Kinh doanh

Sau cú sốc đổ vỡ, Hồng Nhung cười tươi trong chương trình Chào 2019

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-04-23 17:13:26 我要评论(0)

Bà mẹ hai con gạt bỏ nỗi buồn riêng để toả sáng trên sân khấu chương trình ca nhạc đặc biệt chào năm lịch bóng đá giao hữulịch bóng đá giao hữu、、

Bà mẹ hai con gạt bỏ nỗi buồn riêng để toả sáng trên sân khấu chương trình ca nhạc đặc biệt chào năm mới được dàn dựng công phu của VTV.

Hồng Nhung: 'Bố mẹ tôi ly dị không kịch tính bằng chuyện tôi và chồng cũ'

Cuộc sống của ba mẹ con Hồng Nhung sau sóng gió cuộc đời

Hồng Nhung vực dậy sau những ngày tăm tối

{ keywords}
 Mặc dù 20h ngày 1/1/2019,úsốcđổvỡHồngNhungcườitươitrongchươngtrìnhChàlịch bóng đá giao hữu Chào 2019 mới lên sóng nhưng chương trình đã được ghi hình từ tháng 10 tại TP.HCM, với sự dàn dựng của đạo diễn sân khấu Phạm Hoàng Nam. 
{ keywords}
Chương trình quy tụ gần như đầy đủ những giọng ca đình đám nhất hiện với những màn dàn dựng đẹp mắt. 

 

{ keywords}
Trong số này đáng chú ý có Hồng Nhung. Dù Chào 2019 được ghi hình vào thời điểm chị còn đang khủng hoảng sau đổ vỡ hôn nhân nhưng nữ ca sĩ gốc Hà Nội vẫn xuất hiện rạng rỡ, truyền đi năng lượng tích cực trên sân khấu. Không trang điểm cầu kỳ, Hồng Nhung xuất hiện giản dị trong chiếc áo dài nhung màu hồng, mang đậm màu sắc của mùa xuân. 
{ keywords}
Với chủ đề ‘Và hoa sẽ nở’, ‘Chào 2019’ với sự dẫn dắt của BTV Thể Thao Quốc Khánh và Thuỵ Vân mang đến thông điệp: Những loài hoa không chỉ mọc lên từ vùng đất trù phú mà con sinh ra từ những mảnh đất khô cằn. Thế nhưng giữa môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, những đoá hoa vẫn hiên ngang khoe sắc. Con người, trước những khó khăn, trước gian khổ của cuộc đời, nếu luôn giữ được niềm tin, niềm hy vọng, sự lạc quan thì sẽ luôn đứng vững, vượt qua mọi thách thức. 
{ keywords}
Ngoài những tiết mục nghệ thuật, khán giả còn được cùng những người dẫn chuyện của Chào 2019 như nhà báo Mỹ Linh, BTV Quốc Khánh… Họ đi nhiều địa danh Việt Nam và thế giới như Cuba, Pháp, Áo, Nhật Bản, Nga… gặp gỡ những nhân vật khách mời và lắng nghe những câu chuyện ý nghĩa. 

 

{ keywords}
Chương trình có sự góp mặt của các ca sĩ: Hồ Quỳnh Hương 
{ keywords}
 Hồ Ngọc Hà 
{ keywords}
Hương Tràm  
{ keywords}
 Thu Phương 
{ keywords}
 Phương Linh 
{ keywords}
 Mỹ Tâm 
{ keywords}
Thanh Lam - Tùng Dương

MyA

Sức hấp dẫn của nữ diễn viên được 4.000 phụ nữ đồng tính yêu

Sức hấp dẫn của nữ diễn viên được 4.000 phụ nữ đồng tính yêu

Emily Blunt - nữ diễn viên đình đám Hollwood từng lọt danh sách "Người phụ nữ chúng ta yêu" do 4.000 phụ nữ đồng tính bình chọn sở hữu sức hút khó cưỡng trên màn ảnh.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Ông Jeff Harris, Phó Chủ tịch phụ trách mảng kinh doanh Danh mục giải pháp và Tiếp thị toàn cầu của Keysight Technologies

Ông Jeff Harris cho biết, theo báo cáo nghiên cứu “Chinh phục sự phức tạp trong hoạt động đo kiểm bằng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI)” do Forrester thực hiện với sự tài trợ của Keysight, các tổ chức cho biết hài lòng với các phương pháp phát triển hiện tại, khi có tới 86% cảm thấy hài lòng ở mức độ từ trung bình tới rất cao. Tuy nhiên, phân tích kỹ hơn lại chỉ ra các tổ chức này báo cáo rằng có tới 84% dự án và thiết kế hoặc quá phức tạp, hoặc có quá nhiều lớp tiểu hệ thống, quá nhiều hệ thống tích hợp, và phần lớn các hệ thống và tiểu hệ này không được đo kiểm.

Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy các công ty đang cảm nhận được áp lực của việc cần làm nhiều hơn nữa, đặc biệt khi được hỏi về tương lai. Chẳng hạn, trong 3 năm tới, gần một nửa (45%) số doanh nghiệp sẽ xem xét đưa vào sử dụng phương pháp đo kiểm tự động, với 72% trong số đó dự kiến sử dụng tự động hóa tăng cường, trong đó tự động hóa thay thế một phần, hoặc toàn bộ, các quy trình đo kiểm trong quy trình phát triển của họ.

Hiện tại, chỉ 1 trong 10 doanh nghiệp tự động hóa hoàn toàn quy trình phát triển của họ, tuy nhiên chúng tôi dự kiến đại dịch Covid-19 sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển từ xa và tự động hóa trình tự đo kiểm. Chúng tôi cũng kỳ vọng rằng công nghệ bản sao số sẽ được ứng dụng nhiều hơn đáng kể, khi các nhóm phát triển tiếp tục cộng tác từ nhiều địa điểm khác nhau.

Tự động hóa thông minh giúp rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường

Để giải quyết các vấn đề đo kiểm phức tạp, theo ông Jeff Harris, Keysight tạo một mô hình để mô tả cách thức kết hợp kinh nghiệm phong phú về đo kiểm của hãng với phân tích thông minh và thấu hiểu, cùng kiến thức về cách sử dụng kết quả phân tích vào tự động hóa luồng quy trình công việc. Quy trình toàn diện này được gọi là “Tự động hóa thông minh”. Ba thành phần cốt lõi gồm kiến thức sâu về đo lường, phân tích và thấu hiểu, tự động hóa luồng quy trình công việc là cốt lõi của tất cả các phần mềm do Keysight cung cấp.

Tự động hóa thông minh được xây dựng trên nền tảng các công nghệ đo lường và mô phỏng sâu nhất trên thị trường để đẩy nhanh quá trình thấu hiểu, sao cho các nhà phát triển có thể rút ngắn thời gian và giảm rủi ro khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Khi các công nghệ ngày càng được liên kết nhiều hơn và các sản phẩm có nhiều giao diện bắt buộc hơn, Keysight sẽ tiếp tục trợ giúp thông qua: Tự động hóa việc tạo/sử dụng kết quả phân tích thông minh trong các luồng quy trình công việc mới; đẩy nhanh quá trình phát triển kỹ thuật; tự động hóa các phép đo cần thiết (ứng dụng công nghệ phân tích tiên tiến, AI và máy học).

Ông Jeff Harris cũng cho biết thêm, trong nghiên cứu do Keysight tài trợ, Forrester đã xác định 3 yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào việc rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường là dữ liệu dùng chung giữa các đội nhóm, phân tích tốt hơn dữ liệu đo kiểm và đo lường hiện tại và các công cụ phần mềm được sử dụng trong suốt vòng đời phát triển sản phẩm. Khi được kết hợp sử dụng, các yếu tố này có thể rút ngắn thời gian phát triển và xác nhận, đẩy nhanh chu kỳ đưa sản phẩm ra thị trường.

Đề cập đến tỷ lệ % các doanh nghiệp đang và sẽ sử dụng AI, chuyên gia Keysight cho biết, tỷ lệ ứng dụng AI làm nền tảng xây dựng tự động hóa thông minh đang tăng trưởng rất nhanh. Nghiên cứu của Forrester xác định rằng 16% đối tượng tham gia khảo sát đang sử dụng AI để tích hợp các bộ phần mềm đo kiểm phức tạp. Trong 3 năm tới, 52% doanh nghiệp được khảo sát (mức tăng 325%) cho biết đang nghiên cứu ứng dụng AI để tích hợp các bộ phần mềm đo kiểm phức tạp.

{keywords}

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng đối với các nhà phát triển, 3 yếu tố cơ bản để AI và tự động hóa thành công bao gồm năng suất lao động được nâng cao, khả năng mô phỏng chức năng/hiệu năng của sản phẩm và mô phỏng/tự động hóa quá trình sửa lỗi.

Ngoài ra, sử dụng phương pháp luận tự động hóa thông minh của Keysight để ứng dụng các công nghệ đo kiểm sáng tạo còn mang lại nhiều lợi ích kinh doanh như: Nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng cường sự hài lòng của khách hàng; khả năng rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường; nâng cao tính linh hoạt và hiệu quả của chu kỳ phát triển sản phẩm.

Ngày nay, các nhóm phát triển đã sử dụng cách tiếp cận tự động hóa thông minh Automating Intelligence của Keysight đang được thụ hưởng các lợi ích vừa nêu. Một số ví dụ tiêu biểu là, NASA sử dụng tự động hóa đo kiểm thông minh của Keysight trong chương trình vũ trụ Orion để bảo đảm thiết bị và phần mềm trên tàu vũ trụ vận hành đúng thiết kế và không có sai lỗi. Nhờ sử dụng tự động hóa thông minh, NASA có thể đẩy nhanh tốc độ cung cấp và chất lượng của các hệ thống phần mềm phức tạp, thiết yếu cho công việc.

Cùng với đó, FUJIFILM Group hợp tác với Keysight để tự động hóa đo kiểm các phần mềm nhúng trong các bị y tế do doanh nghiệp này sản xuất. Nền tảng này cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao cho sản phẩm.

Phạm Trang

" alt="Tự động hóa thông minh quan trọng thế nào với các nhà sáng tạo công nghệ?" width="90" height="59"/>

Tự động hóa thông minh quan trọng thế nào với các nhà sáng tạo công nghệ?

Đặt chân tới Cộng hòa Séc từ năm 15 tuổi, chàng trai sinh năm 1988, quê Nghệ An Ngô Quang Liêm lúc đó chẳng suy tính gì nhiều, chỉ nghe được đi nước ngoài là thấy thích.

Sau khi đã hòa nhập và thích nghi được với môi trường sống nơi đây, những điều tuyệt vời ở đất nước này đã thực sự chinh phục Liêm cho tới bây giờ.

Tốt nghiệp ĐH Kinh tế (Prague) được 3 năm, Liêm vẫn đang làm việc và sinh sống ở Séc.

Liêm chia sẻ, sau một thời gian học tập và sinh sống ở Séc, cậu thực sự thích sự phát triển cả về văn hóa, giáo dục và hệ thống an sinh xã hội của đất nước Trung Âu này. “Với người ngoại quốc thì phải chịu khó tìm hiểu về văn hóa và ngôn ngữ Séc thì sẽ dễ hòa nhập hơn với cuộc sống ở đây”.

{keywords}
Hình ảnh minh họa

Hệ thống giáo dục đại học của Séc cũng có các trường đại học công và đại học tư. Học trường công, bạn sẽ không phải nộp học phí cho đến năm 28 tuổi. Theo tiêu chuẩn thì hệ cử nhân học trong 3 năm, học thạc sĩ thêm 2 năm nữa, nhưng sinh viên có thể kéo dài thêm nửa kỳ hoặc một năm nữa. Đa phần các trường đại học học theo hệ thống chứng chỉ.

Một điểm đặc biệt là “hầu hết các môn học ở đại học Séc không bắt buộc sinh viên phải đến trường, chỉ có một vài môn có tính thêm điểm chăm chỉ”– Liêm cho biết. Vì thế, mỗi sinh viên có quyền tự chọn cách học phù hợp với mình.

“Có nhiều bạn chẳng bao giờ đến trường, có người lại thích đến trường vì nghe giảng dễ hiểu hơn”.Với những sinh viên không thích đến trường thì có thể ở nhà đọc sách, nghiên cứu tài liệu.

Và tất nhiên để được công nhận là đã hoàn thành môn học, sinh viên phải vượt qua các bài thi. “Như trường mình nếu kết quả bài thi dưới 50% là trượt, 50 - 60% thì được quyền thi lại, trên 60% mới được tính là qua môn. Thang điểm tính từ 1 đến 5 và điểm 1 là điểm tốt nhất, tương đương với kết quả trên 90%”.

Liêm cũng chia sẻ, thời điểm mới sang, việc hòa nhập với môi trường mới khá khó khăn. Cậu cảm thấy chán nản vì tiếng còn kém, đi học chẳng hiểu thầy cô, bạn bè nói gì. Có một kỷ niệm vui mà cậu còn nhớ lúc mới sang là lần đi uống bia với cả lớp hồi lớp 9.

“Dân Séc uống bia nhiều hơn cả dân Việt Nam uống nước lọc. Cả trai và gái đều uống bia rất nhiều. Nên lần đó mình là người say duy nhất trong lớp” - Liêm kể vui.

Sau 13 năm sinh sống ở Séc, Liêm cho rằng không chỉ có hệ thống an sinh xã hội tốt, bản thân người dân đất nước này cũng có ý thức rất cao và họ có quan điểm đặc trưng phương Tây về vấn đề trách nhiệm giữa các thế hệ.

Người Séc không phụ thuộc nhiều vào gia đình. Trong văn hóa của Séc, người trong gia đình không phải có trách nhiệm chăm sóc lẫn nhau, ví dụ như con cái không cần chăm sóc bố mẹ, không cần lo lắng cho anh chị em… nên sự hưởng thụ cuộc sống về mặt vật chất của người Séc nhiều hơn”– Liêm chia sẻ.

Chính vì thế, hệ thống dưỡng lão, chăm sóc người già của họ lúc nào cũng đầy đủ. Nhưng đa phần người già ở Séc thích sống một mình, độc lập, thoải mái hơn là vào viện dưỡng lão. Dù không sống chung nhưng con cái vẫn thường xuyên tới thăm bố mẹ.

“Hệ thống an sinh xã hội của Séc rất tốt. Người dân đã đóng bảo hiểm y tế thì vào bệnh viện không kể bệnh gì, làm phẫu thuật hay không đều miễn phí, có mất thêm một chút tiền cũng không đáng kể. Phụ nữ sau sinh được nghỉ có lương 2-3 năm…”

“Người dân thì hiền lành và ý thức cao. Giả sử khi họ đang đi trên một con đường vắng vẻ mà muốn vứt rác, mặc dù không có ai nhìn thấy nhưng không bao giờ họ làm thế, cho dù có bất tiện họ cũng sẽ đợi cho đến khi có thùng rác mới vứt” – Liêm kể.

  • Nguyễn Thảo

Những câu chuyện khiến du học sinh Việt ‘choáng’ về người Đức

Người Đức cực kỳ đúng giờ. Vào lớp 9 giờ là đúng 9 giờ. Cô giáo không bao giờ đi muộn.

" alt="Du học sinh kể chuyện ở đất nước sinh viên không cần đến trường" width="90" height="59"/>

Du học sinh kể chuyện ở đất nước sinh viên không cần đến trường

Robin Berman là một tiến sỹ về giáo dục, một phó giáo sư chuyên nghiên cứu về tâm thần học, đặc biệt là với đối tượng trẻ em và các bậc cha mẹ. Bà là tác giả của những cuốn sách ăn khách và nổi tiếng, trong đó có cuốn sách gối đầu giường của các bậc cha mẹ trên khắp thế giới là cuốn "Permission to Parent: How to Raise Your Child with Love and Limits".

Trong một bài viết của mình có tên "Mong muốn lạc hướng về việc muốn con cái chúng ta được hạnh phúc", bà đã chia sẻ và giải thích về cách thức vượt qua được xu hướng luôn luôn muốn can thiệp vào cảm xúc của con, và có lẽ quan trọng hơn là học cách làm gương cho con về việc điều hòa cảm xúc, ngay cả khi bậc cha mẹ không có những trải nghiệm đó khi còn nhỏ.

Theo TS Berman, đây là cách mà các bậc cha mẹ ngày nay hành xử: Ngay khi có dấu hiệu đầu tiên về việc con cái chúng ta không vui, chúng ta lao vào xử lý, phục vụ trong khi ý định của chúng ta là hợp lý – sao phải để đứa trẻ chịu đựng khi thật dễ dàng để loại bỏ nỗi buồn. Hệ quả của việc bảo vệ con cái khỏi việc phải tự đối mặt với những thăng trầm trong cuộc sống là những hậu quả lâu dài, mà theo Dr. Berman là bao gồm sự thiếu tự chủ, thiếu khả năng điều hòa cảm xúc, và đòi hỏi trong tương lai về những mối quan hệ phụ thuộc và việc tìm kiếm các yếu tố an ủi từ bên ngoài.

Nuôi con trở thành một đứa trẻ hạnh phúc luôn là mong ước của hầu hết các bố mẹ, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện điều đó một cách đúng đắn. (Ảnh: Hải An)

{keywords}

Nuôi con trở thành một đứa trẻ hạnh phúc luôn là mong ước của hầu hết các bố mẹ, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện điều đó một cách đúng đắn. (Ảnh: Hải An)

Dưới đây là những phân tích rất chi tiết và đầy đủ của bà.

"Nỗi buồn - Chìa khóa để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc"

Khi tôi thực hiện các bài giảng về việc làm cha mẹ trên khắp đất nước, tôi luôn hỏi khán giả của mình: “Anh chị mong muốn điều gì nhất cho con cái của mình?” Tôi vẫn chưa nghe được câu trả lời mà tôi tìm kiếm. Lời đáp gần như mang tính toàn cầu mà tôi nhận được là: “Tôi chỉ muốn con cái của tôi được hạnh phúc.”

Xin lỗi các bạn, nhưng việc cố gắng làm cho con cái lúc nào cũng hạnh phúc đã trở thành một việc vô giá trị. Quan niệm ấy đã tạo ra hàng loạt những đứa trẻ cũng như người trẻ tuổi bất hạnh và mong manh. Hãy nghĩ đến nhân vật Veruca Salt trong “Charlie và nhà máy sản xuất sô-cô-la” của tác giả và điệp khúc nổi tiếng của cô bé: “Bố, con muốn nó ngay!” như một câu chuyện cảnh tỉnh. Bố cô bé càng nhanh chóng nhảy clacket (nhảy thiết hài – tap dance) để làm hài lòng cô thì cơn ăn vạ của cô càng gia tăng.

Đây là bí mật: Để có những đứa trẻ hạnh phúc, bạn phải dạy chúng cách chịu đựng cảm giác buồn bã. Tôi sẽ nói với bố của Veruca rằng ông ta nên dạy con gái mình xử lý được những cơn cảm xúc – những cảm giác như giận dữ, buồn bã, và vâng, cả thất vọng nữa – thay vì cố gắng bảo vệ cô bé khỏi những cảm xúc ấy.

Chúng ta đã trở thành thế hệ của các "Mr. Salts" – những người chuyên đi an ủi và xoa dịu, những bậc cha mẹ vô tình trở thành mối quan hệ phụ thuộc đầu tiên của chính con cái mình.


Chỉ trong một thế hệ, chúng ta đã đi từ việc quát tháo, “Đi về phòng con đi vì bố/mẹ đã bảo thế!” đến “Ôi, con không muốn đi ngủ ư? Nào, hãy cùng nói về điều đó trong 2 tiếng.” Và còn nữa: “Mẹ sẽ nằm với con cho đến khi con ngủ, sau đó nhón chân ra khỏi phòng – ý là, nếu như mẹ cũng không ngủ thiếp đi trên giường của con và chính thức phá hỏng giấc ngủ của mình!”.
{keywords}

Chấp nhận, bao dung trước mọi cảm xúc của con là thử thách mà không phải cha mẹ nào cũng có thể dễ dàng vượt qua được. (Ảnh minh họa)

Khi bạn trở thành cha mẹ, bạn cũng trở thành huấn luyện viên cảm xúc, người hướng dẫn riêng cho con bạn về những cảm giác hàng ngày. Nhưng vì sao nhiệm vụ quan trọng này của cha mẹ lại có được ít sự chú ý đến thế? Những bậc cha mẹ đầy thiện ý dành lượng thời gian vô tận để giúp con mình nắm vững những kỹ năng mới, nhưng lại quên mất một sự thật rằng, giống như bóng đá và piano, việc con trẻ quản lý cảm xúc của mình là một kỹ năng chúng cần học và luyện tập. Bạn có thường nghe thấy: “Tôi đang luyện giấc ngủ cho con, con trai tôi đang tập violon, tôi đang huấn luyện cho đội bóng đá của con gái, chúng tôi đang cùng đến Kumon để học toán...” Vậy, trường Kumon dạy cảm xúc thì đâu?

Không có lúc nào là quá sớm để chỉ cho con trẻ thấy cách thức xử lý với cảm xúc của mình, bởi trẻ em có những nơ-ron thần kinh phản chiếu trong não bộ. Chúng học theo cách hành xử của chúng ta, gần như là mượn một phần hệ thống thần kinh của bố mẹ để tạo lập nên hệ thần kinh của mình. Khi cha mẹ quản lý tốt cảm xúc của họ ngay từ khi con còn nằm nôi, họ đã giúp con mình học cách xử lý cảm xúc một cách tích cực.

 Những đứa trẻ và người trưởng thành nào quản lý tốt cảm xúc của mình thì hiểu và hài lòng với chính mình hơn, dễ dàng hơn trong môi trường công việc, bạn bè, và tình yêu.

Một trong những món quà tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao cho con cái là chỉ cho chúng thấy cách thức cài đặt và sử dụng chiếc rơ-le cảm xúc của mình. Chiếc rơ-le này sẽ giúp chúng đắc lực trong cả cuộc đời. Điều này được khoa học chứng minh.

Ngược lại, những người lớn và trẻ mới lớn không điều tiết được cảm xúc của mình thường tìm kiếm sự an ủi từ bên ngoài. Họ tìm niềm an ủi trong đồ ăn, các chất gây nghiện, rượu bia, họ bị dính vào những mối quan hệ tiêu cực, trở nên phụ thuộc vào người khác v.v... Khi những cá nhân này trở nên quá lo lắng, quá buồn, hoặc quá dễ bị kích động, họ sẽ phải tìm đến bác sĩ tâm lý hoặc họ sẽ luôn ở trên chuyến tàu lượn siêu tốc về cảm xúc. Và chuyến tàu này thì không thích thú gì.

Thật không may, chúng ta đang sống trong một xã hội chứa đầy một thứ mà các nhà tâm lý học gọi là ảnh hưởng rối loạn (dysregulated affect) (cảm xúc dễ bị thay đổi - labile emotions) - tức là những người lớn không thể điều hòa được cảm xúc của mình. Họ cắn môi, họ hét, họ gọi những tên tục, và luôn đổ lỗi.

{keywords}

Những đứa trẻ không biết kiểm soát cảm xúc thường tìm niềm an ủi trong đồ ăn, các chất gây nghiện, rượu bia, họ bị dính vào những mối quan hệ tiêu cực, trở nên phụ thuộc vào người khác... (Ảnh minh họa)

Các phương tiện truyền thông chỉ càng làm sự nhiễu loạn này trầm trọng thêm. Tôi lo lắng về sự thiết hụt của định hướng tích cực trên truyền thông. Trước kia, khi cha mẹ không thể quản lý được cảm xúc của mình, trẻ em có thể tìm đến Mike Brady hoặc Mr. Rogers là những người làm gương cho cảm xúc điều hòa và bình tĩnh. Còn giờ đây, những chương trình TV thực tế đề cao ảnh hưởng rối loạn (dysregulated affect). Một “Bà nội trợ” từ bất kỳ đâu cũng cư xử quá đáng hoặc ném đồ thuỷ tinh. Các ứng cử viên tổng thống thì gọi tên tục, đổ lỗi, bộc lộ sự tức giận trên truyền hình. Chính những “tiêu chuẩn” mới này của cách hành xử tiêu cực càng làm tăng tầm quan trọng của việc cha mẹ dạy trẻ cách xử lý những cảm xúc khó khăn.

Đây là một thử thách lớn đối với các bậc cha mẹ chưa từng có cho chính mình một tấm gương tốt. Nếu cha mẹ của bạn đã không có một phong vũ biểu cảm xúc cho chính họ - nếu họ đã la hét, đánh bạn, nói xấu bạn, và thu hồi tình yêu dành cho bạn khi họ thấy bạn “hư” – thì làm sao bạn có thể dạy con mình theo một cách khác đây.

Tôi nhìn thấy hàng ngày những ví dụ về cách cha mẹ lặp lại xu hướng hành xử tiêu cực. Tuần trước, ở một bể bơi khách sạn, tôi nghe thấy một người cha mắng con mình: “Con là đứa trẻ duy nhất kêu ca trong cả cái bể bơi này. Bố sẽ không chơi với con nữa.” Cũng tuần đó, tôi thấy một người mẹ dọa bỏ đứa con 4 tuổi của cô ấy ở lại trong cửa hàng nếu cô bé không cư xử ngoan ngoãn. Và thêm một ông bố hét lên với đứa con 3 tuổi ngọ nguậy của mình trong nhà hàng: “Con chính là lý do mà bố sẽ phải mua đồ mang về.”

Những ảnh hưởng đầu tiên này sẽ tạo ra một vòng quay mãi mãi, tạo ra những đứa trẻ mà khi lớn lên có thể không biết cách quản lý cảm xúc của mình ra sao.

Vậy bạn có thể làm gì? Đây là danh sách ngắn của tôi về cách dạy cho con bạn cách quản lý những cảm xúc khó khăn:

1. Bao dung/chịu đựng (tolerate) những cảm xúc tiêu cực của con mình mà không vội vàng lao vào giúp chúng xử lý hoặc dồn thêm cho con những cảm xúc của chính mình

Khi bạn có một ngày tồi tệ và phàn nàn về nó với bạn đời của mình, bạn không muốn anh ấy/cô ấy đáp lại về việc anh ấy/cô ấy có thể sửa chữa vấn đề như thế nào (hoặc hùa thêm vào bằng chính câu chuyện của anh ấy/cô ấy) – bạn chỉ muốn bộc lộ cảm xúc của mình và muốn được lắng nghe. Trẻ em cũng vậy. Nếu con bạn khóc vì bị điểm kém, đừng nói, “Mẹ không thể chịu nổi thầy giáo đó.” bởi câu nói đó chính là cách bạn dồn thêm cảm xúc của mình lên đứa trẻ.

Hãy vượt qua sự thôi thúc dừng những giọt nước mắt bằng cách nói rằng bạn sẽ nói chuyện với thầy giáo (bạn đang lấy mất sự tự chủ của con mình). Thay vào đó, hãy thử: “Bố/mẹ có thể thấy là con đang không vui. Con định sẽ làm gì? Lần sau thì con sẽ làm như thế nào?” Chúng ta không muốn dạy con luôn tìm đến chúng ta để có cách giải quyết mỗi vấn đề, hoặc biến chúng ta thành mối quan hệ phụ thuộc đầu tiên của con – khi cha mẹ động não quá nhiều thì con sẽ động não quá ít.

Để vun đắp sức mạnh bên trong và sự dẻo dai cho con cái, các bậc cha mẹ cần thành thạo việc chịu đựng/bao dung với chính những cảm xúc khó khăn của mình, và chiến thắng mong muốn cháy bỏng là cứu con mình ra khỏi những cảm xúc tiêu cực. Cha mẹ cần tập cách thoải mái với cảm giác không thoải mái khi phải nhìn con mình vật lộn. Nếu bạn lao vào và cứu con mình, bạn gửi cho con một thông điệp rằng con không thể tự xử lý cảm xúc. Quả là rất khó khi phải nhìn đứa trẻ mà bạn yêu thương tha thiết phải vất vả hay buồn bã.

Nhưng vượt qua những trạng thái cảm xúc khó khăn của bản thân là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng. Trẻ chỉ có thể làm tốt việc đó khi chúng được cho phép tập luyện. Vì thế, nguyên tắc đối với cha mẹ là: Khi nghi ngờ, hãy đứng ra xa. Hãy cho con bạn món quà tuyệt vời của việc tự vượt qua những cảm xúc của chính mình.

2. Nếu bạn đối xử với con cái theo kiểu chúng thật “mỏng manh”, chúng sẽ tiếp tục mỏng manh như vậy

Hãy nói với con trên cơ sở những điểm mạnh của chúng thay vì những điểm yếu: “Mẹ biết là rất khó để nói với bạn con rằng con đang không vui vì việc đã xảy ra, nhưng mẹ tin là con làm được, và mẹ cũng chắc rằng con sẽ cảm thấy gần gũi với bạn hơn sau khi con làm điều đó.” “Mẹ biết con lo lắng về việc ngủ lại nhà Jack lần đầu tiên, nhưng mẹ sẽ có mặt ở đó vào buổi sáng để đón con, và con cảm thấy nhớ nhà thì là bình thường thôi.” Hãy để con bạn tập vượt qua những hàng rào cảm xúc nho nhỏ này, để khi lớn lên, chúng có thể xử lý được những cảm xúc mạnh hơn.

Hãy trở về với thiên nhiên và làm theo cách mà người mẹ vĩ đại – Mẹ Thiên Nhiên – đã làm. Nếu gà mẹ cố tìm cách làm vỡ vỏ trứng để giúp gà con chui ra, gà con sẽ chết. Nếu chúng ta cứ “bay vè vè” bên trên và liên tục cứu con mình khỏi việc cảm thấy buồn bã, chúng ta đang ngăn cản chúng lớn lên mạnh mẽ.

3. Bạn phải TRỞ THÀNH tấm gương trước khi bạn có thể DẠY bài học

Việc này khó đấy. Nó đòi hỏi cha mẹ phải tự phản ánh về bản thân mình. Cha mẹ càng hiểu rõ và nắm bắt được bản thân mình tốt bao nhiêu thì càng làm cha mẹ tốt bấy nhiêu. Đơn giản là thế. Chúng ta cần nhìn thật kỹ cách mà chúng ta đang làm gương cho con trẻ. Chúng ta không muốn gào thét vào mặt con để bắt con dừng gào thét hoặc quát nạt chúng để bảo chúng bình tĩnh lại. Chúng ta phải dành một phút tự khép bản thân vào kỷ luật trước khi yêu cầu kỷ luật với con.

Các bậc cha mẹ thường hỏi tôi có tin vào hiệu quả của việc phạt "time-out" hay không. Tôi có – nhưng không phải cho bọn trẻ - mà là cho cha mẹ! Hãy tạm lánh ra chỗ khác trước khi bạn nói điều mà bạn có thể sẽ tiếc nuối khi đang trong cơn cao trào. Một người mẹ thấy con mình nói dối và ngay lập tức la lên: “Sau tất cả những gì mẹ làm cho con, đây là cách con đối xử với mẹ sao? Con hư quá đấy!” Nếu người mẹ ấy đã cho mình khoảng thời gian một giờ hoặc một ngày, có thể cô ấy đã có thể truyền thải thông điệp một cách bình tĩnh hơn, thay vì dán nhãn cho con mình. Nếu cô ấy đã tự cho mình một quãng time-out, cô ấy đã có thể thay việc gọi tên bằng một cuộc nói chuyện thấu đáo hơn về giá trị của lòng trung thực.

Việc dạy con cái quản lý cảm xúc đòi hỏi chúng ta trước hết học cách điều tiết cảm xúc của chính mình. Làm cha mẹ là cơ hội tuyệt vời để tự rèn giũa bản thân, nhờ đó chúng ta dạy dỗ con cái tốt hơn.

{keywords}

Một đứa trẻ biết cách quản lý cảm xúc của mình sẽ là một đứa trẻ hạnh phúc. (Ảnh minh họa)

4. Đồng cảm với cảm xúc của con – đừng phủ nhận chúng

Việc phủ nhận cảm xúc không bao giờ khiến chúng qua đi. Việc nói những điều như: “Thôi con nín đi, có đau đâu nào,” hoặc “Con đừng sợ, bộ phim đó có đáng sợ đến thế đâu,” không khiến cảm xúc mất đi, mà có thể khiến những cảm xúc thực sự bị ẩn sâu xuống dưới. Hãy hiểu cho con bạn: “Mẹ có thể nhìn gương mặt con và biết là bộ phim đó thực sự làm con thấy sợ.” Sự đồng điệu về cảm xúc tạo ra sự an toàn cảm xúc cho con bạn.

Bước đầu tiên cha mẹ cần thể hiện là, “Mẹ thấy con, mẹ hiểu con, mẹ nghe con.” Đồng cảm là nguyên liệu quan trọng nhất vì trẻ em vô cùng thành thạo ngôn ngữ cảm xúc. Sự cảm thông của cha mẹ giúp chúng giải mã và quản lý cảm xúc của mình. Hãy nói với con bạn: “Mẹ biết con muốn thức thêm – mẹ rất hiểu – nhưng giờ đi ngủ là 8 giờ.”

Một cách đầy yêu thương, bạn vừa thừa nhận cảm xúc của con vừa giữ được lập trường. Là cha mẹ, chúng ta thường bỏ qua phần cảm thông và đi thẳng đến phần dạy bảo: “Trả lại Lego cho bạn đi,” thay vì “Mẹ thấy là con rất muốn chơi Lego, nhưng Jack đang chơi nó trước.” Hoặc, “Mẹ biết con rất muốn đến bữa tiệc của Jane, nhưng không có cha mẹ ở đó trông nom các con, nên mẹ xin lỗi, con không thể đi được.” Bạn muốn cho thấy là bạn nghe, bạn thấy, bạn hiểu con – sự đồng cảm sẽ làm nhẹ bớt những cảm xúc khó khăn.

5. Tự hỏi bạn thân điều đó có nghĩa thế nào với bạn. Đừng lẫn lộn nhu cầu của mình với nhu cầu của trẻ.

Thường khi, việc không chịu được sự buồn bã của con lại liên quan hoàn toàn với tuổi thơ của chính chúng ta. Khi con bạn buồn và bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng hoặc buồn bã, hãy hỏi chính mình: “Điều này có nghĩa là gì với mình?” Nước mắt và sự thất vọng của con đang gợi cho bạn điều gì? Nếu bạn thấy mình đang khóc như mưa như gió vì con mình bị loại khỏi đội, liệu có phải vì bạn đã từng bị như thế? Nếu bạn rất khó chịu mỗi khi con bạn muốn một thứ gì đó, liệu có phải bởi vì hồi nhỏ bạn không được cho phép có bất kỳ nhu cầu gì hoặc không hề có chút tiếng nói nào?

Như người ta đã nói, “Hysterical is historical” (Sự rối loạn là có căn cứ): Nếu bạn cảm thấy lấn bấn quá mức với một tình huống nào đó xảy ra với con mình, thường thì nó có liên quan nhiều đến chính quá khứ của bạn. Hãy dùng những cảm xúc nặng nề của mình như một cơ hội để chính mình lớn lên. Nếu bạn giải quyết được gốc rễ của việc bạn quá bận tâm về một vấn đề cụ thể mà con bạn gặp phải, bạn có thể giải phóng được cho cả mình và con.

6. Đừng trao đổi cảm xúc với đồ ăn, quà cáp, hoặc những thiết bị điện tử

Nếu chúng ta không muốn con cái mình tìm kiếm sự an ủi từ bên ngoài, chúng ta cần thôi nói: “Nếu con nín, mẹ sẽ cho con cái bánh,” hoặc, “Nếu con chán, con buồn, con có thể chơi game trên điện thoại của mẹ.” Đừng khiến tôi phải bắt đầu câu chuyện về việc sử dụng các thiết bị điện tử như vật an ủi. Bạn có thể khiến nước mắt con ngừng rơi trong thời gian ngắn, nhưng tôi chắc chắn là về dài hạn thì sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn để con rèn luyện qua cảm xúc của mình.

Bạn để ý xem, trong từ “emotion” có “motion”: Hãy để con cái chúng ta đi qua những cảm xúc của chúng; đừng tìm cách chặn chúng lại. Khi chúng ta cảm thấy bế tắc với con, thì đó thường là cơ hội tuyệt vời để tất cả cùng trưởng thành. Con trẻ sẽ không tan vỡ vì những cảm xúc khó khăn của chúng, chúng sẽ học được cách vượt qua. Một phần quan trọng của sức khoẻ tinh thần là làm hoà được với những cảm xúc của mình, biết rằng mình không cần trốn tránh chúng, tiêu diệt chúng, mà hiểu rằng bạn có sự linh hoạt và dẻo dai về cảm xúc để cảm thấy an toàn với chính mình.

Hãy tưởng tượng rằng tất cả chúng ta đều học được cách quản lý cảm xúc, tưởng tượng rằng mỗi đứa trẻ và người lớn đều biết cách cài đặt và điều tiết chiếc rơ-le cảm xúc của mình. Chúng ta sẽ xây dựng một xã hội nơi các cặp đôi đạt được mong muốn, những người đồng nghiệp có thể cùng nhau giải quyết vấn đề một cách suôn sẻ, một thế giới nơi bạo lực được đẩy lùi và các mối quan hệ bớt căng thẳng.

Chúng ta vẫn sẽ có những lúc thất vọng và buồn bã, nhưng chúng ta đã có hộp công cụ cảm xúc để xử lý những thách thức. Vì thế, lần tới khi tôi giảng cho các bậc cha mẹ và hỏi khán giả điều mà họ mong muốn nhất cho con cái của mình, tôi sẽ mãn nguyệt nếu ai đó nói: “Tôi muốn nuôi dạy những đứa trẻ có thể quản lý được cảm xúc của mình.” Điều đó, tôi cam đoan với bạn, là bước tiến lớn đến với việc nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc.

(Theo Afamily/ Goop)

" alt="Bố mẹ đã sai lầm như thế nào khi muốn nuôi dạy con trở thành đứa trẻ luôn hạnh phúc" width="90" height="59"/>

Bố mẹ đã sai lầm như thế nào khi muốn nuôi dạy con trở thành đứa trẻ luôn hạnh phúc