do Trấn Thành đạo diễn và đóng chính, mất 7 tuần để có thể đạt doanh số 427 tỷ đồng thì nhiều khả năng Nhà bà Nữsẽ chạm tới kỳ tích trên vào cuối tuần này sau 3 tuần công chiếu.
Trailer phim 'Nhà bà Nữ'
Trấn Thành gặp gỡ dàn diễn viên 'Bỗng dưng trúng số' tại Việt NamTrấn Thành chia sẻ ảnh gặp gỡ 2 nam chính của phim Hàn từng làm khuynh đảo phòng vé Việt cuối năm 2022 giữa lúc 'Nhà bà Nữ' do anh đạo diễn gần cán mốc 400 tỷ đồng." alt="Trấn Thành làm nên chuyện không tưởng nhờ 'Nhà bà Nữ'" /> ...[详细]
-
'Sách của tác giả chưa từng trải thu hút hơn sách của người từng trải'
Ông Lê Hoàng chia sẻ, trong 30 năm từ khi ông làm việc ở NXB Trẻ đến nay là sự phát triển thần kỳ về đầu sách, lượng sách, độc giả lẫn sự cập nhật sách. "Năng lực tổ chức xuất bản phẩm của Việt Nam là bậc thầy trong khu vực", ông khẳng định trong tọa đàm thuộc khuôn khổ Ngày sách Việt Nam.
Tọa đàm thu hút nhiều độc giả trẻ. Các diễn giả nổi tiếng đọc gì?
Bà Nguyễn Phi Vân bắt đầu từ câu chuyện thói quen đọc ở người trẻ. Theo bà, nếu chỉ nói "đọc sách rất tốt, đọc sách rất bổ ích" thì người trẻ không bao giờ chịu đọc. Từ ý kiến sách cho con người sự tự do và vĩnh hằng của GS. Phan Văn Trường, bà Vân kể lại câu chuyện của mình ở một huyện nghèo tỉnh Lâm Đồng khi triển khai dự án Thư viện ước mơ.
Tại đây, các bé đều là người dân tộc thiểu số, hầu như không đọc sách trừ truyện tranh. Các bé thích truyện Doraemon, thích những món bảo bối như cánh cửa thần kỳ. "Từ cuốn truyện Doraemon, tôi và các em mới có thể kết nối ra đời thực. Nhờ cánh cửa thần kỳ trong cuốn truyện, các em đã đi đến vô cùng những ước mơ như đến Đà Nẵng, Hà Nội... thậm chí là chinh phục Bắc Cực. Sự vĩnh hằng và vô cùng trong sách thầy Trường nhắc đến được biểu hiện một cách đời thường như vậy", bà nói.
GS Trường kể trong một lần dọn đến nhà mới năm 8 tuổi, ông tìm thấy một vật còn sót lại là cuốn sách có tên Tâm hồn cao thượng (tác giả: Edmondo De Amicis). Cuốn sách cũ, rách, nhàu nhĩ nhưng in hằn lên tâm hồn ông khi đó và theo giáo sư suốt cuộc đời. Ông đã trung thành với nó như một "bảo vật mà bề trên trao xuống để chỉ đường cho mình".
Trong từng giai đoạn cuộc đời, diễn giả Nguyễn Phi Vân đọc những cuốn sách khác nhau. Tuổi thơ không được đi đâu xa, bà vẫn có thể chu du đến những xứ sở diệu kỳ trong cuốn Nghìn lẻ một đêm. Sau này lớn lên, bà đã đi khắp thế giới vì ước mơ hun đúc từ cuốn sách đọc thuở bé. Đến năm 30 tuổi đối diện những khủng hoảng, cuốn sách giúp bà Vân vượt qua giai đoạn ấy là Kim cang kinh - đến nay vẫn là sách gối đầu giường của bà. Gần đây, bà đọc cuốn Thành trì sáng tạođể đổi mới tư duy sáng tạo trong công việc.
Trong khi đó, thời trẻ, ông Lê Hoàng từng tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên nên đọc những cuốn Một vòng hoa cho người cách mạng, Phạm Duy đã chết như thế nào... để củng cố lý tưởng của mình thay vì đọc truyện Kim Dung như các sinh viên đồng trang lứa. Sau giải phóng, ông đọc các cuốn Xa Mạc Tư Khoa, Chuyện thường ngày ở huyện...Gần đây, ông tâm đắc nhất các cuốn Ikigai, 1 + 1 = 3 vàĐể khát vọng dẫn lối.
GS Trường kết luận, sách cho người đọc thấy giới hạn mà mình chưa thể vượt qua. Càng đọc sách, ông càng thấy mình càng xa giới hạn ban đầu và không biết phía trước còn bao nhiêu thế giới mới lạ. Lý do con người vẫn đang sống và phát triển vì chúng ta không có giới hạn.
Cần đổi mới phương thức chuyển tải thông tin đến người trẻ
Diễn giả Nguyễn Phi Vân đặt vấn đề khoảng cách thế hệ tạo ra sự khác biệt về chuyển tải thông tin. Bà viết cuốn Nymcho lứa tuổi teen nhưng thực tế người đọc cuốn này nhiều nhất lại là người thành niên. Một bạn đọc nhỏ tuổi đã nói với bà rằng nhân vật trong Nymrất hay nhưng sách lại quá dày khiến bà suy nghĩ về một cách chuyển tải nội dung khác đến đối tượng thụ hưởng của mình.
Vì vậy, nên nhìn nhận rằng với công nghệ hiện nay, thông tin được chuyển tải qua rất nhiều kênh khác nhau mà sách chỉ là một kênh. Bà đang nghĩ đến việc chuyển cuốn sách in Nymsang truyện tranh, truyện dài kỳ trên ứng dụng hay công nghệ thực tế ảo. "Đã đến lúc chúng ta nên nghĩ về việc chuyển tải nội dung trong sách bằng nhiều kênh khác", bà nói.
Các bạn trẻ đặt nhiều câu hỏi thú vị.Diễn giả chia sẻ thêm: "Vì sao tôi phải mở 1.000 thư viện cho các trường tiểu học? Vì nếu không làm điều này sớm, các em đã lớn sẽ rất khó truyền cảm hứng. Nếu cuốn sách truyền thống khó tiếp cận các em, tôi sẽ sử dụng các kênh khác để chuyển tải thông tin. Và rồi một ngày nào đó, các em sẽ quay về với sách truyền thống thôi. Trong thế hệ này, công nghệ là kênh mà tôi tin có khả năng dẫn dắt tốt nhất các em đến với vị trí người tiếp quản giá trị truyền thống".
Trước câu hỏi về việc đọc kiến thức trên mạng, ông Lê Hoàng nói mỗi người có thể tìm thấy mọi thứ trên Internet nhưng thông tin mạng chưa chắc là kiến thức. "Chỉ sách mới cung cấp kiến thức vì người viết sách có trách nhiệm với xã hội. Tác giả sẽ chịu trách nhiệm về nội dung sách của mình trước bạn đọc nhưng không ai chịu trách nhiệm về thông tin trên Internet trước người dùng mạng cả. Người trưởng thành có thể đọc từ nhiều nguồn nhưng cần đặc biệt cẩn trọng khi con em chúng ta cầm lên chiếc iPad", ông nói.
Bà Vân nói thêm, ngày xưa mình đọc sách vì cả nhà đều đọc. Bà khuyên cha mẹ, anh chị hãy đọc và kể lại câu chuyện trong sách cho con em của mình. Gia đình là môi trường đầu tiên truyền cảm hứng đọc cho trẻ nhỏ.
Đọc sách sao cho đúng?
Một bạn đọc hỏi: "Mỗi năm ngành xuất bản cho ra 37.000 đầu sách mới, nên chọn đọc gì?" Bà Nguyễn Phi Vân đưa ra lời khuyên hãy đi từ chính nhu cầu thực tế của mình, xác định mình cần gì rồi hãy đi tìm cuốn sách đáp ứng nhu cầu ấy.
Nhiều bạn đọc trẻ hoang mang khi đọc sách vì lo sợ bị tư tưởng trong sách dẫn dắt vô thức; hoặc thực trạng quan điểm, kiến thức trong các cuốn sách "đá" nhau và bị phản biện trên các diễn đàn. Họ có cùng câu hỏi: "Đọc sách thế nào cho đúng?".
Các diễn giả ngồi nán lại thêm giờ để giải đáp thắc mắc của người đọc trẻ. Bà Nguyễn Phi Vân nói: "Sách là một kênh thông tin nhưng tư duy, lựa chọn, quyết định và phản biện đều là do chính bạn".
Theo ông Lê Hoàng, mỗi người có thể bạn bè hoặc nhóm cùng đọc để thảo luận về sách đã đọc. Mặt khác, người đọc cần trải nghiệm, làm giàu vốn sống để tăng thêm nội lực cho mình. Vì người đọc càng giàu vốn sống sẽ càng thấy sách hay. Ông kể về người bạn mình là Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM đọc cuốn Tam quốc chíở tuổi 15, tuổi 22 và đến bây giờ đọc lại càng thấy hay, mới lạ.
GS Trường cho rằng khi đọc đến một mức nhất định, bạn đọc sẽ là trọng tài của những cuốn sách mình đọc. Ông khuyên bạn đọc nên tìm những cuốn sách được viết từ chính trải nghiệm thật của tác giả.
"Thời nay, có rất nhiều người viết sách nhưng chưa bao giờ trải nghiệm những gì mình viết. Nhưng họ lại có đủ mánh khóe để tạo ra sức hút cho sách của mình. Vì thế, sách của người chưa trải nghiệm thường nổi tiếng hơn sách của người từng trải. Nhưng những cuốn ấy lại không có mảnh sự thật chúng ta cần.
Theo tôi, chúng ta chỉ cần đọc 4-5 cuốn sách chứa giá trị thật mà người từng trải gửi gắm sẽ thấy chân lý cuộc đời không hề xa vời, phức tạp. Trái lại, triết lý của người viết hòng bán sách rối ren kinh khủng. Họ sẽ mô hình hóa, phức tạp hóa và thêm vào đủ chiêu trò nhằm khiến bạn thấy mình không biết gì. Thực tế, những sách giúp tôi tìm ra chân lý chỉ có 2 - 3 cuốn như kinh Phật, kinh thiền và kinh Chúa. Triết lý trong ấy sống vừa đơn giản vừa vô cùng", giáo sư cho biết.
GS Trường nói thêm, không gì đẹp bằng việc tặng sách cho nhau vào các dịp trong năm. Người nhận sách sẽ nhận ra thông điệp, những giá trị tinh thần vĩnh viễn hàm chứa trong cuốn sách của người tặng.
Bài và ảnh:Gia Bảo
Giới thiệu hàng loạt sách mới chào mừng ngày sách Việt Nam
Nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt một loạt sách mới phục vụ bạn đọc cả nước.
" alt="'Sách của tác giả chưa từng trải thu hút hơn sách của người từng trải'" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Velez Sarsfield vs Sarmiento, 7h15 ngày 15/4: Tin ở chủ nhà
Chiểu Sương - 14/04/2025 04:09 Argentina ...[详细]
-
Xăng tăng giá, thời của xe điện đã tới?
Giá xăng ở thành phố San Francisco, bang California
Những người lạc quan về tương lai ô tô điện tin rằng khi giá khí đốt leo thang, trước mắt là hệ quả từ các vấn đề như đại dịch, chuỗi cung ứng rồi tới khủng hoảng Ukraine, sẽ thuyết phục những người còn hoài nghi về xe điện mau chóng đổi ý.
Trên thực tế, nhiều nơi ở Mỹ đang ban hành các chính sách thúc đẩy sử dụng xe điện. Tại thành phố New York, chính quyền tập trung vào tìm cách làm cho xe điện dễ sạc hơn.
Năm 2021, chính quyền New York đặt mục tiêu xây dựng 120 trạm sạc mới trong vòng 4 năm, chưa tính đến các trạm sạc từ công ty tư nhân như Tesla.
Vào tháng 9 năm ngoái, Sở Giao thông Vận tải New York đã công bố báo cáo với nhiều đề xuất tham vọng hơn. Báo cáo cho biết New York kém xa California và các thành phố lớn của châu Âu về số lượng ô tô điện trên đường. Hiện tại có khoảng 20.000, nhưng sẽ cần phải có 400.000 xe điện lăn bánh vào cuối thập kỷ này để đạt được mục tiêu giảm khí thải.
Sở Giao thông đề xuất New York sẽ phải lắp đặt 1.000 điểm sạc vào năm 2025, tăng lên 10.000 điểm vào năm 2030. Đồng thời, Thống đốc Kathy Hochul của bang New York đã ký đạo luật yêu cầu tất cả ô tô và xe tải tại bang phải không phát thải vào năm 2035.
Nhưng biện pháp nêu trên khiến nhiều người làm chính sách cho rằng 2022 sẽ là năm của ô tô điện, ít nhất là năm khởi đầu của những kế hoạch tham vọng dành cho xe điện.
“Không chỉ tầng lớp thượng lưu New York chuyển sang dùng xe điện mà cả tầng lớp lao động cũng rất quan tâm”, ông Ydanis Rodríguez, quan chức giao thông thành phố New York cho biết.
Xe điện được hưởng lợi trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế rằng xe điện sẽ không ồ ạt xuất hiện trên phố, phần lớn là vì mức giá. Ở New York, ngay cả khi giá đã giảm và kèm theo trợ cấp từ chính phủ, giá của một chiếc ô tô điện mới vẫn cao hơn 20.000 USD (458 triệu đồng) hoặc cao gấp đôi so với thời điểm 2011.
Tâm lý quan tâm xe điện của người Mỹ cũng mới xuất hiện chứ chưa trở thành xu hướng. Một cuộc thăm dò được công bố vào tháng 6/2021 bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew (có trụ sở tại Washington) chỉ ra rằng 51% người Mỹ phản đối đề xuất loại bỏ hoàn toàn việc sản xuất ô tô và xe tải chạy bằng xăng, ngay cả khi các nhà sản xuất ô tô đang tự làm điều này.
Ví dụ, vào đầu năm 2021, General Motors nói họ muốn ngừng bán xe ô tô chạy bằng khí đốt và động cơ diesel trong vòng 14 năm tới.
Minh Khôi (theo AP, New York Times)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!Tiền đổ xăng tăng vọt, dân đi xe “méo mặt”
Giá xăng dầu tăng cao đã khiến hầu bao của cánh tài xế bị thâm hụt đáng kể sau mỗi lần “lướt” qua cây xăng. Có người ngỡ ngàng khi giá trị của câu "đầy bình" đã cao hơn hôm trước đến vài trăm nghìn đồng.
" alt="Xăng tăng giá, thời của xe điện đã tới?" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Qingdao West Coast vs Shandong Taishan, 17h30 ngày 15/4: Bất phân thắng bại
NSND Công Lý vẫn phải tập vật lý trị liệu
Trao đổi với Zing, quản lý của NSND Công Lý chia sẻ hiện tại nam nghệ sĩ bình phục tốt. Anh ăn uống bình thường, có thể tự đi lại nhưng chưa nhanh nhẹn như trước.
Thời gian qua, NSND Công Lý được điều trị tại nhà riêng. Hàng ngày, bác sĩ sẽ đến nhà để hướng dẫn nghệ sĩ tập vật lý trị liệu.
"Anh giao tiếp được với mọi người và hiểu hết ý. Tuy nhiên, anh vẫn bị mệt mỏi và hạn chế về sức khỏe. Anh Lý chủ yếu tập vật lý trị liệu, không phải thăm khám tại bệnh viện nhiều như trước. Hiện tại mức độ phục hồi sẽ do thần kinh và cơ, mọi cái cần thời gian, cơ địa riêng", quản lý của NSND Công Lý chia sẻ.
Nghệ sĩ Xuân Bắc thăm Công Lý vào dịp cuối năm.
Nói về thời gian quay lại với các hoạt động nghệ thuật, đại diện của nam nghệ sĩ nói chưa có mốc cụ thể. Anh cho biết mọi việc phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sự cố gắng của nam nghệ sĩ.
Trước đó, vào ngày 16/2, chị Ngọc Hà - vợ nghệ sĩ Công Lý - đăng tải hình ảnh anh có mặt tại một trung tâm thương mại. Chị bày tỏ niềm vui khi chồng có thể tự mua đồ uống, dán màn hình điện thoại.
NSND Công Lý nhập viện vào cuối tháng 7/2021. Theo chia sẻ từ người thân, anh bị trượt chân ngã tại nhà. Anh phục hồi sức khỏe và xuất viện vào tháng 10/2021. Ngọc Hà tâm sự trong thời gian điều trị, nam nghệ sĩ nhớ sân khấu, khán giả. Anh cố gắng ăn uống, tập luyện để sớm được trở lại với công việc.
NSND Công Lý, sinh năm 1973, hiện là Phó giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội. Nhiều năm qua, khán giả yêu thích diễn xuất của Công Lý qua vai Bắc Đẩu trong chương trình Táo Quân.
Gần đây, nghệ sĩ thường xuyên tham gia một số phim truyền hình được chú ý như Mê cung, Hướng dương ngược nắng, Hương vị tình thân... Nhân vật ông bố tên Tuấn ởHương vị tình thân không phải vai dài hơi, song vẫn để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Công Lý diễn xuất xúc động ở các phân cảnh thể hiện tình cảm gia đình, cha con với Phương Oanh.
Ngoài tham gia diễn xuất, NSND Công Lý cũng đảm nhận vai trò phó đạo diễn ở một số dự án. Nhiều lớp diễn viên trẻ được học hỏi kinh nghiệm khi làm việc cùng anh.
(Theo Zing)
Việt Anh tới thăm, tiết lộ sức khoẻ hiện tại của NSND Công Lý
Đầu năm mới, diễn viên Việt Anh tới thăm NSND Công Lý và cho biết tình hình sức khoẻ của nam nghệ sĩ đã tốt lên nhiều.
" alt="NSND Công Lý vẫn phải tập vật lý trị liệu" />
- Nhận định, soi kèo Shenzhen Peng City vs Changchun YaTai, 19h00 ngày 15/4: Nối tiếp niềm vui
- Sự thật khiến nhiều người cay mắt phía sau bức tường loang lổ, chi chít chữ ở viện E
- Cảnh sát chìm giăng bẫy dụ kẻ giết thuê thú tội
- Triển lãm 'Văn hóa soi đường cho quốc dân đi' mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc
- Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Real Valladolid, 2h00 ngày 15/4: Chủ nhà mở hội
- Hoa hậu Thuỳ Tiên chia sẻ quan điểm sống ‘chúng ta không hoàn hảo’
- Trung Quốc đề xuất chỉ cho trẻ em sử dụng điện thoại 1