Nhận định, soi kèo Villarreal B vs Eldense, 0h00 ngày 22/8
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Deportivo Xinabajul vs Deportivo Achuapa, 09h00 ngày 31/1: Chủ nhà gặp khắc tinh -
Đề xuất xây dựng tổ hợp y tế kỹ thuật cao 1.500 tỷ đồngLãnh đạo tỉnh Quảng Nam nghe nhà đầu tư đề xuất xây dựng Tổ hợp y tế kỹ thuật cao 1.500 tỷ đồng (Ảnh: Công Bính). Dự án đặt ra 5 mục tiêu chính, bao gồm xây dựng một tổ hợp y tế hiện đại, phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công viên dược liệu Eco-Health, viện đào tạo chuyên ngành y tế, và không gian sống chăm sóc sức khỏe chất lượng.
Đại diện nhà đầu tư nhấn mạnh về thực trạng thiếu hụt của các dịch vụ y tế tại Quảng Nam, Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung, trong khi nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng.
Đặc biệt, khu vực này thiếu vắng bệnh viện sử dụng kỹ thuật cao, gây khó khăn cho người dân khi phải chuyển bệnh lên các bệnh viện lớn ở thành phố.
Người dân thường phải di chuyển xa đến các đô thị lớn như Huế, Đà Nẵng và TPHCM để khám bệnh, gây áp lực cho các bệnh viện lớn khu vực phía Nam. Hiện tại, khu vực này cũng chưa có bệnh viện chuyên lão khoa và phục hồi chức năng, an dưỡng - dưỡng lão.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Văn Dũng, cho rằng tổ hợp y tế này rất cần thiết cho người dân của tỉnh và cả vùng vì địa phương chưa có bệnh viện chuyên khoa kỹ thuật cao.
Ông Dũng nhấn mạnh rằng với hạ tầng giao thông và các dự án đầu tư hiện có, việc xây dựng tổ hợp y tế kỹ thuật cao là hoàn toàn phù hợp và cần thiết.
Ông Dũng đề nghị nhà đầu tư đề xuất địa điểm và làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai để trình UBND tỉnh và HĐND chấp thuận chủ trương đầu tư.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng kêu gọi các sở, ngành và thành phố Tam Kỳ hỗ trợ nhà đầu tư trong quy trình thủ tục đầu tư.
"Chúng ta cần phối hợp nhịp nhàng để thực hiện dự án này. Nếu nhà đầu tư thành công ở Quảng Nam, đây sẽ là một bước tiến lớn, mang lại lợi ích cho người dân Quảng Nam", ông Dũng khẳng định.
"> -
3 bệnh viện nhi ở TPHCM tăng trẻ mắc sốt xuất huyết, có ca rất nặngKhoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Tăng ca mắc sốt xuất huyết, có ca rất nặng
Cuối phòng bệnh, bé Minh Khang (10 tuổi, ngụ quận 12, TPHCM) nằm ngủ li bì, bàn tay vẫn còn cắm ống truyền dịch. Chị Phượng Liên (36 tuổi, mẹ bé Khang) ngồi quạt cho con, gương mặt phờ phạc vì lo lắng.
Chị kể, trước đó 6 ngày, Khang sốt cao 38 độ C kèm nổi ban khắp cơ thể. Người mẹ cho con uống thuốc hạ sốt, nhưng đến đêm hôm sau lại sốt đến 39 độ C.
Vào bệnh viện địa phương, bé được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bị sốt xuất huyết trên thể trạng thừa cân. Sau 3 ngày điều trị, Khang đỡ sốt hơn, nhưng đến ngày thứ tư lại có triệu chứng xuất huyết, chảy máu cam, li bì rồi tình trạng ngày càng xấu đi.
"Vào Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ bảo tình trạng của con nặng lắm rồi…", chị Liên nghẹn ngào chia sẻ.
Qua thăm khám, phía bệnh viện chuyên khoa Nhi chẩn đoán bé trai 10 tuổi sốc sốt xuất huyết, được liên tục truyền dịch. Sau một ngày điều trị, tình trạng bé chưa có chuyển biến rõ rệt, chưa qua giai đoạn nguy hiểm.
Vào viện cùng ngày với Minh Khang là bé Trịnh Đức (14 tuổi, ngụ quận 12). Trước đó, em sốt cao 3-4 ngày, uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ. Đến ngày bệnh thứ tư, Đức nổi ban toàn cơ thể và có tình trạng khó thở.
"Khi tới Bệnh viện Nhi đồng 1 khám, con được chuyển vào khoa Cấp cứu rồi lên khoa Sốt xuất huyết. Lúc này, máu của cháu bị cô đặc, phải truyền dịch liên tục. Mong con sớm khỏi bệnh, về nhà tôi sẽ cho bé tiêm vaccine sốt xuất huyết ngay", anh Trịnh Sinh, bố bé Đức cho hay.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, trung bình mỗi ngày gần đây, đơn vị này tiếp nhận 5 trường hợp điều trị nội trú. Đến nay, khoa điều trị cho 60 bệnh nhi sốt xuất huyết.
Trong đó, nhiều trẻ có dấu hiệu nặng như sốc, suy các cơ quan… So với vài tháng trước, số lượng bệnh nhi nhập viện có sự gia tăng nhẹ (tháng 9-10, khoa điều trị cho khoảng 40 trường hợp/tháng).
Bác sĩ Tuấn dự đoán, số ca sốt xuất huyết có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới, do TPHCM và các tỉnh phía Nam vẫn chưa kết thúc mùa mưa. Ngoài ra, không loại trừ khả năng đỉnh dịch sốt xuất huyết kéo dài sang năm sau.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Trần Nam, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, số ca mắc sốt xuất huyết mà đơn vị điều trị thời gian qua tăng cả về "lượng" lẫn "chất".
Cụ thể, trong ngày 13/11, phòng khám Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận 80 ca điều trị sốt xuất huyết. Hiện có 14 trẻ điều trị nội trú, 5 ca nặng và 1 trường hợp rất nặng. Hai tuần nay, số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết vào nơi này tăng hơn 10%.
Ngoài sốt xuất huyết, các ca bệnh sởi điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng Thành phố vẫn giữ mức cao, với 35-40 ca nội trú/ngày. Hơn 90% bệnh nhi là trẻ từ tỉnh chuyển đến, với các biến chứng như viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết nặng, viêm ruột…
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2, theo thống kê từ Phòng Kế hoạch tổng hợp, từ đầu tháng 11 đến nay có 82 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết nhập khoa Nhiễm. Trong khi đó, cùng thời điểm của tháng 10 chỉ có 52 trẻ. Tổng số ca mắc sốt xuất huyết của tháng 10 là 412 ca, tăng hơn 120 ca so với tháng 9.
Cảnh giác tâm lý chủ quan, nhầm lẫn bệnh khác
Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn phân tích, các trường hợp sốt xuất huyết có biến chứng thường đưa vào viện ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân có thể đến từ tâm lý chủ quan hoặc bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh có triệu chứng tương tự, như tay chân miệng, sốt siêu vi, sốt phát ban.
"Một số biến chứng thường gặp là lừ đừ, mệt mỏi, đau bụng, nôn mửa nhiều, tay chân lạnh. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi cầu ra máu. Các bé gái ở độ tuổi dậy thì có thể xuất huyết tử cung nặng.
Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, bệnh nhi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến suy đa tạng như gan, cơ tim, hệ thần kinh… thậm chí tử vong", bác sĩ Tuấn cho biết.
Do sốt xuất huyết rất dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh thông thường, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên đến bệnh viện kiểm tra ngay sau 2 ngày sốt cao không đỡ.
Đặc biệt, khi mắc sốt xuất huyết, cần theo dõi kỹ người bệnh trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Bởi giai đoạn này, người bệnh dù đã giảm sốt nhưng rất dễ rơi vào tình trạng sốc, dẫn đến biến chứng không được điều trị kịp thời.
Để giảm gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong do bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ Tuấn khuyến khích mọi người có thể tiêm phòng vaccine kèm các biện pháp khác như diệt bọ gậy, phòng chống muỗi đốt.
Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, tính từ đầu năm đến ngày 3/11, toàn Thành phố có hơn 10.600 ca mắc sốt xuất huyết.
Trong tuần 44 (28/10-3/11), TPHCM ghi nhận 661 ca bệnh, tăng 21% so với trung bình 4 tuần trước. Số ca nhập viện cũng gia tăng với 414 ca, tăng 89 ca so với tuần trước, trong đó có 113 ca lưu trú tại tỉnh khác (chiếm tỷ lệ 27,3%). Trung bình số ca nặng điều trị là 12 ca/ngày.
"> -
TODAY.com. 8 bí quyết sống thọ đơn giản của người phụ nữ trăm tuổiSinh ngày 17/6/1918, cụ Staten đã sống trong căn hộ của mình hơn 40 năm. Con gái cụ, bà Rosie Lyles (80 tuổi), sống trong căn hộ đối diện với bà, điều này cho phép chị có thể chăm mẹ bất cứ khi nào.
Theo người con gái, ngoài một số vấn đề về thị lực, hiện cụ Staten vẫn khỏe. Máy tạo nhịp tim giúp nhịp tim của cụ ổn định. Vài năm trước, cụ vẫn tự nấu ăn nhưng gần đây điều này khó khăn hơn.
"Tôi ăn rất ngon", cụ Staten nói, tươi cười khi được nhắc đến một số loại thực phẩm, như đậu.
Tuổi thọ cao là di truyền trong gia đình, cụ có một người chị gái 104 tuổi. Người phụ nữ trăm tuổi này từng là một đầu bếp chuyên nghiệp cho những người giàu có, vì vậy cụ có rất nhiều kinh nghiệm về thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Phần lớn lời khuyên về tuổi thọ của cụ tập trung vào chế độ ăn uống. Sau đây là những mẹo đơn giản để sống thọ của người phụ nữ trăm tuổi này:
Ăn nhiều trái cây và rau quả trong chế độ ăn hằng ngày
Chế độ ăn của cụ Staten tập trung vào thực phẩm nguyên chất có nguồn gốc thực vật, chưa qua chế biến. Cụ thích ăn cà rốt, súp lơ xanh, rau xanh tươi và rau bina, tất cả các loại rau đều có lợi ích sức khỏe mạnh mẽ.
Cà rốt chứa nhiều beta-carotene, chất xơ và chất chống oxy hóa. Súp lơ xanh có thể bảo vệ chống lại ung thư, có lợi cho tim và thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa. Rau lá xanh, chẳng hạn như rau bina, là một trong những loại rau tốt nhất cho tim.
Cụ cũng thích dưa hấu và dưa lưới. Dưa hấu có nhiều lycopene, một chất chống oxy hóa chống viêm, hơn bất kỳ loại trái cây hoặc rau nào khác. Lycopene đã được nghiên cứu về vai trò của nó trong việc hạ huyết áp, vì vậy dưa hấu được coi là một loại trái cây tốt cho tim.
Dưa lưới chứa nhiều beta-carotene và vitamin C, cả hai đều là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào.
Cụ Staten ăn các nguồn protein lành mạnh, chẳng hạn như thịt gà và cá. Cụ thích ăn một ít thịt trên đĩa của mình, nhưng không quá nhiều.
Tránh đường
Người phụ nữ trăm tuổi này không ăn bất kỳ loại đường nào và không thích đồ ngọt. Nếu cần chất tạo ngọt, cụ sẽ sử dụng loại không đường.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có hàng chục tác động xấu đến sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ nhiều đường, bao gồm huyết áp cao, béo phì, đột quỵ, bệnh gút, ung thư, hen suyễn, trầm cảm và tử vong sớm.
Thưởng thức đậu
Đậu pinto là một trong những loại thực phẩm yêu thích của cụ Staten. Samantha Cassetty, một chuyên gia dinh dưỡng tại Thành phố New York, từng chia sẻ với TODAY.com rằng "Những người sống lâu nhất và khỏe mạnh nhất có xu hướng ăn từ nửa cốc đến một cốc đậu mỗi ngày".
Đậu là thực phẩm chính ở Blue Zones, nơi có nhiều người sống lâu trên thế giới. Đậu là nguồn cung cấp protein và chất xơ từ thực vật tuyệt vời. Chúng cũng chứa vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ
"Mẹ tôi không thích thức ăn nhiều dầu mỡ", bà Lyles nói. Các bác sĩ tim mạch đồng ý với điều này, đồng thời cảnh báo rằng một món ăn nhiều dầu mỡ, mặn có thể phá hỏng mọi lựa chọn dinh dưỡng mà mọi người đưa ra vào các bữa ăn khác.
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn đồ ăn nhẹ nhiều chất béo hoặc đường làm thay đổi hoạt động của não và tạo ra sở thích lâu dài đối với những món ăn không lành mạnh này.
Thưởng thức trà
"Tôi uống rất nhiều trà. Tôi cố gắng uống loại trà không có đường", cụ Staten nói.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết đó là một cách uống thông minh. Trà là một siêu thực phẩm, cung cấp chất chống oxy hóa, đặc biệt là trà xanh, tiếp theo là trà vàng, trà ô long, trà Puer, trà đen và trà trắng. Trà không đường hầu như không chứa calo hoặc chất béo.
Cụ Staten cũng uống nhiều nước, điều này rất quan trọng để cơ thể hoạt động tốt. Quy tắc cá nhân của cụ là không bao giờ uống nước lạnh vì cụ tin rằng nó không tốt cho sức khỏe của mình.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nước đá có thể làm giảm nhịp tim. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng đồ uống rất lạnh có thể gây ra chứng rung nhĩ ở một số người.
Đi bộ
Cụ từng đi bộ rất nhiều. Các lựa chọn của cụ hiện nay bị hạn chế hơn do thị lực ngày càng kém, nhưng cụ vẫn đi bộ quanh căn hộ của mình và với sự giúp đỡ của con gái.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ cần đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nghiêm trọng và chứng mất trí. Nó có thể cải thiện tâm trạng, chất lượng giấc ngủ và khả năng vận động.
"Đi bộ là một hoạt động lý tưởng về mặt hoạt động thể chất. Nó không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn nào, ai cũng biết cách đi bộ. Hoạt động này ít tác động và an toàn", Tiến sĩ Cedric Bryant, Chủ tịch kiêm Giám đốc Khoa học của Hội đồng Thể dục Hoa Kỳ nói với TODAY.com.
Thỉnh thoảng ăn kem
Người phụ nữ trăm tuổi này thỉnh thoảng ăn một chút kem. "Tôi thích kem, nhưng tôi không bao giờ ăn quá nhiều kem. Thỉnh thoảng, bạn có thể ăn một chút kem, nhưng không nhiều", cụ nói.
Cụ cũng hiếm khi uống soda, nhưng thỉnh thoảng vẫn uống. Nước ngọt phải không đường và cụ pha loãng với nước.
Tránh uống rượu
Cụ Staten không uống bất kỳ loại rượu nào. Bà Lyles đã khuyến khích cụ uống một chút rượu vang sau khi đọc về các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng rượu tốt cho tim, nhưng người phụ nữ trăm tuổi này cho biết mình không muốn uống.
Tác động của rượu đối với sức khỏe vẫn đang được nghiên cứu. Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng có mối liên hệ giữa việc uống rượu và nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn do cách rượu tác động đến phản ứng của não đối với căng thẳng.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng không có mức tiêu thụ rượu nào là an toàn cho sức khỏe và nó gây ra ít nhất bảy loại ung thư.
">