Nhận định, soi kèo Umm Salal vs Al Duhail, 20h30 ngày 31/1: Cuốn bay đối thủ
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Khor vs Al Ahli, 22h45 ngày 29/1: Khó cho cửa dưới
Có ý kiến nếu bỏ quy định bảo lãnh "bán nhà trên giấy", giá thành có thể sẽ giảm 1-2%. (Ảnh: Hoàng Hà) Từ góc độ doanh nghiệp, chia sẻ với PV VietNamNet,lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản ở Hà Nội cho biết, để đủ điều kiện trước khi bán nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải ký hợp đồng ngân hàng đứng ra bảo lãnh; thế nhưng khi ký hợp đồng mua bán không phải tất cả các chủ đầu tư đều xuất bảo lãnh cho khách hàng vì có nhiều khách hàng không yêu cầu việc bảo lãnh, bởi họ tin tưởng chủ đầu tư, tiến độ dự án.
Theo lãnh đạo này, bản chất khi có thêm bảo lãnh sẽ ‘đội’ vào giá thành sản phẩm vì chủ đầu tư phải tính vào chi phí. Bảo lãnh dự án nhằm bảo đảm cho người mua nhưng quan trọng nhất chủ đầu tư vẫn phải có năng lực, uy tín. Kể cả có bảo lãnh, nhưng sau này chẳng may quá trình xây dựng chủ đầu tư không làm được sẽ phát sinh nhiều vấn đề.
“Thực ra bảo lãnh tốt cho khách hàng, nhưng với chủ đầu tư tiềm lực, uy tín, dự án tốt thì việc bảo lãnh không phải quá cấp thiết. Nếu bỏ bảo lãnh giá thành sẽ bớt xuống được khoảng 1-2%”, vị lãnh đạo này cho hay.
Đồng ý với đề xuất bỏ bảo lãnh, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lưu ý, hướng đến việc không cần bảo lãnh thì cần có biện pháp quản lý các hoạt động phát triển đầu tư của các chủ đầu tư.
“Đồng ý với đề xuất bỏ bảo lãnh nhưng cần đưa ra thêm quy định thật chặt chẽ để các chủ đầu tư không thể làm trái, làm sai với khách hàng được”, ông Đính nói.
Ông Đính cho hay, quy định bảo lãnh nhằm bảo vệ lợi ích cho khách hàng, người mua nhà; trong quá trình thực hiện đúng là tăng chi phí, doanh nghiệp sẽ cộng vào giá thành thì người mua phải ‘gánh’… Thế nhưng, ngân hàng cũng không mặn mà trong việc thực hiện bảo lãnh này, trừ những chủ đầu tư trực thuộc ngân hàng hoặc có vốn bảo trợ của ngân hàng sẽ thực hiện.
“Tôi cho rằng, trên thực tế đang diễn ra không đúng quy định của luật, tại nhiều dự án, đề xuất với ngân hàng bảo lãnh thì ngân hàng cũng yêu cầu chủ đầu tư phải thế chấp tài sản tương xứng mới bảo lãnh… nên ngân hàng hay ‘né’ bảo lãnh, gây khó khăn hoặc từ chối. Câu chuyện này gây khó cho chủ đầu tư nếu bắt buộc bảo lãnh mà ngân hàng không hợp tác.
Cần có biện pháp quản lý các hoạt động phát triển đầu tư của các chủ đầu tư, làm sao để các chủ đầu tư không thể làm sai với khách hàng. Hướng đến có các quy định đó tốt hơn là sử dụng biện pháp ngân hàng bảo lãnh, làm tăng chi phí, tăng quyền năng cho ngân hàng, làm khổ thêm cho chủ đầu tư”, ông Đính nói thêm.
Không thể bỏ bảo lãnh
Chị Thu Hà (Hà Nội) vừa mua một căn hộ chung cư ở quận Hoàng Mai để làm chốn an cư. Thế nhưng dự án hiện mới đang xây dựng và đến năm 2024 mới bàn giao nhà. Chính vì thế, trước khi mua chị đã phải tìm hiểu về pháp lý dự án, uy tín chủ đầu tư và nhất là dự án phải có bảo lãnh của ngân hàng mới quyết định ‘xuống tiền’.
“Trên thực tế đã có nhiều dự án chậm tiến độ bàn giao, có dự án hàng chục năm vẫn ‘đắp chiếu’… nếu không có ngân hàng đứng ra bảo lãnh thì người mua chúng tôi biết túm vào ai khi chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết. Phải có bảo lãnh thì người mua mới an tâm nên không thể bỏ”, chị Hà nói.
Trao đổi với PV VietNamNet, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI cũng khẳng định: “Không thể bỏ bảo lãnh vì có bảo lãnh vẫn còn không hoàn thành được nghĩa vụ, nữa là bỏ”.
Theo ông Đức, bảo lãnh là bảo đảm cho người dân và quan trọng hơn là chủ đầu tư phải có năng lực thì ngân hàng mới bảo lãnh.
“Phải kiểm soát được dòng tiền, mục đích, nguồn thu, tiến độ… thì bao nhiêu cũng phải chấp nhận. Mức phí bảo lãnh quá thấp so với phần được lợi của doanh nghiệp và rủi ro của người dân.
Không những không bỏ quy định bảo lãnh mà còn cần tăng cường hơn để thực sự bảo lãnh để người dân yên tâm tuyệt đối. Còn bảo lãnh ngân hàng như bây giờ, người dân vẫn thấp thỏm… Phải quy định chịu trách nhiệm đến cùng, bảo lãnh cả gốc, cả lãi, cả thiệt hại chứ không chỉ bảo lãnh mỗi cái gốc. Cần bảo lãnh vĩnh viễn đến bao giờ người mua nhận được nhà”, luật sư Trương Thanh Đức nêu ý kiến.
Đề xuất bỏ bảo lãnh ‘bán nhà trên giấy’ vì làm tăng giá, chỉ lợi ngân hàngHiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị xem xét bỏ quy định “bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai” để góp phần làm giảm giá thành, giúp kéo giảm giá bán nhà ở cho người mua." alt="Thế giằng co của đề xuất bỏ bảo lãnh ‘bán nhà trên giấy’" />Đại diện nhãn hàng Sensodyne ký kết đồng hành chương trình “Tháng răng không ê buốt cùng chuyên gia” Diễn ra trong vòng hơn một tháng, chuỗi sự kiện “Tháng răng không ê buốt cùng chuyên gia” được tổ chức trong khuôn khổ hợp tác giữa Sensodyne - nhãn hiệu kem đánh răng số 1 dành cho răng ê buốt ở thành thị Việt Nam (theo nghiên cứu của Nielsen trên 114 thành phố từ 10/2020 đến 09/2021) và báo Sức khỏe & Đời sống.
Điểm nhấn của chương trình là tọa đàm “Hiểu tường tận về răng ê buốt”, chương trình tư vấn răng miệng trực tuyến “Phòng mạch online” trên báo Sức khỏe & Đời sống cũng như các hoạt động kiểm tra mức độ răng ê buốt trên trang Fanpage của Sensodyne Vietnam và khu vực kiểm tra trực tiếp được đặt tại nhiều trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội và TP.HCM.
Những con số ấn tượng
Chiến dịch đã thu về những con số ấn tượng với lượt xem chương trình Truyền hình trực tuyến “Hiểu tường tận về răng ê buốt cùng chuyên gia” lên tới 800.000. Số người tham gia các hoạt động kiểm tra mức độ răng ê buốt và chia sẻ về trải nghiệm đẩy lùi ê buốt đông đảo với gần 3.000 người. Trên mạng xã hội, chiến dịch cũng đã tiếp cận được 3,5 triệu người với các bài viết, nội dung liên quan đến răng ê buốt. Trong suốt 1 tháng diễn ra chiến dịch, 100 phòng khám nha khoa trên toàn quốc cũng chung tay hành động bằng cách khám và tư vấn miễn phí về răng ê buốt cho bệnh nhân.
Sau khi tham gia gian hàng kiểm tra mức độ ê buốt răng của Sensodyne đặt tại BigC Thăng Long, chị Hà Phương (Hà Nội) chia sẻ: “Trước giờ răng tôi cũng hay bị khó chịu khi ăn các thực phẩm cay, nóng hoặc lạnh nhưng không biết gọi tên nó ra. Nhìn những người xung quanh ai cũng bị, tôi nghĩ nó cũng bình thường thôi, ai chả gặp phải. Chỉ sau khi kiểm tra và được cho lời khuyên, tôi mới hiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề và ảnh hưởng của nó tới cuộc sống như thế nào”.
Trường hợp của chị Hà Phương không phải là duy nhất khi phần lớn người tham gia các hoạt động trong “Tháng răng không ê buốt cùng chuyên gia” đều ngạc nhiên về những vấn đề răng miệng bản thân gặp phải. Những giải pháp được các chuyên gia răng miệng đưa ra như thay đổi thói quen đánh răng, hít thở bằng mũi thay bằng miệng, lựa chọn kem đánh răng chuyên dụng dành cho răng ê buốt… khiến mọi người hào hứng hơn khi nhận ra rằng, chỉ một vài thay đổi nhỏ trong cách chăm sóc răng miệng cũng tạo ra nhiều thay đổi tích cực như vậy.
Sau hơn hai tuần diễn ra hoạt động kiểm tra mức độ răng ê buốt và phát mẫu dùng thử đến khách hàng, chương trình nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người chơi về việc họ đã bớt ê buốt răng và ăn uống thoải mái hơn khi thay đổi thói quen sinh hoạt răng miệng trong cuộc thi “Trải nghiệm Sensodyne, “bye bye” răng ê buốt”. Chị Trần Nga (37 tuổi, Hưng Yên) chia sẻ: “Sau khi tham gia cuộc thi Trải nghiệm Sensodyne, bye bye răng ê buốt, mình cảm thấy răng được bảo vệ tốt hơn. Nhờ vậy cả gia đình mình lại có thể thoải mái tận hưởng những phút giây vui vẻ bên nhau với những ly nước mát lạnh mà không lo răng bị ê buốt”.
Mục tiêu của chiến dịch là mong muốn nâng cao nhận thức của người Việt Nam về tình trạng răng ê buốt thông qua việc đem đến một cái nhìn khoa học và các lời khuyên thiết thực từ chuyên gia. Chia sẻ của người tham gia đã phần nào cho thấy những tác động tích cực của chương trình “Tháng răng không ê buốt cùng chuyên gia” khi ngày càng có nhiều người nhận thức đúng về vấn đề răng ê buốt.
Kết thúc chương trình, đại diện nhãn hàng Sensodyne, ông Bryan Wong - Giám đốc thương mại khối các nước Malaysia-Singapore-Brunei và Đông Dương nhãn hàng Sensodyne hy vọng mọi người hãy tiếp tục duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hằng ngày như chải răng đúng cách và chải răng 2 lần, tối đa 3 lần mỗi ngày với các sản phẩm kem đánh răng chuyên dụng ngay cả khi đã bớt cảm thấy ê buốt răng. Vì khi không được chăm sóc đúng cách, tình trạng răng ê buốt có thể quay trở lại và trở nên nghiêm trọng hơn.
“Thành quả của chiến dịch không chỉ nằm ở những con số mà ở những thay đổi trong nhận thức của mỗi người dân về các vấn đề răng miệng cũng như cách chăm sóc răng miệng đúng đắn. Chúng tôi mong muốn một tương lai mà ở đó người Việt Nam sẽ không còn phải chịu đựng vấn đề răng ê buốt và cộng đồng sẽ có thêm kiến thức về tình trạng răng miệng này để chăm sóc tốt hơn cho bản thân và gia đình.”, ông Bryan chia sẻ.
Doãn Phong
" alt="‘Tháng răng không ê buốt cùng chuyên gia’" />Như báo đã chia sẻ, chị Thuyên sinh ra ở vùng quê nghèo thuộc tỉnh Hải Dương, cuộc sống quanh năm trông chờ vào ruộng đồng. Không đủ cái ăn, chị tha hương cầu thực vào tận Bình Dương để làm công nhân từ năm 1998. Tại nơi đất khách quê người, chị quen biết rồi kết hôn với anh Đặng Văn Mỵ. Lấy chồng chưa được bao lâu, chị bị u nang buồng trứng phải phẫu thuật khiến sức khoẻ suy giảm.
Khi vợ chồng chị không còn đủ sức lực để tiếp tục làm công nhân nữa, cả hai quyết định chuyển vào huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) sinh sống bằng việc làm nương rẫy vào năm 2005. Cuộc sống họ tại mảnh đất cằn cỗi vẫn hết sức vất vả.
Đặc biệt, sau khi sinh 2 con là Đặng Nguyễn Minh Phương (SN 2006) và Đặng Nguyễn Thu Thuỷ (SN 2008), sức khoẻ chị Thuyên mỗi lúc một đi xuống. Điều đó làm suy giảm sức lao động của chị.
Giữa thời điểm khó khăn vẫn chưa đi qua, năm 2011, anh Mỵ phát bệnh ung thư vòm họng. Dù gia đình đã cố chạy chữa khắp nơi, song chỉ kéo dài được thêm 3 năm. Người đàn ông trụ cột trong nhà qua đời, để lại 2 đứa con thơ cùng gánh nặng kinh tế dồn lên vai chị Thuyên.
Từ ngày chồng mất, chị Thuyên cực nhọc để nuôi các con ăn học. Mặc dù vậy, tai ương vẫn chưa chịu buông tha cho người phụ nữ bất hạnh. Cuối năm 2021, chị xuất hiện triệu chứng đau bụng kéo dài. Ngày 27 Tháng Chạp, các bác sĩ phát hiện chị mắc ung thư đại tràng.
Xúc động trước tấm lòng của bạn đọc VietNamNet dành tặng gia đình mình, chị Thuyên nghẹn ngào gửi lời cảm ơn tới các nhà hảo tâm gần xa đã quan tâm giúp đỡ chị trong lúc khó khăn hoạn nạn. Điều mà chị Thuyên trăn trở nhất lúc này là những đứa con còn quá nhỏ, sợ rằng phải chịu cảnh mồ côi cha mẹ.
Hiện tại, chị vẫn đang dùng thuốc uống tại nhà và ra bệnh viện thăm khám điều trị theo lịch hẹn của bác sĩ.
Phạm Bắc
" alt="Trao tiền bạn đọc ủng hộ đến góa phụ mắc bệnh ung thư" />Lượng cung mới và giao dịch nhà ở tại Hà Nội (Nguồn: VARS) Các dự án nhà ở, liền kề tại quận Thanh Xuân và Tây Hồ có giá lên tới 400 triệu/m2 nhưng gần như không có giao dịch.
Những tháng cuối năm 2022, thị trường ghi nhận tình trạng cắt lỗ, đặc biệt là phân khúc đất nền. Giá đất nền thứ cấp tại các huyện vùng ven đã giảm 15% - 35% so với đầu năm 2022, còn đất nền dự án cũng giảm từ 8% - 15%.
Trong khi đó, ở chiều ngược lại, chung cư Hà Nội vẫn ghi nhận đà tăng giá. Số liệu của VARS cho thấy, năm 2022, phân khúc căn hộ tại Hà Nội có giá bán sơ cấp trung bình đạt 50 triệu đồng/m2, tăng 10-15% theo năm.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS, nguồn cung ngày càng khan hiếm, đặc biệt là phân khúc bình dân. Trong tình hình quỹ đất khu vực trung tâm thành phố ngày càng khan hiếm, 70% nguồn cung căn hộ mới ở Hà Nội trong năm qua tới từ các dự án đại đô thị ở khu vực phía Đông và phía Tây. Nhu cầu ở thực rất mạnh nhưng lượng giao dịch không cao bởi mức giá quá cao so với thu nhập, trong khi cầu đầu cơ bị hạn chế do lãi suất tăng, cùng với việc thắt chặt tín dụng.
Khan hiếm nguồn cung, khó hạ nhiệt
Dự báo về nguồn cung căn hộ trong thời gian tới, Savills cho biết, tại Hà Nội, trong năm 2023 ước tính có 19 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 2 dự án sẽ mở bán với tổng cộng 15.800 căn hộ. Xu hướng dịch chuyển về vùng ven vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Hưng Yên và Bắc Ninh sẽ cung cấp khoảng 103.900 căn hộ trong giai đoạn 2023 đến sau 2025.
Nhận định về thị trường bất động sản Hà Nội, ông Đính cho rằng, sẽ không có nhiều biến động trong vài tháng tới. Nguồn cung nhà ở tiếp tục khan hiếm, kể cả phân khúc cao cấp. Giá bán sẽ khó tăng thêm nhưng cũng khó giảm bởi chi phí đầu vào tăng cao.
Dự báo chung toàn thị trường, Hội Môi giới cho biết, trong quý I và nửa đầu quý II/2023, giá bán bình quân có thể sẽ giảm nhẹ sau đó đi ngang. Nếu kinh tế ổn định, khả năng cao giá bán các sản phẩm sẽ tăng trở lại.
Còn với phân khúc chung cư, giá căn hộ phân khúc thấp sẽ không giảm, thậm chí tăng nếu nguồn cung không được cải thiện.
Theo VARS, nguồn cung đầu năm của thị trường không có nhiều thay đổi. Nếu chính sách vĩ mô được điều chỉnh thì có thể bắt đầu từ cuối quý I, những dự án phù hợp với nhu cầu như nhà ở bình dân, nhà ở xã hội đang triển khai dở dang, vướng mắc ở giai đoạn trước khả năng sẽ được khơi thông, đẩy vào thị trường một nguồn cung mới. Càng về cuối năm nguồn cung phù hợp nhu cầu thị trường càng được cải thiện.
Thu nhập 35 triệu/tháng, vợ chồng trẻ 'đỏ mắt' tìm căn hộ vừa túi tiềnTại TP.HCM, trong khoảng 3 năm trở lại đây, nguồn cung căn hộ bình dân có mức giá dưới 35 triệu đồng/m2 gần như mất tích. Thậm chí, những dự án căn hộ có mức giá dưới 40 triệu đồng/m2 cũng rất khó tìm." alt="Chung cư Hà Nội leo giá trung bình 50 triệu/m2 khó hạ nhiệt " />- VietNamNet.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, TS Hùng cho biết tới sáng 19/9, có 8 bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại khoa, hầu hết là bệnh nhân có địa chỉ ở Hà Nội.
So với thời gian trước (đầu tháng 9), hiện số bệnh nhân nguy kịch giảm, không có bệnh nhân thở máy tại khoa. Một số bệnh nhân tràn dịch màng phổi, rối loạn đông máu và một số dấu hiệu cảnh báo như nôn nhiều, đau bụng... Một số ca suy hô hấp phải thở oxy.
Còn tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, từ đầu dịch đến nay tiếp nhận khoảng 300 ca sốt xuất huyết. Không ít ca nhập viện trong tình trạng nặng, biến chứng cô đặc máu, thoát dịch, tràn dịch màng bụng, màng phổi, giảm tiểu cầu, tăng men gan.
Thành phố đang trong cao điểm dịch sốt xuất huyết
Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh từng tuần, Hà Nội nhận định hiện thành phố đang ở cao điểm dịch và sẽ tiếp tục tăng ca bệnh. Trong tuần từ 10-16/9, số ca mắc tăng gần 39% so với tuần trước đó, thêm 760 ca.
Trong y tế dự phòng, chỉ số BI (Breteau Index - số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi Aedes) có vai trò quan trọng để xác định tình trạng lăng quăng, muỗi vằn, các nguy cơ gây sốt xuất huyết.
Nếu điều tra ghi nhận chỉ số BI từ 30 trở lên có nghĩa là tại cơ sở giám sát đang có yếu tố nguy cơ cao với khả năng dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát. Riêng khu vực miền Bắc, chỉ số này quy định từ 20 trở lên.
Thực tế, CDC Hà Nội cho biết kết quả điều tra, giám sát trong những tuần gần đây, nhiều nơi ở Thủ đô có chỉ số BI cao 2-5 lần yếu tố nguy cơ bùng phát dịch.
Điển hình tại thị trấn Phùng (Đan Phượng) - nơi ghi nhận 1 ca tử vong vì sốt xuất huyết, chỉ số này là 45. Đây cũng là huyện có số ca sốt xuất huyết cao nhất thành phố trong tuần qua với 74 ca, cao hơn tổng số ca ghi nhận từ đầu năm đến đầu tháng 9.
Ngoài ra, một số nơi cũng ghi nhận chỉ số BI cao vượt ngưỡng như xã Khánh Hà (huyện Thường Tín) là 46; phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai) là 54; thậm chí, xã Kim Nỗ (huyện Đông Anh) là 100…
Sai lầm thường gặp khiến người mắc sốt xuất huyết trở nặng, thậm chí tử vong
Khi mắc sốt xuất huyết, nhiều người cho rằng hết sốt là khỏi bệnh nhưng sau giai đoạn sốt cao lại chính là giai đoạn nguy hiểm nhất." alt="Bốn người ở Hà Nội tử vong vì sốt xuất huyết có điểm chung không thể chủ quan" />
- ·Soi kèo góc FCSB vs MU, 03h00 ngày 31/1
- ·Mới 15 tuổi, trẻ đã viêm loét dạ dày phải cấp cứu
- ·Thêm sản phẩm mận tam hoa Bắc Hà có mặt trên sàn Postmart
- ·Cậu bé 11 tuổi tử vong vì căn bệnh triệu người mắc nhưng ít để ý
- ·Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Tigre, 07h30 ngày 31/1: Lợi thế sân nhà
- ·7 loại thực phẩm gây lão hóa sớm, mọi người đang ăn hàng ngày
- ·Xây dựng chiến lược chuyển đổi số như thế nào?
- ·Tỉnh ủy Thái Nguyên thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh
- ·Nhận định, soi kèo Monza vs Hellas Verona, 21h00 ngày 1/2: Thất vọng cửa trên
- ·Vụ chủ nợ bị sát hại ở Hải Dương: Xác nạn nhân bị đốt, đem vứt ở nhiều nơi
DrAid được chứng nhận bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) FDA - tấm “hộ chiếu quốc tế” cho DrAid
Ngày 2/9/2022, sản phẩm DrAid của VinBrain được FDA công nhận với tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cao. Trên toàn cầu, trước Việt Nam, chỉ có 5 quốc gia là: Mỹ, Isarel, Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc có doanh nghiệp làm sản phẩm AI cho chẩn đoán X-quang đạt chứng nhận khắt khe này của FDA.
Chứng nhận FDA đã được ví như “chiếc vé thông hành” bắt buộc đối với các nhà sản xuất, phân phối thiết bị y tế hay có nhu cầu xuất khẩu sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức khỏe tại các thị trường khó tính nhất toàn cầu. Để đạt chuẩn FDA, các sản phẩm phải vượt qua hàng loạt bài đánh giá chi tiết khắt khe và nghiêm ngặt về chất lượng, để đảm bảo an toàn khi vận hành trong thực tế. Với mỗi lĩnh vực, mỗi lần kiểm định có thể lên đến hơn 1.000 điều tra viên và thanh tra viên cùng hơn 2.000 nhà khoa học.
Với sự chấp thuận của FDA, DrAid - sản phẩm do người Việt làm chủ công nghệ đã được phép kinh doanh hợp pháp tại thị trường Hoa Kỳ. Không chỉ vững bước kinh doanh tại Mỹ, với “bảo chứng” từ FDA, “trợ lý AI” DrAid còn có cơ hội mở rộng kinh doanh trên toàn cầu.
Ông Trương Quốc Hùng - CEO VinBrain bày tỏ: “Đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực liên tục trong suốt 3 năm qua của đội ngũ VinBrain”.
Kết tinh của trí tuệ Việt
Được nghiên cứu từ năm 2019, DrAi đã đạt những thành tựu vượt mong đợi của đội ngũ VinBrain. Phần mềm chẩn đoán hình ảnh y tế của VinBrain hiện sở hữu bộ dữ liệu hàng đầu Việt Nam với 2,263,000 triệu hình ảnh, trong đó 390 nghìn hình ảnh gán nhãn đã nhận được sự đồng thuận của hội đồng các bác sĩ trên 5 năm kinh nghiệm.
Theo VinBrain, các kết quả thực nghiệm cho thấy DrAidhỗ trợ đội ngũ y, bác sỹ tự động sàng lọc 21 bất thường về phổi, tim và xương dựa trên phim X-quang ngực thẳng trong vòng 5 giây với độ chính xác trung bình đạt 91,2%. Giải pháp cũng mang lại hiệu quả với việc hỗ trợ phân loại và khoanh vùng tổn thương ung thư gan trên ảnh CT đạt độ chính xác trung bình trên 95%.
Ứng dụng hiện đang được sử dụng bởi gần 2.000 bác sĩ tại hơn 100 bệnh viện ở Việt Nam, trong đó có thể kể đến: bệnh viện 108, bệnh viên 199, bệnh viện K, bệnh viện Đại học Y - Dược TP.HCM…
“Đến thời điểm hiện tại, DrAid™ đã chứng minh hiệu suất vượt trội khi góp phần tiết kiệm 80-85% thời gian sàng lọc ban đầu và tăng tỉ lệ chẩn đoán chính xác lên đến 25%”, đại diện VinBrain cho biết.
Mới đây, WHO đã ủy quyền cho FINDDX kiểm định DrAid trước khi ứng dụng trên phạm vi toàn cầu. Nếu vượt qua những bài kiểm tra khắt khe từ FINDDX, WHO sẽ chứng thực để DrAid của VinBrain có cơ hội cùng với đội ngũ y bác sĩ giúp đỡ hàng tỉ người bệnh trên thế giới, đặc biệt là tại những nơi mà theo thống kê vẫn có tới 10% bệnh nhân tử vong hoặc tổn thương nghiêm trọng vì bị chẩn đoán sai bệnh.
Trong khi đó, sàn thương mại trí tuệ nhân tạo hàng đầu Ferrum, Hoa Kỳ cũng đã bổ sung DrAid™ vào danh mục các sản phẩm trên nền tảng AI cho X-quang giúp mang lại dịch vụ chăm sóc bệnh nhân chất lượng cao nhất.
Với chứng nhận từ FDA, VinBrain sẵn sàng cho những kế hoạch phát triển lên tầm cao mới, cụ thể là nhân rộng giải pháp ứng dụng AI vào lĩnh vực y tế tại các thị trường mục tiêu gồm: khu vực Đông Nam Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Đây cũng là bước đi ý nghĩa, góp phần khẳng định đẳng cấp của trí tuệ Việt và thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
VinBrain là công ty hàng đầu cung cấp các sản phẩm AI cho lĩnh vực y tế, được đầu tư bởi Vingroup - tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam. Mục tiêu của VinBrain là “giải” những “bài toán” quan trọng và đầy thách thức về BigData, AI, IoT và IoP trong hoạt động y tế nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn cầu.
Tìm hiểu thêm về VinBrain tại: https://vinbrain.net/
Thế Định
" alt="‘Trợ lý sức khỏe AI’ DrAid của VinBrain đạt chứng nhận FDA Hoa Kỳ" />- Theo TS.BS Nguyễn Hải An, Chủ nhiệm khoa Hồi sức, cấp cứu, Viện Bỏng quốc gia, ở một số địa phương hiện nay người dân vẫn còn chữa bỏng bằng cách truyền miện hay sơ cứu bỏng sai cách đều khiến cho tình trạng nạn nhân thêm trầm trọng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Muôn kiểu chữa bệnh theo truyền miệng
Dù truyền thông đã cảnh báo nhiều về cách chữa bỏng cũng như sơ cứu ban đầu cho người bỏng theo cách mách bảo như: Sử dụng một số lá, lấy nước mắm, kem đánh răng, mỡ trăn hoặc đến thầy lang vườn, thậm chí từ cơ sở y tế không có chuyên khoa điều trị bỏng… khi nặng mới đưa bệnh nhân đến Bệnh viện.
Mới đây nhất trường hợp bệnh nhân nam, 35 tuổi, ở Gia Lai, người nhà phát hiện bị bỏng nặng do tự thiêu đã chuyển đến bệnh viện gần nhà. Song, do ở đó không có bác sĩ chuyên khoa, nên đã chuyển ngay bệnh nhân ra Viện Bỏng quốc gia. Tuy nhiên, khi ra đến nơi, chỉ ít ngày, bệnh nhân tử vong sau đó.
TS An chia sẻ: “Đáng lẽ, khi bệnh nhân bị bỏng sâu cả người phải được cấp cứu chống sốc, sau khi ổn định huyết động bệnh nhân mới được chuyển viện, nếu không sẽ biến chứng trầm trọng như nhiễm khuẩn huyết, mất nước và toàn thân, gây tử vong nhanh”.
Gần đây, một bé trai 3 tuổi, người dân tộc, thấy con bỏng nước sôi, gia đình vội vàng chát bùn tro và nước mắm nên người. Sau đó, thấy con trai đau đớn và ngày càng suy kiện do nhiễm khuẩn nặng khi bé có 14kg, sau 15 ngày bị điều trị chỉ còn 7kg, và khi ấy với đưa đến Viện bỏng quốc gia điều trị. Lúc đưa bé vào ruồi nhặng bay theo bệnh nhân vào tận viện và rất tiếng sau mấy tiếng nhập viện, bé đã tử vong. Bs. An cho hay.
Một trường hợp khác là cháu bé 11 tuổi ở Hải Hậu, Nam Định khiến các bác sĩ tại Viện Bỏng Quốc gia không thể quên khi cha mẹ áp dụng chữa bỏng bô xe máy cho con bằng cách lấy cả túi muối đắp lên vết bỏng cho để xát khuẩn.
Gần nửa tháng sau, thấy vết bỏng của cháu bé bị thối rữa, bốc mùi mới chuyển đến Viện Bỏng quốc gia. Do nhiễm trùng nặng, nên cháu phải điều trị và phải phẫu thuật để cấy da.
Đây chỉ là trong nhiểu trường hợp người dân thường sơ cứu bỏng không đúng cách và chữa bỏng theo mách bảo. Mỗi vùng miền có các đặng trưng chữa bỏng riêng, ỏ các địa phương trung du miền núi thường đắp lá cây, cao trăn, ỏ vùng biển thì bà con hay chữa theo mách bảo là đắp muối và tưới nước mắm.
"Đây là cách chữa bỏng không đúng dẫn đến bệnh nhân nặng hơn và thậm chí tử vong". BS. An nói.
Một bệnh nhân bị bỏng đang được điều trị tại Viện Bỏng quốc gia.
Cần sơ cứu bỏng và chữa đúng cách
Mỗi năm, Viện Bỏng quốc gia tiếp nhận trên 100 bệnh nhân bỏng, trong đó, khoảng 20% do sơ cứu ban đầu không đúng cách. Đặc biệt bỏng tăng mạnh vào mùa rét, nhất là bỏng lửa do người già và trẻ em ngã vào đống lửa, có người phải cắt cụt chi.
TS. An cho biết, do mất nước qua vết bỏng, rối loạn vi tuần hoàn nên người bỏng bị sốc rất nặng. Biểu hiện mạch nhanh, tụt huyết áp, khó thở, các chức năng sống suy giảm. Cấp cứu không kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Do vậy, việc sơ cứu ban đầu cho người bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng, giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong, tránh tình trạng bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm.
Khi không may bị bỏng lửa, nước sôi… người thân cần nhanh chóng làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách dùng nước (không phải nước đá, nước trong tủ lạnh hay các loại thuốc dân gian, mê tín dị đoan nào) khoảng 15-20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Nếu bỏng nặng, cần che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạc.
“Tổn thương bỏng hoại tử do do thời gian tiếp xúc với nhiệt lâu, càng gây bỏng sâu. Với trẻ em, khi bỏng rộng trên 10%, người lớn trên 20%, có thể dẫn tới rối loạn toàn thân, dễ dẫn tới sốc bỏng, nếu không cấp cứu hồi sức chống sốc kịp thời chỉ cần quá 6 tiếng thì tình trạng dễ chuyển sang sốc nhược, rất khó hồi phục. Khi suy tạng, khi ấy thiếu ô xy cung cấp cho hệ tuần hoàn, rất dễ dẫn tới tử vong”. BS An nói.
(Theo Sức khỏe đời sống)
Cánh tay người đàn ông thành than khi sưởi ấm tại nhà
- Do ngã vào than củi không biết, toàn bộ cánh tay anh D. bị cháy đen, buộc phải cắt bỏ.
" alt="Dùng nước mắm, mỡ trăn chữa bỏng, bệnh nhân nhập viện" /> Quốc Vinh là bệnh nhân chạy thận ngoại trú tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Quốc Vinh là con trai đầu lòng của vợ chồng anh Lâm, bị suy thận mãn giai đoạn cuối, phải chạy thận định kỳ để kéo dài tính mạng. Kể về hành trình chiến đấu với bệnh tật gian nan và dai dẳng của con trai, anh không giấu được nỗi buồn, bất lực, lại xen lẫn cả sự xấu hổ vì không đủ khả năng chăm lo cho con.
Quốc Vinh được chẩn đoán bị thận ứ nước từ khi mới là bào thai 6 tháng tuổi, nằm trong bụng mẹ. Từ đó đến tận khi con được 2 tuổi, trải qua ca phẫu thuật trào ngược bàng quang niệu quản tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh tình của con mới tạm ổn định.
Dù đã chuẩn bị tâm lý bệnh của con trai có thể tái phát, nhưng sau nhiều năm đi khám, sức khỏe của Quốc Vinh vẫn được duy trì khiến vợ chồng anh Lâm âm thầm hi vọng. Đáng tiếc, mùa hè năm 2019, khi con vừa học hết lớp 5, trong một đợt tái khám, bác sĩ phát hiện bệnh của con đã tiến triển sang suy thận mãn giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo.
“Lúc đó, cả nhà chúng tôi suy sụp lắm. Người ta nói càng hi vọng nhiều thì nỗi buồn càng nhiều. Nhưng con mình đã không may vậy rồi, biết làm sao được”, anh Lâm trải lòng.
Để thuận tiện cho con trai chạy thận tại Bệnh viện Nhi đồng 2, vợ chồng anh Lâm chuyển lên TP.HCM, mướn trọ để tiếp tục làm nghề sửa xe, rồi tranh thủ đưa con vào bệnh viện. Cuộc sống ở thành phố chắt bóp vẫn chật vật, không đủ để trang trải, chữa bệnh cho con, lúc này, chị Uyên, vợ anh lại lỡ kế hoạch, mang bầu lần thứ 3.
Nghĩ rằng đứa nào cũng là con, nếu bỏ cái thai thì tội nghiệp đứa nhỏ, chị đành về quê phụ mẹ già buôn bán vài thứ lặt vặt đặng san sẻ gánh nặng kinh tế cho chồng. Họ chẳng ngờ lần này lại là thai đôi. Ngày đón 2 con út, anh Lâm bần thần, lo lắng cho cuộc sống cả gia đình những ngày tháng tới, nhất là đứa con bệnh tật hiểm nghèo khốn khổ.
Anh Lâm giãi bày: “Hai đứa nhỏ khát sữa khóc ngặt, tiền tôi đi làm mướn đành phải dùng hầu hết cho 2 con. Bé Vinh cũng không còn được chăm sóc tỉ mỉ như trước nữa, nhiều lúc đau xót, thương con vô cùng”.
Năm ngoái, khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, anh Lâm thất nghiệp, buộc phải trả phòng trọ, đưa con về lại Mỹ Tho. Từ đó đến nay, những ngày Vinh chạy thận, con phải dậy từ hơn 4 giờ sáng, 2 cha con chạy xe máy khoảng 2 giờ mới lên đến bệnh viện. Ngày nào cậu bé cũng mệt thừ người. Ấy vậy nhưng cậu bé tội nghiệp chưa từng than vãn với cha mẹ một lời. Con cứ trầm lặng, chịu đựng bệnh tật đày đọa.
Đỉnh điểm năm ngoái, trong một lần sức khỏe kiệt quệ, Vinh bị sốc nhiễm trùng, toàn thân bong tróc như rắn lột da, phải nằm trong phòng cách ly. Người cha nhìn con qua khe cửa, đau xe ruột gan.
Nhiều năm trước, vợ chồng anh Lâm đã phải bán căn nhà cấp 4 được 200 triệu đồng để có tiền chữa bệnh cho Quốc Vinh. Nhưng căn bệnh hiểm nghèo dai dẳng khiến gia đình ngày càng kiệt quệ. Mấy năm nay, dịch bệnh khiến người lao động vốn đã khó khăn, lại thêm giá cả leo thang, anh Lâm cật lực làm việc cũng chẳng lo xuể chi phí cho cả gia đình. Tiền vay nợ ngày càng chồng chất.
“Tôi cũng từng mong mỏi có thể hiến thận để ghép cho con, nhưng chi phí hàng trăm triệu đồng, chẳng có cách nào lo xuể. Giờ đây, tôi chỉ cầu mong con được giúp đỡ để có tiền điều trị bệnh suy thận”, anh Lâm nghẹn ngào nói.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng 2 hoặc anh Lê Huỳnh Quốc Lâm hoặc chị Nguyễn Thị Ngọc Uyên; Địa chỉ: 121/3 Lê Thị Hồng Gấm, khu phố 8, phường 6, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; Điện thoại: 0945021878.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.148 (Bé Lê Nguyễn Quốc Vinh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
Con tai nạn đau đớn gào thét, mẹ đơn thân vét sạch cả gia tài cũng không đủ đóng viện phíĐã 2 tháng 10 ngày kể từ khi Khánh gặp tai nạn, em vẫn chưa tỉnh táo hoàn toàn. Nhiều chỗ xương bị gãy chưa điều trị. Đôi mắt cũng chẳng biết còn nhìn được mấy phần. Chị Bé cứ một mình lê lết, theo con khắp các bệnh viện." alt="Cha nghèo bán nhà vẫn không đủ cứu con bị bệnh thận bẩm sinh" /> - Trần Nguyễn Bảo Ngọc là bé gái đáng thương trong bài viết "Tiếng khóc xé lòng của bé gái 2 tuổi bị ung thư biến dạng khuôn mặt", đăng tải ngày 31/12/2021.
Bảo Ngọc không may phát bệnh đúng thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh tại TP.HCM. Đi khám và uống thuốc cả tháng trời nhưng không đúng bệnh, sau đó, trong một lần đưa Bảo Ngọc đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1, làm các xét nghiệm sinh thiết, bác sĩ chẩn đoán con bị u má trái.
Bảo Ngọc mắc phải căn bệnh ung thư má trái quái ác. Khối u sưng to có thời điểm lồi hẳn ra ngoài, chảy máu và mủ liên tục khiến con thường xuyên thiếu máu. Chỉ vài tháng phát bệnh, đau đớn khiến con ăn uống kém, thường xuyên khóc ngằn ngặt cả ngày đêm. Nhưng bởi con còn quá bé nên chẳng thể nói ra sự đau đớn của mình.
Mắc bệnh đúng mùa dịch, khi cả gia đình đều đã thất nghiệp vài tháng, tiền bạc đã cạn, việc đi lại để khám bệnh càng khó khăn, tốn kém. Không chỉ thế, dù Bảo Ngọc có bảo hiểm y tế 100%, nhưng do bệnh tình đã nặng, phải sử dụng thuốc đặc trị, ngoài danh mục bảo hiểm nên chi phí vô cùng tốn kém. Gia đình chị Thảo nợ nần chồng chất.
Để cứu con, chị phải cầu cứu khắp nơi, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh, ai cũng khó khăn, chẳng thể cậy nhờ. Sau khi hoàn cảnh của gia đình được Báo VietNamNet đăng tải, rất nhiều bạn đọc hảo tâm đã động viên, ủng hộ chi phí chữa bệnh cho Bảo Ngọc.
Đại diện Báo VietNamNet (phải) trao hơn 41 triệu đồng do bạn đọc ủng hộ để người mẹ nghèo trang trải viện phí cho con. Ngoài số tiền 41.634.000 đồng do bạn đọc ủng hộ qua Báo VietNamNet, chị Thảo cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm liên hệ trực tiếp. Sau khi nhận tiền ủng hộ từ Báo VietNamNet, chị thở phào, bởi con gái đã có đủ tiền để trang trải cho những đợt thuốc sắp tới.
Thông qua Báo VietNamNet, chị Thảo gửi lời cảm ơn tới quý bạn đọc hảo tâm đã thương và giúp đỡ cho con gái và gia đình chị trong lúc khó khăn. Chị cũng hứa sẽ dùng toàn bộ số tiền vào mục đích chữa bệnh cho con gái, để không phụ những tấm lòng thảo thơm dành cho con.
Khánh Hòa
Vườn măng cụt chết héo, chồng nghèo lao đao vay tiền cứu vợ vỡ động mạch não
Cái Tết năm nay đối với ông Nguyễn Văn Hy quá đỗi nặng nề, bởi bệnh tình của vợ kéo dài, phải đón năm mới ở bệnh viện. Mà ông cũng chẳng thể nào vay mượn thêm để trang trải viện phí.
" alt="Bé gái 2 tuổi bị ung thư biến dạng khuôn mặt được ủng hộ hơn 41 triệu đồng" />
- ·Soi kèo phạt góc Stuttgart vs PSG, 3h00 ngày 30/1
- ·7 mẹo lái xe khi đường sương mù cực kỳ an toàn, tránh rủi ro
- ·Bắt 3 cán bộ xã ở Đồng Nai liên quan đến khai thác cát lậu
- ·Giao Bộ TT&TT chủ trì xây dựng Chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số
- ·Soi kèo phạt góc Wolves vs Aston Villa, 0h30 ngày 2/2
- ·Bạn đọc VietNamNet hỗ trợ gia đình anh Cao Thành Dũng
- ·Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của 4 món luộc, không phải ai cũng biết
- ·Giá thuê nhà tại Singapore tăng ít nhất 10% trong năm 2023
- ·Nhận định, soi kèo Juventus vs Benfica, 3h00 ngày 30/1: Hòa là đủ
- ·Những tính năng an toàn cần thiết trên xe ô tô mà người dùng cần biết