Công an tìm khách hàng mua đất nền dự án của Công ty địa ốc Vạn Tín Phát
Ngày 23/1,ôngantìmkháchhàngmuađấtnềndựáncủaCôngtyđịaốcVạnTínPhálịch thi đâu Cơ quan CSĐT (PC03) Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết vừa phát đi thông báo tìm người liên quan đến vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc Vạn Tín Phát (gọi tắt Công ty địa ốc Vạn Tín Phát).
Trước đó ngày 29/5/2023, PC03 Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trên. Công ty địa ốc Vạn Tín Phát có trụ sở tại tổ 18, khu phố Hương Điền, TP Bà Rịa.
Theo kết quả điều tra xác định, từ tháng 3 đến tháng 6/2019, Lại Minh Phương với tư cách là giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty địa ốc Vạn Tín Phát đã uỷ quyền cho vợ là Thái Thị Phượng đại diện và công ty phân phối sản phẩm ký nhiều hợp đồng cam kết chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các nền đất của dự án “Khu nhà ở Phước Hoà” (tại phường Phước Hoà, thị xã Phú Mỹ); dự án “Khu quy hoạch phân lô Tân Phước” (tại phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ).
Đây là các dự án do Công ty địa ốc Vạn Tín Phát đề xuất đầu tư, qua đó nhận tiền của nhiều khách hàng, nhưng sau đó không thực hiện đúng cam kết về việc hoàn thành thủ tục pháp lý để giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông báo tìm cá nhân, tổ chức là khách hàng đã ký hợp đồng và giao tiền nhưng chưa được Công ty địa ốc Vạn Tín Phát giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các nền đất của 2 dự án, hãy liên hệ cơ quan điều tra (thời gian trước ngày 20/2/2024) để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định.

Theo tìm hiểu, dự án khu nhà ở Tân Phước (khu quy hoạch phân lô Tân Phước) có quy mô khoảng 1,7 ha, với tổng vốn do Công ty địa ốc Vạn Tín Phát đề xuất là hơn 97 tỷ đồng (chưa bao gồm giá trị đất đầu tư vào dự án). Tháng 1/2019, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận chủ trương cho Công ty địa ốc Vạn Tín Phát lập thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các cá nhân để thực hiện dự án.
Quy mô dự án có tổng số 100 căn nhà ở liên kế, cao 3 - 4 tầng, quy mô dân số dự kiến khoảng 400 người. Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng đồng bộ khu nhà ở cùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 được duyệt. Đồng thời đáp ứng cho các đối tượng có nhu cầu về nhà ở trên địa bàn thị xã Phú Mỹ và khu vực lân cận khác nhằm cụ thể hóa chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Tiến độ thực hiện dự án dự kiến khoảng 18 tháng, tính từ thời điểm được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận chủ trương vào tháng 11/2021. Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư nêu rõ yêu cầu nhà đầu tư chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền khi đáp ứng được các điều kiện quy định pháp luật…
Tuy nhiên, ngay từ tháng 3/2019, thông qua đơn vị phân phối, đất nền tại dự án Tân Phước được chào bán rầm rộ, thậm chí chủ đầu tư còn cam kết hoàn thành dự án vào tháng 12/2019, giao nền cho khách hàng vào quý 1/2020. Tin lời, nhiều khách hàng xuống tiền mua đất.
Sau khi ký hợp đồng, khách hàng chuyển tiền theo từng đợt và hầu hết đã đóng 60 - 90% giá trị hợp đồng. Công ty Vạn Tín Phát triển khai làm đường, hệ thống thoát nước, vỉa hè... Tuy nhiên, từ khoảng tháng 12/2019 thì dừng lại thi công.
Trong khi đó, dự án khu nhà ở Phước Hòa mở rộng do Công ty Vạn Tín Phát làm chủ đầu tư với thửa đất triển khai dự án do ông P.G.T. đứng tên chủ sử dụng, hiện đang thế chấp tại ngân hàng và toà án đang thụ lý giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.
(责任编辑:Thời sự)
Soi kèo phạt góc Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
U19 Việt Nam kết thúc giải Đông Nam Á 2022 với vị trí hạng Ba Tại Singapore,U19 Việt Namchia thành 2 đoàn trở về Việt Nam. Trong đó, 33 thành viên đáp chuyến bay đi Hà Nội và hạ cánh lúc 17h30. Nhóm 5 thành viên còn lại đáp chuyến bay đi TP.HCM và hạ cánh lúc 14h40.
Theo kế hoạch, ngày 22/7, tuyển U19 Việt Nam tập trung trở lại để tiếp tục quá trình chuẩn bị cho vòng loại U20 châu Á 2023. Thông tin từ VFF, U19 Việt Nam sẽ được làm mới về nhân sự trong lần hội quân sắp tới. Tại giải U19 Đông Nam Á 2022 vừa qua, rất nhiều cầu thủ không thể tham dự vì những lý do khác nhau.
Các cầu thủ về nước vào sáng 16/7 U19 Việt Nam kết thúc giải U19 Đông Nam Á với thành tích không như mong đợi. Tuy nhiên, đây là giải đấu giúp các cầu thủ trẻ có cơ hội được cọ xát, qua đó trưởng thành hơn để hướng tới những sân chơi lớn tầm châu lục. Ngoài vị trí hạng Ba, U19 Việt Nam còn có một danh hiệu cá nhân là giải Vua phá lưới của tiền đạo Quốc Việt (5 bàn thắng).
Ở đợt tập trung tới, Văn Trường và các đồng đội sẽ dự giải U19 Quốc tế ở Bình Dương từ ngày 5-11/8. Sau đó, U19 Việt Nam sang Nhật Bản tập huấn từ ngày 13-26/8 chuẩn bị cho vòng loại U20 châu Á 2023, diễn ra tại Indonesia từ 14/9 đến 18/9 tới. Đối thủ của thầy trò HLV Đinh Thế Nam là U20 Indonesia, U20 Hong Kong (Trung Quốc) và U20 Timor Leste.
" alt="U19 Việt Nam về nước, chuẩn bị thay máu dự giải châu lục" />U19 Việt Nam về nước, chuẩn bị thay máu dự giải châu lụcĐại diện Báo VietNamNet trao số tiền bạn đọc ủng hộ đến chị Trần Thị Cúc đang nằm viện chờ tháo khớp háng. Ảnh: Trần Huệ Ngày hôm sau, chị Cúc được chuyển xuống Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An. Từ kết quả xét nghiệm, chụp X-Quang, bác sĩ tiếp tục cho hội chẩn. Lúc này bác sĩ tư vấn, chị Cúc vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, nếu phẫu thuật chân cho mẹ thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhỉ. Còn nếu quyết định đưa con ra ngoài sớm thì thương cháu nhỏ…
10h sáng cùng ngày, bác sĩ quyết định cho làm thủ tục mổ bắt con. Khi đưa cháu ra ngoài sức khoẻ bình thường, nặng 2,6kg và được ấp vào ấp lồng kính 6 ngày. Chị Cúc ở lại khoa sản thêm 2 ngày rồi chuyển khoa làm phẫu thuật chân.
Tuy nhiên, tai hoạ lại ập đến. Từ kết quả chụp chiếu, lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ phát hiện chị Cúc có tế bào ung thư di căn vùng vú và xung quanh. Thậm chí, vì di căn nặng nên chị không thể phẫu thuật chân, máu khó cầm.
Tại Bệnh viện K, kết luận cuối cùng cho biết chị Cúc đã bị ung thư giai đoạn cuối, không thể xạ trị và truyền hoá chất, do đó không nhận bệnh nhân. Từ đó đến nay, hai vợ chồng ròng rã di chuyển đến 4 bệnh viện khác nhau nhưng đành chấp nhận số phận.
Các bác sĩ ở Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình tỉnh Nghệ An đang thăm khám cho bệnh nhân Trần Thị Cúc. Ảnh: Quốc Huy Vợ bệnh nặng, con còn nhỏ, anh Cương không thể đi làm xa, thu nhập vì thế cũng giảm sút. Tài sản duy nhất là 2 con bò anh chị bán được 30 triệu đồng cũng đổ vào chữa bệnh.
“Gia đình không có đất sản xuất, nuôi mấy con bò cũng bán để lo cho vợ con hơn 1 tháng qua. Gia đình em chỉ mong có phép màu để vợ khoẻ lại, con thơ cần có mẹ", anh nghèn nghẹn.
Con gái út của anh chị được đặt tên là Nguyễn Như Ý, đang gửi nhà chị gái chăm sóc. Hàng ngày cháu uống sữa ngoài và thi thoảng xin sữa của các mẹ mới sinh con.
Đón nhận tình cảm bạn đọc chia sẻ cùng gia đình, anh Cương xúc động: “Vợ chồng em biết ơn các nhà hảo tâm đã gọi điện, động viên và giúp đỡ gia đình lúc hoạn nạn. Cảm ơn báo VietNamNet là cầu nối để bạn đọc giúp đỡ chúng em. Đây là số tiền lớn đối với gia đình để lo thuốc thang, chữa bệnh cho vợ trong những ngày tới”.
Bác sỹ Nguyễn Tất Ngọc - Phó GĐ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình tỉnh Nghệ An cho biết, trường hợp bệnh nhân Trần Thị Cúc nhập viện trong tình trạng gãy xương đùi do ung thư di căn.
“Chị Cúc đang được điều điều trị, theo dõi và chờ phẫu thuật. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật tháo khớp háng, nhằm ngăn chặn tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác”, bác sĩ Ngọc chia sẻ.
" alt="Bạn đọc ủng hộ thai phụ 8 tháng bị gãy chân, chờ tháo khớp háng" />Bạn đọc ủng hộ thai phụ 8 tháng bị gãy chân, chờ tháo khớp háng
Báo VietNamNet tổ chức cuộc thi "Chuyện của những dòng sông” để quý độc giả có thể chia sẻ những câu chuyện đẹp, những ký ức về sông, phản ánh những vấn đề về phát triển kinh tế, văn hóa bên những dòng sông và thể hiện những mong muốn, dự định, ý tưởng thúc đẩy sự phát triển bền vững trên các dòng sông và cho cộng đồng.
Cuộc thi diễn ra từ ngày 5/3 đến 30/6/2024 trên mục Du lịch.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết Nước mắt mẹ chảy theo sông...của tác giả Trầm Hương.
Mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị Hồng (Sáu Tiến), hiện sống tại 42 Lý Thường Kiệt, khóm Hùng Vương, phường 1, TP Vĩnh Long. Mẹ có chồng là Lê Công Khâm, hy sinh năm 1962 và người con trai độc nhất hy sinh năm 1968, trong trận đánh vào Đài Phát thanh Cần Thơ.
Nếu không được nghe mẹ kể, tôi làm sao nhận ra vẻ đẹp của những bông hoa màu tím ngắt, đẹp đến nao lòng đang chìm khuất trên dòng Cổ Chiên, giữa hoàng hôn mịt mờ sương khói.
Chồng đi tập kết khi mẹ mới 19 tuổi. Lúc ấy, mẹ mới mang thai, không tiện đi cùng chồng, ở lại quê hương bám trụ hoạt động. Năm 1955, mẹ thoát ly làm cách mạng, là giao liên công khai cho khu Tây Nam Bộ.
Cuộc đời làm giao liên công khai, mẹ có hàng trăm chuyến đi. Mỗi chuyến đi là một trận chiến sinh tử, mà lằn ranh an toàn và hiểm nguy, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Với chiếc thuyền mong manh, mái chèo, đôi tay bền bỉ, cải trang thành thường dân, mua bán cây trái, khoai củ kiếm sống, mẹ đưa thơ từ, tài liệu, vũ khí, cán bộ từ tỉnh này qua tỉnh khác, từ khu 8 sang khu 9, vượt qua những con sông cuộn sóng, qua nhừng dòng kênh âm u, buồn lặng, qua những đồn bót, trạm gác…
Tôi hỏi mẹ: "Khi nhận nhiệm vụ làm công tác giao liên, con mẹ sống ra sao? Mẹ có mang con đi cùng không?". Mẹ nói: “Tôi gửi con trai cho nhà nội. Nhưng rồi lên mười tuổi, con trai được tổ chức đưa đi học trường Thiếu sinh quân ở Cà Mau".
… Chồng mẹ, ông Lê Công Khâm sau khi tập kết ra Bắc, đã sớm có mặt ở đoàn quân vượt Trường Sơn vào lại miền Nam chiến đấu. Trải qua hàng tháng trời gian khổ, hiểm nguy, ông về đến được cánh rừng miền Đông ở Tây Ninh, giáp căn cứ Campuchia. Lúc đó, ông là Trung sĩ Lữ đoàn 338, phụ trách thông tin. Mơ ước lớn nhất của người lính ra đi từ mùa thu năm 1945 là được gặp lại vợ con.
Bản thân cuộc đời làm giao liên của mẹ là một nghịch lý, bởi mẹ từng đưa đón bao cán bộ, nối đường dây cho bao cặp uyên ương được gặp nhau nhưng bản thân mẹ, một cuộc đoàn tụ với chồng sau nhiều năm chia cắt cũng chỉ là mơ ước. Khi nhận được tin chồng đã về đến Tây Ninh, lòng người vợ rộn rã niềm vui. Nỗi nhớ chồng cồn cào gan ruột người vợ trẻ.
Mẹ ao ước mình được có cánh như chim để bay đến với chồng. Nhưng lúc ấy trạm giao liên của mẹ đóng ở rừng đước Cà Mau. Trạm chỉ có hai người, một nữ giao liên được cử đi học, mẹ không thể bỏ trạm đi thăm chồng ngay được. Mãi một tháng sau, người nữ giao liên ấy mới về tới trạm. Mẹ chân thành nói: “Một tháng ấy với người vợ mong gặp được lại chồng thật là dài…”.
Giao trạm cho đồng đội, người vợ trẻ chuẩn bị nhiều thứ đi thăm chồng. Mẹ kể: “Tôi giã nếp gói bánh cho chồng. Bao năm xa cách, là vợ, tôi biết chồng thích ăn gì, mặc gì nên chuẩn bị nhiều thứ lắm. Nhưng như có linh tính, sao tôi giã nếp mà nhấc cái chày lên không nổi, tay chân rã rời. Quả thiệt, lần đó tôi dắt thằng Chiến đi theo cho nó gặp ba nó. Người vợ dẫn con, hồ hởi đi thăm chồng, vượt qua nhiều trận đụng độ với giặc, nhiều trận địch càn, ném bom…
Lần hồi, hai mẹ con lên tới được rừng Tây Ninh. Hai mẹ con ở nhà một cơ sở, sát căn cứ của chồng mà không vào trong được, do địch đang mở trận càn rất ác liệt. Tôi nghe loáng thoáng, trận càn ấy có hai cán bộ mùa thu hy sinh. Tình hình ác liệt đến mức tôi muốn hỏi mà không sao hỏi rõ, tường tận được; cũng không dám hỏi vì sợ phải đối mặt với thực tế, đành phải dẫn con về…".
Mẹ Việt Nam Anh hùng Phan Thị Hồng bên di ảnh con trai. Ảnh chụp ngày 12/12/2012. Hai mươi ngày sau, mẹ lại tìm mọi cách đi thăm chồng. Lần này, mẹ đưa con đi bằng đường sông. Ra đón mẹ là một anh bộ đội tưởng vợ mình đến thăm nhưng không phải. Qua lời anh bộ đội mẹ mới biết, chồng mẹ cũng đã từng đi đón vợ hụt như thế. Nhiều lúc xuyên mấy chục cây số đường rừng, tới nơi, mặt buồn hiu trở về vì đó là vợ người ta.
Nghe anh kể, mẹ càng thấy thương chồng. Xuống xuồng, mẹ giành cầm chèo cho mau tới. Anh bộ đội nhìn mái chèo thoăn thoắt của mẹ, cảm động hỏi: “Chồng chị tên gì?". Mẹ nói: "Lê Công Khâm”.
Anh bộ đội lặng nhìn người thiếu phụ. Thật khó khăn, anh mới cất được lời: “Chồng chị hy sinh rồi”. Bàn tay cầm chèo của mẹ khựng lại, chiếc xuồng chao đi.
Từ đó, mẹ không còn sức để chèo được nữa, tay chân bủn rủn. Anh bộ đội đi cùng cầm lấy mái chèo. Con trai mẹ òa khóc nức nở. Cậu bé từng khao khát biết mặt cha, từng tưởng tượng ra hình ảnh người cha là “bộ đội mùa thu” của mình, từng gặp người cha mà cậu bé tưởng tượng trong giấc mơ. Cậu gục vào ngực mẹ, biết giấc mơ ấy không bao giờ trở thành sự thật. Mẹ ôm chặt con, nước mắt cứ tuôn chảy. Những người trên xuồng lặng đi trước tiếng khóc và nước mắt của hai mẹ con…
Mẹ nhớ như in, đó là ngày mùng 2 tháng 5 năm 1962. Ngày ấy vĩnh viễn dừng lại với hạnh phúc lứa đôi của cuộc đời mẹ.
Anh bộ đội đưa hai mẹ con vào căn cứ, thăm mộ người hy sinh. Cho đến lúc đó, mẹ mới biết chuyện chồng hy sinh, qua lời kể của đồng đội. Lúc ông Lê Công Nhâm đang làm nhà cho đơn vị thông tin, trực thăng bao vây, lao xuống đổ quân. Không muốn chiếc máy truyền tin quý báu rơi vào tay giặc, ông quay về cơ quan, mang máy đem giấu. Lúc ấy, trực thăng rà soát, bám mục tiêu, đáp xuống, lôi ông lên trực thăng. Ông kiên quyết không để bị bắt, lao xuống đất…
Cái chết anh hùng của cha, chứng kiến những giọt nước mắt của mẹ, Chiến không rơi lệ, không muốn mẹ phải đau thương thêm. Nhưng trong lòng cậu bé nung nấu ước nguyện được đi tiếp con đường của cha, được thay cha cầm súng chiến đấu.
Năm ấy, cậu bé Lê Công Chiến mới 12 tuổi.
Mẹ Phan Thị Hồng nhìn lên bức di ảnh con trai - liệt sĩ Lê Công Chiến, ngậm ngùi: “Nó nhiều lần trốn khỏi trường, đòi đi bộ đội. Nó quyết đi trả thù cho cha. Có một lần biết nó trốn đi, tôi tìm tới, đau thắt lòng khi thấy con trai chưa đủ cao để đeo súng. Tôi nói “Con đi mẹ sẽ chết”. Nó hỏi: “Sao mẹ phải chết?”. Tôi nói: “Lo cho con mà mẹ chết”. Lặng đi một lúc, tôi mới tiếp lời: “Không phải mẹ không muốn con đi bộ đội. Rồi con phải nhập ngũ, đi chiến đấu, như ba con. Nhưng đợi lớn đã. Con còn nhỏ quá, vô bộ đội làm ảnh hưởng đơn vị. Lỡ không chịu đựng được gian khổ, con đào ngũ, bỏ về, mẹ xấu hổ chứ sao?! ”. Lần đó, nó thương tôi, trả súng đi về. Nhưng rồi khi cao thêm được một chút, nó lại trốn tui đi bộ đội. Lần đó, nó đi thiệt…”.
Năm 1964, Lê Công Chiến vào đơn vị 308, khi mới 14 tuổi.
Mẹ là giao liên công khai, như con thoi đưa thư từ, tin tức, vũ khí từ Cà Mau về Cần Thơ. Có một lần trực thăng đổ quân, càn quét, mẹ suýt bị bắt, cố bình tĩnh, mang tài liệu đem giấu, còn kịp kéo chị em còn thiếu kinh nghiệm xuống hầm, tránh đạn. Có lần, mẹ chở vũ khí ngụy trang, chất bí đỏ lên xuồng. Đếm trạm gác, tên lính nhìn mẹ lom lom: “Sao tôi thấy chị quen quá. Chị con nhà…”. Mẹ đánh lạc hướng: “Con má Bảy”. Mẹ nhớ má Bảy là gia đình binh sĩ, có con là sĩ quan quân đội Sài Gòn… Bơi xuồng qua khỏi vùng nguy hiểm, mẹ mới tin mình vừa thoát chết. Cứ thế, mẹ đối mặt với những trận chiến sanh tử trên sông nước miền Tây.
Năm 1968, hai mẹ con cùng lao vào chiến dịch Mậu Thân.
Mãi lao vào những chuyến công tác giao liên đặc biệt, mẹ đâu hay, đêm mùng một Tết Mậu Thân 1968, con trai mẹ - anh Lê Công Chiến đã hy sinh khi tham gia trận đánh vào mục tiêu.
Nhưng mẹ không thể gục xuống, khi cách mạng đang cần người giao liên dạn dày sông nước như mẹ. Sau năm 1968, từ chiến trường Sài Gòn Gia Định, Bí thư Khu ủy Sài Gòn Gia Định Võ Văn Kiệt theo đường giao liên công khai, về đến khu 9 tiếp tục chỉ đạo phong trào cách mạng. Mẹ Phan Thị Hồng được giao nhiệm vụ đưa đón các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Trung ương Cục miền Nam vượt qua những dòng sông nguy hiểm, về đến căn cứ miền Tây.
Trong cuộc đời làm giao liên công khai, mẹ không nhớ mình đã thực hiện bao chuyến đi, chở bao nhiêu tấn vũ khí, đưa đón bao cán bộ. Những chuyến công tác khó khăn, nguy hiểm nhất, bằng sự mưu trí, dũng cảm, lòng trung thành vô hạn dành cho cách mạng, cho Tổ quốc, mẹ đã quên mình hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng có một việc mà mãi đến hôm nay, lòng mẹ luôn day dứt chưa yên. Nghĩa trang Vĩnh Long chừa một chỗ trống dành cho ngôi mộ của con trai mẹ - liệt sĩ Lê Công Chiến mãi đến nay, vẫn chưa tìm được hài cốt.
Trước mộ chồng - liệt sĩ Lê Công Khâm từ Tây Ninh quy tập về nghĩa trang Vĩnh Long, mẹ thầm hứa với chồng: “Em sẽ hết sức cố gắng tìm Chiến về bên anh!”.
Mẹ vẫn thấy như mình vẫn đang chèo thuyền trên những con rạch của sông nước miền Tây để tìm con về bên cha, nghĩ đến một ngày đoàn tụ, khi mẹ đã gác lại mái chèo.
Trầm Hương
Tổng giá trị giải thưởng lên đến 200 triệu đồng Cuộc thi "Chuyện của những dòng sông” do báo VietNamNettổ chức, bắt đầu từ ngày 5/3 đến 30/6/2024 trên mục Du lịch.
Ban tổ chức khuyến khích các tác giả dự thi thể hiện tác phẩm dưới hình thức đa phương tiện, trong đó, video clip có độ dài từ 1 đến 3 phút, ngôn ngữ lời bình bằng tiếng Việt, ảnh có số lượng dưới 12 bức kèm chú thích; khuyến khích các tác phẩm dự thi có hơi thở báo chí đời sống, có câu chuyện nhân vật, phản ánh những vấn đề của người dân đang sinh sống tại các dòng sông, có tác động và có ảnh hưởng tới sự phát triển của những dòng sông.
Cơ cấu giải thưởng: 01 giải Nhất trị giá 50 triệu đồng; 01 giải Nhì trị giá 30 triệu đồng; 02 giải Ba mỗi giải trị giá 10 triệu đồng. Ngoài ra, còn có các giải thưởng phụ do đơn vị tài trợ trao tặng.
Ban tổ chức sẽ đài thọ chi phí ăn, ở, đi lại cho các tác giả đạt giải Nhất, Nhì đang sinh sống ở Việt Nam đến TPHCM nhận giải. Trong trường hợp nhóm tác giả đạt giải, Ban tổ chức sẽ đài thọ chi phí cho 01 người đại diện nhóm đến TPHCM nhận giải.
Để biết thêm thông tin chi tiết về thể lệ cuộc thi, xin vui lòng truy cập địa chỉ sau: https://vietnamnet.vn/bao-vietnamnet-to-chuc-cuoc-thi-chuyen-cua-nhung-dong-song-2255386.html
Quê hương bên dòng sông Gianh của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên trong ký ức con rể
Nhà của ông bà nội, nơi bố vợ tôi, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn sinh ra, nằm cách chợ Sải bên bờ sông Gianh hơn 100m." alt="Nước mắt mẹ chảy theo sông…" />Nước mắt mẹ chảy theo sông…Nhận định, soi kèo Neftchi Baku vs Sumqayit, 22h00 ngày 21/2: Đòi lại món nợ lượt đi
- Nhận định, soi kèo Nam Định vs Bình Định, 18h00 ngày 24/2: Sáng cửa dưới
- Kết quả U21 quốc tế: U21 HAGL 0
- Lịch thi đấu chung kết FA Cup MU vs Man City
- NSND Như Quỳnh tuổi 70 vẫn thích lướt TikTok, xứng danh mỹ nhân màn ảnh 1 thời
- Nhận định, soi kèo Los Angeles Galaxy vs San Diego, 07h00 ngày 24/2: Ra ngõ gặp núi
- Jude Bellingham, tiền vệ bóng đá hay nhất hành tinh
- Chris Froome lần thứ 3 vô địch Tour de France
- Kết quả bóng đá hôm nay 11/7
-
Nhận định, soi kèo Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2: Không ngoài dự đoán
Chiểu Sương - 23/02/2025 06:07 Ý ...[详细]
-
Xác minh video hàng rong Hà Nội bán 200.000 đồng một cân roi cho khách Tây
Người bán hàng tỏ ra chần chừ nhưng vẫn đồng ý, nhận bán 30.000 đồng cho 2 quả roi. Vị khách trả tiền và rời đi.
Vị khách có quay lại video và đăng tải trên mạng xã hội. Sau 2 ngày, video đã có gần 2 triệu lượt xem.
Trang TikTok của vị khách Tây thường xuyên đăng tải các video trải nghiệm mua bán ẩm thực đường phố tại Việt Nam. Người này nói tiếng Việt khá tốt.
Người bán hàng ra giá 200.000 đồng/kg roi. Ảnh cắt từ video Theo bối cảnh trong video, cộng đồng mạng cho rằng, sự việc xảy ra tại phố đi bộ Hồ Gươm (Hà Nội), đoạn vỉa hè phố Đinh Tiên Hoàng. Đoạn video thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng, gây ra nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều người bức xúc cho rằng, mức giá trên quá cao so với giá trị thực của loại quả này. Theo khảo sát, tại các chợ, siêu thị ở Hà Nội hay cửa hàng trái cây online, giá mỗi cân roi dao động từ 45.000 - 80.000 đồng.
Trong khi đó, cũng không ít người dùng mạng đặt nghi vấn về tính chân thực của đoạn video, bởi người bán hàng biết khách đang quay phim nhưng vẫn bán giá cao.
Lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cho hay đã giao Công an quận xác minh đoạn video trên.
Phạt người bán hàng rong định 'chặt chém' khách Tây 200 nghìn một túi táo nhỏ3 ngày sau sự việc người bán hàng rong trên đường Thuỵ Khuê có ý định “chặt chém” du khách nước ngoài, UBND phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã xử phạt hành chính với người bán hàng rong." alt="Xác minh video hàng rong Hà Nội bán 200.000 đồng một cân roi cho khách Tây" /> ...[详细] -
Đầu tư kỹ năng nghề cho người lao động để phục hồi kinh tế
Ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021, ông Trương Anh Dũng – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh, cuộc suy thoái kinh tế lần này do đại dịch Covid-19, mặc dù không phải là một cuộc suy thoái kinh điển, nhưng có điểm chung so với 8 cuộc suy thoái kinh tế lớn kể từ cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 chính là mức độ sụt giảm nhanh của GDP, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thị trường lao động và việc làm bị tác động và phân hóa mạnh mẽ.
Trong bối cảnh đó, phần lớn các nhà tuyển dụng đều nhận ra giá trị của việc đầu tư vốn con người, kêu gọi khu vực công cần hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho việc nâng cao kỹ năng nghề cho những người lao động để góp phần phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.
‘Điểm nghẽn’ về chất lượng nhân lực
Theo ông Dũng, Việt Nam đang có lợi thế cơ cấu dân số vàng với 55 triệu lao động, nhưng điểm nghẽn lại chính là chất lượng nguồn nhân lực bởi tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 24,6%, chỉ số kỹ năng và chất lượng đào tạo nghề tuy tăng ấn tượng nhưng vẫn ở mức 97/140, có khoảng cách xa so với các nước Đông Bắc Á và ASEAN.
Bên cạnh đó, tỷ lệ người lao động có trình độ đại học trở lên nhưng lại làm những vị trí công việc chỉ yêu cầu trình độ cao đẳng trở xuống tăng nhanh trong 10 năm qua (từ 12% lên 25%). Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới năng suất lao động thấp, dù tăng trưởng kinh tế khá cao trong hai thập kỷ rưỡi qua.
“Chúng ta sẽ hết cơ hội (hay nói cách khác là HẾT GIỜ) để tranh thủ thời cơ dân số vàng và bắt kịp với các nền kinh tế mới nổi trong khu vực nếu không tăng tốc phát triển nhân lực có kỹ năng, nhất là nhân lực có tay nghề cao nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, nhất là trong bối cảnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế” – ông Trương Anh Dũng nói.
Bên cạnh đó, khi nối lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì nhu cầu lao động có kỹ năng cao tăng trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp giảm, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung lao động, thậm chí đứt gãy chuỗi cung ứng lao động có kỹ năng nghề sẽ hiện hữu nếu như chậm tiến độ bao phủ vắc-xin, các cơ sở đào tạo chưa được mở cửa trở lại.
Ông Dũng đưa ra con số, nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động TP.HCM là 21% có trình độ đại học, khoảng 66% tốt nghiệp trường nghề, và 13% chưa qua đào tạo.
Phát triển nguồn nhân lực để phục hồi kinh tế
Để phục hồi kinh tế và phát triển bền vững trong bối cảnh dịch bệnh, bên cạnh tiến độ bao phủ vắc xin và các trụ cột quan trọng như: Phục hồi chuỗi cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hoá, hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn, thông suốt; Triển khai các chương trình đầu tư quy mô lớn có tác động lan toả, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế; Nâng cao chất lượng thể chế; Có chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đồng bộ, hiệu quả… thì theo ông Dũng quan trọng nhất vẫn là phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng và hiệu quả cao.
Ông Dũng cho rằng, trước mắt, cần cho kéo dài ít nhất 1 năm nữa việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.
Đồng thời, cần bổ sung thêm chính sách và nguồn lực để đặt hàng đào tạo kỹ năng, tay nghề ngắn hạn cho học sinh, sinh viên và người lao động không thuộc đối tượng đào tạo từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề của thị trường lao động, nhất là khu vực, địa bàn thành thị tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi mà các chính sách hỗ trợ đào tạo cho vùng nghèo, vùng dân tộc, vùng nông thôn trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia không bao phủ.
Chính sách này, sẽ thu hút được lượng lớn lao động đã về quê do mất việc, thất nghiệp…đào tạo họ để họ quay lại các khu công nghiệp, các thành phố lớn đang thiếu hụt nhân lực trong thời gian ngắn nhất. Chính sách này cũng sẽ giúp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động có kỹ năng nghề lại ngày tăng cao khi đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới dịch chuyển vào Việt Nam, rồi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu sản xuất, có thêm nhiều đơn hàng mới...
Về trung hạn và dài hạn, theo ông Dũng cần chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động dự báo về nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực ngành, nghề; tăng nhanh quy mô đào tạo nghề; ưu tiên ngân sách để đẩy nhanh tiến độ đầu tư đồng bộ cho 70 trường chất lượng cao, 150 nghề trọng điểm; 20 nghề, kỹ năng tương lai theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cùng với đó, chuyển đổi số mạnh mẽ và thay đổi phương thức đào tạo để tối ưu hóa nguồn lực đầu tư, thích ứng với bối cảnh dịch bệnh và yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo theo xu hướng quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác công, tư; gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động.
Ở phạm vi toàn cầu, báo cáo mới đây của Diễn đàn kinh tế thế giới cho thấy dưới tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19 và cách mạng công nghiệp 4.0, trong 5 năm tới trên 80% doanh nghiệp gia tăng làm việc từ xa và chuyển sang số hóa nhanh chóng các quy trình làm việc; tỷ lệ tự động hóa lên tới 50%, và 1 tỷ lệ tương ứng người lao động cần được đào tạo lại, bổ sung những kỹ năng mới để phù hợp với yêu cầu công việc.
Báo cáo trên kêu gọi các Chính phủ ưu tiên nguồn lực và hành động quyết liệt để nâng cao kỹ năng nghề trong các kế hoạch khôi phục quốc gia sau đại dịch Covid-19. Việc đầu tư quy mô rộng vào đào tạo nâng cao kỹ năng có tiềm năng thúc đẩy GDP tăng thêm 0,5-2%, thậm chí nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế coi kỹ năng là đơn vị tiền tệ mới trong thế kỷ 21 bởi nó đem lại năng lực cạnh tranh tốt hơn, năng suất lao động cao hơn và cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ngọc Linh
Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng cao để bắt kịp xu hướng thế giới
Theo TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, trong bối cảnh thay đổi của công nghệ 4.0, hoạt động đào tạo cũng cần chuyển hướng để bắt kịp với xu hướng thế giới về việc làm và kỹ năng cho lực lượng lao động.
" alt="Đầu tư kỹ năng nghề cho người lao động để phục hồi kinh tế" /> ...[详细] -
Barca bế tắc Neymar, chiêu mộ Jadon Sancho
Barca đang triển khai kế hoạch B cho thị trường chuyển nhượng mùa hè 2020, với mục tiêu Jadon Sancho.
Những nguồn tin thân Barca cho biết, Chủ tịch Bartomeu đang muốn đưa Jadon Sancho về sân Nou Camp.
Barca đang đàm phán Jadon Sancho Kế hoạch ban đầu của Barca là ưu tiên mua lại Neymar. Nhưng quá trình đàm phán với PSG không tìm thấy tiếng nói chung.
PSG yêu cầu trả bằng tiền mặt ngay một lần 150 triệu euro. Nếu đáp ứng, kế hoạch của Barca ảnh hưởng rất nhiều, sau khi chịu thiệt hại khoảng 140 triệu euro từ Covid-19.
Vì thế, Barca chuyển sang đàm phán với Dortmund về ngôi sao trẻ Jadon Sancho.
Barca muốn tìm thỏa thuận với Dortmund như trường hợp Ousmane Dembele - thương vụ "bom tấn" mùa hè 2017.
Theo đó, Barca đưa ra đề nghị 100 triệu euro cho đại diện Bundesliga (chia làm 3 kỳ thanh toán).
Đồng thời, Barca đưa vào các điều khoản trả sau dựa theo số trận của Jadon Sancho, cùng với thành tích tương lai. Tổng giá trị có thể lên đến 40 triệu euro.
Barca không loại trừ khả năng đưa vào thỏa thuận một số cầu thủ trẻ, để giảm số tiền mặt phải trả.
KN
" alt="Barca bế tắc Neymar, chiêu mộ Jadon Sancho" /> ...[详细] -
Soi kèo góc Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2
Hoàng Ngọc - 23/02/2025 09:05 Kèo phạt góc ...[详细]
-
Juventus bán Cristiano Ronaldo giữa đại dịch Covid
Juventus vừa tiết kiệm được 90 triệu euro, giữa đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, khi toàn bộ đội hình đồng ý cắt toàn bộ lương trong thời gian tháng 3-6/2020.
Nhưng như vậy là chưa đủ, khi những thiệt hại mà virus corona gây ra là quá lớn, ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của CLB.
Juventus xem xét bán Ronaldo Để giải quyết vấn đề kinh tế, Juventus đang xem xét khả năng bán Cristiano Ronaldo ngay trong kỳ chuyển nhượng mùa hè năm nay.
Il Messaggero đưa tin, Juventus muốn bán Ronaldo với giá 70 triệu euro, một con số giúp "Bà đầm già" giải quyết được nhiều vấn đề.
Mặc dù Ronaldo đã 35 tuổi, nhưng anh vẫn là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới hiện nay. Hơn nữa, CR7 là một thương hiệu hái ra tiền.
Điều quan trọng hơn, bán Ronaldo giúp Juventus cắt giảm đáng kể quỹ lương của CLB.
Hiện tại, Juventus trả lương sau thuế cho Ronaldo lên đến 31 triệu euro. Tính thêm thuế thu nhập cá nhân, mỗi năm "Bà đầm già" tốn 54 triệu euro tiền lương ngôi sao người Bồ Đào Nha.
Cách nay không lâu, chính Ronaldo lên tiếng về khả năng rời Juventus. Có lẽ, đại dịch Covid-19 sẽ tác động để hai bên sớm chia tay.
KN
" alt="Juventus bán Cristiano Ronaldo giữa đại dịch Covid" /> ...[详细] -
Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 7/2020
1. BĐ Nguyễn Liên Thành là phạm nhân đội 4, trại giam Vĩnh Quang, Đạo Trù (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) gửi đơn cầu cứu trong tình thế cấp thiết, đề ngày 22/7. Nội dung: BĐ nguyên là giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xuất nhập khẩu Hà Nội. Do mâu thuẫn trong việc làm ăn, BĐ cho rằng mình bị một số thành phần vu cáo, hãm hại đẩy vào tù, các cơ quan điều tra đã “hình sự hóa quan hệ dân sự”. 12 năm từ khi bị bắt ngày 4/11/2008 đến nay, BĐ đã kêu oan nhưng chưa được giải quyết. Gửi kèm đơn có công văn của VP Chính phủ, công văn của Ủy ban Tư pháp, công văn của cơ quan điều tra.
Ảnh minh họa 2. Bạn đọc Vũ Thị Minh Thủy thường trú số 9 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội nhiều lần gửi đơn, mới nhất đề ngày 07/07/2020. Nội dung: BĐ Minh Thủy tiếp tục khiếu nại Văn bản số 848/TB-UBND ngày 29/7/2017 của UBND TP Hà Nội thông báo cho BĐ Minh Thủy về việc không thụ lý giải quyết tố cáo do “nội dung tố cáo trên không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết”. BĐ Minh Thủy cũng khiếu nại một số văn bản của Thanh tra, Sở Xây dựng, Xí nghiệp QL và PT nhà quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội về việc quản lý, sử dụng nhà số 9 Hàng Trống. Đề nghị các cơ quan chức năng Thanh tra TP và CT TNHH Một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội khẩn trương xem xét giải quyết vấn đề này.
3. BĐ Nguyễn Thế Nam (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) gửi đơn khiếu nại đề ngày 21/7 và 29/7. Nội dung: BĐ viết đơn tố cáo hành vi cố ý gây thương tích của anh Trần Cao Cường, trú tại Đống Đa (Hà Nội), khiếu nại về việc cơ quan tiến hành tố tụng không xác minh làm rõ những kẻ gây án, ra thông báo tạm đình chỉ điều tra vụ án, bỏ lọt tội phạm. Cụ thể, sau khi bị gây thương tích, cho đến nay đã hơn 1 năm trôi qua nhưng vụ án vẫn chưa xác định được bị can, không truy cứu trách nhiệm hình sự trong khi BĐ thương tích 27%. BĐ mong vụ việc của mình được cơ quan báo chí, cơ quan chức năng xem xét giải quyết. Theo thông báo của Cơ quan cảnh sát điều tra gửi kèm, đơn khiếu nại của anh Nam đã hết thời hiệu khiếu nại theo quy định của pháp luật.
4. BĐ Nguyễn Ngọc Hùng, quê Bắc Giang (email [email protected]) gửi mail trình bày về việc, BĐ là giáo viên của một trường THPT tại TP.HCM. Năm 2018, BĐ làm quản nhiệm lớp 12 học kỳ II, đến 27/6 mới xong nhiệm vụ. Sau đấy sang đầu tháng 7, BĐ đợi mãi không được phân công công việc, dù trong quá trình công tác không có gì sai phạm. Khi BĐ xin rút BHXH và được Nhà trường đồng ý thì phát hiện ra hiệu trưởng trường đã tự ý ra quyết định chấm dứt HĐLĐ từ 1/6, rút sổ BHXH về giữ ở trường không thông báo cho BĐ biết trước. Nhà trường cũng không đóng BHXH cho BĐ từ năm 1998 đến 2004 và BHXH tháng 6/2018. Hiện BĐ cùng một số đồng nghiệp đã làm đơn tố cáo, kiến nghị gửi đến Sở LĐ TB&XH nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Hiện tại trường đã truy đóng BHXH tháng 6/2018 và từ năm 1998 đến 2004 cho BĐ nhưng không đủ 12 tháng/năm. BĐ có nhiều khúc mắc muốn báo VietNamNet lên tiếng và các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Ban Bạn đọc
Người lao động được tạm hoãn HĐLĐ khi tham gia nghĩa vụ quân sự
Khi nào thì doanh nghiệp phải áp dụng quy định ngừng việc? Khi nào thì doanh nghiệp được áp dụng quy định tạm hoãn thực hiện hợp đồng hoặc nghỉ không hưởng lương để đúng với quy định của luật?
" alt="Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 7/2020" /> ...[详细] -
Cầu thủ nhí tranh vé đến Nhật Bản
- Phần thưởng cho các cầu thủ nhí U13 nghiệp dư dự VCK Festival bóng đá học đường toàn quốc là chuyến đi Nhật Bản tham quan và thi đấu.
BTC Festival bóng đá học đường U13 Cup Yamaha 2016 vừa công bố thông tin về VCK diễn ra từ 1-5/6 tại Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk. Theo đó, 8 đội bóng xuất sắc vượt qua vòng loại khu vực của các trường THCS toàn quốc sẽ dự giải đấu lần thứ 2 để tìm ra nhà vô địch. Đáng chú ý, phần thưởng lớn nhất dành cho các cầu thủ nhí nghiệp dư chính là tấm vé sang Nhật Bản tham quan và thi đấu giao hữu với các “đồng nghiệp” cùng lứa tại đất nước mắt trời mọc.
Các cầu thủ nhí có dịp đua tranh, tìm cơ hội giành vé đến Nhật Bản tham quan, chơi bóng Theo công bố, 8 đội dự VCK Festival bóng đá học đường được chia làm 2 bảng, thi đấu vòng tính điểm, tìm ra nhà vô địch, Á quân và đội xếp hạng Ba. BTC nhấn mạnh, Festival không chỉ là cuộc đua tranh thể thao mà đây là cơ hội giao lưu, gặp gỡ người nổi tiếng và các hoạt động bên lề của giải đấu.
Năm ngoái, BTC Festival cũng đã tìm ra nhà vô địch và các cầu thủ đại diện cho Việt Nam tham quan và thi đấu giao hữu tại Nhật Bản. Phía chủ nhà Nhật Bản đánh giá cao trình độ của các cầu thủ nhí nghiệp dư. Đặc biệt, sau VCK Festival bóng đá học đường này, nhiều tài năng nhí đã được tuyển chọn vào các “lò” đào tạo bóng đá danh tiếng như HAGL Arsenal JMG, Đà Nẵng, HN.T&T.
PT
Có tiền, ĐTVN vẫn chưa được VFF treo thưởng ở AFF cup" alt="Cầu thủ nhí tranh vé đến Nhật Bản" /> ...[详细]
-
Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2: Khó thắng cách biệt
Nguyễn Quang Hải - 22/02/2025 09:51 Tây Ban N ...[详细]
-
Vay tiền qua app, người mẹ 3 con khốn khổ bị khủng bố suốt ngày đêm
Mới đây, đường dây nóng của VietNamNet nhận được cuộc gọi từ chị L.T.H. (Đồng Nai). Giọng nói ngập ngừng, có phần e dè, chị H. kể về sự bất lực của mình thời điểm hiện tại.
Năm nay, chị H. 33 tuổi, gia đình chị không dư dả nhưng vợ chồng hòa thuận, yên ấm. Vợ chồng chị đã có 2 con. Bé lớn năm nay 6 tuổi, bé nhỏ mới lên 2. Hiện tại, chị đang mang bầu bé thứ 3, dự kiến tháng 7 tới sẽ sinh.
Những năm trước, vừa đi làm nuôi con nhỏ, hai vợ chồng chị H. chịu khó chi tiêu chắt bóp cất một căn nhà nhỏ để con cái có chỗ chui ra chui vào. Dù vậy, hai vợ chồng cũng phải mượn khắp anh em, họ hàng mới đủ tiền xây nhà. Nghĩ rằng cứ khỏe mạnh, đi làm ổn định như trước thì chẳng mấy chốc sẽ trả hết số nợ.
Không may, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020, dịch Covid-19 khiến chồng chị H. mất việc, bản thân chị cũng bị giảm thời gian làm, thu nhập giảm sút, tiền dành dụm cạn dần. Đỉnh điểm của dịch covid cũng là lúc chỉ không còn tiền mua nổi hộp sữa cho con. Đúng lúc này chị biết đến vay tiền qua ứng dụng trên điện thoại (app).
Hơn 50 app vay tiền online được chị H. cài về điện thoại (Ảnh chụp màn hình điện thoại của chị H.). “Lúc đó tôi chỉ nghĩ là thử đăng ký xem có được không, nhưng không ngờ vay tiền lại dễ dàng như vậy. Từ ban đầu, tôi chỉ vay 2 app, về sau, tôi cứ vay app mới trả cho app cũ, trả được rồi họ lại cho tôi vay tiếp. Vậy là đến nay, chỉ sau hơn 1 tháng, tôi mang nợ của hơn 50 app. Số tiền mắc nợ đến hiện tại khoảng 100 triệu đồng. Chưa kể tiền đã vay để trả cho các app trước đó”, chị H. cho biết.
Ban đầu số tiền chị H. vay qua app chỉ ở 1,5 – 2 triệu đồng. Tuy nhiên, do phí dịch vụ quá cao, nếu vay 1,5 triệu, có khi chị chỉ nhận được tiền mặt là 800 – 900 nghìn đồng. Và chỉ sau 7 ngày, chị vẫn phải trả đủ 1,5 triệu đồng. Vì vậy, số tiền app sau luôn cao hơn các app trước.
Mặc dù chị H. vay số tiền 2 triệu đồng, nhưng thực tế chị chỉ được nhận 1,2 triệu đồng (Ảnh chụp màn hình điện thoại). Trước đó, chị H cứ vay app chồng app, thậm chí phải vay thêm tiền lãi ngoài để trả nợ. Nhưng số app vay qua nhiều, đến nay, khi không còn cách xoay sở, chị mới bắt đầu cảm nhận được sự sợ hãi vì bị đe dọa, khủng bố suốt ngày đêm.
Chị H. tâm sự: “Trước đây tôi tốt nghiệp Trung cấp ngành Kế toán. Nhưng tôi vẫn biết là tôi ngu ngốc, nông cạn, mới dính phải chuyện này. Cũng bởi do dịch bệnh, cuộc sống của gia đình lâm vào bế tắc quá”.
Lúc vay tiền, chị H. không nói với gia đình, vì cho rằng số tiền ấy khá nhỏ, một mình chị có thể xoay sở được. Tuy nhiên, chị không ngờ rằng, số nợ hiện tại đã lên tới tiền trăm triệu. Chị không biết làm sao kiếm ra tiền để trả. Lại cũng không dám nói chuyện với chồng.
“Tôi đã trễ hẹn 3 hôm rồi. Các app nhắn tin, gọi điện cho tôi bất kể ngày đêm, đe dọa sẽ gọi cho tất cả danh bạ, và đăng hình của tôi lên mạng. Tôi cảm thấy vô cùng khổ sở, luôn phải sống trong sợ hãi”.
Bạn đầu chỉ là những tin nhắn dọa nạt. Về sau, kẻ đòi nợ còn gắn thêm những hình ảnh đồi trụy để đe dọa, khủng bố tinh thần chị H. (ảnh chụp màn hình điện thoại). Khi được khuyên nhủ nên nói chuyện thẳng thắn với chồng, chị H. ngậm ngùi. Chị không thể hình dung chồng mình sẽ xử sự như thế nào đối với sai lầm lớn lần này?
Hiện tại bà mẹ 3 con vẫn đang loay hoay tìm cách xoay sở, giải quyết sai lầm của mình. Tuy nhiên, trong lúc nguy khốn, chị H. đã liên hệ tới đường dây nóng của VietNamNet để trải lòng, đồng thời, chị cũng muốn cảnh báo những người nhẹ dạ, cả tin, không nên để rơi vào hoàn cảnh giống chị.
Khánh Hòa
Trích khấu hao tài sản cố định cho doanh nghiệp
Công ty tôi là công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp, được nhà nước giao rừng và đã định giá rừng giao vốn cho đơn vị.
" alt="Vay tiền qua app, người mẹ 3 con khốn khổ bị khủng bố suốt ngày đêm" /> ...[详细]
Nhận định, soi kèo Al Salt vs Al Ahli Amman, 21h00 ngày 21/2: Đánh chiếm vị trí của đối thủ
Cần đổi mới tư duy quản lý ngành điện
Mấy ngày qua, báo chí lại được một phen "dậy sóng" với hóa đơn tiền điện trong những ngày nắng nóng cao điểm của tháng 6.
khi Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng giá điện ở nước ta còn thấp so với mặt bằng thế giới, đồng thời việc chia giá điện thành 6 bậc là cần thiết thì nhiều ý kiến cho rằng tư duy độc quyền, bán điện theo giá bậc thang đã lỗi thời trước nhu cầu chính đáng của người dân về mặt hàng đặc biệt này.
Giá điện bậc thang bất hợp lý
Trang www.globalpetrolprices.com thống kê giá điện sinh hoạt ở 126 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại thời điểm tháng 9/2019, nơi có giá điện sinh hoạt rẻ nhất là Venezuale (hoàn toàn miễn phí) và nơi có giá điện sinh hoạt cao nhất là Bermuda (9.474 đồng/kWh). Việt Nam có giá điện sinh hoạt thấp thứ 41 (1.877 đồng/kWh) trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có số liệu được nêu.
Với một hộ gia đình có 4 người, chỉ sử dụng những thứ thiết yếu nhất (như thắp sáng, quạt mát, xem truyền hình, tủ lạnh, nấu cơm, đun nước,…), thì mỗi tháng tối thiểu cũng phải sử dụng đến 250 kWh điện. Theo biểu giá điện sinh hoạt hiện tại, số tiền phải trả là 549.000 đồng (bình quân 2.196 đồng/kWh).
Tuy nhiên, sang mùa nóng, nếu gia đình sử dụng thêm 1 máy điều hòa công suất 9000 BTU với thời gian 10 tiếng/ngày thì chỉ số điện sử dụng sẽ vào khoảng 500 kWh, số tiền phải trả là 1.322.000 đồng (bình quân 2.644 đồng/kWh).
Như vậy, với một hộ gia đình nhỏ thì giá điện sinh hoạt thực tế cao hơn giá bình quân là 319 đồng/kWh (tăng 17%) vào những tháng mát mẻ và 767 đồng/kWh (tăng 41%) vào những tháng hè.
Sự chênh lệch này còn cao hơn đối với các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng điện lớn do giá điện bậc thang của EVN.
Theo nhiều người, việc chia giá điện thành 6 bậc đi ngược lại quy luật cung – cầu trong phát triển kinh tế và hạn chế nhu cầu chính đáng của người dân về sử dụng các phương tiện kĩ thuật, công nghệ hiện đại phục vụ cuộc sống.
Theo ông Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam (được báo Lao Động trích dẫn) thì việc phân biểu giá điện thành 6 bậc đang bộc lộ nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn và nhu cầu chính đáng của người dân.
Đầu tư, phát triển thiếu đồng bộ
Theo Bộ Công thương, nhu cầu về điện ở Việt Nam tăng xấp xỉ 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, tạo ra sức ép lớn cho ngành điện về sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg khuyến khích phát triển các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn điện trước nhu cầu ngày một tăng cao.
Quyết định của Thủ tướng đã thu hút được nhiều đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Chỉ tính riêng 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận đã có 38 nhà máy điện gió, điện mặt trời với tổng công suất đạt 2.027 MWh. Dự kiến, đến cuối năm nay, công suất các dự án năng lượng tái tạo ở hai tỉnh này sẽ tăng lên 4.240 MWh.
Việc phát triển nóng các dự án năng lượng tái tạo lại gây ra hiện tượng “thừa điện, thiếu đường dây”, bắt buộc các nhà máy sản xuất điện phải cắt bớt nguồn cung. Rốt cuộc, các doanh nghiệp sản xuất vẫn khó bán điện, dân thì đói điện và EVN thì bán điện với giá 6 bậc gây khó cho người dân.
Lối đi nào cho ngành điện Việt Nam?
Để phát triển bền vững ngành điện thì phải đồng bộ ở ba khâu: sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Đây là việc rất khó vì cần nguồn vốn đầu tư cao, lại không thể triển khai trong ngày một ngày hai.
Ngày 18/6/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây có thể là một giải pháp tốt cho ngành điện phát triển lâu dài, bền vững.
Nên chăng, nhà nước đầu tư và quản lý khâu truyền tải điện. Đây được xác định là tài sản cố định, có vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn lâu. Do đó cần nhà nước đầu tư và quản lý hệ thống truyền tải bao gồm lưới điện cao thế, trung thế, hạ thế.
Khâu sản xuất thì nên thu hút đầu tư rộng rãi đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Thông qua đấu thầu công khai, lựa chọn những đơn vị cung cấp điện và phân phối điện tốt nhất, giá cả phải chăng nhất.
Khâu phân phối điện cũng nên đấu thầu công khai để chọn ra nhà quản lý, phân phối điện tốt nhât và hiệu quả nhất. Cần xóa bỏ vai trò độc quyền của EVN như hiện nay.
Với một hệ thống đồng bộ trong sản xuất, truyền tải và phân phối điện đồng bộ, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người dân, chắc chắn ngành điện Việt Nam sẽ phát triển bền vững, tránh được các sự cố không đáng có như thời gian vừa qua.
Độc giả Bảo Anh
Mời bạn đọc chia sẻ các ý kiến của mình về những vấn đề quan tâm theo địa chỉ: [email protected]. Trân trọng cảm ơn
Hóa đơn tiền điện và câu hỏi ‘EVN là ai?’
Dòng bức xúc về hóa đơn tiền điện tăng cao vẫn tiếp tục nối dài khi báo chí phát hiện thêm nhiều trường hợp “sai sót” mới trong những ngày qua.
" alt="Cần đổi mới tư duy quản lý ngành điện" />
- Soi kèo góc Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2
- Dư kiến các mức chi tài chính cho nghiên cứu sinh theo Đề án 89
- Kết quả bóng đá nữ Việt Nam vs Timor Leste
- Kết quả U21 Việt Nam 0
- Nhận định, soi kèo Al Salt vs Al Ahli Amman, 21h00 ngày 21/2: Đánh chiếm vị trí của đối thủ
- Bà ngoại 61 tuổi lái xe máy gần 500km vào TPHCM, đưa cháu 'lên rừng, xuống biển'
- HAGL lại thắng, Kiatisuk chưa vội tuyên bố đua vô địch