Nhận định, soi kèo Al Zlfe vs Ohod, 23h00 ngày 15/4: Còn nước còn tát


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Blackburn vs Millwall, 21h00 ngày 18/4: Rộng cửa top 6 -
Dường như cuộc sống ngày càng trở nên nặng nề. Không phải chúng ta cố tình chất nặng lên mình mà vì khuynh hướng tích trữ (chứ không phải tiết giảm) là bản tính tự nhiên của con người, từ của cải tài sản đến trách nhiệm và cả cảm xúc. Sống nhẹ nhàng, lòng nhẹ tênh, đời nhẹ bẫngTrong lúc phải gồng mình đảm đương công việc, chăm sóc gia đình hay giải quyết những vấn đề khác, chúng ta không hề chú ý đến dòng lũ đang đổ ập về phía mình. Trước khi chúng ta kịp nhận ra, các tủ đồ trong nhà đã chật ních, thời gian biểu đã xếp kín mít còn tinh thần cũng sắp chết ngợp.
Cuốn sách Nhẹ bẫng – Sống nhẹ nhàng, lòng nhẹ tênh, đời nhẹ bẫng do Thái Hà Books xuất bản. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng đi theo chiều hướng đó. Nếu muốn chúng ta hoàn toàn có thể trút bỏ nhiều gánh nặng và sống thanh thản hơn. Ngày tháng sẽ lướt qua nhẹ nhàng và chúng ta không còn phải vật lộn với nó như trước nữa. Cuốn sách Nhẹ bẫng – Sống nhẹ nhàng, lòng nhẹ tênh, đời nhẹ bẫng của tác giả Francine Jay sẽ chỉ cho bạn con đường.
Cuốn sách gồm có 4 phần: Nhẹ gánh đồ đạc, Nhẹ gánh tác động, Nhẹ gánh căng thẳng và Nhẹ gánh tinh thần.
Phần đầu tiên, Nhẹ gánh đồ đạc sẽ hướng dẫn bạn cách sàng lọc các vật dụng trong nhà. Giảm thiểu đồ đạc vây quanh bạn là bước đầu tiên hướng đến một cuộc sống đơn giản hơn; không gian thông thoáng sẽ làm tâm hồn bình an và tinh thần thư thái.
Tài sản có thể là yếu tố kích thích tinh thần rất mạnh, cứ như thể các cảm xúc của bạn gắn liền với đồ đạc vậy. Khi bạn giải phóng mớ đồ thừa, những cảm xúc lộn xộn gắn liền với nó cũng không còn nữa và điều này sẽ khích lệ bạn rất nhiều trên con đường dẫn đến một nội tâm khỏe khoắn. Trong quá trình dẹp đi những món đồ thừa, bạn sẽ lưu ý hơn tới những tác động của mình đối với hành tinh này.
Chương Nhẹ gánh tác độngsẽ chỉ cho bạn một số cách thức để giảm thiểu những ảnh hưởng đó. Chúng ta càng sống nhẹ nhàng thì Trái đất càng sạch đẹp, lành mạnh hơn cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết các loại đồ đạc chỉ là một vế của phương trình; chúng ta còn phải thanh lọc, thu xếp thời gian và công việc của mình nữa.
Chương Nhẹ gánh căng thẳnggiúp bạn đặt ra những ưu tiên và sắp xếp thành hệ thống để cuộc sống bớt phần bận rộn. Chúng ta đang hướng đến giảm tải số việc phải làm, chứ không phải nhằm ôm đồm thêm nhiều tham vọng hơn nữa. Càng ít thứ gây xao nhãng, bạn càng tập trung nhiều hơn vào những mục tiêu chính yếu và rồi ngày tháng cứ thế trôi đi trong sự tự do và thỏa mãn.
Chương Nhẹ gánh tinh thầnsẽ giúp bạn trút bỏ những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực cũng như các yếu tố căng thẳng để giải phóng tâm hồn và trí tuệ, đón nhận những điều sâu sắc, hạnh phúc và ý nghĩa hơn. Thậm chí bạn sẽ còn cảm nhận được một sự gắn kết mới mẻ và hòa hợp với thế giới xung quanh.
Xuyên suốt 4 chương, tác giả lồng ghép những suy ngẫm của mình về quan niệm “sống nhẹ”.
“Sống nhẹ” là một triết lý sống cô đọng và súc tích. Thay vì cóp nhặt hàng tá chỉ dẫn từ nhiều cuốn sách khác nhau ‒ rồi lại phải vất vả lục lại khi cần đến chúng ‒ tất cả những gì bạn phải nhớ chỉ là cụm từ đó. Không còn gì dễ dàng hơn thế!
“Sống nhẹ” cũng là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn đưa ra quyết định. Dù bạn đang bị cơn cuồng mua sắm lôi kéo, đang kháng cự lại sức cám dỗ của chiếc bánh socola, hay đang cố hết sức để nói không với những thứ khác, đơn giản chỉ cần nghĩ đến câu thần chú màu nhiệm này. Nó sẽ giúp bạn tập trung vào những giá trị của bản thân thay vì cân nhắc thiệt hơn trong mọi trường hợp.
Tình Lê
Sách mới: Thuyết phục bằng thấu cảm
Trong cuốn sách "Thuyết phục bằng thấu cảm", tác giả Lee Carter giải thích sự thấu cảm là gì, tầm quan trọng và cách sử dụng nó để tạo ra những thông điệp thuyết phục.
"> -
Mua ô tô chưa đến 50 triệu, sau một năm tôi thành chuyên giaLada Niva sản xuất năm 1986 có giá nhỉnh hơn chút so với xe máy tay ga Honda là lựa chọn của tôi.
Thế rồi cột mốc thay đổi đến vào một ngày đầu đông năm 2010. Khi ấy tôi đã lập gia đình gần 2 năm và có một cô con gái 1 tuổi rưỡi. Tình cờ đến chơi nhà anh bạn cũng là gara ô tô, tôi thoáng nhìn chiếc xe màu xanh cốm đang đỗ trên cầu sửa trông thật bắt mắt. “Chiếc xe này bao nhiêu tiền vậy anh?”, tôi buột miệng hỏi khi vừa bước chân vào nhà, và bạn tôi cho biết nó chưa đến 40 triệu đồng. Chính xác là 36 triệu đồng! Chiếc ô tô mang nhãn hiệu Lada Niva của Liên Xô cũ, sản xuất năm 1986. Vậy là chỉ đắt hơn chiếc xe tay ga mình mơ ước một chút, nhưng đủ điều hòa, che mưa nắng gió rét, Tết này sẽ không còn cảnh vợ con thu mình nép phía sau vì gió lạnh khi về nhà ngoại.
Tôi ra về với suy nghĩ miên man về chiếc ô tô cũ có giá chỉ đắt hơn chút so với cái xe máy mình thích. Lại sẵn bằng lái B2 đã học trước đó 2 năm trong lúc chờ bảo vệ đồ án tốt nghiệp khiến sự ham thích cầm vô lăng trỗi dậy, ngày hôm sau, tôi đã mang tiền đến và nhờ anh bạn liên lạc chủ xe xin mua. Số tiền ấy là nhiều tháng tích cóp từ đồng lương ít ỏi, cộng với một chút mượn của bạn bè. Nhưng tôi vẫn không đắn đo.
Có được chiếc ô tô đầu đời, việc đầu tiên là chở vợ con đến nhà ông bà ngoài. Chiếc Lada Niva sản xuất chỉ 1 năm sau khi tôi ra đời, vậy mà sau hàng chục năm, nó vẫn nổ giòn giã sau cú vặn xoay khóa điện. Côn và số xe khá nặng, phải mồi thêm ga khi mới khởi động, tiếng xe át tiếng người vì bầu ống xả phía sau đã lủng chưa khắc phục, nhưng mọi thứ chẳng hề đáng bận tâm bởi niềm vui cầm lái chiếc xe của mình quá lớn. Không còn cảm giác ái ngại, dò xét thái độ người bạn khi ngỏ ý mượn ô tô đưa vợ con về quê ngoại nữa. Chiếc xe đưa gia đình bé nhỏ ấy đi đến nơi, về đến chốn, và tất nhiên mưa không đến mặt, nắng không tới đầu, gió rét cũng chẳng có cơ hội tấp mặt nữa. Tết năm đó, chúng tôi đi chơi nhiều hơn mọi năm.
Việc có ô tô tất nhiên sẽ tốn thêm một khoản hàng tháng đối với hai vợ chồng làm công ăn lương, nhưng không quá lớn, khoảng hơn 1 triệu đồng/tháng. Vì xe cũ, rẻ tiền nên tôi chỉ mất công tìm chỗ đỗ miễn phí lúc thì ở gần nhà, khi thì gần cơ quan, nhà ông bà ngoại. Điều ái ngại nhất là chiếc Lada Niva khá tốn xăng, “đốt” trung bình khoảng 15-16 lít/100km, khiến tôi chỉ dùng khi cần, có tuần nó cũng nằm chơi dài. Trong một năm đầu dùng chiếc xe này, số tiền lớn nhất tôi bỏ ra để phục vụ nó chính là tiền mua ắc quy và bu-gi mới. Đổi lại, tay lái tôi lên rất nhanh và tự mình biến thành… chuyên gia ô tô từ lúc nào.
Đã có nhiều lần chiếc Lada Niva “nằm đường” hoặc buổi sáng đẹp trời vặn khóa mà không thấy tiếng nổ rung rinh cả xe quen thuộc. Như “con khóc đòi bú”, tôi phải vận dụng mọi khả năng, gọi điện hỏi han cho đến tự mày mò đọc tài liệu, tư vấn trên mạng để hiểu hơn về chiếc xe cũ này. Với chiếc xe hàng chục tuổi và công nghệ không có gì ngoài phần cơ khí, điện như trong sách vỡ lòng về ô tô, chịu khó một chút tôi cũng khắc phục được. Thậm chí những va vấp gặp phải trên đường càng khiến tôi tự tin hơn khi chạy xe cũ. Như lần tắc đường ở Phạm Hùng xe đứng im vì vào số mà xe không chạy, hóa ra vì rà chân côn nhiều khiến bộ côn quá tải, tôi nhờ người đẩy xe lên vỉa hè đợi 40 phút thì xe mới tiếp tục hoạt động trở lại. Hay một lần toát mồ hôi hột sau chuyến đi Hải Phòng, về đến cửa ngõ Hà Nội thì xe chết máy, điện đóm tắt ngóm. Gọi điện cầu cứu người bạn gần đó, sau nửa tiếng loay hoay thì phát hiện chốt cực dương của ắc quy bị lỏng do con ốc văng đâu mất, siết lại là mọi thứ trở về bình thường.
Đến nay, chiếc xe thứ hai mà tôi sử dụng cũng vẫn là xe cũ, chỉ khác là đời cao hơn. Đó là chiếc Mazda Premacy sản xuất 2004. Trước đây, tôi nhận thấy áp lực lớn từ dư luận xã hội khi chọn mua xe cũ. Nào là như nuôi nghiện trong nhà, hở tý là tốn tiền “thuốc thang”. Thế nhưng khi đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc với xe cũ, tự tìm tòi những kiến thức căn bản về ô tô, tôi thấy đó chỉ là nỗi sợ mơ hồ.
Với chiếc ô tô thứ hai vẫn là xe cũ có chi phí mua thấp, tôi không tốn tiền mua bảo hiểm hàng năm, không lo trộm phụ tùng và nếu phải sửa chữa thì rẻ hơn so với xe đời mới. Với những thương hiệu xe quá phổ biến như Toyota, Honda, Kia, Hyundai, Mazda… gần như khắp Việt Nam đều có gara sửa được, mà phụ tùng cho đời cũ khá rẻ. Hỏng cái gì sửa cái đó, đến thời kỳ phải thay thì thay. Tôi vẫn có thể giảm tiền chi phí sửa chữa bằng cách mua “đồ bãi” hoặc dùng một số phụ tùng đơn giản của Trung Quốc (bóng đèn, van, ống dẫn, bình nước..v.v).
Tính ra số tiền tôi đã bỏ ra để khắc phục lỗi hoặc sửa chữa thay thế cho chiếc ô tô thứ 2 đã lên tới 50 triệu đồng, nhưng tự tin đi ổn định tới vài năm sau. So với mua xe mới phải đầu tư gấp 4, đến 5 lần thì tôi thấy bài toán dùng xe cũ vẫn hợp lý với người không dư dả tài chính. Chưa kể việc đi xe cũ có thể khiến bạn quan tâm và biết hơn về sửa chữa ô tô, thậm chí có thể tư vấn ngược lại cho bạn bè và xắn tay vào giúp đỡ người khác khi cần.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn nào về bài toán mua và sử dụng ô tô như trên? Hãy bình luận dưới bài viết. Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy, email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Hai vợ chồng thu nhập 22 triệu đồng mỗi tháng và 'kế sách' mua xe trả góp
Giá ô tô đang có nhiều ưu đãi hấp dẫn. Sống ở Hà Nội với tổng thu nhập khoảng 22 triệu, sắp đón con đầu lòng, vợ chồng tôi có nên vay ngân hàng mua ô tô trả góp?
"> -
Ấn phẩm này sẽ giúp những người quản trị doanh nghiệp có một cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn về vai trò của định giá trong vòng quay tiền tệ của doanh nghiệp. Chuyên gia kinh tế hàng đầu Mỹ ra sách về định giáHiện nay, đã có 3 cuốn sách được dịch và xuất bản trong số 7 cuốn. Định giá dựa trên giá trị (Pricing done right), tác giả Tim J.Smith người sáng lập và đồng thời là CEO hãng Tư vấn Chiến lược Định giá Wiglaf, đã đem tới cho bạn đọc mô hình “khung định giá dựa trên giá trị” gồm 5 khía cạnh: chiến lược kinh doanh, chiến lược định giá, chính sách phương sai giá và thực hiện triển khai giá.
Dựa trên mô hình này, các CEO cũng như người đứng đầu doanh nghiệp sẽ nhận ra rằng: định giá không phải là việc làm theo cảm tính hay những công thức sơ sài. Bạn phải có một chiếc lược định giá cụ thể với các quy trình phù hợp. Có như vậy, doanh nghiệp mới đánh giá và tổng hợp đầy đủ được các yếu tố liên quan đến “giá vốn”, nhằm tránh thất thoát về tài chính, dẫn đến định giá sai cho sản phẩm.
Mô hình này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi mà đồng vốn còn hạn chế, cũng như khả năng xoay vòng vốn chưa linh hoạt. Việc định giá phải bắt đầu từ trước khi sản xuất. Có thể nói, nó là khâu đầu tiên khi doanh nghiệp quyết định tạo ra sản phẩm, đối lập với quan điểm cũ “cứ sản xuất, nhất định sẽ có người mua”. Để tránh rủi ro và thâm hụt vốn, phải có một chiến lược định giá cụ thể, xem xét tình hình doanh nghiệp, liệu có phù hợp sản xuất sản phẩm đó ở thời điểm hiện tại không?
Những đòn tâm lý trong định giá sản phẩm (Priceless) chúng ta sẽ thấy được mối liên hệ mật thiết giữa kinh doanh nói chung việc định giá nói riêng và tâm lý học. Để đưa ra được một mức giá phù hợp, có lợi cho nhà sản xuất, mà vẫn điều hướng được hành động mua hàng của người tiêu dùng, để họ quan tâm đến sản phẩm. Muốn làm được điều đó, nhất định bạn phải nắm bắt được các đòn tâm lý cơ bản.
Trong bất kỳ hoạt động mang tính thương mại nào, con người đều hướng tới lợi ích. Thế nên, hãy để cho khách hàng thấy, họ đang được hưởng lợi. Khi nhận thấy mình đang được “phần hơn” khách hàng sẽ nhanh chóng đưa ra những quyết định mua sắm.
Cuốn sách Từ bỏ thỏi quen giảm giá (Pricing with confidence) là cuộc trò chuyện với hai chuyên gia Reed K. Holden và Mark Burton, họ sẽ phân tích cho chúng ta hiểu “Thế nào là được - mất trong giảm giá?”
Nguồn sống của doanh nghiệp không phải là doanh số, hay doanh thu, nó chính là lợi nhuận. Tuy ba thứ này có mối liên hệ với nhau nhưng không phải lúc nào các chỉ số của chúng cũng có “tỷ lệ thuận”. Đôi khi, báo cáo tài chính vẫn cho ta thấy “tỉ lệ nghịch” giữa ba yếu tố này. Doanh số tăng nhưng lợi nhuận vẫn giảm. Điều này xảy ra khi nhà sản xuất áp dụng các chính sách giảm giá một cách quá đà.
Vì thế, giảm giá không phải là “chìa khóa vạn năng” cho các kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp. Chúng ta phải hạn chế giảm giá, bán sản phẩm với mức giá ban đầu càng nhiều càng tốt. Bởi thế, việc định giá sản phẩm cũng thay đổi tùy từng giai đoạn, để phù hợp với thị trường.
Bộ sách Pricing everything là một bộ cẩm nang cần thiết về định giá cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Là một ấn phẩm về kinh tế học, nhưng bộ sách này lại được trình bày một cách rất cụ thể và dí dỏm. Bằng những ví dụ thực tế, người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về quá trình phát triển của những doanh nghiệp lớn. Từ đó, chúng ta thấy được rằng: để thành công, phải định giá một cách thông minh.
Quỳnh Anh
Heidi - tác phẩm sưởi ấm những trái tim khô cằn nhất
Ra đời cách đây 140 năm, Heidi của nữ nhà văn Johanna Spyri được coi là một tác phẩm kinh điển dành cho thiếu nhi với văn phong giản dị, trong sáng.
">