|
|
1. Bạn có linh cảm họ không thích bạn
Cũng có thể chỉ là linh cảm của bạn, nhưng cũng có thể là sự thật. Nếu họ đối xử với bạn khác với tất cả mọi người, thì họ có thể không hề ưa bạn. Hãy tin vào linh cảm của mình và tiếp tục tìm kiếm những dấu hiệu khác nếu bạn có linh cảm mạnh về điều này.
2. Họ không cười khi ở gần bạn
Nếu họ cố ý tỏ ra không vui vẻ khi ở chung phòng với bạn thì nhất định là có chuyện không ổn.
3. Họ không nhìn vào mắt bạn
Rất khó để nhìn thẳng vào mắt ai đó khi bạn không thích họ. Nếu bạn thấy đồng nghiệp tránh nhìn vào mắt khi nói chuyện với bạn, thì đó có thể là lý do.
4. Họ tránh mặt bạn
Nếu bạn thấy đồng nghiệp đi cầu thang bộ khi nhìn thấy bạn đang đợi thang máy, hoặc họ đợi cho tới khi bạn về phòng rồi mới bước vào phòng nghỉ trưa thì đó có thể là những dấu hiệu chính xác cho thấy họ tránh mặt bạn.
5. Họ lan truyền tin đồn về bạn
Đây là hành vi trẻ con và thiếu chuyên nghiệp, nhưng nó thường xảy ra ở công sở: ai đó không thích bạn, và họ lan truyền tin đồn.
6. Họ lờ đi sự xuất hiện của bạn
Nếu đồng nghiệp không “chào buổi sáng” khi bạn tới hoặc không “chúc buổi tối tốt lành” khi bạn rời đi thì họ có thể đang gửi cho bạn thông điệp “tôi không ưa anh”.
|
|
7. Họ trả lời ngắn gọn với bạn
Nếu bạn hỏi “thế nào rồi?”, họ sẽ luôn trả lời “ổn”, “tốt”, hoặc email của họ sẽ luôn đi thẳng vào vấn đề, chứ không bao giờ bắt đầu bằng “xin chào”.
8. Họ thể hiện ngôn ngữ cơ thể tiêu cực
Có thể chỉ là cái nheo mắt rất nhỏ, liên tục khoanh tay trước ngực hay dán mắt vào màn hình máy tính khi thấy bạn bước vào phòng thì đó cũng là những dấu hiệu cho thấy họ không yêu quý bạn.
9. Họ không bao giờ mời bạn tới các sự kiện xã hội
Đây cũng là dấu hiệu cho thấy đồng nghiệp đang cố gắng gửi thông điệp đến bạn.
10. Họ giao tiếp với bạn chủ yếu qua email, ngay cả khi đang ngồi cạnh bạn
Khi đồng nghiệp không thích bạn, họ có thể cố gắng hạn chế giao tiếp riêng với bạn.
11. Họ thường xuyên không đồng ý với bạn
Liên tục phản bác những ý kiến của bạn là dấu hiệu họ không thích bạn. “Nó giống như là họ phản bác mọi suy nghĩ ngay trước khi cả bạn nói xong. Thường là do họ không ưa bạn đến mức có xu hướng chống lại bất cứ điều gì bạn đề xuất, ngay cả khi đó là một ý hay” – Kerr nói.
12. Họ không bao giờ hỏi về cuộc sống riêng của bạn
Nếu bạn nhận thấy đồng nghiệp có thể nói chuyện với người khác về bọn trẻ hay sở thích của họ, nhưng lại không bao giờ đề cập đến những chủ đề đó với bạn, thì rất có thể họ hoàn toàn không hứng thú nghe chuyện về cuộc sống của bạn.
13. Họ chưa từng trêu đùa bạn
“Trêu đùa là cách mà các mối quan hệ trở nên gắn bó ở bất kỳ công sở nào. Việc không kéo bạn vào các trò đùa là dấu hiệu cho thấy họ không cảm thấy thoải mái khi bạn ở gần và không thích nghĩ rằng bạn là một thành viên của nhóm.
14. Họ “lấy cắp” sự chú ý mà mọi người dành cho bạn
15. Họ lạm quyền
Dù không phải là ông chủ, nhưng đôi khi họ muốn chơi trò chơi quyền lực với bạn.
16. Họ tạo bè phái
Nếu bạn có cảm giác mình đang trong một cảnh của bộ phim “Mean Girls”, bạn không được mời đi chơi hoặc ngồi chung với bất cứ ai thuộc bè phái của đồng nghiệp thì có thể họ đang không thích bạn.
17. Họ không tin tưởng bạn
Nếu họ đặt quá nhiều câu hỏi về động cơ của bạn hoặc luôn thích tìm hiểu ngọn ngành những thông tin về bạn thì có thể họ đang cố phá hủy sự nghiệp của bạn.
18. Họ phòng thủ khi ở gần bạn
Nếu họ thường xuyên và ngay lập tức phòng thủ khi ở gần bạn thì có thể họ đang thiếu tin tưởng bạn.
19. Họ không bao giờ đặt bạn hay việc của bạn là ưu tiên
Một dấu hiệu lớn cho thấy đồng nghiệp ghét bạn: họ không bao giờ đặt sự lo lắng và vấn đề của bạn là ưu tiên, và họ không coi việc của bạn là cấp bách như họ làm với những người khác.
- Nguyễn Thảo(Theo Business Insider)
XEM THÊM
Người thông minh xử sự thế nào với kẻ họ ghét?" alt=""/>Những dấu hiệu chắc chắn đồng nghiệp ghét bạn
Hoa hậu Ngọc Hân vừa cho VietNamNet biết, cô và chồng sắp cưới sẽ hoãn lại đám cưới dự kiến vào ngày 18/3 tới cho đến khi nào Covid-19 được kiểm soát không còn dịch."Chúng tôi hơi buồn vì mọi kế hoạch đã được lên chi tiết nhưng nếu tổ chức đám cưới trong tình hình dịch bệnh vẫn đang căng thẳng thì khách mời sẽ ít đi hoặc không đến", Hoa hậu Ngọc Hân chia sẻ.
Hoa hậu Ngọc Hân cũng cho biết thêm, mình và bạn trai quen và tìm hiểu nhiều năm. Nếm đủ qua nhiều trạng thái của hạnh phúc và cả sự giận hờn. Và đám cưới là ngày đặc biệt đánh dấu của cả hai nên muốn được nhiều người tham gia nên khi nào thực sự hết dịch Covid-19 cả hai sẽ tổ chức.
|
Hoa hậu Ngọc Hân hoãn cưới tới khi hết dịch. |
Hoa hậu Ngọc Hân cũng cho hay, chính cô cũng nhận được nhiều thiệp mời cưới của bạn bè vào thời gian này nhưng ngại đi vì dịch bệnh phức tạp. Cô không muốn chính khách mời của mình bị rơi vào tình huống tương tự.
Ngọc Hân làm lễ dạm ngõ với bạn trai từ ngày 23/11/2019. Sau đó, cô thoải mái chia sẻ ảnh thân thiết cùng bạn trai lên mạng xã hội. Chồng sắp cưới của hoa hậu là anh Phạm Phú Đạt, làm việc ở Bộ Ngoại giao.
|
Cô và bạn trai chụp ảnh tại Paris trong chuyến lưu diễn quảng bá áo dài tại trụ sở UNESCO Paris. |
Ngọc Hân sinh năm 1989, cô đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 2010. Sau khi đăng quang, Ngọc Hân không quá năng nổ với các hoạt động showbiz mà theo đuổi niềm đam mê với thời trang và dành nhiều tâm huyết cho việc thiết kế áo dài.
Cũng như một vài người đẹp khác, cô khá kín tiếng trong chuyện tình cảm. Kể từ khi đăng quang, cô chưa từng công khai người yêu.
Vào hồi tháng 3/2019, Ngọc Hân cũng từng vướng nghi vấn lên xe hoa khi đăng tải bức ảnh tựa vào vai một người đàn ông giấu mặt. Cách đây 2 năm nay, một bức ảnh giống ảnh cưới của Hoa hậu Việt Nam 2010 bị lọt ra ngoài cũng đã khiến dân mạng xôn xao. Tuy nhiên, phía người đẹp phủ nhận. Dịp trước Tết Nguyên Đán 2019, lần đầu tiên Ngọc Hân khoe "anh bạn lâu năm" làm tin đồn kết hôn rộ lên lần nữa.
Hà Lan
Hoa hậu Diễm Hương 'đột ngột' thay đổi thế nào ở tuổi 30?
- Dù có nhiều khác lạ về khuôn mặt nhưng không thể phủ nhận, ở tuổi 30, Hoa hậu Diễm Hương ngày càng sở hữu vẻ đẹp mặn mà, gợi cảm.
" alt=""/>Hoa hậu Ngọc Hân hoãn cưới vì dịch Covid
|
Số liệu thống kê từ Hệ thống giám sát, đo lường của Bộ TT&TT cũng cho hay, tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/5, về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến, ở khối bộ, ngành, 3 Bộ NN&PTNT, Ngoại giao, KH&ĐT có tỷ lệ dịch vụ công phát sinh hồ sơ cao nhất. Còn với khối địa phương, 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chỉ tiêu này lần lượt là Phú Thọ, Lai Châu, Bắc Ninh, Bình Thuận, Khánh Hòa.
Về tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến, 3 bộ có tỷ lệ cao nhất gồm Ngoại giao, Nội vụ, GD&ĐT. Top 5 địa phương dẫn đầu về tỷ lệ này trong 5 tháng đầu năm nay lần lượt là Hòa Bình, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Phú Thọ và Đà Nẵng.
Tuy nhiên, Bộ TT&TT cũng chỉ rõ, vấn đề lớn nhất hiện nay là hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao. Mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số là 80% dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và 50% hồ sơ được xử lý trực tuyến.
Thực tế, mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo sát sao, Bộ TT&TT liên tục đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ cũng như đề xuất các giải pháp thúc đẩy; song đến hết tháng 5/2022, tính trung bình trên cả nước, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ mới đạt khoảng 30%, tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến mới đạt khoảng 32%. “Nếu không có những giải pháp căn cơ, quyết liệt, mục tiêu đặt ra rất khó đạt được”, Bộ TT&TT nhấn mạnh.
|
Bộ TT&TT chỉ rõ, để cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến hiệu quả, cơ quan nhà nước phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích, trải nghiệm của người dân (Ảnh minh họa) |
Theo Bộ TT&TT, để cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến hiệu quả, cơ quan nhà nước phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích, trải nghiệm của người dân. Người dân chỉ sử dụng dịch vụ công trực tuyến khi được tiếp cận dịch vụ dễ dàng, khi có kỹ năng, thiết bị, có động lực sử dụng.
Vì vậy, trong thời gian tới, cơ quan nhà nước cần thực hiện ngay việc rà soát các thủ tục hành chính và các điều kiện bảo đảm để cung cấp trực tuyến mức độ 4 các thủ tục hành chính đủ điều kiện, tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; đồng thời giao rõ trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị thực hiện các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến, như là tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến.
Cùng với đó, cơ quan nhà nước cũng cần tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân dễ dàng truy cập, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, như là kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để giảm thiểu giấy tờ, người dân chỉ phải cung cấp dữ liệu một lần khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến; có các chính sách để thực sự khuyến khích, tạo động lực cho người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho người dân, để người dân chủ động, tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Vân Anh
Ưu tiên triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu để phục vụ người dân, doanh nghiệp
Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, tỉnh khẩn trương hoàn thành dứt điểm, có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu để phục vụ người dân, doanh nghiệp đã được xác định trong Đề án 06.
" alt=""/>Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ mới chỉ đạt 30%