Áp dụng thống nhất toàn quốc các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung là cần thiết

Tại Nghị quyết 78 ngày 20/7 về phiên họp chuyên đề phòng chống Covid-19,Ápdụngthốngnhấttoànquốccácnềntảngcôngnghệbắtbuộcdùngchunglàcầnthiếlịch đá ngoại hạng Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ TT&TT “Triển khai thống nhất các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trong phòng, chống dịch trên toàn quốc; giám sát, đánh giá tình hình, kết quả triển khai để liên tục hoàn thiện các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung”.

{ keywords}
Ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế tham gia một cuộc trao đổi trực tuyến.

Để độc giả hiểu rõ hơn về quyết định triển khai thống nhất toàn quốc các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung lần đầu tiên được Chính phủ đưa ra, ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế, đồng thời là Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia:

Tham gia công tác chống dịch từ những ngày đầu, ông đánh giá thế nào về quyết định triển khai thống nhất các nền tảng bắt buộc dùng chung?

Tôi cho rằng quyết định của Chính phủ về việc triển khai thống nhất các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trong phòng, chống dịch trên toàn quốc là hết sức kịp thời và đúng đắn.

{ keywords}
Công nghệ đã và đang hỗ trợ hữu hiệu trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam.

Như chúng ta biết, đợt bùng phát lần thứ 4 của dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm, hàng ngày số ca mắc vẫn cao. Việc triển khai ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch Covid-19 của các nước trên thế giới đã cho thấy đem lại những hiệu quả và thành công tích cực, điển hình như ở Singapore, Ấn Độ... Vì thế, cần tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là thời điểm hiện nay.

Vì sao đến giờ chúng ta mới quyết định cần có các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc, thưa ông?

Tại Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch Covid-19 đã được triển khai từ giai đoạn đầu bùng phát dịch và góp phần đem lại chiến thắng tại các lần bùng phát dịch 1, 2 và 3. Đến nay, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh chóng gây nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh.

Trước tình hình đó, ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch Covid-19 cũng phải thay đổi để đem lại hiệu quả cao hơn. Trước đây, mỗi ứng dụng đảm nhiệm một vai trò riêng, cụ thể trong phòng chống dịch, một số địa phương còn triển khai các ứng dụng riêng, dữ liệu chưa được liên thông, liên kết dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và khai thác dữ liệu phục vụ phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, việc vừa triển khai gấp rút các ứng dụng phòng chống dịch trong thời gian ngắn và áp dụng trên quy mô toàn quốc sẽ không tránh khỏi một số lỗi, trục trặc trong quá trình sử dụng.

Để giải quyết vấn đề trên, cần thiết phải triển khai thống nhất các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trên toàn quốc nhằm tăng tính hiệu quả hơn trong phòng chống dịch và Nghị quyết 78 ngày 20/7 về phiên họp chuyên đề phòng chống Covid-19, Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ TT&TT thực hiện nhiệm vụ này.

Ngày 24/7, Bộ TT&TT đã có công văn 2790/BTTTT-THH về triển khai thống nhất các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trong phòng, chống dịch trên toàn quốc gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị triển khai nhanh, hiệu quả 3 nền tảng chính gồm: "Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng mã vuông QR Code"; "Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến"; "Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19".

{ keywords}
Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế Nguyễn Trường Nam (người phát biểu từ đầu cầu Vĩnh Long trong ảnh) đang trực tiếp vào hỗ trợ 13 tỉnh miền Tây triển khai các nền tảng.

Ông có thể cho biết tại sao các chuyên gia 2 ngành Y tế và  ngành TT&TT lại chọn 3 nền tảng kể trên để dùng chung thống nhất toàn quốc?

Để dùng chung thống nhất toàn quốc, các nền tảng phải đáp ứng yếu tố tác động tới từng người dân, tới từng địa phương và kết nối, liên thông dữ liệu được với các ứng dụng khác trong phòng chống dịch Covid-19. Và 3 nền tảng: “Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng mã vuông QR Code”, “Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến” và “Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19” đã đáp ứng yêu cầu trên.

Vậy muốn triển khai nhanh, hiệu quả các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung này, theo ông các địa phương cần lưu ý gì?

Để triển khai nhanh và hiệu quả các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung này, các địa phương phải quán triệt các cấp cơ sở trên địa bàn nghiêm túc thực hiện đồng bộ, đầy đủ và đúng theo hướng dẫn của Bộ TT&TT, Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch. Nếu triển khai không nghiêm túc, không đúng thì dữ liệu sẽ không đầy đủ, không đảm bảo tính chính xác, dẫn đến hiệu quả không cao. 

Cảm ơn ông!

Vân Anh (Thực hiện) 

Ba nền tảng công nghệ phòng chống dịch Covid-19 bắt buộc dùng chung toàn quốc

Ba nền tảng công nghệ phòng chống dịch Covid-19 bắt buộc dùng chung toàn quốc

Bộ TT&TT vừa đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy/ Thành ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai nhanh, hiệu quả 3 nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng chống dịch Covid-19. 

Giải trí
上一篇:Nhận định, soi kèo Millwall vs Dagenham và Redbridge, 2h30 ngày 14/1: Khó cho chủ nhà
下一篇:Nhận định, soi kèo Napoli vs Hellas Verona, 02h45 ngày 13/1: Đạp đáy giữ đỉnh