Soi kèo phạt góc MU vs Crystal Palace, 2h00 ngày 27/9
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Farense vs Nacional, 22h30 ngày 9/2: Tận dụng lợi thế -
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020: Facebook cảnh báo nếu tuyên bố thắng cử trước khi kết thúc kiểm phiếuFacebook đang dồn toàn lực cho ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 3/11. Trong số các biện pháp đã chuẩn bị, mạng xã hội sẽ dán nhãn nếu có bất kỳ người nào tuyên bố thắng cử trước khi hết thời gian kiểm phiếu.
Các nhãn cảnh báo ngoài việc thông báo số phiếu bầu đang được kiểm và người thắng cử Tổng thống Mỹ 2020 chưa được quyết định, còn đưa người dùng đến trang kết quả chính thức của Reuters và National Election Pool. Biện pháp áp dụng cho cả Instagram và Facebook.
Trước đó, trang Axios dẫn lời nguồn tin giấu tên cho biết Tổng thống Donald Trump sẽ tuyên bố chiến thắng vào đêm 3/11 nếu ông có vẻ dẫn trước đối thủ Joe Biden. Song Trump bác bỏ thông tin của Axios. Ông xác nhận sẽ cố tìm cách chấm dứt việc kiểm phiếu ngay khi cuộc bầu cử kết thúc. Năm nay, do dịch Covid-19, tỉ lệ bỏ phiếu sớm và bỏ phiếu qua thư đạt mức kỷ lục. Do đó, thời gian kiểm phiếu có thể lâu hơn so với những năm trước.
Ngoài ra, Facebook còn thiết lập trung tâm thông tin bầu cử, mang đến thông tin chính xác về cuộc bầu cử và công ty sẽ dán nhãn bất kỳ nội dung nào tìm cách phủ nhận kết quả bầu cử. Twitter cũng nói dán nhãn tweet tuyên bố thắng cử trước khi có kết quả chính thức.
Du Lam (Theo CNBC)
Những cách cập nhật kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ trên mạng
Năm nay, Google tiếp tục tham gia cập nhật kết quả chính thống của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Khi người dùng tìm kiếm trên Google hoặc hỏi trợ lý ảo Assistant, họ sẽ được cập nhật với dữ liệu do AP cung cấp.
"> -
Những công cụ xử lý và tạo hiệu ứng video nên có trên smartphoneYouCut là ứng dụng xử lý video miễn phí và đa năng, sẽ cung cấp cho người dùng nhiều công cụ hữu ích như cắt một đoạn nội dung trên video, ghép nhiều video làm một, tạo hiệu ứng tua nhanh/chậm trên video, thêm phụ đề lên file video…
Đặc biệt, một tính năng hữu ích của YouCut là cho phép người dùng điều chỉnh để tăng cường chất lượng màu sắc, độ tương phản, sáng/tối, thêm các bộ lọc màu sắc... giúp chất lượng video trở nên tốt hơn. Ứng dụng cũng cho phép người dùng tạo các hiệu ứng động độc đáo và thú vị.
Bạn có thể xóa âm thanh gốc của video và chèn những giai điệu, đoạn nhạc do YouCut cung cấp hoặc lựa chọn file nhạc của bạn để làm âm thanh nền.
Ưu điểm của YouCut là hỗ trợ xuất video sau khi xử lý với chất lượng cao (Full HD) và không chèn thêm các watermark (đóng dấu bản quyền ứng dụng) lên file video sau khi đã xử lý. Ứng dụng cũng có giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt, rất dễ dàng và thuận lợi cho người dùng tại Việt Nam.
Có thể nói, YouCut dường như sẽ đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về biên tập video của người dùng, do vậy đây là công cụ xử lý video nên có trên mọi smartphone. Hiện tại YouCut chỉ có phiên bản dành cho Android, bạn đọc có thể tìm và tải YouCut trên kho ứng dụng Google Play.
Ứng dụng giúp tạo hiệu ứng tua nhanh/chậm trên video
Nhiều smartphone cao cấp ngày nay đều được trang bị tính năng quay video với tốc độ nhanh hoặc chuyển động chậm (slow motion) để giúp làm nổi bật những chuyển động ấn tượng trong một đoạn video nào đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ tiền sở hữu một chiếc smartphone cao cấp và không phải smartphone nào cũng được trang bị tính năng này.
Ứng dụng YouCut đã giới thiệu ở trên có trang bị tính năng điều chỉnh tốc độ cho video, nhưng trong trường hợp bạn cần một ứng dụng chuyên biệt để tạo ra một đoạn video với hiệu ứng tua nhanh hoặc chuyển động chậm, Video Speed sẽ là giải pháp không thể bỏ qua.
Video Speed
là ứng dụng miễn phí, cho phép người dùng dễ dàng tạo ra các hiệu ứng chuyển động độc đáo trên video, bao gồm chuyển động chậm, tua nhanh. Người dùng cũng có thể tùy chọn tắt đi âm thanh hoặc giữ lại âm thanh gốc trên file video sau khi xử lý.
Video Speed cho phép người dùng tua nhanh đoạn video lên gấp 4 lần hoặc chuyển động chậm gấp 1/4 lần so với chuyển động thông thường. Điều này không chỉ giúp đoạn video trở nên độc đáo, mà những hiệu ứng chuyển động nhanh hoặc chậm có thể giúp làm nổi bật những khoảnh khắc trên đoạn video để người xem chú ý hơn.
Hiện Video Speed chỉ có phiên bản dành cho Android, bạn đọc có thể tìm và tải trên kho ứng dụng Google Play.
Một đoạn video với hiệu ứng tua nhanh được tạo ra bởi Video Speed Tạo video với hiệu ứng quay ngược nội dung
Một đoạn video với hiệu ứng quay ngược nội dung có thể giúp bạn tạo ra những khoảnh khắc cực kỳ thú vị và hài hước, chẳng hạn video bạn hút ngược đồ vật nào đó (dù thực tế trước đó là ném đồ vật đi) hoặc video nhảy ngược lên bậc cấp (dù trước đó quay cảnh nhảy từ cao xuống thấp)...
Ứng dụng với tên gọi Reverse Movie FX có thể giúp bạn dễ dàng tạo ra những đoạn video với hiệu ứng tua ngược độc đáo và đầy thú vị. Với ứng dụng này, bạn có thể thực hiện các video “ma thuật” hoặc những màn ảo thuật chỉ bằng tua ngược nội dung của video.
Ngoài khả năng tạo video tua ngược, Reverse Movie FX còn cho phép người dùng thêm các bộ lọc màu sắc, chèn nhạc nền lên file video. Ứng dụng cũng cho phép người dùng xuất ra file đã xử lý với chất lượng cao.
Một ưu điểm của ứng dụng đó là có giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt nên rất dễ dàng và thuận tiện cho người dùng.
Reverse Movie FX có cả phiên bản dành cho cả Android lẫn iOS, người dùng có thể tìm và tải ứng dụng trên Google Play hoặc App Store.
Video “ma thuật” được tạo ra nhờ hiệu ứng tua ngược nội dung
(Theo Dân Trí)
Làm thế nào điện thoại và ứng dụng biết được vị trí của bạn?
Nếu điện thoại của bạn bị thất lạc hoặc mất trộm, bạn có thể sử dụng tính năng này để tìm lại. Bạn cũng có thể chia sẻ vị trí của mình với bạn bè, gia đình và thậm chí là cả một số ứng dụng và trang web.
"> -
Hệ thống hỗ trợ người cứu trợ vùng lũ miền Trung đã được ra mắt tại địa chỉ https://hotronguoicuutro.inhandao.vn với 3 chức năng đã hoàn thiện. Đến nay, hệ thống hỗ trợ người cứu trợ vùng lũ miền Trung đã được ra mắt tại địa chỉ https://hotronguoicuutro.inhandao.vn. Kết thúc giai đoạn 1, triển khai từ ngày 24/10/2020 đến 31/10/2020, hệ thống đã cung cấp các công cụ hỗ trợ cập nhật, xác minh thông tin địa chỉ cần cứu trợ lên bản đồ cho phép người cứu trợ tra cứu nhận thông tin và có thể ủng hộ trực tiếp đến từng hộ dân.
Cụ thể, 3 chức năng đã được hoàn thiện trên hệ thống hỗ trợ người cứu trợ vùng lũ miền Trung (https://hotronguoicuutro.inhandao.vn) gồm: Bản đồ các hộ dân cần cứu trợ (bước đầu đã có 3.000 hộ dân), mỗi hộ dân có kèm hình ảnh và thông tin đầu mối liên lạc, những thông tin ban đầu về nhu cầu cần cứu trợ; Công cụ để mọi người có thể đưa thông tin cần cứu trợ lên hệ thống, sau đó dự án sẽ xác mình nhằm bảo đảm thông tin chính xác; Công cụ ủng hộ trực tiếp tiền mặt và hàng hóa.
Ông Nguyễn Thế Trung, thành viên đội tình nguyện viên Hỗ trợ điều phối thông tin cứu trợ cho biết, ngay trong giai đoạn 1, dự án đã nhận được sự tư vấn từ các cá nhân, tổ chức có kinh nghiệm cứu trợ như Hội Chữ Thập Đỏ, dự án cuuhomientrung.info; hỗ trợ từ các tổ chức như: MB Bank hỗ trợ chuyển tiền miễn phí, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) hỗ trợ chuyển tiền mặt và hàng miễn phí, một số hãng vận tải hỗ trợ các chuyến xe miễn phí cũng như sự sẵn sàng kết nối từ chính quyền, tổ chức tại các địa phương bị ảnh hưởng.
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2 kéo dài từ nay đến 8/11/2020, dự án đặt mục tiêu tiếp tục nhập và xác minh các hộ dân cần cứu trợ, đồng thời có thêm chức năng bản đồ cứu trợ nhằm hỗ trợ kết nối các nhóm cứu trợ đến với các địa phương. Sau giai đoạn 2, dự án sẽ tiếp tục tìm hiểu nhu cầu của hai bên người cứu trợ và người cần cứu trợ để bổ sung những chức năng cần thiết.
Kêu gọi sự chung tay của cộng đồng tình nguyện viên
Để hệ thống có thêm dữ liệu và tiếp tục triển khai chức năng mới hiệu quả trong các giai đoạn tiếp theo, Đội tình nguyện viên Hỗ trợ điều phối thông tin cứu trợ vừa có thư ngỏ gửi tới các tình nguyện viên trong cả nước.
Trong thư, nhóm hỗ trợ điều phối thông tin cứu trợ nhấn mạnh, tất cả các lực lượng cứu trợ đều rất cần thông tin cập nhật, chính xác về những địa chỉ, hoàn cảnh cần giúp đỡ và cả thông tin những gia đình, cá nhân đó đã được giúp đỡ đến đâu? Cần tiếp những gì? Nhiều người muốn được biết đóng góp của mình đã đến được nơi, được người cần giúp đỡ chưa? Toàn xã hội cũng cần được biết nguồn lực cứu trợ, đóng góp của cộng đồng được phân bổ như thế nào để đảm bảo an toàn, kịp thời, thiết thực, công bằng, minh bạch; tránh vừa bỏ sót vừa chồng chéo, tránh lãng phí, thậm chí tiêu cực.
“Cả nước đang hướng về khúc ruột Miền Trung nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện trực tiếp lao vào vùng lũ lụt để cứu hộ, cứu trợ an toàn, hiệu quả. Ngoài việc tham gia quyên góp, mỗi người còn có thể làm một việc ý nghĩa để giúp đồng bào. Đó là cùng với Nhóm tình nguyện viên thực hiện chiến dịch “Hỗ trợ người cứu trợ - Hướng về khúc ruột Miền Trung”. Mấy ngày qua, nhóm đã khởi động việc cập nhật được hàng ngàn địa chỉ cần hỗ trợ và chuẩn bị sẵn sàng công cụ để cộng đồng cùng tham gia”, nhóm hỗ trợ điều phối thông tin cứu trợ chia sẻ.
Cũng trong thư gửi các tình nguyện viên trong cả nước, nhóm thực hiện chiến dịch “Hỗ trợ người cứu trợ - Hướng về khúc ruột Miền Trung” kêu gọi sự tham gia của các tình nguyện viên, trước hết là đội ngũ tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ, đội ngũ giáo viên, đội ngũ Đoàn thanh niên ở vùng lũ lụt vào việc cung cấp thông tin về những địa chỉ, đối tượng trên địa bàn cần sự trợ giúp cũng như thông tin về sự trợ giúp họ đã nhận được. Để báo tin về những trường hợp cần giúp đỡ sau bão lũ, các tình nguyện viên bấm vào đây và điền thông tin.
Bên cạnh đó, nhóm điều phối thông tin cứu trợ cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân đã, đang và có mong muốn tham gia cứu trợ, trợ giúp đồng bào vùng lũ lụt hãy tham gia “Cộng đồng Cứu trợ Thiên tai Việt Nam” để cùng chia sẻ và trợ giúp lẫn nhau. Các cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia tại đây.
“Được cộng đồng ủng hộ, tham gia đông đảo thì không chỉ trong đợt lũ lụt ở miền Trung này mà quan trọng nhất là sau khi lũ lụt rút đi, hệ thống cũng được duy trì, mở rộng để các hoạt động cứu hộ, cứu trợ trong tương lai hiệu quả hơn”, thư của nhóm điều phối thông tin cứu trợ nêu rõ.
Vân Anh
Hình ảnh siêu bão Goni bẻ dàn đèn khổng lồ sân vận động gây sốc
Siêu bão Goni đã bẻ gẫy dàn đèn khổng lồ trong sân vận động của Philippines vào sáng 1/11 khi nó đổ bộ vào nước này với sức gió hơn 225km/h.
"> Ra mắt hệ thống công nghệ hỗ trợ người cứu trợ vùng lũ miền Trung