Là một nhà giáo có nhiều năm gắn bó với ngành cả ở vai trò người giáo viên lẫn vị trí quản lý, ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định hiện nay việc nói tục, chửi thề trong giới trẻ hiện nay nói chung và trẻ em nói riêng là một biểu hiện kém văn minh, kém văn hoá, một tật xấu trong giao tiếp. Việc này cần được uốn nắn, sửa chữa, khắc phục."Trên thực tế hiện nay, việc nói tục, chửi thề đã thành thói quen, khá thông dụng ở một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ, đặc biệt là khi ra khỏi nhà, rời khỏi trường, lớp, giao tiếp với bạn bè qua mạng xã hội. Các em xem đó là việc bình thường, nói không ngượng mồm. Đôi khi, các em coi đó là cách thể hiện “đẳng cấp”, bất cần đời".
|
Người lớn cần quan tâm giáo dục trẻ biết nói lời hay, chuẩn mực từ khi còn bé, lúc còn học ở trường, khi tham gia các hoạt động xã hội. Ảnh minh họa: Thanh Tùng |
5 nguyên nhân khiến trẻ nói tục, chửi thề
Lý do thì nhiều, nhưng theo ông Ngai, cơ bản tập trung vào 5 nguyên nhân.
Thứ nhấtlà gia đình thiếu quan tâm giáo dục con, cháu về lời ăn, tiếng nói thật chuẩn mực ngay khi các em bắt đầu học nói (nên nói gì, không được nói gì và tại sao như vậy), từ khi các em còn bé (dạy con từ thuở còn thơ).
Người lớn trong nhiều gia đình chưa thật sự làm gương, thiếu gương mẫu trong giao tiếp, còn văng tục, chửi thề một cách thoải mái trước mặt con cháu và không kịp thời giáo dục, nhắc nhở, uốn nắn khi các em vi phạm, không xử phạt nghiêm minh khi các em tái phạm.
Thứ hailà chương trình môn giáo dục đạo đức chưa thật sát với từng lứa tuổi, đặc biệt với học sinh mầm non, tiểu học là đối tượng cần "học ăn, học nói, học gói, học mở". Môn học này chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn kỹ năng giao tiếp cho các em.
Thứ balà ở trường học, tuy trong bản nội quy từng trường đều có quy định học sinh không được nói tục, chửi thề... nhưng việc này không được quan tâm thường xuyên khi sinh hoạt toàn trường, trong tiết sinh hoạt hàng tuần của giáo viên chủ nhiệm, trong tiết học môn Đạo đức, môn Giáo dục công dân... Khi phát hiện học sinh nói tục, chửi thề thì không ít giáo viên làm ngơ, không kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh (một phần do ngại đụng chạm, nhất là học sinh vi phạm không học ở lớp mình làm giáo viên chủ nhiệm). Học sinh vi phạm nói tục, chửi thề nhiều lần chưa được xử lý nghiêm minh, giáo dục đến nơi đến chốn với những biện pháp giáo dục phù hợp.
Thứ tưlà học sinh bị tác động bởi môi trường giao tiếp từ trong gia đình, khu phố, ngoài xã hội và trên các trang mạng xã hội.
Và thứ nămlà bản thân học sinh còn hạn chế về nhận thức, chưa thấy việc nói tục, chửi thề là một tật xấu (vì nhiều người lớn xung quanh mình vẫn nói thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc nhưng có ai bị sao đâu?). Có em coi việc nói tục, chửi thề là “model” của thời đại hiện nay, thể hiện bản lĩnh cá nhân của mình.
Lê Huyền - Ngân Anh (ghi)
Làm thế nào để giới trẻ, học sinh, sinh viên hạn chế nói tục, chửi bậy và có ứng xử văn minh trong môi trường học đường và xã hội. Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến phù hợp sẽ được biên tập và đăng tải. Trân trọng cảm ơn." alt="'Nói tục, chửi thề trong giới trẻ là biểu hiện kém văn minh'"/>
'Nói tục, chửi thề trong giới trẻ là biểu hiện kém văn minh'
Anh Lê Kim Long, chồng của chị Hồng có vóc dáng cao đậm . Nằm trên chiếc giường nhỏ, anh khó khăn xoay chuyển, thường xuyên rên rỉ vì đau đớn. Miệng bị lở loét, sưng phồng khiến anh chẳng nói nên lời. Nhiều lúc anh muốn gì, vợ anh cũng chẳng hiểu.Chị Hồng tâm sự, chồng chị đã có biểu hiện đau đớn trên cơ thể từ hơn 10 năm trước. Khi ấy nhà nghèo, anh chỉ ra tiệm thuốc gần nhà mua thuốc giảm đau về uống, rồi sau đó lại gắng gượng đi làm.
|
Chị Hồng chỉ cho chúng tôi những vết sần trên cơ thể anh Long. |
Chỉ vào cẳng chân đang được băng bó, cùng những nốt sần mềm và có mủ trên khắp cơ thể anh Long, chị nghẹn ngào: “Đến giờ, tôi vẫn chưa thể tin được chồng mình mắc bệnh nặng đến vậy”.
Người phụ nữ liên tục nhận mình là người quê mùa, thiếu hiểu biết. Dẫu nghe bác sĩ nói rồi mà chị không hiểu nên cũng chẳng nhớ hết được.
Theo bác sĩ Khoa Ngoại Chỉnh hình (Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp): “Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường đã nhiều năm, không được điều trị đúng thuốc nên trở nặng. Hiện tại, anh Long bị nhiễm trùng khớp cổ chân, đầu gối, lại thêm bị gout (gút) và mới đây còn biến chứng dẫn đến viêm phổi.
Sắp tới chúng tôi sẽ sử dụng thuốc kháng sinh liều cao cho bệnh nhân, mỗi ngày chỉ riêng thuốc kháng sinh đã khoảng 2,5 triệu đồng. Bên cạnh đó, do sức khỏe yếu, ăn uống không điều độ nên phải truyền đạm, máu. Theo chúng tôi dự kiến, chi phí điều trị lên tới khoảng 120 triệu đồng”.
|
Biến chứng tiểu đường khiến cơ thể anh Long lở loét, nhiễm trùng. Mới đây, bác sĩ phải phẫu thuật để đặt ống hút dịch ở chân cho anh. |
Gia đình chị Hồng vốn là hộ nghèo của địa phương. Ngày đưa chồng đi nhập viện cách đây hơn một tháng, chị vét sạch túi cũng chỉ được 5 triệu đồng. Từ đó đến nay, mọi chi phí đều phải nhờ cha mẹ, anh em vay mượn giúp.
“Hai vợ chồng tôi chỉ có căn nhà nho nhỏ xây trên mảnh đất cha mẹ cho. Nuôi 2 đứa con mà anh ấy cứ bệnh miết nên chẳng bao giờ dư dả. Thấy vậy, chúng tôi bàn nhau vay mượn mua một sào đất rẫy để trồng rau, cuộc sống mới đỡ hơn chút. Nhưng nợ còn chưa trả được thì bệnh anh ấy phát nặng rồi”, chị Hồng nghẹn ngào.
Đến nay, số nợ của gia đình chị đã lên hơn 200 triệu. Vì vậy, khi nghe bác sĩ nói chi phí điều trị dự kiến, chị Hồng ngơ ngẩn, nhưng rồi vẫn giữ quyết tâm nói với bác sĩ: “Xin hãy cứu giúp chồng em, dù phải bán hết đất đai, em cũng sẽ cố gắng cứu anh ấy”.
Nói là vậy, nhưng rồi, chị thử ngồi nhẩm tính. Căn nhà nhỏ của gia đình chị mới đây đã bị tốc mái do mưa bão, giờ xuống cấp lắm, liệu bán được bao tiền. Chị sợ rằng bán hết cả đất, rẫy cũng không đủ trả số nợ vay mượn.
|
"Một người anh bảo xuống thay phiên cho tôi về, nhưng tôi từ chối. Vì anh ở lại đi làm, may ra còn có thêm tiền để cứu chồng tôi", chị Hồng tâm sự. |
Bất lực nhìn cảnh chồng đau đớn vì bệnh mà không làm cách nào sớm xoay sở được tiền điều trị, chị Hồng khóc miết. Trong cái khó, chị lại càng “nghĩ dại”. Chị sợ 2 đứa con sẽ sớm chịu cảnh mồ côi cha, còn phải mang gánh nợ lớn trên vai.
“Đến nay, vợ chồng tôi vẫn giấu 2 đứa nhỏ, không dám nói cha bệnh nặng. Lần nào gọi điện về nhà cũng nghe chúng giục: “Ba mẹ mau về với con” mà tôi đau xót quá”, hai hàng nước mắt của chị cứ chảy mãi không dừng.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Trịnh Thị Hồng; Địa chỉ: Thôn Phú Hòa, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng; Điện thoại: 0362665080.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.315 (anh Lê Kim Long)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt="10 năm ròng cầm cự thuốc giảm đau, người đàn ông bị bệnh biến chứng nguy kịch"/>
10 năm ròng cầm cự thuốc giảm đau, người đàn ông bị bệnh biến chứng nguy kịch