当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Parma, 23h30 ngày 31/3: Không được phép gục ngã 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Barcelona vs Girona, 21h15 ngày 30/3: Tiếp tục đòi nợ
Ngay sau khi bị nhà trường đình chỉ giảng dạy và chuyển làm công tác thư viện trong 1 năm, thầy Phạm Quốc Đạt đã có đơn khởi kiện hiệu trưởng nhà trường.
Đồng thời, giáo viên này cũng làm đơn gửi Công đoàn Sở GD-ĐT TP.HCM xin rút khỏi tổ chức này. "Với sự lãnh đạm, vô cảm của công đoàn, tôi xin chính thức đề nghị công đoàn ngành giáo dục TP.HCM cho tôi rút ra khỏi công đoàn để tội tự mình đơn độc đấu tranh, tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của ban thân" - thầy Đạt trình bày.
![]() |
Thầy Đạt đòi bổi thường 80 triệu (Ảnh: Nguyễn Quyên) |
Ngoài ra không chấp nhận mức kỷ luật của trường nên thầy Đạt đã làm đơn kiện hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản lên Tòa án nhân dân Quận 12 đòi bồi thường 80 triệu đồng. "Tôi đòi bồi thường thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần suốt thời gian qua với số tiền 80 triệu đồng" - thầy Đạt nói.
Trước đó, giáo viên này cũng đã có kiến nghị lên Sở GD-ĐT, nhưng phía Sở đã có văn bản do ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc, ký yêu cầu nhà trường giải quyết khiếu nại lần đầu với quyết định hành chính, hành vi của mình, của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp. Sau khi giải quyết Hiệu trưởng phải có báo cáo kết quả về Phòng Tổ chức cán bộ của Sở.
Bị kỷ luật không đơn thuần là cho học sinh đóng cảnh nóng
Trong khi đó, theo thông tin từ nhà trường, việc thầy Đạt bị đình chỉ giảng dạy 1 năm không đơn thuần bởi lý do cho học sinh diễn cảnh "nóng" trong hoạt động chuyên môn. Việc cho học sinh diễn cảnh nóng chỉ là giọt nước tràn ly do trước đó giáo viên này đã có nhiều vi phạm.
Theo Quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu của thầy Đạt do ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng nhà trường ký, thể hiện thầy Đạt có nhiều sai phạm. Cụ thể, sai phạm trong hoạt động chuyên môn như tự ý thay đổi phân phối chương trình 2 buổi; Cho học sinh làm bài viết số 1 không theo thống nhất với kế hoạch đã họp…
Thầy Đạt đã có phát ngôn không đúng chuẩn mực, nói "nhà trường như nhà tù" trong trạng thái bức xúc, làm học sinh có suy nghĩ lệch lạc. Giáo viên này cũng đi trễ 16 lần ảnh hướng tới dạy học…
![]() |
Cảnh nóng học sinh đóng khi sân khấu hóa |
Còn việc cho học sinh đóng cảnh trong các trích đoạn của tác phẩm văn học, trong Quyết định này có nêu rõ, "theo kế hoạch của tổ Văn, thầy Đạt có chuyên đề về tác phẩm Chí Phèo. Thế nhưng thầy Đạt lại tự tổ chức ngoại khóa sân khấu hóa tác phẩm văn học Việt Nam không thông qua tổ, không báo cáo kế hoạch với tổ trưởng, khi chưa được sự đồng ý của lãnh đạo nhà trường, thầy vẫn cho học sinh thực hiện ngoại khóa. Chính trong bản kiểm điểm cá nhân, thầy Đạt xin nhận trách nhiệm về sự cố đã không kiểm sóat được ý tưởng dàn dựng từ phía học sinh và cũng không kịp thời xử lý thỏa đáng khi học sinh diễn những cảnh nhạy cảm, phản cảm, không phù hợp với học sinh lớp 11. Thầy Đạt cũng thừa nhận mình đã chủ quan nên không ngăn cản học sinh dừng lại, dẫn tới việc học sinh quay clip và rò rỉ ra ngoài. Sau khi nhà trường phát hiện hai clip ngoại khóa phản cảm, thầy Đạt đã cố tình dấu nhà trường. Ngoài ra thầy Đạt còn có hành vi đe dọa, trù dập học sinh dẫn tới 1 một phụ huynh đã làm đơn xin đổi giáo viên bộ môn Văn..."
Trao đổi với VietNamNet, ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng Trường THPT Võ Trường Toản khẳng định: "Trong quyết định kỷ luật đã ghi rõ, thầy Đạt sai phạm trong hoạt động chuyên môn và xúc phạm danh dự người khác".
Sở GD-ĐT ủng hộ sáng tạo trong giảng dạy
Về phía Sở GD-ĐT TP.HCM, trao đổi với VietNamNet sáng 30/3, bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay sự việc liên quan thầy Đạt, hiện tại nhà trường có báo cáo về Phòng tổ chức cán bộ và Phòng trung học của Sở. Còn việc giải quyết như thế nào chắc chắn Ban giám đốc Sở sẽ phải họp mới ra chỉ đạo tiếp theo.
"Về quan điểm của cá nhân tôi, sáng tạo trong giờ dạy nên được khuyến khích, nhưng trong tiết dạy phải có sự phù hợp với học sinh, có hiệu quả thiết thực. Hơn nữa việc này phải báo cáo với tổ chuyên môn và nhà trường. Hiện tại tôi chưa xem clip thầy Đạt giàn dựng cho học nhưng lý thầy Đạt bị kỷ luật theo như báo cáo của nhà trường không đơn thuần do cảnh nóng" - bà Thu nói
Bà Thu cũng cho hay, hiện tại Bộ cũng yêu cầu báo cáo sự việc và Sở đã làm báo cáo gửi lên Bộ GD-ĐT.
Lê Huyền
- Vì sân khấu hóa hai tác phẩm văn học và cho học sinh đóng cảnh ân ái, một thầy giáo ở TP.HCM đã bị đình chỉ dạy 1 năm. Thầy giáo này đã đã khởi kiện hiệu trưởng nhà trường ra tòa.
" alt="Thầy giáo bị kỷ luật vì cho học sinh đóng cảnh nóng đòi bồi thường 80 triệu"/>Thầy giáo bị kỷ luật vì cho học sinh đóng cảnh nóng đòi bồi thường 80 triệu
Google cũng mua lại công ty trí tuệ nhân tạo DeepMind của Anh, công ty có sứ mệnh tương tự là tạo ra trí thông minh nhân tạo nói chung hoặc phần mềm có thể phản ánh khả năng tinh thần của con người.
Trước tầm vóc ngày càng lớn của Google trong lĩnh vực AI, một nhóm doanh nhân và nhà đầu tư công nghệ bao gồm cả Elon Musk đã thành lập OpenAI vào năm 2015. Ban đầu công ty này được cấu trúc như một tổ chức phi lợi nhuận, với sứ mệnh đảm bảo rằng AI được sử dụng vì lợi ích của nhân loại, không trở thành con mồi cho những lợi ích thương mại.
CEO Pichai cũng công bố bộ 7 nguyên tắc liên quan AI, làm kim chỉ nam cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ này. Những hướng dẫn được thiết kế nhằm hạn chế sự phổ biến của các công nghệ có thành kiến không công bằng, chẳng hạn như các công cụ AI phải chịu trách nhiệm trước mọi người và “được xây dựng và thử nghiệm để đảm bảo an toàn”.
De Freitas, một kỹ sư gốc Brazil làm việc trên nền tảng video YouTube của Google, đã bắt đầu một dự án phụ về AI. Một chatbot có thể bắt chước cuộc trò chuyện của con người giống nhất từ trước đến nay đã ra đời.
Trong nhiều năm, dự án ban đầu có tên là Meena, vẫn nằm trong vòng bí mật trong khi De Freitas và các nhà nghiên cứu khác của Google điều chỉnh các phản hồi của nó. Trong nội bộ, một số nhân viên lo lắng về rủi ro của những chương trình như vậy sau khi Microsoft buộc phải chấm dứt phát hành công khai một chatbot có tên Tay vào năm 2016 sau khi người dùng “dạy” cho nó những kiến thức sai trái, chẳng hạn như ủng hộ Adolf Hitler.
Thông tin về Meena xuất hiện lần đầu tiên ra bên ngoài vào năm 2020, một bài báo nghiên cứu của Google cho biết chatbot này đã được cung cấp 40 tỷ từ qua các cuộc trò chuyện công khai trên mạng xã hội. Tuy nhiên, gã khổng lồ tìm kiếm từ chối đề xuất phát hành Meena, kể cả ở định dạng hạn chế với lý do chatbot không đáp ứng các nguyên tắc AI của công ty về sự an toàn và công bằng.
Các dự án chatbot vẫn được tiếp tục. Shazeer, một kỹ sư phần mềm lâu năm tại đơn vị nghiên cứu AI Google Brain, đã tham gia dự án mà họ đổi tên thành LaMDA - Mô hình Ngôn ngữ cho Ứng dụng Đối thoại. Họ đã đưa vào đó nhiều dữ liệu và sức mạnh tính toán hơn. Shazeer đã giúp phát triển Transformer, một loại mô hình AI mới được quảng cáo rộng rãi giúp dễ dàng xây dựng các thuật toán ngày càng mạnh mẽ tương tự như chương trình đằng sau ChatGPT.
Những tranh cãi
Timnit Gebru, một nhà nghiên cứu đạo đức AI nổi tiếng tại Google, cho biết vào cuối năm 2020, cô đã bị sa thải vì từ chối rút lại bài báo nghiên cứu về những rủi ro vốn có trong các chương trình như LaMDA và sau đó phàn nàn về điều đó trong email gửi cho đồng nghiệp.
Tháng 5/2021, gã khổng lồ tìm kiếm khẳng định sẽ tăng gấp đôi quy mô của nhóm đạo đức AI. Công ty nhấn mạnh những nỗ lực của mình để làm cho chatbot chính xác hơn và giảm thiểu khả năng nó có thể bị lạm dụng.
“Ưu tiên cao nhất của chúng tôi, khi tạo ra các công nghệ như LaMDA, là làm việc để đảm bảo chúng tôi giảm thiểu những rủi ro như vậy”, hai phó chủ tịch của Google cho biết trong một bài đăng trên blog vào thời điểm đó.
Từ năm 2020, De Freitas và Shazeer cũng tìm cách tích hợp LaMDA vào Google Assistant (Trợ lý ảo), một ứng dụng phần mềm mà công ty đã ra mắt bốn năm trước trên điện thoại thông minh Pixel và hệ thống loa gia đình. Hơn 500 triệu người đang sử dụng Trợ lý mỗi tháng để thực hiện các tác vụ cơ bản như kiểm tra thời tiết và lên lịch các cuộc hẹn.
Nhóm giám sát Trợ lý đã bắt đầu tiến hành các thử nghiệm bằng cách sử dụng LaMDA để trả lời các câu hỏi của người dùng. Tuy nhiên, các giám đốc điều hành của Google đã ngừng cung cấp chatbot dưới dạng bản demo công khai, nguồn tin của WSJcho hay.
Những người này cho biết việc Google miễn cưỡng phát hành LaMDA ra công chúng đã khiến De Freitas và Shazeer thất vọng, họ đã từng bước rời công ty và bắt đầu làm việc với một công ty khởi nghiệp sử dụng công nghệ tương tự.
Đích thân CEO Pichai đã can thiệp, yêu cầu cặp đôi ở lại và tiếp tục làm việc trên LaMDA nhưng không đưa ra lời hứa sẽ phát hành chatbot ra công chúng, những người này cho biết. De Freitas và Shazeer rời Google vào cuối năm 2021 và thành lập công ty khởi nghiệp mới của họ, Character Technologies Inc., vào tháng 11 năm đó.
Việc Microsoft đạt được thỏa thuận mới với OpenAI, buộc Google phải đưa ra một số động thái khẳng định vị thế nhà phát triển AI hàng đầu của mình.
Gã khổng lồ tìm kiếm công bố Bard vào tháng 2 vừa qua, trước thềm sự kiện của Microsoft giới thiệu tích hợp công nghệ OpenAI lên trình tìm kiếm Bing.
Theo WSJ
" alt="Chặng đường phát triển AI sinh ngữ của Google"/>Tại một sự kiện trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 diễn ra mới đây tại Hải Phòng, những người tham dự đã chứng kiến khoảnh khắc xúc động giữa hai mẹ con hoa hậu Phạm Hương.
Nhận định, soi kèo Bibiani Gold Stars vs Lions, 22h00 ngày 1/4: Điểm tựa sân nhà
Theo đó, Thanh tra TP.HCM đề nghị UBND TP.HCM giao Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn tổ chức kiểm điểm vì sai sót trong việc cử cán bộ đi nước ngoài sai với quy định.
![]() |
Thanh tra yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn tổ chức kiểm điểm nghiêm túc vì sai sót trong việc cử cán bộ đi nước ngoài sai quy định (Ảnh: Văn Đức) |
Trước đó, Thanh tra TP.HCM đã nhận đơn đề ngày 22/11/2018 của "nhóm Hiệu trưởng TP.HCM" phản ánh việc Sở GD-ĐT TP.HCM chọn các hiệu trưởng tham dự lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý và nâng cao chất lượng trường công ở Đức năm 2018 không công khai, không minh bạch về tiêu chí lựa chọn. Các hiệu trưởng không nhận được thông báo về danh sách được tham dự. Danh sách được cử đi Đức là những người đã được chọn đi Úc, đi Mỹ trước đó…
Sau khi kiểm tra, xác minh, Thanh tra đánh giá việc Sở GD-ĐT TP.HCM có Văn bản 3403 ngày 28.9.2018 cử thành viên tham dự lớp bồi dưỡng ở Đức năm 2018 có sai sót.
Cụ thể, Sở GD-ĐT TP.HCM không công khai tiêu chí lựa chọn thành viên tham dự lớp bồi dưỡng ở Đức năm 2018 để các cán bộ, công chức, viên chức có liên quan của Sở được biết và góp ý.
Theo tờ trình của Phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT đề xuất tiêu chí lựa chọn thành viên tham dự lớp bồi dưỡng ở Đức đã bổ sung tiêu chí về "đứng đầu điểm thi đua xét theo từng khối", "ưu tiên các đơn vị vùng sâu vùng xa", tuy nhiên điều kiện này không có trong điều kiện tham dự theo kế hoạch của Sở Nội vụ.
Đặc biệt, trong danh sách thành viên tại Văn bản 3403 có 2 người tuy trong năm 2018 đã được đi nước ngoài về việc công 2 lần là ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT và bà Nguyễn Thị Yến Trinh, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, nhưng Sở vẫn tiếp tục cử 2 người này dự lớp bồi dưỡng ở Đức là không đúng theo Quyết định 12/2018 của UBND TP.HCM về ban hành Quy định quản lý và xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài: "Nguyên tắc xét duyệt đi nước ngoài: cán bộ, công chức, viên chức được cử đi nước ngoài về việc công không quá 2 lần trong năm; Trường hợp đặc biệt quá 2 lần trong năm và thật sự cần thiết cho công việc chuyên môn phải xin ý kiến của Chủ tịch UBND TP.HCM…".
Năm 2018, trước khi được cử đi Đức, ông Đỗ Minh Hoàng đã đi công tác Phần Lan và Nhật Bản. Còn bà Nguyễn Thị Yến Trinh từng đi Anh và Nhật Bản.
Thanh tra TP.HCM khẳng định nội dung đơn phán ánh Sở GD-ĐT cử thành viên tham dự lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý và nâng cao chất lượng trường công ở Đức không công khai, minh bạch tiêu chí lựa chọn là có cơ sở.
Thanh tra Thành phố kiến nghị Chủ tịch UBND TP.HCM giao Giám đốc Sở GD-ĐT tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, xác định cụ thể trách nhiệm của các cá nhân tham mưu và của lãnh đạo Sở GD-ĐT có liên quan đến việc cử thành viên tham dự lớp bồi dưỡng ở Đức năm 2018. Rút ra bài học kinh nghiệm trong toàn ngành đối với việc lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài công khai, minh bạch.
Sau khi có kết quả kiểm điểm, Sở GD-ĐT báo cáo kết quả cho UBND TP.HCM và Thanh tra TP.HCM.
Được biết, trong hai cá nhân nêu trên, bà Nguyễn Thị Yến Trinh là vợ của Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn. Hiện tại, bà Yến Trinh là Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong; Ông Đỗ Minh Hoàng đã chuyển từ Chánh văn phòng Sở GD-ĐT sang làm Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An.
Phúc Nguyên
" alt="Vợ giám đốc Sở GD"/>Trong ngày 31/3, kỳ thi tuyển sinh của ĐHQG HàNội tiếp tục diễn ra với 2 ca thi.
Sau hai ngày thi, thông tin từ Ban chỉ đạo tuyển sinh cho biết, ở ca thi chiều ngày 30/5 có 20 trường hợp phải chuyển ca thi sang sáng ngày 31/1. Có 3 trườnghợp thí sinh bị kỷ luật, lỗi đều là mang điện thoại vào phòng thi.
Trong ca thi sáng ngày 31/5, tổng số thí sinh có mặt là 6.247 trong số 6.504 thí sinh đăng kýdự thi, đạt tỉ lệ 96,05%. Số thí sinh phải chuyển ca thi sang buổi chiều ngày31/5 là 14 em.
Trong 4 ca thi đã diễn ra, tỉ lệ thí sinh dự thi khá ổn định, đạt xấp xỉ 96%.
Bình luận về các trường hợp phải chuyển ca thi, ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho rằng số thí sinh phải chuyển ca tập trung nhiều tại các cụm thi ở Hà Nội. Số thí sinh phải chuyển ca do thao tác nhầm lẫn, do sơ suất ở các cụm thi địa phương không đáng kể.
Sơ bộ chia sẻ về điểm thi, ông Sơn cho biết: Phân tích số liệu một điểm thi có 499 thí sinh ở ca thi sáng ngày 31/5 cho thấy người đạt điểm cao nhất là 115/140điểm. Số thí sinh đạt 70 trở lên là 352/499 thí sinh, bằng 70,3% đạt điểm trungbình trở lên. Đây là đạt ngưỡng tiêu chuẩn có thể dự tuyển vào ĐHQG Hà Nội.
“Chúng tôi không đặt ra tỉ lệ mong muốn đối với thí sinh đạt ngưỡng xét tuyển vào ĐHQGHà Nội, mà chỉ mong có nhiều bài thi phản ánh đúng năng lực thí sinh đảm bảo tốt cho đầu vào đào tạo. Tỉ lệ này tùy thuộc đầu vào của từng năm”.
Kết quả này chưa phản ánh cho toàn bộ diện mạo cuộc thi. Tuy nhiên, theo ông Sơn “Đối với số liệu phân tích trên đây, thì 70% là tỉ lệ tương đối hợp lý khi mà câu hỏi đưa ra có 2/3 đạt trung bình. Đương nhiên, phần phân loại thí sinh sẽ ở trong 20% câu khó. Kết quả thi này thể hiện sự phân hóa đối vớithí sinh là tương đối tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường tuyển sinh”.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc đối với các thí sinh phải chuyển ca, liệu trong các đề thi có sự lặp lại của các câu hỏi hay không? Thí sinh có thể tạo ra sựcố để thi lại không?... Ông Sơn khẳng định “Lỗi cố ý hay lỗi sơ suất cán bộ phần mềm đều có thể biết được. Màn hình kiểm soát theo dõi tình hình làm bàicủa từng thí sinh, lưu lại dấu vết thí sinh đã thao tác những gì, lỗi ở khâu nào, phát sinh do đâu.
Mỗi thí sinh có 1 đề khác nhau do máy tính tổ hợp từ bộ đề nguồn. Xác suất câu hỏi giống nhau xuất hiện cùng lúc rất nhỏ. Việc lặp lại các câu hỏi giữa các ca thi hầu như không có hoặc tỉ lệ rất nhỏ. Vì vậy tỉ lệ các bạn gặp lại là rất thấp.Với tỉ lệ đấy không ảnh hưởng đến chất lượng bài làm”.