Hệ thống làm mát mới sử dụng các cấu trúc tiên tiến và luồng khí được tối ưu hóa để loại bỏ nhiệt từ bên trong vũ khí laser, đồng thời giảm thiểu nhiễu loạn và rung động và cải thiện độ sạch của gương. Theo các nhà nghiên cứu, nó có khả năng thay đổi đáng kể bộ mặt của chiến trường khi kéo dài thời gian giao tranh, tăng phạm vi và thiệt hại, đồng thời giảm hậu cần và chi phí.
“Thật không may, 60 năm đã trôi qua và trong khi nhiều loại laser khác nhau đã được phát triển, thì việc ứng dụng các hệ thống laser năng lượng cao vẫn chưa thành công”, Yuan cho biết.
Tại Mỹ, một số dự án nổi tiếng nhất về vũ khí laser đề đã chứng minh hiệu quả trong thử nghiệm, song đã bị hủy bỏ với lý do kích thước và trọng lượng lớn của hệ thống laser. Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc nói rằng, lý do thực sự là do “sức mạnh hủy diệt của chúng không đáp ứng kỳ vọng”.
Tầm bắn hiệu quả tối đa của những vũ khí này chỉ là vài km. Nhóm của Yuan cho biết, để cải thiện sức mạnh hủy diệt của chùm tia, "cần có thời gian hoạt động liên tục dài hơn".
Nguyên lý hoạt động của vũ khí laser
Bên trong vũ khí laser, một chùm tia năng lượng cao được tạo ra thông qua một quá trình gọi là phát xạ kích thích. Quá trình này bao gồm việc kích thích các nguyên tử hoặc phân tử trong môi trường khuếch đại, chẳng hạn như tinh thể hoặc khí, lên trạng thái năng lượng cao hơn.
Khi các nguyên tử hoặc phân tử bị kích thích này trở về trạng thái cơ bản, chúng phát ra các photon, sau đó được khuếch đại thông qua quá trình phản hồi quang học để tạo ra chùm tia laser năng lượng cao.
Hệ thống điều khiển chùm tia chịu trách nhiệm định hướng và kiểm soát chùm tia laser, thường thông qua việc sử dụng gương và thấu kính. Hệ thống này phải có độ chính xác và ổn định cao, vì ngay cả những độ lệch hoặc rung động nhỏ cũng có thể khiến chùm tia lệch khỏi đường đi đã định.
Nhưng khi chùm tia laser đi qua không khí, nó làm nóng khí trên đường đi của nó, khiến khí giãn nở và tạo ra luồng khí hỗn loạn.
Sự hỗn loạn này có thể khiến chùm tia phân tán và biến dạng, làm giảm hiệu quả và độ chính xác của nó. Ngoài ra, khí nóng có thể khiến gương và thấu kính trong hệ thống bị nhiễm bẩn, dẫn đến hiệu suất giảm và tuổi thọ ngắn hơn.
Trong một số trường hợp, các hạt ô nhiễm lớn hơn cháy trên gương thậm chí có thể khiến chúng bị nứt hoặc hư hỏng, làm giảm đáng kể tính thực tiễn và độ tin cậy của vũ khí laser năng lượng cao, theo các nhà nghiên cứu.
Công nghệ làm mát
Nhóm của Yuan đã phát triển một bộ điều hòa đường dẫn chùm tia bên trong - một hệ thống thổi khí qua vũ khí để loại bỏ nhiệt thải và cải thiện độ sạch của khí.
Nó được thiết kế nhỏ gọn và hiệu quả, tập trung vào việc tối ưu hóa luồng khí và giảm thiểu kích thước và trọng lượng. Bộ phận này bao gồm một nguồn, bộ trao đổi nhiệt, hệ thống kiểm soát lưu lượng khí và hệ thống phun/hút khí.
Nguồn khí cung cấp nguồn khí sạch, khô cho hệ thống, sau đó đi qua bộ trao đổi nhiệt để làm mát xuống nhiệt độ mong muốn. Hệ thống kiểm soát lưu lượng khí điều chỉnh lưu lượng khí, đảm bảo khí được cung cấp ở nhiệt độ và thời gian lưu trú chính xác để đạt được quang sai nhỏ gần như tĩnh.
Hệ thống phun/hút khí có nhiệm vụ phun khí vào đường dẫn chùm tia bên trong của hệ thống laser và loại bỏ khí sau khi khí đi qua.
Một trong những thách thức chính là đảm bảo luồng khí đạt được hiệu ứng làm mát và làm sạch mong muốn. Điều này đòi hỏi phải thiết kế và thử nghiệm cẩn thận hệ thống kiểm soát lưu lượng khí, cũng như hệ thống phun/hút đưa khí đến đường dẫn chùm tia bên trong.
Một thách thức khác là làm cho hệ thống nhỏ gọn và hiệu quả đủ để có thể sử dụng trong các ứng dụng thực tế. Cần có các thiết kế cải tiến như cấu trúc khí nén tiên tiến, tối ưu hóa lưu lượng của từng đường dẫn, tích hợp bộ phun/hút với phần chùm tia và đường ống đơn giản hóa.
Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống làm mát có thể gây ra các vấn đề mới như nhiễu loạn và rung động có thể ảnh hưởng đến chất lượng chùm tia nếu không được chế tạo đúng cách. Ví dụ, việc thổi khí qua đường dẫn chùm tia bên trong có thể tạo ra nhiễu loạn và rung động có thể ảnh hưởng đến độ ổn định và chất lượng của chùm tia laser.
Trung Quốc đã và đang phát triển vũ khí laser năng lượng cao để tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các mục tiêu như máy bay không người lái, tên lửa và máy bay. Những vũ khí này có ưu điểm là có thể tấn công mục tiêu với tốc độ ánh sáng, khiến chúng trở nên cực kỳ hiệu quả đối với các mục tiêu di chuyển nhanh.
(Tổng hợp)
Tương lai vũ khí laser trong cuộc chiến chống droneCác hệ thống vũ khí laser không chỉ đóng vai trò phòng thủ trước các mối đe dọa truyền thống như tên lửa mà còn được đánh giá cao trong khả năng chống lại các thiết bị bay không người lái (UAV/drone)." alt=""/>Đột phá mới trong công nghệ làm mát kéo dài thời gian tác chiến của vũ khí laserSáng nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới dự lễ khai giảng tại Trường Chuyên Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Cùng với học sinh cả nước, hơn 2,2 triệu học sinh Hà Nộichính thức bước vào năm học mới 2022-2023. Các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đều đã chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất và nguồn lực giáo viên, sẵn sàng bước vào năm học mới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã tới dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ những tình cảm, suy nghĩ của mình đến tất cả các cháu học sinh, thầy cô và phụ huynh để cùng nhau thực hiện lời dạy và tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” và “Trung thu trăng sáng như gương - Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.
Người đứng đầu Chính phủ mong nhà trường, thầy cô, quan tâm và thực hiện được 3 cân bằng cho các cháu, đó là học - chơi - ăn ngủ; mong các bậc cha mẹ phối hợp chặt chẽ, chia sẻ với nhà trường, thầy cô để dạy dỗ và chăm sóc các cháu.
Tại Trường THPT Trương Định (thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang), lễ khai giảng năm học 2022-2023 có sự tham dự của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - ông Nguyễn Trọng Nghĩa.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ niềm vui mừng khi về dự lễ khai giảng tại chính ngôi trường mà ông từng có những năm tháng học tập, gắn bó; Đồng thời chúc cho tập thể sư phạm ngành GD-ĐT tỉnh Tiền Giang nói chung, Trường THPT Trương Định nói riêng đạt thắng lợi trong năm học mới.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định Đảng và Nhà nước luôn coi trọng việc đầu tư cho giáo dục. Những thành tựu của đất nước đạt được trong thời gian qua có sự đóng góp to lớn của ngành giáo dục đào tạo.
Tại TP.HCM,hơn 1,6 triệu học sinh dự lễ khai giảng sau 2 năm dịch Covid 19 không thể tổ chức trực tiếp. Các nhà giáo, học sinh hân hoan đón ngày mở đầu năm học sau nhiều ngày mong chờ.
Sáng nay, Phạm Gia Hân, học sinh lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn có mặt tại trường từ sớm. Gia Hân sẽ là đại diện dẫn lớp 10A14 vào trường.
"Năm ngoái chúng em đón khai giảng trực tuyến nên năm nay, được tham dự trở lại lễ khai giảng ở trường, cảm xúc trong em rất khác lạ và có chút bồi hồi" - Hân chia sẻ.
Đầu năm học mới, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay ngành giáo dục sẽ tập trung xây dựng và thực hiện 14 nhiệm vụ theo phương châm “Đoàn kết kỷ cương, chủ động, sáng tạo, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục”. Trong đó tiếp tục tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo; tăng cường các điều kiện đảm bảo và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học trực tuyến, trên truyền hình và kiểm tra, đánh giá. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông cũng như kiểm tra công tác đầu tư, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục ngoài công lập nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của các cơ sở...
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nhấn mạnh sẽ tăng cường hội nhập quốc tế, mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế, tổ chức ngoại giao, tổ chức đơn vị giáo dục quốc tế có uy tín trên cơ sở phát huy tối đa năng lực trong năm học mới. Đồng thời chú trọng tăng cường năng lực Tiếng Anh cho người dạy và người học, tạo lập môi trường Tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, nghề nghiệp. Thu hút học sinh, sinh viên quốc tế và giáo viên, giảng viên quốc tế học tập và giảng dạy…
Clip: Màn đón học sinh lớp 1 vào năm học mới của Trường Tiểu học-THCS-THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội)
Tại Thanh Hóa, thời tiết mát mẻ trong ngày khai giảng. Năm nay, Thanh Hóa có hơn 914 nghìn học sinh các cấp. Lễ khai giảng được tổ chức theo hình thức tập trung tại sân trường và thực hiện các biện pháp phòng, chống, dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Riêng đối với cấp học Mầm non tổ chức khai giảng cho trẻ mẫu giáo tại sân trường, nhà trẻ tại các nhóm lớp; tổ chức các hoạt động vui chơi tạo không khí vui tươi đón trẻ đến trường.
7h30 sáng nay, các cấp học từ mầm non đến THPT của Hải Phòngđồng loạt làm lễ khai giảng. Năm nay, toàn thành phố có 450 nghìn học sinh. Thành phố yêu cầu phần lễ không quá 35 phút còn phần hội thì tuỳ điều kiện của trường. Riêng cấp học mầm non thì linh động về mặt thời gian.
Do lễ khai giảng triển khai khi Tết trung thu đang đến dần nên nhiều trường ở Hải Phòng đã tổ chức kép vừa khai giảng vừa vui Tết trung thu cho học sinh. Chương trình diễn ra sôi động với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc và các món quà ý nghĩa cũng được gửi tặng các cháu đến dịp này.
Hôm nay, sau 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19, hơn 275.000 học sinh Đà Nẵnglại được trực tiếp tham dự lễ khai giảng năm học mới.
Để đảm bảo phòng chống dịch, nhiều trường tại Đà Nẵng yêu cầu phụ huynh chỉ đưa con đến cổng trường, không được vào bên trong. Buổi lễ khai giảng tại diễn ra ngắn gọn trong thời gian 30 phút.
Năm học này, Đà Nẵng tiếp tục hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông. Đây là năm học thứ 3, TP triển khai chính sách này.
Hơn 354 nghìn học sinh trong 793 trường trên địa bàn tỉnh Quảng Namsáng nay cũng đã tới trường tham gia lễ khai giảng năm học 2022-2023.
Sáng 5/9, Khánh Hòanắng nhẹ. Phụ huynh từ sớm đã chở con em trong đồng phục chỉnh tề tới trường dự lễ khai giảng. Ở các ngã tư, cảnh sát giao thông được tăng cường, điều tiết xe để tránh ùn tắc.
Tại các huyện miền núi của Khánh Hòa, lễ khai giảng năm học mới cũng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Tại trường Tiểu học và THCS Cầu Bà (huyện Khánh Vĩnh). Được gặp lại bạn sau kỳ nghỉ hè, nhiều học sinh túm tụm lại trò chuyện, kể nhau nghe những việc đã làm trong thời gian nghỉ. “Tụi em chỉ nói chuyện qua mạng xã hội, suốt mùa hè chỉ gặp các bạn một hai lần, nên giờ thấy rất vui”, Hà Anh, nữ sinh lớp 9 nói và chia sẻ sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng tất cả mọi người.
Năm học này, cả tỉnh có 291.000 học sinh và gần 22.000 cán bộ, giáo viên.
Ngày 5/9/2022 này, ngành giáo dục bước vào năm học mới khi những dư âm của năm cũ vẫn khiến những người trong ngành tự hào.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết: Năm học 2021-2022 được triển khai trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động của ngành. Nhiều nhiệm vụ quan trọng không thể tiến hành theo đúng kế hoạch, ảnh hưởng tới phát triển đội ngũ, tài chính, việc dạy, học và đảm bảo chất lượng giáo dục; tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ nhà giáo, trẻ em, học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh. Trong bối cảnh đó, ngành giáo dục đã linh hoạt ứng phó, chuyển trạng thái hoạt động, hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ của năm học.
Năm học 2021-2022, chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020.
Kết thúc đợt thi Olympic khu vực, quốc tế năm 2022, các đội tuyển đều đạt thành tích vượt trội và dư luận xã hội đánh giá cao, với: 12 Huy chương Vàng, 11 Huy chương Bạc, 9 Huy chương Đồng; 05 Bằng khen. Đặc biệt, đội tuyển Olympic Toán học Quốc tế, có một học sinh đạt điểm tuyệt đối 42/42 điểm.
Một trong những nhiệm vụ đã được toàn ngành triển khai tích cực trong năm qua, là tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Bộ GD-ĐT đã tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các nghị định, đề án, kế hoạch, trong đó đã phân công và tăng cường vai trò, trách nhiệm của các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương trong quản lý và phát triển giáo dục đào tạo...
Lễ khai giảng đã trở lại như trước, nhưng những bộn bề của giáo dục cũng đã được "bày" cả ra.
Trong đó, tới thời điểm này, việc thiếu giáo viên vẫn đang rất nan giải ở không ít địa phương trong cả nước. Cho dù các nhà trường và địa phương đã tìm các phương án sắp xếp đội ngũ giáo viên cho năm học 2022-2023 nhưng không ít nhận định cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng dạy học.
Theo lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, năm học này vừa triển khai trong thực tế đối với lớp 3, 7, 10, đồng thời chuẩn bị chương trình ở lớp 4, 8, 11 và triển khai ngay việc biên soạn và chuẩn bị cho 3 năm còn lại. Tuy nhiên, Chương trình Giáo dục phổ thông mới ở lớp 10 đã có sự thay đổi vào giờ chót, khi chỉ cách đây hơn một tháng, Bộ GD-ĐT đã ra điều chỉnh Lịch sử trở thành môn bắt buộc và có sự thay đổi trong phương án giảng dạy các môn lựa chọn... Điều này đã gây xáo trộn ít nhiều đối với sự lựa chọn của học sinh cũng như kế hoạch bố trí giáo viên của nhà trường...
Trong thông điệp gửi tới toàn ngành nhân dịp năm học mới 2022-2023, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: "Một năm học mới đã bắt đầu trong tình hình mới, dịch bệnh đã được kiểm soát. Tuy nhiên, những việc ngành Giáo dục phải làm phía trước vẫn còn đầy thách thức.
Thách thức của việc khắc phục hậu quả rất nặng nề của dịch bệnh để lại. Thách thức của việc đổi mới giáo dục phổ thông. Thách thức của việc nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục đại học. Thách thức của việc phổ cập. Thách thức của việc đưa trẻ đến trường trên phạm vi cả nước. Thách thức của sự vượt lên chính mình để khẳng định chất lượng giáo dục và đào tạo và tăng cường, tạo dựng thêm niềm tin về phía xã hội vẫn luôn là thách thức rất lớn đối với toàn ngành".
Ông Sơn bày tỏ mong muốn "Toàn thể lực lượng giáo viên ra sức cố gắng, phấn đấu hoàn thiện bản thân và đổi mới sáng tạo để hoàn thành thật tốt công cuộc đổi mới. Cũng mong toàn thể học sinh hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ học tập, tu dưỡng để đạt đến các mục tiêu trở thành công dân tốt, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Và rất mong các qúy vị phụ huynh hết sức chia sẻ với những khó khăn của của ngành Giáo dục để có sự đồng hành, hỗ trợ đối với ngành mang đến kết quả giáo dục tốt nhất, góp phần phát triển đất nước trong tương lai".
Những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2022-2023 1. Bộ GD-ĐT tiếp tục hoàn thiện thể chế, tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý 2. Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh 3. Tăng cường công tác chính trị đối với nhà giáo và học sinh, sinh viên 4. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp 5. Thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục 6. Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên 7. Triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10 8. Xây dựng quy hoạch mạng lưới và đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học 9. Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành 10. Hội nhập quốc tế trong giáo dục 11. Đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trong toàn ngành 12. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục |
Nhóm phóng viên
Đoàn Thái Lan đã giành tới 3 chiếc cúp vô địch, trong khi chiếc cúp vô địch còn lại thuộc về Singapore. Đây cũng là hai đội dẫn đầu trong 3 ngày thi đấu trước đó.
Nicklaus Chiam giúp Singapore có một cúp vô địch. Ảnh Duy Dương |
Ở ngày thi đấu cuối, trời nắng nóng đã ít nhiều ảnh hưởng tới phong độ của các đội. Singapore thi đấu không xuất sắc như 3 ngày trước, nhưng với việc 3 golfer Nicklaus Chiam (Even Par), Low Wee Jin (Even Par) và Donovan (-1) chơi khá ổn định, đã giúp đội tuyển Quốc đảo Sư tử giành vượt qua Thái Lan 2 gậy để giành chiến thắng.
Chiến thắng này thực sự có ý nghĩa với Singapore, khi chặn đứng chuỗi 5 năm liên tiếp vô địch của Thái Lan. Đây cũng là chức vô địch thứ 5 Singapore trong lịch sử tham dự giải đấu có truyền thống gần 60 năm.
Niềm vui sướng của các VĐV trẻ Singapore. Ảnh Duy Dương |
Đặc biệt, golfer Nicklaus Chiam đã giành cúp vô địch cá nhân tại giải, với điểm số rất ấn tượng là -13.
Việc Singapore giành 1 cúp vô địch khiến Thái Lan không còn thống trị hoàn toàn giải đấu. Đội tuyển xứ Chùa vàng giành 3 cúp vô địch ở giải này là Lion City Cup, Santi Cup và Kartini Cup.
Việt Nam có giải đấu cọ xát chất lượng chuẩn bị cho SEA Games. Ảnh Duy Dương |
Trong khi đó, với mục tiêu học hỏi, cọ xát, ở lần đầu tiên đăng cai giải đấu, chủ nhà Việt Nam kết thúc với thành tích tốt nhất thuộc về đội tuyển Lion City Cup với vị trí thứ 5. Ở tuyển Việt Nam, golfer Đặng Quang Anh là người giành thành tích tốt nhất: +15 gậy sau 4 vòng đấu.
Giải kết thúc thành công. Ảnh Duy Dương |
Ông Phạm Thành Trí – Phó Tổng thư ký Hiệp hội golf Việt Nam nói: "Đây là cơ hội để các VĐV Việt Nam cọ xát với các đội của Đông Nam Á trên chính sân nhà của mình. Các gương mặt tại giải tiếp tục được đầu tư để có sự chuẩn bị tốt nhất cho SEA Games 30 diễn ra tại Philippines".
BXH Lion City Cup - bảng đấu Việt Nam có thành tích tốt nhất |
Bằng Lăng
" alt=""/>Kết quả giải golf đồng đội nghiệp dư Đông Nam Á 2019