










Mọi người sẽ bắt gặp phòng thu online đầu tiên này tại tầng 5 Vincom Megamall Thảo Điền, quận 2, Tp.HCM. Nó có hình dạng như một chiếc bốt điện thoại trước đây, và trên đó xuất hiện chữ OKARA với tên gọi phòng thu online.
![]() |
Bên trong phòng thu này khá đơn giản khi rộng chừng một mét vuông gồm hai chiếc ghế với hai bộ micro và tai phone, đèn, loa, một màn hình chính lớn cùng một màn hình nhỏ cảm ứng ở dưới để chọn bài hát.
![]() |
Phòng thu này sẽ thu phí theo gói từ 20.000 đồng với 10 phút đến 100.000 đồng với 60 phút hát, người dùng nạp tiền trực tiếp hoặc thanh toán qua ZaloPay. Mọi người muốn tham gia hát chỉ cần vào phòng thu tiến hành thanh toán tiền theo các gói thời gian, chọn bài hát mình yêu thích và sau đó tự điều chỉnh âm lượng, các hiệu ứng mình mong muốn như hát theo kiểu chuyên nghiệp, tiêu chuẩn, tối ưu hay dễ hát….rồi tiến hành làm “ca sĩ” ngay trong phòng thu này. Mọi người không phải lo lắng khi không thuộc bài hát, bởi phòng thu này hoạt động như một phòng karaoke mini.
![]() |
Theo báo cáo An ninh mạng, phiên bản 22 vừa được Microsoft công bố, hiện nay các tổ chức dịch chuyển lên đám mây nhiều hơn nên tần suất và độ phức tạp của các cuộc tấn công lên người dùng và doanh nghiệp trên đám mây gia ngày càng tăng.
Con số tài khoản người dùng đám mây trên nền tảng Microsoft bị tấn công tăng 300% tính từ quý I/2016 đến quý I//2017.
Cùng đó, số lượng cố đăng nhập tài khoản từ địa chỉ IP độc hại đã tăng 44% cùng kỳ, so với quý I/2016.
Do khó tấn công nên dịch vụ đám mây như Microsoft Azure là mục tiêu lâu năm của những kẻ tấn công và các cuộc tấn công thường có quy mô rất lớn, diễn ra khắp toàn cầu.
Hơn 2/3 các cuộc tấn công vào các dịch vụ Azure trong quý I/2017 là từ địa chỉ IP thuộc Trung Quốc và Mỹ, tương ứng với các con số 35,1% và 32,5%. Triều Tiên đứng thứ ba chiếm 3,1%, phần còn lại là từ 116 các quốc gia và khu vực khắp toàn cầu.
" alt=""/>Số người dùng đám mây bị hacker tấn công tăng đột biếnThe Konami Code có bề dày lịch sử không thua kém bất cứ game nào hay chính bản thân nền công nghiệp game. Ra mắt lần đầu tiên đi kèm với hệ máy Famicom 1986 hay còn gọi là NES (Nintendo Entertainment System), chúng ta vẫn biết tới dòng mã này nhiều nhất qua trò Contra nhưng thực ra, đây không phải tựa game đầu tiên có sự góp mặt của The Konami Code. Lần đầu tiên nó xuất hiện là trong trò Gladius.
Vậy ai đã "phát minh" ra nó và tại sao người đó lại cho vào trong game?
Đó là khi tựa game bắn phi thuyền không gian Gradius lần đầu tiên bước lên hệ máy NES, người chịu trách nhiệm thử nghiệm game, ông Kazuhisa Hashimoto lại không giỏi trò này lắm (không trách ông được, Gradius khá là "khoai"). Với vai trò của một game tester, ông Hashimoto phải hoàn thành trò chơi, để tìm ra các lỗi kĩ thuật, các bug còn tồn tại. Để chơi dễ hơn, ông đưa vào trò chơi một đoạn mã, cho phép tàu của ông có thể có được mọi loại vũ khí, mọi loại năng lực đặc biệt.
Đằng sau dòng mã này chẳng phải là cái gì to tát, theo như ông Hashimoto, "Không có câu chuyện đặc biệt nào ẩn sau dòng mã này cả. Tôi là người duy nhất sử dụng nó, và tôi chỉ đưa vào đó một dòng mã dễ nhớ mà thôi". Hẳn vậy, bởi lẽ Lên–Lên–Xuống–Xuống–Trái–Phải–Trái–Phải–B–A vẫn được nhiều thế hệ sau "khắc cốt ghi tâm".
Khi xong phần thử nghiệm, ông Hashimoto đã quên không tẩy dòng mã trên trước khi tung ra bản chính thức. Thế là đoạn mã vẫn lởn vởn ở đâu đó trong hệ thống trò chơi, trong mọi bản copy được phát hành trên toàn thế giới.
Những đồng nghiệp khác của ông Hashimoto tại Nintendo rất đồng tình với ý tưởng này, việc thử nghiệm game sẽ dễ dàng hơn nhiều lần khi "ăn gian" và dần dần, họ đưa dòng mã ấy vào mọi game đang được phát triển để việc thử nghiệm không tốn quá nhiều thời gian.
Không rõ tại sao, dòng mã nổi tiếng ấy lại bay đến được tới tai game thủ và đưa tới được tay game thủ, họ truyền khẩu cho nhau đoạn mã bí mật này. Konami nhận thấy sự nổi tiếng của đoạn mã này ngày một lớn, họ quyết định đưa The Konami Code vào bản Contra trên NES như một Easter Egg của dòng game Gradius.
Tất nhiên, nếu như bạn còn nhớ, thì hoàn thiện Contra trên NES mà không có Mã Ba Mươi Mạng là cực kì khó khăn (tôi có nhớ mình đã chết ở tên khổng lồ bay nhảy không biết bao nhiêu lần). Konami cũng đã "nhân từ" với game thủ khi vẫn giữ nguyên dòng mã trên ở trong trò chơi.
Sau này, Lên–Lên–Xuống–Xuống–Trái–Phải–Trái–Phải–B–A trở thành bạn đồng hành với Contra khi ấn bản Nintendo Power đầu tiên lên kệ năm 1988. Từ thời điểm đó, game thủ khắp nơi trên thế giới biết tới sự tồn tại của The Konami Code.
Dần dần, nó trở thành một hiện tượng nổi tiếng, có thể coi là một trong những biểu tượng trường tồn của ngành công nghiệp game. Game thủ cũ truyền lại cho game thủ mới, còn hãng Komani tiếp tục đưa đoạn code nổi tiếng này vào những tựa game khác của họ nữa và thậm chí, những hãng game khác cũng làm điều tương tự, để tưởng nhớ tới một trong những tượng đài của ngành game. Tính tới nay, đã có hơn 200 tựa game có dòng mã này.
Và không dừng lại ở đó, phương tiện truyền thông bắt đầu quen thuộc với The Konami Code, người ta đưa nó vào trong bài hát, vào trong chương trình truyền hình, vào phim ảnh và nhiều phương tiện khác. Thậm chí, một website thời trang cũng cho phép bạn nhập mã này, bạn có thể vào đây để thử nghiệm xem nó sẽ làm được gì. Nhớ nhé, Lên–Lên–Xuống–Xuống–Trái–Phải–Trái–Phải–B–A, nhớ ấn cả Enter để nhập mã nhé!
" alt=""/>Bạn có biết đoạn code nổi tiếng nhất trong lịch sử ngành game ?