Chỉ tay về phía chàng thanh niên ấy, ông Nhẫn cho biết, anh tên Bình, được ông đón về nuôi 2 tháng nay, nhưng đến giờ Bình vẫn không nhớ được quê quán, cha mẹ của mình.
"Cách đây 2 tháng, vào lúc nửa đêm, người dân trong xã gọi điện cho tôi, báo có người nằm trong nghĩa trang xã Thanh Hải (huyện Thanh Liêm). Tôi phi xe đến thì thấy cậu này. Quần áo, đầu tóc cậu ấy lấm lem, hôi hám lắm. Tôi đưa cậu ấy về nhà, ép một cốc nước mía cho uống rồi đưa đi tắm, ăn cơm, sau đó chỉ phòng cho ngủ. Sáng hôm sau, tôi hỏi tên tuổi, quê quán nhưng cậu ta chỉ nhớ mỗi tên mình", ông Nhẫn nhớ lại cuộc gặp gỡ với Bình.
Từ đó đến nay, Bình được gia đình ông Nhẫn nuôi, chăm sóc như người thân trong nhà. "Cậu ấy ăn khỏe lắm, mỗi ngày 3 tô cơm to. Nhìn cậu ta, chẳng ai bảo có vấn đề về thần kinh, thế mà có nhớ được gì đâu", ông Nhẫn nói.
Anh Bình (áo đỏ) và ông Cường đang được cưu mang tại nhà ông Nhẫn.
Bên cạnh anh Bình, một người đàn ông có đôi mắt buồn, liên tục nhìn xa xăm. Từ lúc chúng tôi đến, ông không nói lời nào, nhưng ông Nhẫn bảo, những lúc "lên cơn", anh ta gào, thét, đập chân đập tay dữ dội lắm.
"Ông ấy tên Cường (50 tuổi) ở với chúng tôi đã 14 năm rồi", ông Nhẫn giới thiệu.
Một buổi tối cách đây 14 năm, đang ở trong nhà, ông Nhẫn nghe tiếng gào thét ngoài đường. Mở cửa ra, ông thấy một người đàn ông ăn mặc rách rưới, mặt mũi đầy máu. Ông đưa vào nhà, cho đi tắm rửa, ăn uống. Sau đó, người đàn ông này nói với ông Nhẫn, quê của mình ở thị trấn Vôi (Lạng Giang, Bắc Giang).
Hôm sau, ông Nhẫn liên hệ địa phương, nhưng gia đình của ông Cường đã không còn ở đó. Vậy là, việc tìm kiếm thân nhân cho ông Cường rơi vào bế tắc. Gia đình ông Nhẫn thương tình, làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu cho ông vào nhà mình.
Cách đây mấy năm, ông Nhẫn nhận được một cuộc điện thoại. Phía đầu dây bên kia, người phụ nữ nhận là họ hàng của ông Cường, nhưng vì điều kiện xa xôi, chị không về thăm được. Một thời gian sau, người này mới thừa nhận là em gái của ông Cường.
"Năm ngoái, cô ấy về đây thăm. Lúc đó câu chuyện về ông Cường mới được làm rõ", ông Nhẫn kể.
Hóa ra, ông Cường bỏ nhà đi từ năm 1987. Gia đình đi tìm nhiều nơi không thấy, tưởng ông đã mất nên lấy ngày 30 Tết làm ngày giỗ của ông. Sau này, khi bố mẹ khuất núi, người em vào Nam xây dựng gia đình còn làm lễ đưa ông lên chùa. Không ngờ, ông Cường còn sống.
Hôm gặp gỡ, người em mừng mừng tủi tủi, nhưng vì nhiều lý do không thể đón anh về đoàn tụ. Người này lại nhờ ông Nhẫn tiếp tục cưu mang anh mình.
Ông Cường đã ở nhà ông Nhẫn được 14 năm.
Lao động cật lực nuôi người điên
Nhiều người đến nhà ông Nhẫn, thấy cảnh người điên đứng ngồi, khóc cười ầm ĩ thì cám cảnh. Họ gọi ông là gàn dở, là bị "giời đày", bởi nuôi một người như vậy không đơn giản, huống hồ, họ chẳng máu mủ ruột già với gia đình ông. Thế nhưng, ông Nhẫn chỉ cười.
"Họ bị bệnh như vậy là đã khổ rồi. Mình giúp họ cũng là làm phúc cho mình”, ông Nhẫn nói.
Nghĩ thế nên từ năm 1984 đến nay, cứ dăm bữa nửa tháng, ông Nhẫn lại đưa một người điên về nhà chăm sóc. Căn nhà nhỏ, tuềnh toàng không đủ chỗ ở cho những người lạ, ông Nhẫn phải xây thêm phòng ở phần đất phía sau. Đợt nào đông quá, ông phải trải chiếu trên nền nhà để họ có chỗ nghỉ ngơi.
Đó là những người đi lang thang trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Người dân thấy nên đưa về nhà ông hoặc gọi ông đến đón.
“Tôi cưu mang những người điên dại, đi lang thang gần 40 năm nay, nên bây giờ, cứ thấy trường hợp như vậy là người dân trong vùng gọi điện cho tôi. Tôi lại đi đón bất kể ngày đêm”.
“Cách đây không lâu, tôi cũng giúp đỡ một phụ nữ quê Hải Dương. Chị ta bị trầm cảm sau sinh, không mặc quần áo, cứ chạy trên đường. Bây giờ chị ấy được gia đình đón đi rồi”, ông Nhẫn kể lại.
Để tiện cho sinh hoạt, ông Nhẫn xây riêng một gian nhà nhỏ cho những người ông đưa về cưu mang.
Theo lời ông Nhẫn, những người có thần kinh không bình thường được ông đưa về nhà cho ăn uống, ngủ nghỉ, sau đó, ông sẽ tìm thân nhân cho họ. May mắn, hầu hết những người được ông cưu mang, sau một thời gian đều được gia đình đón về. Trong đó có cả những người ở Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Giang …
Để có kinh phí làm những việc như vậy, ông Nhẫn bảo, vợ chồng ông cấy 1 mẫu ruộng. Ngoài ra, ông còn làm thêm nhiều việc khác như bán nước, sửa xe, chạy xe ôm …để mưu sinh, nuôi 4 đứa con.
Cuộc sống khó khăn nhưng cứ thấy những người như vậy đi lang thang là ông không cầm lòng được.
"Tôi giúp cho hàng trăm người rồi, nhưng không mong được đền đáp. Tôi cũng chẳng đòi hỏi gì từ thân nhân của họ". Nhưng bù lại, ông khoe, bản thân có tới cả chục con nuôi - là những người ông đã cưu mang, giúp đỡ.
Những ngày Tết hay nhà có việc, họ lại tập trung về khiến căn nhà nhỏ của ông thêm rộn tiếng cười.
Chia sẻ với PV VietNamNet, ông Trần Văn Tắm, Chủ tịch UBND xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, Hà Nam cho biết, gia đình ông Nhẫn không khá giả, thu nhập chủ yếu dựa vào đồng ruộng và một vài nghề phụ nhưng nhiều năm nay, ông Nhẫn liên tục có những hoạt động giúp đỡ người có vấn đề về thần kinh, đi lang thang trên địa bàn. Những người này được ông đưa về nuôi, chăm sóc sau đó tìm thân nhân giúp.
Đây là hành động đáng quý. Và đáng ngưỡng mộ hơn là mọi chi phí giúp đỡ người đều do gia đình ông Nhẫn tự bỏ tiền túi ra làm.
Đầu năm 2013, ông Nhẫn đã vinh dự được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam vì: “Đã có thành tích trong hoạt động nhân đạo và từ thiện”.
Người phụ nữ Bắc Giang học hết lớp 3 trở thành ‘đại gia chân đất’
Tay cầm phích nước, đầu đội chiếc nón đã cũ sờn, bà Thuỷ đi chân đất từ phía cuối xưởng lên tiếp chúng tôi. Vừa mời khách vào, bà vừa giải thích “phải giám sát công nhân liên tục, không lại làm láo báo cáo hay”.
" alt="Lão nông Hà Nam gần 40 năm làm lụng nuôi những người tâm thần" />Lão nông Hà Nam gần 40 năm làm lụng nuôi những người tâm thần
Hôm trước khi chia tay, hai đứa nằm thức suốt đêm, kể cho nhau nghe hết mọi nỗi niềm. Bạn hỏi tôi cuộc sống thế nào, chồng có yêu chiều, có tử tế hay không. Tôi bảo chồng tôi rất tuyệt vời, không rượu chè, không cờ bạc, không gái gú. Nói chung về cơ bản không mắc tật xấu nào. Bạn nhìn tôi khẽ cười một cái: “Trước đây mình cũng giống như cậu, luôn tự hào về chồng, tin tưởng chồng mình. Cuối cùng vỡ mộng”.
Nghe bạn kể, tôi rất đau lòng. Cô bạn của tôi vừa xinh xắn, dịu dàng hiền ngoan. Chồng cô ấy đã mất bao nhiêu công theo đuổi, loại bao nhiêu vệ tinh xung quanh mới có được tình cảm ấy. Sao cuối cùng lại nỡ phản bội vợ mình chỉ vì một cô gia sư dạy kèm cho con trai thua mình đến hơn chục tuổi.
Tôi tức giận bảo: “Thế mà cậu để yên được ư? Còn tha thứ được ư? Hắn ta không hề xứng đáng được tha thứ”.
“Mình biết. Mình biết” - Bạn gật đầu lia lịa để giải tỏa nỗi hậm hực của tôi. Thật ra thì bạn cũng đau khổ vật vã rất nhiều, cũng tính buông tay không cần cứu vãn nữa. Nhưng vấn đề là bạn vẫn còn tình cảm với chồng. Chồng bạn cũng khóc lóc cầu xin, thậm chí còn không cần sĩ diện, viện trợ tới cả bố mẹ hai bên tới nhà khuyên giải mong vợ cho anh ta một cơ hội.
“Những ngày tháng ấy, cuộc sống thật sự nặng nề và tẻ ngắt. Tớ chẳng còn thấy có chuyện gì làm tớ vui. Những lúc rảnh rỗi, việc có thể làm chính là nhìn ngắm những tổn thương trong lòng mình và khóc. Chồng tớ nhận ra tớ rất đau khổ. Anh ấy nói: Anh biết, việc anh đã làm thật khó để em quên. Nhưng nói gì thì mọi thứ cũng không thay đổi được nữa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sai lầm ấy, nhưng anh sẽ không tìm cách ngụy biện. Anh nghĩ nếu em tha thứ, anh sẽ dùng phần đời còn lại đề chuộc lỗi, để bù đắp cho em. Nhưng nếu việc nhìn thấy anh mỗi ngày khiến em khổ sở như vậy, có lẽ anh không nên tàn nhẫn van nài em cố gắng. Nếu tha thứ khó quá thì không cần tha thứ nữa. Anh thật sự xin lỗi em”.
Hôm đó, lần đầu tiên chồng bạn khóc.
Rồi bạn hỏi tôi: “Nếu chồng cậu ngoại tình thì cậu sẽ ra sao? Có tha thứ không? Những người biết chuyện đều nói tớ sao không bỏ quách đi. Nhưng bỏ hay không đâu chỉ nhìn vào lỗi lầm, còn phụ thuộc vào việc mình muốn hay không chứ”.
Câu hỏi của bạn khiến tôi có thoáng chút bối rối. Giả sử nếu như chồng tôi ngoại tình, tôi cũng không hình dung được mọi chuyện sẽ ra sao. Vốn tôi chưa từng nghĩ đến chuyện này. Nhưng chắc chắn một điều, sẽ rất đau đớn, rất thất vọng.
Người ta nói, cha mẹ và con cái là thứ tình cảm không thể tách rời. Nhưng có những chuyện vợ chồng đối với nhau còn gần gũi hơn cả cha mẹ. Là tình cảm lẫn thể xác đều cho đối phương, là sẻ chia trao nhận không đắn đo ngần ngại. Nó không giống như việc cái áo cái quần không thích có thể cởi ra như nhiều người vẫn nói. Vợ chồng, là nghĩa, là tình, là yêu thương và cả trách nhiệm. Vậy nên sự phản bội dối lừa sẽ là nỗi đau vô cùng khủng khiếp.
Nếu chồng tôi ngoại tình, tôi có thể tha thứ hay không? Tôi cũng không biết nữa. Có lẽ điều đó phụ thuộc vào việc mối quan hệ ngoài luồng kia đã đi xa đến mức độ nào, phụ thuộc vào thái độ của chồng tôi sau sai lầm, phụ thuộc vào tình cảm chồng còn dành cho tôi và tình cảm tôi dành cho anh ấy.
Khi một người tâm sự chuyện bị chồng, vợ phản bội, ngay lập tức người ngoài cuộc sẽ nhảy vào khuyên: Bỏ đi, thứ đó tiếc làm gì, đàn ông còn đầy; Cho chúng nó về với nhau luôn đi, đời còn dài; Ôi, nó ngoại tình một lần thì sẽ có lần hai, bỏ đi cho rảnh nợ; Phụ nữ hiện đại ngại gì ly hôn…
Nhưng mỗi lần bạn bè tôi hay người thân của tôi tâm sự với tôi về việc phát hiện chồng nhắn tin tình cảm với gái, hay chồng lừa dối làm chuyện sai quấy bên ngoài. Tôi luôn nói với họ rằng: Hãy bình tĩnh, hãy cho mình thêm một chút thời gian.
Những lời nói hay quyết định nóng vội trong lúc tức giận thường ít khi đúng đắn. Chuyện đâu còn đó, quan trọng phải biết mình muốn gì. Nếu khi bình tĩnh lại rồi, nhìn rõ mọi chuyện rồi mà vẫn muốn buông tay cũng chưa muộn.
Như cô bạn của tôi, câu chuyện đau lòng kia đã là chuyện của bốn năm trước rồi. Và trong suốt những năm qua, cậu ấy chưa bao giờ thấy hội hận vì mình đã tha thứ. Chỉ có điều, không còn tin tưởng hoàn toàn như cũ. Những vết thương trong lòng dù đã thành sẹo vẫn nằm ở đó, không thể mất đi, không thể lành nguyên như chưa từng.
Không có cuộc hôn nhân nào hoàn hảo. Sẽ có những bất đồng cãi vã, những trách móc giận hờn, và cả những lúc vô tâm vô tình lạc bước làm tổn thương nhau đau đớn. Nhưng nếu còn thương, nếu còn yêu thì vẫn nên cho đối phương, cũng là cho mình một cơ hội. Nếu không còn yêu, buông tay lúc nào cũng không muộn. Nếu vội buông tay sớm, sợ không còn cơ hội nắm tay nhau.
Vấn đề chính là ở chỗ, không phải ai cũng có thể bao dung, và không phải sai lầm nào cũng đáng được tha thứ. Mái nhà hôn nhân thực ra đi dễ khó về. Vậy nên mỗi người trước khi có ý định bước chân ra khỏi mái ấm của mình hãy thử hỏi lòng: Nếu đổi lại là chồng/vợ mình ngoại tình, mình có thể tha thứ hay không? Nếu giờ mình lỡ bước chân đi, lối về liệu có còn rộng mở?
Đám cưới 2 liệt sĩ: Người thân mang di ảnh cô dâu, chú rể làm lễ
38 năm sau ngày mất, đám cưới của hai liệt sĩ diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, giọt nước mắt tuôn rơi nơi khóe mắt đồng đội.
" alt="Tâm sự bạn thân có chồng ngoại tình" />Tâm sự bạn thân có chồng ngoại tình
Monemvasia, Hy Lạp: Pháo đài đá Monemvasia nằm sát vách núi của vùng Peloponnese, Hy Lạp, bao quanh là biển Aegean. Đây là một pháo đài đá tự nhiên đã có từ thế kỷ thứ 6, nằm dưới sự cai trị của người Byzantine và Venice. Ngày nay, nơi này có thêm một thị trấn nhỏ với rất nhiều nhà thờ và tu viện.
Azenhas do Mar, Bồ Đào Nha: Ngôi làng ven biển tuyệt đẹp này nằm gần vùng Sintra, cheo leo trên một vách đá cao vút sát Đại Tây Dương. Ban đầu, Azenhas do Mar là nơi tọa lạc của một loạt nhà máy nước. Giờ đây, nơi này trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách khắp châu Âu. Phía dưới ngôi làng còn có những vịnh nhỏ xinh đẹp và hồ bơi bằng đá tự nhiên.
1Port Isaac, Anh: Port Isaac là một làng chài đẹp như tranh vẽ, được xây dựng sát bên vách đá gồ ghề của bờ biển Cornwall. Nơi đây nổi tiếng với những ngôi nhà tranh sơn trắng xếp chồng trên sườn đồi. Du khách tới đây không chỉ được ngắm cảnh mà còn có thể thưởng thức các loại hải sản tươi sống hấp dẫn do ngư dân địa phương đánh bắt.
Ronda, Tây Ban Nha: Thị trấn Ronda được xây dựng trên đỉnh ngọn núi Moorish ở Tây Ban Nha từ thế kỷ 18. Tại đây có nhiều nhà hàng sang trọng, điểm tham quan hấp dẫn cùng cây cầu Puente Nuevo nổi tiếng. Bạn có thể đi bộ xuống bậc thang phía dưới cầu để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang trong hẻm núi.
Constantine, Algeria: Nằm nép mình sát bên vách đá cao sừng sững bên sông Rhumel, thành phố Constantine dường như bỏ qua thuyết trọng lực. Được mệnh danh là "thành phố của những cây cầu", Constantine có nhiều cây cầu với kiến trúc cổ điển trải dài qua hẻm núi. Trong đó nổi tiếng nhất là Sidi M'Cid, cây cầu treo cao nhất thế giới được xây dựng từ năm 1912.
Haid Al-Jazil, Yemen: Haid Al-Jazil là ngôi làng nhỏ bé nằm trên một tảng đá lớn, chênh vênh giữa thung lũng Wadi Dawan ở Yemen. Những ngôi nhà tại đây được làm từ gạch bùn, một số công trình cao tới 11 tầng. Một vài ngôi nhà đã có tuổi thọ 500 năm nên thường xuyên được bảo trì.
Leh, Ấn Độ: Thị trấn cỏ Leh được xây dựng bên sườn núi đá dựng đứng, được tôn lên bởi một cung điện hoàng gia tuyệt đẹp. Đây là một trong những thị trấn có người sinh sống lâu nhất thế giới. Xung quanh Leh là một vùng núi cằn cỗi, rải rác là những tu viện Phật giáo lâu đời giữa các ngọn núi.
Bản làng mộc mạc nhỏ xinh ở Sa Pa khiến ai cũng muốn ghé thăm
Bản Cát Cát có những ngôi nhà gỗ đơn sơ, những con suối chảy róc rách giữa khung cảnh thiên nhiên núi rừng hoang sơ hùng vĩ.
" alt="10 ngôi làng cheo leo vách núi đẹp nhất hành tinh" />
...[详细]
Cuộc thi ảnh kỷ niệm du lịch Hàn Quốc được tổ chức từ tháng 4 đến tháng 6 mở đầu cho chuỗi các hoạt động tái quảng bá du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam. Ảnh: KTO Việt Nam
Mở màn chuỗi hoạt động tái quảng bá du lịch của KTO là cuộc thi ảnh kỷ niệm du lịch Hàn Quốc “Relive your Korea trip” diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6/2020. Cuộc thi nhằm gợi lại những kỷ niệm đẹp tại Hàn Quốc của du khách, từ đó khơi dậy mong muốn quay trở lại xứ sở Kim Chi ngay sau khi dịch bệnh kết thúc. Vòng 1 của cuộc thi nhận được hơn 53.000 lượt tham dự trên toàn thế giới. Vòng 2 diễn ra từ 19/6 đến 30/6 sẽ lựa chọn ra những người tham dự may mắn nhất cho 100 giải Nhất - điện thoại Samsung Galaxy S20, 100 giải nhì - tai nghe không dây Samsung Buds Plus và 300 giải thưởng cho người bình chọn.
Tại thị trường Việt Nam, KTO sẽ tổ chức cuộc thi “Korea Tourism Yoona Dance Cover Challenge” dự kiến diễn ra vào tháng 8 hoặc tháng 9/2020. Với sự xuất hiện của Yoona - thành viên của nhóm nhạc nữ nổi tiếng Girls’ Generation cũng như các điệu nhảy vui nhộn, cuộc thi hứa hẹn sẽ thu hút rất nhiều bạn trẻ yêu thích Hàn Quốc và văn hóa Hallyu tham gia. Thông qua cuộc thi, KTO mong muốn quảng bá rộng rãi hình ảnh Hàn Quốc sôi động, vui vẻ, gắn liền với văn hóa Hallyu, từ đó thu hút thêm nhiều bạn trẻ Việt Nam đến với Hàn Quốc.
Seoul, từ trên cao.
Song song với cuộc thi nhảy, sự kiện offline “Trải nghiệm một Hàn Quốc mới lạ - Korea Travel Experience Booth” dự kiến được tổ chức tại Hà Nội trong 3 tháng - từ tháng 8 đến tháng 10/2020 dưới hình thức gian hàng giới thiệu du lịch Hàn Quốc quy mô lớn. KTO sẽ mang đến một không gian trải nghiệm du lịch Hàn Quốc chân thực nhất với đa dạng các chủ đề được thay đổi theo từng tháng như K-pop, K-Beauty, K-drama (phim Hàn), thiên nhiên, địa điểm du lịch nổi tiếng… Đến với gian hàng đặc biệt này, khách tham quan có thể tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị khác nhau như biểu diễn nhảy K-pop, học nấu món Hàn, trang điểm kiểu Hàn Quốc, giải đố nhận quà… và tìm hiểu thêm thông tin chung về du lịch Hàn Quốc.
Cũng như Việt Nam, KTO hướng đến quảng bá hình ảnh Hàn Quốc là một quốc gia an toàn, đáng tin cậy và luôn mở cửa chào đón khách du lịch quốc tế đến tham quan.
Dự kiến vào tháng 11, KTO sẽ tổ chức Chương trình “Những ngày Hàn Quốc tại Hà Nội năm 2020” với sự tham gia của ngành du lịch hai nước với việc giới thiệu điểm đến mới, tour du lịch mới cùng nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa đa dạng. KTO cũng sẽ phối hợp cùng các công ty lữ hành Việt Nam trong các chiến dịch xây dựng và phát triển bán sản phẩm du lịch Hàn Quốc. Trong đó, tích cực hỗ trợ các công ty du lịch quảng bá các tour đến Hàn Quốc ngay khi tình hình dịch bệnh ổn định và đường bay kết nối Việt Nam- Hàn Quốc được mở lại.
Món ngon Hàn Quốc
Ông Park Jong Sun- Trưởng đại diện KTO tại Việt Nam cho biết, KTO luôn coi Việt Nam đã và đang là một trong những thị trường trọng điểm của du lịch Hàn Quốc. “Thông qua các hoạt động tái quảng bá du lịch Hàn Quốc trong nửa cuối năm 2020, chúng tôi hy vọng sẽ thu hút trở lại sự quan tâm của khách du lịch Việt Nam với điểm đến Hàn Quốc, từ đó góp phần thúc đẩy sự giao lưu du lịch giữa hai nước mạnh mẽ trở lại trong thời gian tới”, ông Park Jong Sun nói. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc, lượng khách quốc tế đến Hàn Quốc trong năm tháng đầu năm 2020 là hơn 2,1 triệu người; giảm 231,44% so với cùng kỳ năm 2019.
Riêng lượng khách Việt Nam đến Hàn Quốc chỉ đạt 73.490 lượt người, giảm 195,19% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giảm sâu chưa từng thấy trong ngành du lịch Hàn Quốc.
Q. Hiếu
" alt="Hàn Quốc đẩy mạnh quảng bá du lịch, thu hút khách Việt sau Covid" />
...[详细]
Bố mẹ chồng tôi có lối sống tiết kiệm, quanh năm tằn tiện, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc.
Theo lời chồng kể, ngày trước bố mẹ lấy nhau, kinh tế khó khăn, thiếu thốn, phải tích cóp từng đồng, vì thế ông bà quen với nếp sống đó.
Sau này, cuộc sống khá giả hơn, ông bà vẫn không thay đổi. Trời nóng lắm ông bà mới bật quạt, bình thường hai người chỉ phe phẩy chiếc quạt nan.
Nhà ông bà đun ga, tôi sợ cháy nổ nên từ ngày về làm dâu, tôi mua bếp từ thay thế cho an toàn. Bà không vừa ý, trách tôi dùng thế tốn điện.
Con trai nói vài câu, bà không ý kiến nữa nhưng từ hôm ấy, sáng nào bà cũng lụi cụi nhóm lò, đun than. Tối đến, vợ chồng tôi về mới dùng bếp từ.
Tôi bảo mẹ chồng cứ dùng thoải mái, tiền điện hàng tháng tôi đóng góp thêm. Tuy nhiên, bà vẫn giữ quan điểm của mình.
Mẹ chồng khuyên, tôi nên tiết kiệm, vì ít nữa sinh con, chửa đẻ tốn kém. Tôi biết ý tốt của bà nhưng đời sống hiện đại, cái gì cần tiết kiệm mới tiết kiệm, còn đâu phải nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đợt này, trời nắng nóng, nhà tôi lợp bằng mái tôn. Mặc dù đã làm trần nhựa chống nóng nhưng trưa đến, hơi nóng vẫn hầm hập, phả xuống.
Tôi bàn với chồng mua 2 cái điều hòa, lắp phòng khách 1 cái và phòng ngủ 2 vợ chồng 1 cái.
Mẹ chồng biết chuyện, phản đối gay gắt. Cuối cùng, vợ chồng tôi bỏ ý định lắp điều hòa phòng khách mà chỉ lắp phòng ngủ riêng của mình.
Để mẹ chồng đỡ căng thẳng, tôi còn nhờ người đến lắp 1 công tơ điện riêng cho phòng ngủ. Đến tháng, tôi căn cứ theo số điện trên công tơ, nộp thêm tiền điện cho mẹ.
Một lần, chỉ có tôi và mẹ chồng ở nhà, thấy nóng quá, tôi khuyên mẹ chồng vào phòng nằm với mình cho mát. Con dâu động viên mãi bà mới vào nằm.
Điều tôi không ngờ là từ hôm đó, tối nào hai vợ chồng cũng phải khó xử khi bố mẹ chồng vào phòng nằm ké điều hòa cho mát.
8 giờ tối, tôi với chồng đang dọn dẹp dưới bếp, lúc lên nhà đã thấy ông bà mang chăn màn vào sắp xếp chỗ nằm.
Cháu họ ở tỉnh xa về chơi, buổi tối, bố mẹ chồng tôi cũng gọi vào ngủ cùng. Mọi thứ đều bị đảo lộn, không gian riêng tư bỗng trở thành nơi sinh hoạt chung của cả nhà.
Tình trạng đó kéo dài 2 tuần nay, hôm qua có cơn mưa, mát trời, tôi nghĩ bà sẽ không vào. Tuy vậy, bà vẫn vào, bật điều hòa.
Giờ tôi chưa biết nên góp ý với mẹ chồng như nào cho dĩ hòa vi quý, không mất tình cảm mẹ con. Tôi chia sẻ thêm, phương án lắp thêm điều hòa phòng khách vẫn bị bà phản đối vì theo bà, nhà có 1 cái là quá đủ.
Mẹ chồng tôi lại hay dỗi, tính khí thất thường. Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên!!!
Chuyện khó xử sau khi gọi thợ đến lắp điều hòa cho mẹ
Trong căn phòng kín mít rộng 10m2, mồ hôi mẹ chảy đầm đìa. Tôi xót ruột, gọi thợ đến lắp cho mẹ cái điều hòa. Không ngờ, sự việc khiến anh em tôi phải to tiếng.
" alt="Tâm sự của cô con dâu khó xử vì vì mẹ chồng nằm ké điều hòa" />