Toyota Vios đã qua sử dụng có giá từ 150 triệu đồng thường thuộc đời khá sâu xấp xỉ 15 năm tuổi.
Trên thực tế, thị trường xe cũ hiện nay những chiếc Toyota Vios đã qua sử dụng có giá từ 150 triệu đồng thường thuộc đời khá sâu xấp xỉ 15 năm tuổi. Ở đời 2004-2005, những chiếc Vios được các chủ xe cũng như nhiều cửa hàng ô tô cũ chào bán khá nhiều với giá dao động từ 140-200 triệu đồng/chiếc tùy theo số km lăn bánh và tình trạng xe.
Tuy nhiên cho lời khuyên về trường hợp của anh Vinh, anh Thiên Nghiêm, một thợ sửa xe ô tô lâu năm ở Hà Nội cho biết: "Không nên mua xe đời sâu như vậy. Xe cũ chỉ nên mua 5 năm trở lại thôi, từ năm thứ 6 trở lên không nên ôm vào. Xe Vios vốn được khen máy tốt nhưng xe dù tốt đời sâu vậy rồi cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Xe đời cũ 15 năm tuổi, số km đi quá lớn, máy móc đã hết khấu hao và tất nhiên là sẽ nhanh hư hỏng hơn. Chưa kể với giá 150 triệu đồng nếu không tìm hiểu kĩ còn dễ mua phải xe tai nạn, xe bị thủy kích được các chủ xe, đại lý bán tháo thì còn khổ hơn nữa”.
Xe hot Toyota Vios cũ 15 năm tuổi.
Anh Nguyễn Thành Long, chủ cửa hàng xe ô tô cũ Long Thành ở Long Biên, Hà Nội cũng cho biết: “Nếu muốn xe ít hỏng vặt thì mức tiền 150 triệu đồng thì khó chọn được xe ưng ý. Kể cả Toyota Vios đời sâu từ 15 năm tuổi khi tôi bán tư vấn cho khách cũng khuyến cáo cần phải đầu tư thêm một khoản để đại tu xe từ ngoại thất đến máy xe”.
“Ít tiền và không còn cách gì khác đành phải tính đến việc mua xe cũ. Nhưng cũ cũng đừng cũ quá, không lại rước cục nợ, năm ngày ba hỏng hóc, quay trước ngoảnh sau đã lại đến kỳ đăng kiểm, đi đường ngắn chẳng bõ mà đi xa thì có ngày nằm đường. Cố làm ăn dành dụm rước mấy chiếc hạng A đời mới đi cho nó yên tâm”, anh Xuân Thủy, một người từng có ý định mua xe ô tô cũ chia sẻ.
"Từ 150 triệu có thể mua Kia Moning số sàn 2009 - 2010 mà đi có vẻ hợp lý hơn. Chớ nghe mấy bác tư vấn đời sâu quá lại khổ thân tiền mất tật mang", Anh Trương An, thợ sửa xe ô tô tại một garage trên đường Lê Duẫn, Hà Nội nói.
Đánh giá về những chiếc xe cũ trên 15 năm tuổi, anh Thiên Nghiêm nói thêm:"Một chiếc xe ô tô cũ, giá trị còn lại của chiếc xe không phụ thuộc hoàn toàn vào năm sản xuất mà còn phụ thuộc nhiều vào thói quen của người sử dụng, các sự cố xảy ra khi lưu thông cũng như chế độ bảo dưỡng, việc thay thế phụ tùng... Chính vì thế người mua nên kiểm tra kỹ xe, các hạng mục phụ tùng xe trước khi quyết định chọn mua".
Toyota Vios vốn là một trong những mẫu xe hot nhất trên thị trường Việt hiện nay. Vì thế, Toyota Vios cũng được xem là mẫu xe ít mất giá. Một chiếc Vios 15 năm tuổi bán 150 triệu đồng thực tế không mất giá nhiều so với giá xe ở đời mới nhất dao động từ 531- 606 triệu đồng.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) Toyota Vios là mẫu xe bán chạy bậc nhất của Toyota với doanh số tháng 9 là 2.333 xe. Cộng dồn 9 tháng đầu năm, Toyota Vios đạt 19.120 xe tăng 3,5% so với 9 tháng đầu năm ngoái (18.474 chiếc). Hiện nay, đối thủ lớn nhất của Toyota Vios trong cùng phân khúc xe hạng B là Hyundai Accent.
Chi Bảo
Bạn có quan điểm gì về việc có nên mua ô tô cũ đời sâu? Mọi tin bài, hình ảnh cộng tác xin gửi về email: otoxemay@vietnamet.vn. Xin cảm ơn!
Ham mua ô tô cũ giá rẻ, dễ "đốt tiền" vì phí sửa chữa
Ngoài việc phải sửa chữa những bộ phận đã hỏng, mua ô tô cũ còn có thời hạn đăng kiểm ngắn.
" alt="Chi 150 triệu mua xe Toyota Vios cũ 15 năm tuổi, có ngày nằm dọc đường?" />
Vô đối môn được nhận xét là một cuốn sách giúp người đọc tìm được sự thảnh thơi, lợi lạc ngay trong chính cuộc sống của mình.
Sau khi hai vị khách ra về, tác giả đã suy nghĩ, tại sao ta không ghi lại những câu hỏi và trả lời về Phật pháp mà mình đã trao đổi với mọi người trong thời gian qua thành một cuốn sách. Nhân duyên "Vô đối môn" ra đời trong hoàn cảnh như thế.
"Có thể nói, các câu hỏi và trả lời trong Vô Đối Môn, được sắp xếp từ dễ đến khó, từ cạn đến sâu...được coi là những gì cơ bản nhất, giúp người tìm hiểu Phật pháp có thể hiểu rõ và định hướng cho bản thân".
Tác giả Lý Tứ chia sẻ, khi cho ra đời cuốn sách này, ông chỉ có một tâm niệm, đó là: Những ai có nhân duyên đọc "Vô đối môn", hy vọng sẽ tìm thấy trong đó một chút lợi thiết thực ích từ cuốn sách, trong quá trình tìm hiểu Phật pháp".
Tình Lê
Câu chuyện từ cô bé da đen giàu tham vọng tới cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ
Không xuất thân trong một gia đình giàu có hay danh tiếng, nhưng cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama lại là một trong số ít những người phụ nữ tạo được sức ảnh hưởng lớn trên thế giới.
" alt="Vô đối môn dành cho độc giả có đủ nhân duyên" />
Theo Thượng toạ Thích Đức Thiện, Đại lễ Phật đản năm nay thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 nên không GHPGVN khuyến khích các chùa tổ chức Phật đản trực tuyến, đồng bào phật tử có thể tham dự Phật đản trên điện thoại, mạng xã hội,... Đến ngày 5/4 âm lịch (7/5 dương lịch) là chính lễ thì tại trụ sở chùa Quán Sứ sẽ cử hành nghi lễ trang nghiêm, truyền hình trực tiếp trên các kênh của VTV cab, An Viên...
"Trong đợt dịch bệnh này việc giảng kinh phật trực tuyến rất phát triển, những bài kinh có vài trăm nghìn người xem. GHPGVN mong muốn truyền tải ứng dụng điện để tránh tụ tập đông người mà vẫn truyền bá được đạo pháp của Phật Giáo", Thượng toạ Thích Đức Thiện chia sẻ.
Thượng toạ Thích Đức Thiện cũng cho hay, hôm nay là ngày đầu tiên của Đại lễ Phật đản, Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ GHPGVN truyền đi thông điệp nói về tinh thần đoàn kết, nhấn mạnh về đồng thuận xã hội. Qua đó thấy được, chiến thắng Covid-19 thời gian qua chính là ở sự đoàn kết, sự đồng thuận, đồng lòng của người dân. Khi Thủ tướng ra chỉ thị thì các tầng lớp xã hội, tôn giáo có sự đồng thuận. Qua đó chúng ta thấy được bản sắc văn hoá và tính ưu việt của xã hội Việt Nam.
"Để dạy người dân nước Vajji chống giặc, xây dựng đất nước được cường thịnh, Đức Phật đã chỉ dạy ngài Ananda: “Này Ananda, khi nào nhân dân nước Vajji tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, này Ananda, nhân dân nước Vajji sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm….
Này Ananda, khi nào nhân dân nước Vajji không tự ý ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được nhà nước ban hành, sống đúng với truyền thống của người dân Vajji như đã ban hành thuở xưa, này Ananda, nhân dân nước Vajji sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm”.
Những lời dạy của Đức Phật về sự đoàn kết, sự đồng thuận xã hội đó được ghi trong Kinh Trường Bộ (Digha Nikaya), phẩm Đại Bát Niết Bàn vẫn còn nguyên giá trị cho chúng ta ngày hôm nay khi nhân loại đang phải đương đầu với đại dịch Covid-19, đương đầu với Virus Corona chủng mới SARS-CoV-2 đã hoành hành trên toàn cầu, tác động sâu sắc và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội của tất cả các quốc gia.
Dù là vô hình và siêu nhỏ, song SARS-CoV-2 đã làm cho hơn hai triệu người bị nhiễm bệnh và hàng vạn người tử vong. Nó đã thực sự làm cho thế giới lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Nhân loại thực sự phải thức tỉnh trước đại dịch này. Mỗi quốc gia, mỗi công dân của một đất nước đều phải trở về với hành động chính niệm trong sự tỉnh thức, nhìn nhận về văn hóa sinh hoạt, về ý thức đồng thuận trong xã hội và trên hết là phải học tập theo các công dân Vajji thời Đức Phật", trích thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2564 của Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ GHPGVN.
Trong đợt phòng chống dịch Covid 19, GHPGVN tham gia đóng góp, ủng hộ trên 4 tỷ đồng lắp đặt 6 phòng áp lực âm tại các tỉnh, thành phố lớn của cả nước. Bên cạnh đó, các chùa phát hàng trăm nghìn khẩu trang, lắp đặt cây ATM gạo, mở siêu thị 0 đồng... Ban trị sự tham gia với liên đoàn lao động các tỉnh giúp đỡ công nhân tại các khu công nghiệp: Hà Nam, Bắc Ninh; Cần Thơ... thể hiện tinh thần Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc. Đây cũng là những việc làm thiết thực của GHPGVN kính mừng Đại lễ Phật đản.
Tình Lê
Giáo hội hướng dẫn mừng lễ Phật đản thời Covid-19
Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa ra thông tư hướng dẫn các cấp, các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước về công tác tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh Phật lịch 2564 - dương lịch 2020.
Ca khúc Con đường xưa em đi từng gây xôn xao dư luận về việc cấp phép phổ biến.
Theo đó, hoạt động nghệ thuật biểu diễn là ra những sản phẩm nghệ thuật được định hình dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật tới công chúng dưới các hình thức biểu diễn nghệ thuật; lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật. Loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm: Sân khấu, âm nhạc, múa và các hình thức diễn xướng dân gian từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam và thế giới.
Theo Nghị định 79 trước đây, việc cấp phép biểu diễn nghệ thuật được tách thành hai nhóm với tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc của người Việt Nam sinh sống, định cư ở nước ngoài và tác phẩm sau năm 1975.
Với tác phẩm sáng tác sau năm 1975 sẽ không cần phải cấp phép phổ biến mà chỉ cần cấp phép biểu diễn theo từng chương trình cụ thể. Tuy nhiên, với tác phẩm sáng tác trước năm 1975 và của người Việt Nam ở hải ngoại phải được cấp phép phổ biến, sau đó mới được đưa vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật. Như vậy, nghị định mới đã bỏ quy định cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu.
Ông Trần Hướng Dương, Cục phó Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho hay, với những quy định mới, Cục sẽ chuyển từ tiền kiểm (kiểm tra trước sự kiện) sang hậu kiểm (kiểm tra sau sự kiện) là chủ yếu. Nhưng việc hậu kiểm cũng không nhằm bắt lỗi mà để tạo điều kiện cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Tất nhiên những đơn vị, cá nhân vi phạm vào các điều cấm sẽ bị xử lý nghiêm.
Ông Trần Hướng Dương cũng kỳ vọng, những quy định mới này sẽ góp phần để công chúng được thưởng thức đầy đủ nhất những tác phẩm hay, có ý nghĩa, lành mạnh.
Nghị định số 144/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2021.
Tình Lê
Chất vấn nóng lãnh đạo Cục về cấp phép ca khúc trước năm 1975
Tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2017 của Bộ VHTT&DL, vấn đề nóng nhất mà báo chí quan tâm vẫn là vấn đề xung quanh việc cấp phép cho các ca khúc sáng tác trước năm 1975.
" alt="Bỏ cấp phép phổ biến ca khúc trước 1975" />
Để có một bình hoa ưng ý, chị Oanh thường chi từ 100-600 nghìn đồng cho mỗi lần mua hoa. “Nếu là các loại hoa hồng nội hoặc các loại hoa phổ biến thì mỗi lần cắm dao động khoảng 100-300 nghìn, còn hoa ngoại nhập thì dao động trong khoảng 200-600 nghìn. Mỗi tuần, mình mua hoa khoảng 2-3 lần, có khi nhiều hơn, ít hơn tùy thuộc mùa hoa hoặc tâm trạng, thời gian cho phép”, chị Oanh chia sẻ.
Nếu như hầu hết chị em cắm hoa theo cảm tính, quan sát của người khác rồi học hỏi thì chị Huệ dành thời gian cho sở thích này cầu kỳ hơn.
Vì yêu thích phong cách cắm hoa phương Tây nên chị thường mua rất nhiều sách nguyên gốc của các tác giả phương Tây về nghiên cứu. Chị cũng tham gia workshop của những chuyên gia dạy cắm hoa phong cách phương Tây có tiếng của quốc tế để học hỏi và nâng cao kỹ năng dù nhu cầu cắm hoa của chị chỉ để phục vụ trong gia đình.
Về việc chọn loại hoa, đôi khi chị cắm hoa theo mùa, rất rẻ, nhưng cũng có khi cắm mix một bình hoa nhập khẩu thì giá thành rất cao. Để tiết kiệm chi phí, chị thường dưỡng hoa rất kỹ để hoa tươi lâu. Bó hoa đắt nhất chị từng mua lên đến 2 triệu đồng.
'Vợ vui thì cả nhà vui'
Là một người nghiên cứu về tâm lý học, chị Khánh Linh cho rằng tâm lý của mỗi cá nhân bị ảnh hưởng đáng kể bởi môi trường sống. Vì thế, chị cắm hoa để cân bằng tâm lý của mình và cũng để tạo ra một không gian sống đẹp cho gia đình. Với chị, cắm hoa như một liệu pháp thư giãn và cân bằng tâm lý.
Còn với chị Oanh, ngày xưa chồng chị có lúc thắc mắc tại sao lại bỏ thời gian, tiền bạc vào việc “vô bổ” này. Nhưng khi quan sát thấy có lọ hoa tươi trong nhà thì nhà cửa đẹp hơn, gọn gàng hơn, mọi người vui hơn, chồng chị cũng quen với việc đó. “Thậm chí hôm nào không thấy có hoa hoặc lâu không thấy mình cắm hoa là anh lại thắc mắc và tự tặng hoa cho mình”.
Đồng cảm với điều này, chị Cao Thanh Thuỷ - một trong những “cao thủ” trong hội chơi hoa – cho rằng, khoản tiền chơi hoa là khoản chi tiêu cực kỳ xứng đáng. Bởi vì khi người phụ nữ trong nhà vui thì cả nhà đều vui.
Chồng chị cũng ủng hộ sở thích này của vợ. Thậm chí, anh còn là “trợ lý” cắm hoa của chị Thuỷ, tích cực nhặt lá tuốt gai và dọn dẹp “bãi chiến trường”.
Chị Thuỷ còn kéo được cả chồng làm trợ lý nhặt lá tuốt gai. " alt="Chị em không tiếc tiền chơi hoa, mua hàng trăm chiếc bình" />
NSƯT Lan Hương (trái) vào vai vợ bí thư Hoàng Kim.
- Bốn mươi năm sự nghiệp, kinh qua rất nhiều dạng vai, ông ấn tượng nhất với những vai diễn nào?
- Tại khu vườn của mình, tôi có treo hình những bộ phim tôi thích từ hàng chục phim nhựa và hàng trăm phim truyền hình. Thứ nhất là phim đầu tay Bài ca ra trận, thứ hai là Bỉ vỏ- phim video đầu tiên của Việt Nam, tôi vào vai Năm Sài Gòn. Sau nữa là bộ phim năm 2000 - Mê Thảo thời vang bóng. Phim truyền hình, tôi ưng ý với Mùa lá rụng, Chạy ánvà bây giờ là Bí thư tỉnh ủy. Đó là những mốc dấu mà sau này khi không thể làm gì nữa, tôi sẽ nghĩ đến nó.
- Một diễn viên nổi tiếng như ông tại sao không khuyến khích con trai Lê Vũ Long đi tiếp với nghề diễn khi anh ấy đã có những vai rất ấn tượng?
- Gia đình nhà tôi lạ lắm, từ ông tôi, mẹ tôi, anh em tôi đến các con tôi đều làm nghệ thuật, nhưng mỗi người chọn cho mình một con đường riêng. Ông tôi bên tuồng, mẹ tôi là diễn viên kịch nói, dì là diễn viên ca múa, tôi làm điện ảnh, các em bên sân khấu, con trai và con dâu làm diễn viên ballet. Điều đặc biệt là tất cả đều từng tham gia đóng phim. Chúng tôi coi mảng đó là mảng tụ họp gia đình.
Các đạo diễn nhiều lần gặp tôi bày tỏ ý muốn Vũ Long tiếp tục đóng phim nhưng con tôi có sự nghiệp riêng. Năm nay Long cũng gần 40 tuổi và có những thành công ở nghề múa. Tôi tôn trọng quyết định của con. Có những phim nhựa mời nhưng Long không tham gia vì đưa đoàn múa đi lưu diễn. Được cái này mất cái khác, nhưng tôi rất muốn con trai theo nghề diễn.
- Vũ Long từng nói, nghề múa và nghề diễn đều không đủ đảm bảo thu nhập, khiến đời sống người nghệ sĩ bấp bênh. Đứng từ góc độ người có cả gia đình theo nghệ thuật, ông nghĩ sao về câu: “Cơm áo không đùa với khách thơ”?
- Cái đó là rõ ràng. Ngay như tôi đây, bây giờ đã về hưu, xem lại quá trình mình sống cũng phải thừa nhận, không sống được bằng tiền làm nghệ thuật. Bố con tôi yên tâm làm nghệ thuật đến ngày hôm nay đều nhờ hậu phương đằng sau. Hậu phương ấy lo chuyện kinh tế, ổn định chuyện gia đình. Nếu không có vợ tôi, không có cửa hàng cắt tóc con con dưới nhà, không có công việc đầu tắt mặt tối của cô ấy, chắc cha con tôi không thể làm gì được.
Dũng Nhi cho rằng, vai diễn trong "Bí thư tỉnh ủy" có thể xem là một mốc của cuộc đời ông.
- Người phụ nữ đứng sau ông chăm lo mọi việc để ông có thể đi theo đoàn phim cả năm trời. Ông tạo niềm tin thế nào cho vợ?
- Vợ tôi cũng từng đóng phim, từng đi cùng với tôi trong các đoàn phim và những cảnh tôi đóng, kể cả những cảnh yêu đương, cô ấy chứng kiến ngay ở trường quay nên rất hiểu nghề tôi làm. Cho nên vợ tôi coi nghề của tôi không phải công cuộc trăng hoa mà là lao động thực sự. Chính vì thế những chuyện ghen tuông theo kiểu người đời hay tưởng tượng không bao giờ có ở gia đình này. Huống hồ, bản thân tôi từng là một giáo viên. Tạng nhà giáo không cho phép tôi có những chuyện động trời giống các “nghệ sĩ nhớn” khác. Tôi vẫn luôn quan niệm mình là diễn viên nghiệp dư và tôi chỉ làm công việc yêu thích của mình chứ không dùng nó làm phương tiện cho những mục đích mờ ám khác.
- Ngày xưa, điều gì khiến ông chuyển từ nghề giáo sang nghề diễn?
- Tôi là sinh viên Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Có lần tôi tiễn mẹ đi công tác (mẹ tôi là diễn viên đoàn kịch Trung ương), phó đạo diễn đoàn phim Bài ca ra trậnđang tuyển diễn viên gặp tôi và quyết định mời tôi đóng vai Lê Mã Lương. Lúc ấy, tôi có quyết định nhập ngũ, đoàn phim lên can thiệp nhưng các anh bên quân đội trả lời: “Cứ để cho cậu ấy đi. Chúng tôi cần những Lê Mã Lương thật ngoài mặt trận chứ chưa cần Lê Mã Lương trên màn ảnh”. Năm 1973 ký hiệp định Paris, hai anh tôi đã hy sinh, gia đình tôi trong diện chính sách nên tôi được phân công trở lại trường. Khi đó, bộ phim vẫn chưa khởi quay, đoàn đã tìm được một người đóng vai Lê Mã Lương nhưng cuối cùng mọi người lại quyết định giao vai ấy cho tôi.
Sau đó tôi vừa đi dạy, vừa tiếp tục tham gia làm phim như Sao tháng Tám, Từ một cánh rừng, Dòng sông Lam… Mỗi ngày tôi lao động khoảng 16 tiếng. Năm 1979, tôi dạy trường Lê Ngọc Hân, đang lo phần giáo án cải cách chương trình 12 năm, công việc rất nặng. Phòng giáo dục đặt vấn đề: hoặc ở lại với nghề giáo, hoặc chuyển hẳn sang làm phim vì sức con người khó có thể kham được nhiều thứ. Thế là tôi chuyển về Hãng phim truyện Việt Nam. Công việc của tôi bắt đầu với thư ký đạo diễn - cấp bậc thấp nhất, đứng sau trợ lý và phó đạo diễn. Nhiều người hỏi tôi, đã làm nhiều phim, sao không xin thẳng là đạo diễn? Thực ra tôi yêu nghề này và muốn theo đuổi nó chứ tôi không ham chức danh. Tôi muốn đi lên từ đầu, bởi người học được nhiều nhất từ đạo diễn chính là thư ký.
- Phải chăng vì không ham chức danh nên đến giờ ông vẫn chỉ là diễn viên Dũng Nhi?
- Tôi ở bên đạo diễn nhưng nếu xét công việc đạo diễn thì tôi không có tác phẩm. Cho đến tận cuối đời, tôi vẫn là phó, dù có những phim tôi làm tất. Vì thế, tác phẩm đó không phải của tôi - không ai phong danh hiệu cho người thứ hai, đó cũng là lẽ thường. Tôi đi bộ đội về nhưng tôi không tham gia được Hội cựu chiến binh vì tôi không có thời gian. Tôi là giáo viên nhưng không ở Hội cựu giáo chức. Tôi đóng phim mà không hề ở Hội điện ảnh. Có lần tôi viết đơn gia nhập Hội điện ảnh, người ta bảo hãy cố gắng phấn đấu nữa, nhưng tôi đã phấn đấu đến tận lúc về hưu vẫn không ai nói năng gì. Nhiều người bảo tôi sao không viết lý lịch nghệ thuật của mình để xin phong tặng nghệ sĩ ưu tú, tôi nghĩ cơ chế “xin - cho” chúng ta đang phấn đấu bỏ, tại sao giờ lại đi xin. Ai xứng đáng gì thì trao cho người ta chứ.
"Bí thư tỉnh ủy" kể lại câu chuyện khoán hộ, khoán chui ở tỉnh Vĩnh Phúc dựa theo nguyên mẫu cố bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc. Phim lên sóng trên VTV1 từ ngày 27/9, lúc 21h10 thứ hai, tư, sáu hàng tuần.
Kịch bản: Vân Thảo Biên tập: Thùy Linh - Phạm Ngọc Tiến - Trần Hoài Văn Đạo diễn: Trần Quốc Trọng - Trần Trọng Khôi Diễn viên chính: Lê Dũng Nhi, NSƯT Minh Châu, NSƯT Lan Hương, NSƯT Mai Hoa, NSƯT Đức Trung.
Ngọc Trầnthực hiện Ảnh: VFC
Trở lại Giải tríTrở lại Giải trí" alt="Dũng Nhi coi vai ‘Bí thư tỉnh ủy’ là cột mốc trong đời" />