当前位置:首页 > Thể thao > Soi kèo góc Girona vs Getafe, 3h00 ngày 15/2 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Bremen vs Hoffenheim, 21h30 ngày 16/2: Chủ nhà tụt dốc
Chia sẻ về lộ trình học của các học viên tại SIC, PGS. TS Trần Đăng Hưng, Trưởng khoa - Khoa học máy tính, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Ban cố vấn chuyên môn dự án SIC, cho biết: “Đối tượng tham dự các khóa học tại SIC là học sinh và sinh viên, hàng ngày các em vẫn phải lên lớp học theo chương trình của nhà trường cố định theo năm học. Vì vậy, việc thiết kế chương trình đào tạo dài thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho người học vừa hoàn thành công việc học tập trên lớp vừa có thể tiếp thu được các kiến thức tại SIC. Mặt khác, đối với đào tạo công nghệ, bên cạnh kiến thức cần hình thành cho người học kỹ năng (lập trình, thiết kế giải thuật, thực nghiệm,…) nên việc thiết kế chương trình kéo dài của SIC theo tôi là phù hợp với thực tiễn”.
Không chỉ mang đến trải nghiệm học tập toàn diện và hiệu quả, lộ trình học dài hạn của SIC còn tạo điều kiện cho học viên kết nối với nhiều người có cùng niềm yêu thích công nghệ trong suốt thời gian học. Đây là cơ hội lý tưởng để học viên giao lưu, chia sẻ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển đam mê.
Nguyễn Vĩnh Huy, một cựu học viên của SIC cho biết nhờ tham gia SIC, em đã quen thêm được rất nhiều bạn mới và gia nhập nhiều cộng đồng về công nghệ, qua đó, học hỏi thêm rất nhiều kiến thức bổ ích để định hình và phát triển đam mê của bản thân.
Cơ hội phát triển nghề nghiệp, mở rộng tư duy
Với kiến thức đào tạo luôn được cập nhật mới nhất, phù hợp với các xu hướng công nghệ trong tương lai, sinh viên ưu tú học SIC sau khi tốt nghiệp có cơ hội được thực tập tại Samsung, rất nhiều học viên khác sau khi tốt nghiệp SIC đều tự tin trở thành nhân viên nòng cốt về mảng IT trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, chương trình học cũng được thiết kế sát với nhu cầu của thị trường lao động. Nhờ đó, học viên sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để nắm bắt những cơ hội công việc hấp dẫn, từng bước thành công trong lĩnh vực công nghệ. Nhiều bạn học viên chia sẻ, sau khi tham dự khóa học tại SIC, em cảm thấy tự tin hơn để bước vào các vòng phỏng vấn xin việc tại những tập đoàn công nghệ, đồng thời, cũng nhận về được những phản ứng tích cực của những nhà tuyển dụng.
Bên cạnh cơ hội nghề nghiệp, khả năng phát triển tư duy cũng được đánh giá là một lợi thế khác dành cho học viên SIC. Điều này đến từ việc môi trường học tập tại SIC đề cao sự năng động và tính sáng tạo, đòi hỏi học viên phải luôn không ngừng phát triển tư duy một cách độc lập và tự tin. Học viên được tham gia vào các dự án thực tế để rèn luyện khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề. Đồng hành cùng học viên, các giảng viên tại SIC cũng luôn khuyến khích học viên không chỉ học kiến thức, kỹ năng công nghệ mà còn đổi mới tư duy, sẵn sàng mang đến những giải pháp sáng tạo cho các thách thức xã hội ngày một lớn.
Ngọc Minh
" alt="Điểm ấn tượng khiến Samsung Innovation Campus thu hút giới trẻ"/>Điểm ấn tượng khiến Samsung Innovation Campus thu hút giới trẻ
Không phải cách dạy, hướng tiếp cận mới quan trọng
Trên thực tế, Nhật Bản và Hàn Quốc từng chịu sự chiếm đóng của Mỹ và các quốc gia này cũng quan tâm sâu sắc đến việc học tiếng Anh, tuy nhiên, vẫn đứng cuối bảng xếp hạng.
Thành công của Philippines là nhờ vào cách tiếp cận học tiếng Anh chứ không chỉ là dạy tiếng Anh. Tiếng Anh không chỉ được dạy trong trường học mà người dân còn được cung cấp một công cụ quan trọng khác để tiếp thu ngôn ngữ: tiếp xúc bên ngoài lớp học, theo nhận định của tờ HuffPost.
Hệ thống giáo dục ở Philippines đóng vai trò then chốt trong việc nuôi dưỡng và nâng cao trình độ tiếng Anh. Từ giáo dục tiểu học đến các cơ sở giáo dục đại học, tiếng Anh đóng vai trò là phương tiện giảng dạy chính.
Các môn học như khoa học, toán học và nghiên cứu xã hội được dạy bằng tiếng Anh, mang đến cho học sinh sự hòa nhập toàn diện với ngôn ngữ. Sự nhấn mạnh liên tục vào giáo dục tiếng Anh này đảm bảo rằng người Philippines phát triển trình độ ngoại ngữ thông thạo cao ngay từ khi còn nhỏ.
Trong khi tiếng Anh giữ vị trí nổi bật trong hệ thống giáo dục, Philippines cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy ngôn ngữ quốc gia của mình là tiếng Filipino. Giáo dục song ngữ là một chiến lược quan trọng nhằm đạt được sự cân bằng giữa trình độ tiếng Anh và Filipino.
Hệ thống giảng dạy song ngữ được triển khai kể từ năm 1974. Trong khuôn khổ đó, các môn học đều được giảng dạy bằng cả tiếng Anh và tiếng Filipino. Sự tích hợp có chủ ý này cho phép học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ nhiều mặt. Khoa học, toán học và nghiên cứu xã hội, cùng với các môn học khác, được giảng dạy dưới dạng song ngữ, giúp học sinh tiếp xúc với từ vựng và sắc thái ngôn ngữ đa dạng trong cả hai ngôn ngữ.
Cách tiếp cận này nhấn mạnh tầm quan trọng của cả hai ngôn ngữ trong việc thúc đẩy giao tiếp hiệu quả, đồng thời vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc. Lợi thế song ngữ trang bị cho người Philippines khả năng xử lý các tình huống ngôn ngữ đa dạng trong một thế giới hội nhập.
Tiếng Anh bắt buộc trong mọi lĩnh vực
Trình độ thông thạo tiếng Anh ở Philippines vượt ra ngoài phạm vi lớp học và thâm nhập vào lĩnh vực chuyên môn. Quốc gia này đã định vị mình là một “ông lớn” trong ngành Gia công Quy trình Kinh doanh (BPO)- việc thực hiện hợp đồng các chức năng hoặc quy trình kinh doanh cụ thể với nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba.
Ngành BPO Philippines đóng góp gần 30 tỷ USD cho nền kinh tế mỗi năm, với khoảng 1,3 triệu người Philippines đã làm việc tại hơn 1000 công ty BPO vào năm 2019, dự báo tăng trưởng 8-10% mỗi năm và nắm giữ 10-15% thị trường BPO toàn cầu.
Trình độ tiếng Anh là một yêu cầu quan trọng để làm việc trong lĩnh vực này vì người lao động Philippines cần tương tác với khách hàng từ các quốc gia nói tiếng Anh. Nhu cầu này đã tiếp tục thúc đẩy cam kết duy trì trình độ tiếng Anh ở mức cao.
Cam kết về trình độ tiếng Anh được thể hiện rõ hơn qua sự phổ biến của các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa. Người Philippines thường xuyên thực hiện các kỳ thi như Kiểm tra tiếng Anh như ngoại ngữ (TOEFL) hay Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế (IELTS) để theo đuổi mục tiêu học thuật và nghề nghiệp.
Ông Jojo Habana- trưởng đại diện IDP Philippines - cơ quan tổ chức kỳ thi IELTS cho biết “Philippines đã được xác định là thị trường trọng điểm trong chiến lược tăng trưởng toàn cầu của IDP”. Theo dữ liệu của IDP, có khoảng 50.000 sinh viên Philippines đang du học ở nước ngoài.
Những bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa này đóng vai trò là tiêu chuẩn, phản ánh nỗ lực của quốc gia này trong việc duy trì tiêu chuẩn cao về trình độ tiếng Anh phù hợp với mức toàn cầu.
Tử Huy
Quốc gia giảng dạy song ngữ, top đầu châu Á về trình độ tiếng Anh
Trong đó, đợt 1 dự kiến tổ chức vào ngày 7/4 và đợt 2 dự kiến tổ chức vào ngày 2/6/. Cổng đăng ký dự thi đợt 1 đã mở, kéo dài đến ngày 4/3. Lệ phí dự thi là 300.000 đồng/thí sinh/lượt. Ngoài 21 địa điểm đã tổ chức trong năm 2023, kỳ thi cũng dự kiến sẽ bổ sung thêm hai điểm thi tại tỉnh: Bình Phước và Tây Ninh.
Đề thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCMgồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, Tư duy logic và Phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề. Thí sinh làm bài trong 150 phút, thang điểm 1.200.
Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực 2024 ĐH Quốc gia TP.HCM thấp đột biến
Nhận định, soi kèo Real Betis vs Real Sociedad, 03h00 ngày 17/2: Tin vào chủ nhà
Gia đình của Sawsan nhận ra rằng con gái sớm có năng khiếu học tập. Vì vậy, cha mẹ đã cho Sawsan học một chương trình giảng dạy sớm hơn thực tế vài năm khi con được giáo dục ở nhà.
Mẹ là người chịu trách nhiệm về việc học của con gái ngay từ những ngày đầu tiên và sau đó chọn một tiến sĩ từ Đại học Brown để dạy kèm con ở nhà. Bà cho biết gia đình luôn cố gắng hết sức để khuyến khích Sawsan phát triển sở thích và năng lực.
“Chúng tôi đã nói chuyện với con về những phát triển mới mà chúng tôi đọc được, chúng tôi cũng cho con nghe Đài phát thanh Công cộng Quốc gia NPR và tìm hiểu về những khám phá khoa học tiên tiến”.
Được biết, cô bé Sawsan mới 9 tuổi đã lấy được bằng tốt nghiệp THPT và vượt qua Bài kiểm tra sẵn sàng cho giáo dục sau trung học (PERT)- một bài kiểm tra xếp lớp mà bang Florida sử dụng để xác định xem liệu một học sinh đã sẵn sàng cho khóa học cấp đại học.
Khi lên 10 tuổi, Sawsan đã tham gia các lớp học trực tiếp tại Cao đẳng Broward. Cô bé bắt đầu học một lớp mỗi học kỳ để có thời gian thích nghi với chương trình giảng dạy nâng cao hơn, nhưng dần đã chứng minh được năng lực thích ứng xuất sắc của bản thân.
Buổi học đầu tiên tại phòng thí nghiệm, giáo sư yêu cầu sinh viên tìm một vật thể và lau nó để tìm vi khuẩn. Tờ Herald đưa tin, trong khi hầu hết học sinh lau bàn hoặc điện thoại di động, Sawsan đã lôi chú gấu bông Ben màu trắng của mình ra và lau chùi nó.
Một người bạn cùng lớp đã bối rối và hỏi tuổi cô bé.
"Mười tuổi", Sawsan trả lời.
“Lúc đầu, mọi người đều giúp đỡ em, gọi em là ‘cưng’, ‘bé yêu’, nhưng đến cuối học kỳ, tất cả các sinh viên trong lớp đều nhờ em giúp đỡ trả lời những câu hỏi", Sawsan nhớ lại.
Ước mơ khai phá trí tuệ nhân tạo y tế
Đại dịch Covid-19 khiến các hoạt động ngoại khóa của Sawsan phải chuyển sang trực tuyến hoặc bị hủy bỏ. Nữ sinh có nhiều thời gian rảnh hơn để tham gia nhiều lớp đại học cùng một lúc.
Năm 2021, Sawsan được nhận vào Đại học Florida. Cha Wesam Ahmed, một bác sĩ tại trung tâm ung thư của Phòng khám Cleveland ở thủ đô Abu Dhabi (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất), mong muốn một ngày nào đó con gái sẽ lối nghiệp cha bước vào lĩnh vực Y học.
“Tôi luôn nói với con gái: Con có thể lái xe với tốc độ 200 dặm một giờ. Nếu con muốn lái xe ở tốc độ 50 thì không sao, nhưng con nên cố gắng lái ở tốc độ 200. Chúng tôi chưa bao giờ ép cháu ngồi học; con làm điều này bởi vì muốn làm điều đó”.
Sawsan bộc bạch: “Các bác sĩ như bố em đã cứu không ít mạng người, nhưng nếu em phát minh ra công nghệ có thể ứng dụng trong y học có thể cứu được nhiều mạng sống cùng một lúc”.
Sinh viên Đại học Florida giải thích rằng bản thân được truyền cảm hứng từ những người phụ nữ dấn thân mạnh mẽ trong lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), cho biết kỹ sư y sinh Andrea Gellatly là một trong những hình mẫu mà em hướng đến.
Khi không đắm mình vào khoa học, Sawsan thích nghệ thuật, nghe nhạc, xem phim Disney và chơi trò chơi điện tử, giống như bất kỳ bạn bè đồng trang lứa.
Sau khi học xong bằng cử nhân, Sawsan dự định sẽ theo đuổi học vị tiến sĩ Y khoa và mơ ước làm việc với trí tuệ nhân tạo trong y học. Cô bé từng đọc một nghiên cứu kết luận rằng trí tuệ nhân tạo có thể chính xác hơn X quang trong việc phát hiện ung thư ở bệnh nhân, vì vậy cô muốn khám phá khả năng đó.
“Hãy nhắm tới các vì sao và đừng đánh giá thấp bản thân. Tâm lý và thái độ sống đó đã đưa em đến đây".
Tử Huy
Cô bé 12 tuổi tốt nghiệp GPA tuyệt đối 4.0, theo đuổi Tiến sĩ Y học
Với nhiều học sinh và giáo viên Trường THPT Nguyễn Huệ, em Huỳnh Ngân Giang không còn là cái tên xa lạ bởi những thành tích đáng nể trong những năm theo học cấp 3 tại trường.
Giang cho biết, năm 14 tuổi, em được các bác sĩ khám và chẩn đoán mắc bệnh viêm màng bồ đào hiếm gặp. Các bác sĩ thông báo, đây là căn bệnh tự miễn về mắt khiến khiến đôi mắt bị mờ, không nhìn thấy rõ mọi vật xung quanh, đặc biệt là chữ in trong sách giáo khoa.
Cũng chính từ thời điểm đó, việc sinh hoạt của em gặp rất nhiều khó khăn, việc học vì thế cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.
Tuy nhiên, với ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch, em không muốn bỏ dở việc học và quyết tâm thi vào khoa Du lịch (nay là trường Du lịch, Đại học Huế).
Vượt qua mọi khó khăn của bản thân để đạt được những thành quả tốt trong 3 năm học THPT, những tưởng cánh cổng trường đại học và ước mơ trở thành một nữ hướng dẫn viên du lịch đang rộng mở trước mắt, oái oăm thay, bước qua những tháng cuối của năm học lớp 12, tình trạng bệnh tình về mắt của em bất ngờ có những chuyển biến nặng.
Những ngày cận kỳ thi Tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 – 2019, trường hợp của em được Hội đồng thi tuyển báo cáo với Bộ GD-ĐT.
Nắm được thông tin đó, Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị riêng cho Giang một bộ đề thi trên khổ giấy A3 để tạo điều kiện giúp em có thể đọc rõ đề thi. Có thể nói, trong kỳ thi lần đó, Giang là thí sinh “đặc biệt” nhất của cả nước.
Liên tiếp những điều bất ngờ sau đó xảy ra, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT em Giang đã đạt được 22,6 điểm khối D và trở thành người có điểm đầu vào cao nhất của ngành du lịch Điện tử khoa Quản lý sự kiện và Công nghệ truyền thông - Trường Du lịch (Đại học Huế).
Nghị lực phi thường
Nói về cơ duyên đến với ngành du lịch Điện tử, em Huỳnh Ngân Giang kể, với 22,6 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2019, em đậu nguyện vọng vào ngành hướng dẫn viên du lịch song dưới sự định hướng của nhà trường, gia đình và nhận thấy bản thân mình chưa phù hợp với ngành đó nên em quyết định chọn học ngành du lịch Điện tử.
“Ngoài ra, qua tìm hiểu, em biết được ở ngành học này, phần lớn em sẽ được làm việc trên máy tính nên sẽ giúp ích cho em rất nhiều bởi lẽ, em có hạn chế về đọc chữ trên giấy, việc dùng máy tính có thể dễ dàng phóng to chữ lên”, Giang chia sẻ.
Được biết, trong 4 năm đại học, căn bệnh viêm màng bồ đào hiếm gặp đã khiến em nhiều lúc rơi vào tuyệt vọng do gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập.
Tuy nhiên, với nghị lực phi thường và để đạt được ước mơ của mình, Giang được các bác sĩ, gia đình động viên để trải qua hai lần phẫu thuật và nhiều lần tiểu phẫu giúp duy trì thị lực.
Điều khiến nữ sinh tuổi đôi mươi lo lắng nhất là sợ sau mỗi lần phẫu thuật, đôi mắt vốn chỉ nhìn được mọi vật đầy hư ảo bỗng chốc tối sầm lại, ước mơ được đi du lịch mọi nơi của em sẽ không thể thực hiện được.
“Thế nhưng, em cảm thấy rất mừng là sau khi phẫu thuật mọi thứ đều ổn, mặc dù khi xuất viện tình trạng mắt của em vẫn khá yếu nhưng còn nhìn thấy ánh sáng, còn được nhìn thấy những người thân yêu bên mình, đối với em như vậy là quá đủ.
Em nghĩ còn nhiều người thiếu may mắn hơn em ở ngoài kia, có người còn chẳng nhìn thấy được gì”, Giang tâm sự.
Điều đặc biệt, mặc dù mang trong mình bệnh tật khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng trong 4 năm học đại học, Giang luôn là sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và nhận được nhiều giấy khen của Đại học Huế. Sau 4 năm học, em cũng đã xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra của ngành với điểm tổng kết trung bình các môn học là 3.88/4.
“Để có thể học tập tốt và đạt được kết quả cao trong 4 năm đại học vừa qua, mục tiêu của em là đi học đầy đủ và không ngừng tự tìm tòi, học hỏi. Môi trường đại học khác với môi trường THPT, dù các môn đại cương hay đến môn chuyên ngành, em đều phải tập trung để đạt kết quả cao nhất”, Giang chia sẻ.
Thầy Lê Văn Hòa, Phụ trách khoa Quản lý sự kiện và Công nghệ truyền thông Trường Du lịch, cho biết, Ngân Giang là một trong số ít các em có học lực đều ở các học phần trong chương trình đào tạo.
“Em Giang có khả năng tự học, tìm kiếm tài liệu và chủ động trong việc tìm hiểu các nội dung mới liên quan đến ngành nghề của mình.
Đồng thời, em cũng tham gia nhiệt tình các hoạt động phong trào của nhà trường và của khoa. Kết quả thủ khoa đầu ra của em là minh chứng cho sự nỗ lực, phấn đấu đáng khích lệ”, thầy Hoà cho biết.
Thí sinh đặc biệt nhất cả nước trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018 hiện ra sao?
Phụ huynh Hà Nội chi chục triệu đặt cọc suất vào lớp 10 đổi sự yên tâm