Tôi năm nay 20 tuổi hiện là sinh viên của một trường đại học trên địa bàn tỉnh, tôi có 1 em trai 15 tuổi. Bố tôi là người đàn ông hiền lành, tốt bụng, chí thú làm ăn và với chị em tôi, bố là người đàn ông vĩ đại nhất nhưng đôi khi bố lại nhu nhược, mềm yếu vì quá yêu mẹ.
Còn mẹ như mọi người nói là một người phụ nữ đa tình, lẳng lơ, chẳng xem bố tôi ra gì. Tuổi thơ của chúng tôi lớn lên bên cạnh những câu chửi chồng của mẹ. Nào là anh là kẻ bất tài vô dụng; kẻ ăn bám vợ con; kẻ ngu đần vô học… mẹ dùng những từ ngữ thô tục, bất lịch sự và xúc phạm nhất để nói với bố, cho dù mẹ chỉ là nhân viên hành chính của một cơ quan nhà nước
Bố có 1 cửa hàng kinh doanh sơn tương đối lớn, kinh tế trong gia đình một tay ông lo hết. Tôi vẫn còn nhớ, đã quá 3 lần mẹ có nhân tình bên ngoài bị bố phát hiện. Tức giận, đau khổ nhưng khi mẹ quỳ xuống xin lỗi thì bố lại bỏ qua. Bố nói để gia đình yên ấm, chị em tôi có đủ cả bố lẫn mẹ, đỡ bị bạn bè chê cười.
Bố chấp nhận tất cả những gì thiệt thòi nhất mà những người đàn ông khác không thể chịu đựng để chị em tôi hạnh phúc, gia đình yên ấm. Chỉ có chừng đó thôi bố trở nên vĩ đại trong mắt chúng tôi cho dù người đời nói bố là thằng đàn ông hèn, nhu nhược.
Lớn lên, khi biết suy nghĩ, tôi vẫn thấy mẹ chẳng quan tâm đến gia đình chồng con, chỉ lo công việc và bạn bè. Chị em tôi chẳng mấy khi nói chuyện với mẹ; tất cả tâm tư tình cảm đều thổ lộ với bố. Bố trở thành người bạn lớn thân thiết của chúng tôi. Nhiều lần tôi phản ứng với mẹ vì những lời nói xúc phạm bố thì bố gạt đi nói “chuyện người lớn con không hiểu được đâu”. Tôi đành im lặng nhưng tôi hiểu thái độ của mẹ là coi thường, kinh thị bố. Tôi ghét mẹ vì điều đó, còn em trai tôi nói, “sau này sẽ không lấy người phụ nữ như mẹ làm vợ”.
Tai họa ập xuống gia đình tôi, bố bị tai nạn qua đời khi đi đưa hàng cho khách. Chị em tôi đau khổ vô cùng khi mất đi bố, mất đi người trụ cột, tâm sự. Còn mẹ, đau buồn đấy nhưng chỉ thoáng chốc. Bố tôi mất chưa đầy tuần, mẹ đã ra ngoài tụ tập bạn bè. Khi tôi góp ý mẹ nói phải đi để giải khuây còn nói chị em tôi cũng vậy, cứ ru rú trong nhà để buồn mà chết à. Tôi thấy nực cười với cách để tang chồng của người phụ nữ mà tôi gọi bằng mẹ. Tôi khinh bỉ, căm ghét người phụ nữ đó biết bao, bà chỉ đem lại đau khổ nhục nhã cho bố con tôi thôi.
Họ tình tứ, ngả nghiêng khi mộ bố tôi chưa xanh cỏ (ảnh minh họa) |
Rồi tôi vừa đi học vừa phải cáng đáng tất cả mọi chuyện trong gia đình, từ chăm sóc em, hương khói và quán xuyến cửa hàng của bố. Còn mẹ tôi cứ tối ngày với những việc không tên bên ngoài. Thấy mẹ tôi đi về sớm tối, mải mê đi chơi, đi hát thâu đêm, hàng xóm xì xào, chỉ trỏ.
Họ thương hại chị em tôi, thương cho bố tôi mới nằm xuống cỏ chưa xanh mộ mà mẹ tôi đã “trổ nghề”. Tôi nghe được những lời đó, góp ý mẹ thì mẹ nói “miếng lưỡi thế gian kệ họ. Ai chết thì chết rồi còn người sống vẫn phải sống tiếp. Cứ ngồi ủ ê, rầu rĩ, xõa tóc thờ chồng thì bố mày có sống lại được không”.
Tôi phát dại khi nghe những lời vô tâm của mẹ, tôi hỏi mẹ trong nước mắt “mẹ có thương chị em con, thương bố không? Mẹ có nghĩ hành động việc làm của mẹ đang xúc phạm vong hồn bố không?”. Thì mẹ ngấm nguýt chửi tôi là trẻ con mà láo, rồi lại lấy xe đi. Giường như bà đi để cho “bõ” những ngày có bố tôi, phải kiêng nể, giữ ý. Có những hôm đi suốt 2 -3 ngày chẳng về nhà. Chị em tôi chán nản, thất vọng và thương bố vô hạn.
Khi bố tôi mất chưa đầy 6 tuần, mẹ công khai đi lại với một người đàn ông, trạc 50 tuổi. Ông ta là sếp của một cơ quan nhà nước, đã bỏ vợ. Và tôi còn nghe đồn mẹ và ông ta cặp kè từ khi bố tôi còn sống. Rồi mẹ ngang nhiên đưa người đàn ông đó về nhà ngủ qua đêm mặc kệ sự phản đối kịch liệt của chị em tôi.
Sự việc chỉ dừng lại khi em trai tôi nói nếu mẹ đưa ông ta về nhà, em sẽ bỏ học đi bụi. Nhưng đến khi bố tôi vừa tròn 49 ngày, mẹ đưa hẳn người đàn ông đó về nhà chung sống, bà mạnh miệng tuyên bố “nếu tôi và em không chấp nhận thì chuyển về quê sống với bà nội”. Hàng xóm dị nghị, chê cười, họ nói bố tôi vô phúc, chết rồi cũng chẳng được yên; nói mẹ tôi lăng loài, đĩ thõa… những lời nói của họ đúng nhưng thật sự quá mức chịu đựng của chị em tôi.
Hai chị em chẳng dám ra ngoài đường vì xấu hổ, ngoài đi học, chúng tôi chỉ quanh quẩn ở nhà và cửa hàng của bố. Nhiều người ác ý còn vào giả mua hàng để hỏi dò thông tin. Em trai tôi chán nản nói muốn bỏ học chuyển về quê sống cùng nội. Nhưng tôi không cho, bởi quê nội xa xôi, tận miền núi, khó khăn đi lại thì học hành kiểu gì. Hơn nữa, nếu hai chị em tôi đi thì ai trông cửa hàng, ai hương khói cho bố.
Để lại cho hai con người ích kỷ đó, liệu bố tôi có nhắm mắt được không. Mấy ngày qua, tôi sợ những lời xì xào bàn tán của hàng xóm, chỉ cần thấy đám tụm năm, tụm ba tôi chột dạ nghĩ họ đang bàn luận chuyện nhà mình. Rồi cúi đầu xấu hổ chui tọt vào nhà đẻ tránh những ánh mắt soi mói, những lời bàn tán. Không hiểu lòng tự trọng, nhân tính, đạo đức của mẹ tôi để đi đâu mà có thể sống như vậy.
Mẹ luôn nói việc mẹ làm không vi phạm pháp luật, để trấn an tôi. Nhưng những việc của bà là trái lễ giáo đạo đức, là xúc phạm vong linh của bố tôi. Cho dù tôi và mẹ đã tranh cãi nhiều lần nhưng mẹ vẫn vậy. Mẹ nói sẽ thuê phòng trọ cho chúng tôi nếu chúng tôi không chấp nhận người đàn ông đó. Có lẽ với chị em tôi sẽ là giải thoát, nhưng với vong hồn bố tôi đó là sự xúc phạm thô bạo.
Họ ngang nhiên tình tự, ngả nghiêng ngay trong nhà của bố, ngang nhiên sống cùng nhau khi bố tôi cỏ chưa xanh mộ. Tôi thấy ai oán cho bố con tôi, sao số phận lại để chúng tôi là con của mẹ. Tôi vừa khinh bỉ bà, vừa coi thường nhưng hơn hết tôi muốn mẹ tỉnh ngộ, dừng những việc làm trái đạo đức đó đi nhưng chẳng có cách nào. Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
(Theo Congluan)
" alt=""/>Bố vừa mất, mẹ đã dẫn tình nhân về nhàNằm trong khuôn khổ sự kiện, buổi tọa đàm "Giao thoa Liên ngành và Văn hóa trong thực hành nghệ thuật và thiết kế sáng tạo" với sự tham gia của giảng viên đồng thời là nhà truyền thông và marketing thời trang Daniel Caulfield-Sriklad cũng mang tới những thông tin về cách nhà thiết kế ứng dụng các phương pháp giao thoa văn hóa và liên ngành trong công việc thiết kế.
Với sự kết hợp giữa thời trang, thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh, xử lý chất liệu... Daniel sẽ chia sẻ cách mà nền tảng văn hóa Thái - Anh quốc đã ảnh hưởng đến định hướng thiết kế của anh, làm phong phú quá trình sáng tạo và mang đến những bộ sưu tập đa văn hóa đầy sáng tạo.
Đỗ Lê
Ảnh: BTC
Bà tôi mất hồi tháng 6 năm ngoái ở tuổi 94. Bà ra đi trong ngày đầu tiên trời ở quê tôi đổ mưa sau một thời gian dài nắng nóng, khô hạn.
Thế nên mỗi khi mưa, những kỷ niệm về bà, về chuyện tình thuần khiết, chân thành, hy sinh của ông bà lại ùa về trong tôi. 70 năm trước, ông bà yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Đó là lần ông đến nhà học nghề với bố của bà. Thời trai trẻ, ông tôi là người ưu tú, có nhiều tố chất nên được bố của bà chọn làm học trò, truyền nghề.
Ngay từ những lần gặp mặt đầu tiên, ông đã phải lòng người con gái dịu hiền, đảm đang, siêng năng của thầy mình. Bà tôi cũng thừa nhận, bà đã yêu ông ngay cái nhìn đầu tiên khi 2 người lần đầu gặp mặt.
Ông bà đến với nhau bằng tình yêu thuần khiết nhất. Cả một đời, bà luôn đứng sau chồng, dành tất cả những điều tốt đẹp nhất cho ông.
Bà luôn dành những đồ dùng tốt nhất, món ngon nhất cho ông. Còn mình, bà sơ sài, giản đơn đến mức “sao cũng được”. Bà yêu ông đến độ đi đâu xa cũng mong ngóng sớm về với ông.
Ông bà tôi lúc còn bên nhau. Cả hai là niềm vui và lẽ sống của nhau. |
Thậm chí, khi già, phải vào bệnh viện trị bệnh, bà cũng đòi nhanh về với ông. Sau này, khi lẫn, bà quên hết mọi thứ, quên cả tên con cháu. Người duy nhất bà nhớ được là ông.
Ông thì khác. Dẫu yêu thương bà hết mực nhưng ông luôn cố giấu tình cảm ấy trong lòng. Thi thoảng, ông vẫn hay lạnh lùng rồi mắng yêu bà.
Thế nhưng những lúc bà ốm đau, ông lại phiền muộn, rơi nước mắt vì lo lắng. Mỗi lần như thế, ông thường động viên: “Cố lên mà sống cho có bà có ông, bà nhé”. Vừa nói, ông vừa rơi nước mắt khiến ai thấy cũng thương.
Đi đâu về, ông cũng cố gắng mua cho bà món quà gì đó, đôi khi chỉ giản đơn là tấm vải, cây lược, món ăn bà thích... Khi phải vào bệnh viện chữa bệnh, ông cũng lo bà không ai trông nom rồi luôn miệng hỏi thăm.
“Người đi không khổ bằng người ở lại”
Thương vợ , suốt chừng ấy năm, ông nấu ăn, giặt giũ và chăm sóc bà còn hơn chăm lo cho bản thân mình. Có lẽ vì thế mà khi bà bệnh, nằm viện, chỉ có ông khuyên, đưa thuốc, đút cơm, bà mới chịu ăn, chịu uống.
Tôi nhớ lần bà bệnh nặng trước khi từ giã cõi đời. Bà cứ từ chối thuốc, không chịu cho bác sĩ tiêm, thậm chí gạt máy thở ra. Chỉ khi chúng tôi nói: “Bà phải uống thuốc cho khoẻ để về với ông” bà mới đồng ý. Thế mới thấy, bà thương yêu ông đến chừng nào.
Thế rồi bà cũng ra đi, bỏ lại ông một mình. Những năm cuối đời, bà đau bệnh suốt. Và, ông luôn là người ở cạnh bên bà. Ngày bà ra đi, con cháu không ai kịp giã từ, chỉ có ông bên cạnh, được nói lời tạm biệt với bà.
Ông bà trong dịp mừng thọ của mình. |
Được tin, tôi từ Hà Nội về quê trong nỗi đau vô hạn. Về đến nhà, tôi vào phòng bà. Đến lúc này, tôi còn không tin bà đã ra đi. Tôi nhìn mặt bà lần cuối. Nỗi đau mất người thân bóp ngẹt tim tôi khiến tôi ước mình có thể ngất đi ngay lúc ấy.
Tôi sang phòng tìm ông. Ông ôm chầm lấy tôi bằng đôi tay run run, đôi chân đứng không vững. Rồi ông òa khóc, nói: “Bà mất bà rồi cháu ạ”.
Tôi đã cố kìm nén nỗi đau, cố không khóc để ông bớt buồn. Nhưng khi nghe câu nói ấy của ông, nỗi đau trong tôi bung vỡ. Hai ông cháu ôm nhau khóc òa.
Ngày gia đình tiễn đưa bà, ông nhốt mình trong nhà và khóc như một đứa trẻ. Tôi chưa bao giờ thấy ông đau đớn, khóc nhiều đến thế. Ông từ chối ra ngoài, ông nhất quyết không đưa tiễn.
Tôi hỏi, ông nói rằng, người đi không khổ bằng người ở lại nên ông không muốn chia tay bà. Thương tiếc bà, ông không ăn uống, ngủ nghỉ suốt mấy ngày liền. Ông khóc nhiều đến khản cổ, mất cả tiếng.
Sau khi bà ra đi, ông lủi thủi một mình. Ông trầm lắng, ít cười nói. Mỗi lần lên phòng thờ, ông vẫn thường nhìn lên di ảnh của bà rồi khóc và nói: “Nhớ lắm, thương lắm nhưng bất lực bà ơi! Sao người đi không phải là tôi”.
Ở bên nhau tận 70 năm nhưng ông bà yêu nhau trọn vẹn đến những phút giây cuối cùng của đời người. Niềm vui của ông bà không phải là vật chất mà đơn giản là được bên nhau, cùng nhau nhìn con cái lớn lên và cùng nhau già đi.
Tình yêu, hôn nhân của ông bà tồn tại, phát triển theo quan điểm “hỏng thì tìm cách sửa, sai thì làm lại”. Thế nên, suốt 70 năm, mối tình ấy vẫn sâu đậm và khiến chúng tôi cảm phục, noi theo.
Đào Thị Linh
Đọc những lá thư tình ba gửi cho mẹ, tôi ngỡ ngàng trước chuyện tình siêu lãng mạn của hai người. Tình yêu ấy khiến tôi tin rằng trên đời có chuyện trọn kiếp chỉ yêu một người.
" alt=""/>Cụ ông 70 năm nấu ăn, giặt giũ cho vợ: Giá mà người chết trước là tôi