Siêu máy tính dự đoán Hellas Verona vs Atalanta, 21h00 ngày 8/2
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Bayern Munich vs Bremen, 02h30 ngày 8/2 -
Nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt bỏ lỡ tới 8 năm để ra nước ngoàiTrao đổi tại cuộc tọa đàm chủ đề “Cơ hội nào cho các doanh nghiệp ICT Việt đi ra nước ngoài?” vừa được Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam tổ chức chiều 28/12/2016 tại Hà Nội, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình chia sẻ, 19 năm trước vào dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, FPT đã quyết định đi ra nước ngoài và việc đầu tiên người FPT làm thời điểm đó là treo bandroll cỡ lớn với tiêu đề “Toàn cầu hóa” từ tầng 4 xuống tầng 1.
Theo ông Bình, động lực để FPT toàn cầu hóa đến từ một người bạn Nhật - ông Wada làm ở Bộ METI, tham tán của Đại sứ quán Nhật. Ông Wada cho rằng FPT cần xuất khẩu phần mềm và phải sang Bangalore, Ấn Độ (Bangalore được mệnh danh là Silicon Valley của châu Á – PV) “Ấn Độ đã là cảm hứng để FPT ra nước ngoài. “Sang Ấn Độ hồi đó, tôi đã có cơ hội nói chuyện với Tổng giám đốc Infosys, ông Narayana Murthy. Khi tôi hỏi Murthy rằng liệu doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu phần mềm được không?, câu trả lời của ông là “Tại sao không?” ”, ông Bình chia sẻ.
FPT trong những ngày đầu toàn cầu hóa, theo chia sẻ của ông Bình, đã học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp CNTT khác như: Infosys, Wipro, Cisco và đặc biệt là Tata: “Tôi còn nhớ hồi đó, Phó Chủ tịch Tata đã hướng dẫn rất kỹ cho FPT làm phần mềm xuất khẩu. Ông gần như dẫn dắt, “cầm tay chỉ việc” cho chúng tôi cách làm: từ tuyển dụng, đào tạo, thi cử cho đến chất lượng…”.
“Khi đó có người đã hỏi Phó Chủ tịch Tata tại sao lại vẽ đường để tạo ra cho mình một đối thủ tiềm năng?, ông đã trả lời: Không giúp thì tương lai Việt Nam cũng trở thành là một nhà xuất khẩu phần mềm lớn, thà giúp thì trở thành bạn, thay vì thành thù. Dự báo của lãnh đạo Tata ngày ấy đến nay đã trở thành hiện thực. Thời gian gần đây, các cuộc đầu thầu, cạnh tranh chọn thầu, chúng tôi đều gặp mặt Tata, Infosys, Vipro”, ông Bình kể.
Trong câu chuyện về lịch sử gần 2 thập niên FPT “vươn ra biển lớn”, người đứng đầu FPT cũng cho biết, cố Chủ tịch CMC Hà Thế Minh và ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch đương nhiệm của CMC là những đối tác đầu tiên của FPT khi bắt đầu đưa phần mềm vươn ra thị trường nước ngoài. Ông Bình chia sẻ: “Chúng tôi đã Ấn Độ để học hỏi kinh nghiệm. Từ Ấn Độ trở về, chúng tôi mới lập ra một Hiệp hội để cùng nhau ra nước ngoài, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam -VINASA (nay là Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam)”.
"> -
Ấn Độ quyết không nhượng bộ thêm AppleApple đang hy vọng bán được nhiều sản phẩm hơn tại Ấn Độ để bù đắp sự sụt giảm doanh số bán hàng ở Trung Quốc. Ảnh: Word Press. Năm ngoái, chính phủ Ấn Độ đã có một số nhân nhượng trước Apple và các công ty công nghệ khác. Cụ thể là, New Delhi đã nới lỏng một quy định yêu cầu các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài phải sử dụng các nguồn lực tại chỗ sản xuất ra 30% số sản phẩm được bày bán tại một cửa hàng chính hãng, chẳng hạn như Apple Store tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ hiện tuyên bố sẽ không nới lỏng quy định nói trên cho Apple thêm nữa, vì điều đó sẽ trông giống như nhà chức trách nước này đang nuông chiều các ý nguyện và mong muốn của Quả Táo.
Mới đây, đại gia công nghệ Mỹ này được cho là đã đề nghị Bộ Công nghiệp Ấn Độ giảm thuế nhập khẩu cũng như các nghĩa vụ kinh doanh cho công ty. Song, chính phủ Ấn Độ nhiều khả năng cũng sẽ bác bỏ những yêu cầu này.
Apple hiện đang nắm giữ 2% thị phần smartphone ở Ấn Độ. Dù là thị trường tăng trưởng nhanh thứ hai trên thế giới trong mảng thiết bị thông minh, nhưng tốc độ phát triển kinh tế còn chậm đồng nghĩa với thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ chỉ đạt 3,1 USD/ngày. 70% các smartphone bán ra ở Ấn Độ trong năm 2015 có giá từ 150 USD trở xuống. Vì thực tế đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi mẫu iPhone bán chạy nhất tại nước này là iPhone 5s, có giá bán ra là 300 USD.
Theo một cựu chuyên gia phân tích của ngân hàng Piper Jaffray, Apple có thể tăng thêm 62 triệu người dùng iOS ở Ấn Độ nếu nâng mức đầu tư tại nước này lên ngang tầm mức công ty dành cho thị trường Trung Quốc. Để hiện thực hóa được mục tiêu này, Táo khuyết sẽ cần phải mở nhiều cửa hàng chính hãng trong khu vực. Điều đó sẽ đòi hỏi Apple phải giành thêm được các nhượng bộ từ New Delhi, việc khó có khả năng xảy ra trong hiện tại.
Tuấn Anh(theo Phonearena)
"> -
Cuối năm 2020, 70% dân số trưởng thành của Việt Nam có tài khoản ngân hàngThủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.
Đề án hướng tới mục tiêu tạo chuyển biến rõ rệt về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông tính trên GDP, tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán; Đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, tạo lập cơ chế hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Đồng thời, Đề án còn nhằm thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán giữa cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ; Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh tế.
Một mục tiêu cụ thể của Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 là đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.
Bên cạnh đó, phát triển mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại các điểm bán, nâng dần số lượng và giá trị giao dịch thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ; đến năm 2020 toàn thị trường có trên 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm.
Thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 (100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng).
">