Tranh cãi trong vụ cháy trường thương tâm 13 học sinh lớp 3 thiệt mạng
Vụ việc 13 học sinh lớp 3 tử vong trong vụ cháy trường học tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) là vụ thương vong lớn trong các vụ cháy trường học trong những năm gần đây tại Trung Quốc. Vào thời điểm này,ãitrongvụcháytrườngthươngtâmhọcsinhlớpthiệtmạlịch bóng đá đức dư luận Trung Quốc đang đặt câu hỏi về trách nhiệm của nhà trường khiến bi kịch xảy ra. Cụ thể, Tân Hoa Xã đưa tin, vụ cháy xảy ra tại khu ký túc xá của trường tiểu học Anh Tài tại huyện Phương Thành, TP Nam Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc vào lúc 23h ngày 19/1 (giờ địa phương). Lực lượng cứu hỏa của huyện đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường và dập tắt đám cháy vào lúc 23h38. Vụ hỏa hoạn khiến 13 em học sinh lớp 3 thiệt mạng và 1 học sinh bị thương. Sau vụ cháy trên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu nước này "tiến hành điều tra sâu rộng”, hoàn thiện các kịch bản ứng phó trong trường hợp khẩn cấp và các biện pháp phòng tránh. Được biết, trường tiểu học Anh Tài là một trường tư thục hoạt động toàn thời gian, gồm cả cấp mẫu giáo và tiểu học, được thành lập vào năm 2012. Hiện tại, trường có 2 cơ sở, với cơ sở chính tổ chức 20 lớp giảng dạy, hơn 1.200 sinh viên và đội ngũ giáo viên gồm 68 người. Ký túc xá của học sinh tiểu học nằm ở tầng trên của trường mẫu giáo và đây có thể đây là nguyên nhân dẫn đến thảm kịch. Vụ cháy đang gây làn sóng giận dữ bao trùm trên mạng xã hội Trung Quốc. Hàng loạt người dùng kêu gọi chính quyền các cấp điều tra và kỷ luật những bên lơ là, thiếu trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy trường học. Cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ cháy và nhà trường bị cáo buộc bỏ qua sự an toàn trong khuôn viên trường, không ưu tiên sức khỏe và tính mạng của học sinh. Trường đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa an toàn được quy định tại "Các yêu cầu phòng ngừa an toàn đối với trường tiểu học, trung học và mẫu giáo"- một tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/6/2022. Trường bị chỉ trích đã không cung cấp đầy đủ chương trình giáo dục về an toàn trong khuôn viên trường. Đối tượng thiệt mạng đều là học sinh lớp 3 và vụ việc xảy ra vào đêm khuya nên các em cần phải được đào tạo kỹ năng mới có thể ứng phó hiệu quả với hoàn cảnh đó. Bên cạnh đó, sự chú ý cũng đang đổ dồn lên hệ thống các trường tư thục Trung Quốc. Một số ý kiến cho rằng việc theo đuổi và đặt lợi nhuận lên hàng đầu làm suy yếu nhiệm vụ giáo dục tại các trường này. Được biết, trong những năm gần đây, vấn đề an toàn cháy nổ và các tai nạn giáo dục khác hầu hết xảy ra ở các trường tư thục tại Trung Quốc. Thống kê cho thấy, năm 2022, quốc gia này có 160.500 trường mầm non tư thục, giảm 6.213 trường so với năm trước, chiếm 55,49% tổng số trường mầm non cả nước. Có 21.267.800 trẻ em học mẫu giáo, giảm 1.852.500 trẻ so với năm trước, chiếm 55,49% tổng số trẻ mầm non cả nước. Có 10.500 trường tư thục cung cấp giáo dục bắt buộc (từ lớp 1 đến lớp 9) tại Trung Quốc, giảm 1.626 trường so với năm trước. Các trường tư thục này chiếm 5,23% tổng số trường trên toàn quốc. Số học sinh theo học các trường này là 13.568.500, giảm 3.172.500 học sinh so với năm trước. Tử Huy
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Bekasi City vs Adhyaksa Farmel, 15h30 ngày 30/1: Cơ hội cho chủ nhà
-
Năm nay, điểm chuẩn của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội theo xu hướng chung đều tăng ở hầu hết các ngành. Tuy nhiên, tại nhóm ngành khoa học cơ bản như Khí tượng và khí hậu học, Hải dương học, Địa chất học,... điểm chuẩn vẫn “giậm chân tại chỗ”, ở mức chỉ khoảng 6 điểm/ môn. Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các trường có đào tạo nhóm ngành khoa học cơ bản hoặc những trường đại học đơn ngành, đào tạo ngành học đặc thù.
Tại Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường, điểm chuẩn ở các ngành học “hot” năm nay tăng từ 5 – 9 điểm so với năm ngoái như Marketing (26 điểm), Quản trị kinh doanh (25,75 điểm), Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (25 điểm),… Tuy nhiên, nhóm ngành khoa học cơ bản vốn là truyền thống đào tạo của trường, điểm chuẩn chỉ ở mức 5 điểm/ môn.
Hay tại Trường ĐH Mỏ - Địa chất, điểm chuẩn cho các ngành Địa chất học, Địa tin học, Khoa học dữ liệu,… cũng chỉ ở mức 5 – 6 điểm/ môn, thấp hơn nhiều so với các ngành vốn không phải thế mạnh đào tạo của trường như Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa,…
Theo các chuyên gia, nhìn vào xu hướng điểm chuẩn năm nay và những năm trước cho thấy, thí sinh đang đổ dồn vào những ngành học được cho là “hot”, khiến mức độ cạnh tranh ở những ngành này rất cao. Điều này dẫn tới thực trạng, nhiều thí sinh có điểm thi ở mức 26, 27, nhưng vẫn không đỗ vào trường đại học nào.
Trong khi đó, một số ngành học có vai trò quan trọng cho sự phát triển của đất nước, rất cần những chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực chất lượng cao như Khoa học tự nhiên, khoa học sự sống,… thí sinh lại không mấy mặn mà.
Một tiết học của thầy trò khoa Khí tượng và Hải dương học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Ảnh: Thúy Nga
Theo TS. Nguyễn Kim Cương, Phó trưởng khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, vấn đề chính dẫn tới hiện tượng này là do nhận thức của xã hội chưa đúng so với tầm quan trọng của những khối ngành khoa học cơ bản.
“Có thể thấy, trong các chính sách về lương hay vị trí việc làm đối với những ngành này vẫn chưa hấp dẫn, khiến tính cạnh tranh trong thị trường lao động không cao.
Thêm vào đó, đặc thù của những ngành này đòi hỏi sinh viên sau khi ra trường cần tiếp tục học lên cao hơn mới có thể khẳng định vị trí trong nghiên cứu chuyên sâu. Cùng quãng thời gian ấy, sinh viên ở các ngành học khác khi ra trường đã có thể tham gia ngay vào thị trường lao động. Đó là những lý do khiến sinh viên không mấy mặn mà với các ngành học này”, TS Cương nói.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Đức Khoát – Trưởng phòng Đào tạo đại học, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, những ngành khoa học cơ bản khó thu hút thí sinh vì các em chỉ nghe tên gọi, tưởng rằng đó là những ngành không có tiềm năng.
“Điều này đến từ việc xã hội cũng như thí sinh chưa nhận thức đúng về triển vọng và khả năng phát triển của những ngành học này. Không có sự đánh giá tổng thể và dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực của các ngành nghề khiến thí sinh không hình dung được thị trường lao động trong tương lai”, TS Khoát nói.
Các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù nhiều ngành trong nhóm khoa học cơ bản đang có nhu cầu lớn, thu nhập cũng rất tốt, nhưng việc đào tạo khắt khe cùng môi trường làm việc có thể vất vả hơn,… là những nguyên nhân dẫn đến mất cân đối khi thí sinh lựa chọn ngành nghề.
“Thí sinh đổ xô các ngành được cho là “hot”, nhưng khi đào tạo ồ ạt các ngành này, rất có thể chỉ vài năm tới sẽ gây ra tình trạng dư thừa nguồn nhân lực”, TS Khoát cho hay.
5 ngành có tỷ lệ nhập học năm 2020 thấp nhất (Nguồn: Bộ GD-ĐT) Mặc dù nhìn nhận như vậy, nhưng đại diện các trường đều cho biết, khó khăn trong tuyển sinh vẫn buộc những trường này phải thay đổi sao cho “xã hội cần cái gì, chúng tôi đào tạo cái đó”.
PGS.TS Nguyễn Đức Khoát cho biết, trong những năm qua, nhà trường có chính sách trao học bổng và cam kết về đầu ra, nhưng vẫn không thu hút được người học.
Vì thế, dù xác định các ngành khoa học cơ bản là những ngành quan trọng cho sự phát triển, nhưng trường vẫn buộc phải thu hẹp quy mô tuyển sinh.
Mỗi năm, trường chỉ tuyển giới hạn với quy mô từ 20 – 30 chỉ tiêu/ ngành. Điều này nhằm duy trì đội ngũ cán bộ giảng viên, vừa đảm bảo khi nhu cầu thị trường thay đổi, vẫn có ngay lập tức nguồn lực để đáp ứng. Song song với đó, trường vẫn phải tính đến mở rộng tuyển sinh những ngành nghề khác để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Cần phải có dự báo chi tiết để “đón đầu”
Việc thí sinh “đổ xô” vào những ngành “hot” mà bỏ qua những ngành học cốt lõi, theo TS. Nguyễn Kim Cương, sẽ có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển bền vững đất nước.
“Trong bối cảnh biến đổi khí hậu với đa thiên tai như hiện nay, việc nghiên cứu quy luật, cảnh báo sớm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do thiên tai gây nên là rất cần thiết.
Thử tưởng tượng, nếu không có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu dự báo và cảnh báo sớm, thì thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra sẽ như thế nào?”, ông Cương lấy ví dụ.
Để có những thế hệ kế cận chất lượng cho những ngành này, theo ông Cương, có nhiều yếu tố cần phải giải quyết ngay như Nhà nước phải có chính sách để đào tạo nguồn nhân tài thông qua hỗ trợ học phí, học bổng; đào tạo theo đặt hàng...
Còn theo PGS.TS. Đinh Xuân Thành, Trưởng khoa Địa chất, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, các trường đại học cần phải chủ động hơn trong việc mở rộng liên kết với doanh nghiệp và các đối tác sử dụng lao động, từng bước đổi mới và kết hợp đào tạo chuyên sâu, cơ bản với mô hình đào tạo theo định hướng việc làm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội.
“Các lĩnh vực khoa học cơ bản nói chung, Khoa học Trái đất nói riêng, cần được xem là đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của cả quốc gia, góp phần vào sự phát triển chung của thế giới.
Ví dụ, các nhà khoa học Trái đất không chỉ làm việc trong lĩnh vực khai thác và thăm dò khoáng sản (đóng góp 8-10% GDP của Việt Nam) mà còn trong các lĩnh vực như địa kỹ thuật, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, hải dương học cho tất cả các ngành kinh tế khác trước thách thức của biến đổi khí hậu và nhu cầu nguồn năng lượng tái tạo ngày càng cao.
Vì vậy, nếu thí sinh “đổ xô” vào những ngành “hot” mà bỏ qua những ngành thuộc về khoa học cơ bản, đặc biệt là Khoa học Trái đất, sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao và ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam và Liên Hiệp Quốc”, ông Thành nói.
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Đức Khoát lại nhấn mạnh đến việc cần thiết phải có sự thống kê hoàn chỉnh giữa Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Tổng cục Thống kê, Bộ GD-ĐT, Bộ Kế hoạch & Đầu tư để xem nguồn nhân lực cần trong 5 – 10 năm tới sẽ ra sao, từ đó công khai cho xã hội biết.
“Hiện nay chúng ta đang thiếu sự đánh giá tổng thể về nhu cầu nguồn nhân lực của các ngành nghề và những dự báo về sự biến động của nhu cầu ấy trong tương lai.
Do đó, tôi cho rằng, cần phải có một bài toán quy hoạch tổng thể cho 10 năm, 20 năm tới, từ đó mới có thể “đón đầu” được nhu cầu sử dụng các nguồn nhân lực ấy", TS Khoát nói.
Thúy Nga
ĐH Quốc gia Hà Nội trong top 601-800 thế giới về Khoa học cơ bản
Theo bảng xếp hạng các trường đại học thế giới theo lĩnh vực năm 2022 của Times Higher Education (THE) về lĩnh vực Khoa học cơ bản, ĐH Quốc gia Hà Nội nằm trong top 601-800.
" alt="Những ngành học tiềm năng nhưng có điểm chuẩn thấp">Những ngành học tiềm năng nhưng có điểm chuẩn thấp
-
Danh sách 3 mục tiêu MU nhắm thay Luke Shaw chấn thương Do ở vai trò hậu vệ trái cả Luke Shaw và Tyrell Malacia đều chấn thương nên MUhiện gấp rút tìm người thay trong mấy ngày cuối chuyển nhượnghè.
Nguồn 90min cho hay, MU đang tìm cách ký hợp đồng với 1 hậu vệ theo dạng cho mượn đến tháng 1/2024 và một số cái tên được Erik ten Hag nhắm đến.
Macos Alonso là một lựa chọn tiềm năng của MU, bên cạnh 2 cái tên khác là Marc Cucurella của Chelsea và ‘người thừa’ ở Tottenham, Sergio Reguilon.
Thông tin cung cấp thêm, Alonso không còn được ưa thích ở Barca và họ có thể cho phép anh ra đi, nếu MU đưa ra đề nghị được giá.
Hậu vệ 32 tuổi có thể là chọn lựa không tốn kém nhiều tiền bạc nhưng lại rất hữu ích cho MU trong nỗ lực thách thức các danh hiệu mùa này.
Alonso từng có 6 năm chinh chiến ở Chelsea, gặt hái cả danh hiệu Premier League cũng như Champions League tại đây.
Salah yêu cầu rời Liverpool sang Al Ittihad
Nhà báo Rudi Galetti cập nhật về tương lai Mohamed Salah: tiền đạo Ai Cập đã thông báo với Liverpoolrằng, anh muốn gia nhập đội bóng Al Ittihad ở giải đấu Saudi Pro League vào hè này.
CLB đã ký Benzema từ Real Madrid và ‘cướp’ Fabinho khỏi tay Klopp và Liverpool, quyết tâm kéo thêm cả chân sút số 1 Salah của họ.
Al Ittihad được cho sẵn sàng đưa Salah trở thành cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới, bỏ xa cả Ronaldo đang chiếm giữ vị trí.
Khi được hỏi về tương lai Salah vài ngày trước, Klopp tuyên bố Liverpool sẽ từ chối bất cứ lời đề nghị nào dành cho tiền đạo Ai Cập.
Tuy nhiên, nếu Salah thực sự muốn đi, ông sẽ rất khó để giữ anh, như đã phải cắn răng nhìn đội trưởng Jordan Henderson, Fabinho rời bỏ đội, chưa kể Sadio Mane và Firmino giờ cũng đều đang ở Saudi Arabia.
Man City tăng giá mua Matheus Nunes
Mail Sport loan tin, Man Citychuẩn bị tăng giá cao hơn cho lời đề nghị đến Matheus Nunes của Wolves sau khi mức giá 55 triệu euro bị từ chối.
Tuy vậy, nguồn này cũng cho biết, Man City sẵn sàng từ bỏ thương vụ nếu bị hét giá quá cao.
Chấn thương nặng của trụ cột Kevin de Buyne cùng sự ra đi của đội trưởng Ilkay Gudogan khiến Pep Guardiola cần thêm một sự bổ sung khác cho tuyến giữa của Man City.
Thương vụ Man City ký Matheus Nunes có khả năng diễn ra khi bản thân cầu thủ này đã bày tỏ nguyện vọng với Wolves, muốn được đến chơi bóng ở Etihad.
" alt="Tin chuyển nhượng 28/8: MU ký Alonso thay Shaw, Salah rời Liverpool">Tin chuyển nhượng 28/8: MU ký Alonso thay Shaw, Salah rời Liverpool
-
Paul Pogba muốn rời MU, trở lại Juventus Paul Pogba được cho sẽ làm mọi cách để có thể trở lại Juventus vào mùa hè tới đây.
Tiền vệ Pháp được liên kết mạnh mẽ rời Manchester United trước mùa giải 2019/20, với điểm đến tiềm năng là Real Madrid cũng như Juventus quan tâm tái ký.
Pogba sớm muộn cũng rời Old Trafford, MU được khuyên hãy bán đi, đừng giữ Tuy nhiên, rốt cuộc Pogba vẫn ở lại Old Trafford, khi Real Madrid không vung tiền theo đòi hỏi gắt từ MU. Zidane được loan báo rất thất vọng vì thương vụ bất thành.
Mặc dù cố gắng giữ chân Pogba hồi mùa hè, nhưng theo Tuttosport, MU sẵn sàng để tiền vệ này ra đi khi mùa giải kết thúc. Và Juventus chính là nơi Pogba muốn trở lại khi rời MU.
Pogba giành 4 danh hiệu Scudetto liên tiếp với Juventus, trước khi trở lại MU, và giờ thì anh hướng chiều ngược lại.
Pogba có hợp đồng với MU đến hè 2021, kèm điều khoản Quỷ đỏ có thể tự động kích hoạt thêm 12 tháng. Tiền vệ này không chơi cho MU từ tháng 9 do chấn thương, dự kiến phải đến tháng 12, Pogba mới có thể tái xuất.
PSG đàm phán, gia hạn hợp đồng Kylian Mbappe
L'Equipe cho hay, nhà vô địch Ligue 1 – PSG mở các cuộc đàm phán, bàn chuyện ký mới với Kylian Mbappe, tài năng trẻ được nhiều đội bóng hàng đầu châu Âu mơ sở hữu.
PSG dùng nhiều tiền để đàm phán giữ chân Mbappe Real Madrid và Liverpool được cho đang theo sát tình hình của nhà vô địch thế giới Kylian Mbappe và chuẩn bị cho kế hoạch đột kích táo bạo với giá kỷ lục cho tiền đạo Pháp vào cuối mùa giải.
Mặc dù mới nhất Jurgen Klopp lên tiếng dập tắt về tin đồn Liverpool mơ Mbappe, tuy nhiên tin tức Mbappe có thể rời PSG vẫn liên tục xuất hiện dù anh vẫn còn hai năm rưỡi hợp đồng với đội chủ sân Công viên các Hoàng tử.
Theo nguồn trên, PSG đã bắt đầu các cuộc thảo luận với Mbappe về một hợp đồng mới, trong đó có khoản tăng lương đáng kể đễ giữ chân tiền đạo này khỏi cám dỗ trước các lời ve vãn.
Cho dù có thành công giữ chân Mbappe hay không, nếu phải bán PSG chắc chắn đòi giá trên 200 triệu bảng.
L.H
" alt="Tin bóng đá 10">Tin bóng đá 10
-
Siêu máy tính dự đoán Bournemouth vs Liverpool, 22h00 ngày 1/2
-
Các xe quân sự mang cờ Mỹ và Jordan tham gia một cuộc tập trận ở Zarqa, Jordan. Ảnh: Reuters Mặc dù con số này thấp hơn nhiều sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan vào năm 2021, nhưng hiện vẫn còn khoảng 30.000 binh sĩ Mỹ rải rác khắp khu vực. Ngoài ra, kể từ khi cuộc xung đột Israel - Hamas bùng phát ở Dải Gaza vào ngày 7/10 năm ngoái, Washington đã tạm thời điều thêm hàng nghìn lính đến khu vực, bao gồm cả tàu chiến.
Tiền đồn lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông nằm ở Qatar, có tên gọi Căn cứ không quân Al Udeid, được xây dựng vào năm 1996. Các quốc gia khác cũng có sự hiện diện quân sự của Mỹ gồm Bahrain, Kuwait, Ảrập Xêút và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE).
Washington đang duy trì khoảng 900 quân ở Syria, tại các căn cứ nhỏ như các giếng dầu Al Omar và Al-Shaddadi, chủ yếu ở phía đông bắc đất nước. Có một tiền đồn nhỏ gần biên giới của Syria với Iraq và Jordan, được gọi là điểm đồn trú Al Tanf.
Hiện có 2.500 quân nhân Mỹ ở Iraq, rải rác khắp các cơ sở như căn cứ không quân Union III và Ain al-Asad. Tuy nhiên, Washington và Baghdad đang đàm phán về tương lai của lực lượng này.
Lí do lính Mỹ đồn trú ở Trung Đông
Các lực lượng Mỹ đóng quân ở Trung Đông vì nhiều lí do khác nhau. Ngoại trừ ở Syria, họ có mặt tại những nơi đó với sự cho phép của chính phủ các nước sở tại.
Ở một số quốc gia như Iraq và Syria, quân đội Mỹ tuyên bố mục tiêu chiến đấu chống lại tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng như cố vấn cho các lực lượng địa phương. Tuy nhiên, họ đã bị các nhóm chiến binh được Iran hậu thuẫn tấn công suốt nhiều năm qua và buộc phải có hành động đáp trả.
Jordan, một đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực, có hàng trăm cố vấn huấn luyện quân sự người Mỹ và họ tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn quanh năm.
Trong các trường hợp khác, như ở Qatar và UAE, quân đội Mỹ hiện diện để trấn an các đồng minh, tiến hành huấn luyện và được triển khai khi cần thiết trong các hoạt động ở khu vực.
Tháp 22
Tháp 22, nơi xảy ra vụ tấn công bằng UAV khiến 3 lính Mỹ thiệt mạng và hơn 30 binh sĩ khác bị thương hôm 28/1, giữ một vị trí chiến lược quan trọng tại điểm xa nhất về đông bắc của Jordan, ở khu vực ngã ba biên giới với Syria và Iraq.
Căn cứ này nằm gần điểm đồn trú Al Tanf ở Syria và là nơi đóng quân của một số lượng nhỏ binh lính Mỹ. Trước khi Tháp 22 được xây dựng, Al Tanf từng là căn cứ chủ chốt trong cuộc chiến chống IS và có vai trò quan trọng trong chiến lược của Washington nhằm ngăn chặn sự tăng cường hiện diện quân sự của Iran ở miền đông Syria.
Nguy cơ các căn cứ Mỹ bị tấn công
Các căn cứ của Mỹ là những cơ sở được bảo vệ nghiêm ngặt, bao gồm cả việc trang bị hệ thống phòng không chống tên lửa hoặc UAV. Các cơ sở ở những nước như Qatar, Bahrain, Ảrập Xêút, Kuwait thường không bị tấn công.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ ở Iraq và Syria thường xuyên là mục tiêu bị tập kích trong những năm gần đây. Kể từ ngày 7/10/2023, thời điểm bắt đầu xảy ra xung đột Israel – Hamas ở Dải Gaza, các lực lượng Washington đã bị các nhóm chiến binh được Tehran hậu thuẫn, tấn công hơn 160 lần, khiến khoảng 80 quân nhân bị thương.
Điều ít biết về Kataib Hezbollah, nhóm nghi gây thương vong cho quân Mỹ ở Jordan
Lầu Năm Góc tin vụ tấn công khiến 3 lính Mỹ thiệt mạng và hơn 30 quân nhân khác bị thương tại vùng biên giới Jordan giáp Syria có “dấu hiệu” do nhóm chiến binh Kataib Hezbollah của Iraq tiến hành." alt="Quân Mỹ đang đóng quân ở đâu và làm gì ở Trung Đông?">Quân Mỹ đang đóng quân ở đâu và làm gì ở Trung Đông?
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Persik Kediri vs Barito Putera, 15h30 ngày 31/1: Khách đang sung
- Sông Gianh đi qua đời tôi
- Tin bóng đá 11
- 6 bí quyết của những người thông minh giúp nới nhà chật thành rộng
- Siêu máy tính dự đoán FCSB vs MU, 03h00 ngày 31/1
- Ukraine thành lập lực lượng quân sự đặc trách UAV trong xung đột với Nga
- Thanh Hóa đấu giá hàng trăm lô đất, khởi điểm chỉ từ 3,3 triệu đồng/m2
- Chủ tịch Vicem Bùi Xuân Dũng làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng
- Nhận định, soi kèo Aizawl vs Shillong Lajong, 20h30 ngày 30/1: Tự tin trong cuộc đua trụ hạng
- Công Phượng tuyên bố có thể lực sung mãn cho tuyển Việt Nam
- 随机阅读
-
- Soi kèo góc Bournemouth vs Liverpool, 22h00 ngày 1/2
- Á hậu Bùi Khánh Linh gặp sự cố tại Miss Intercontinental 2024
- Đèn lồng hình rồng tỏa sáng rực rỡ đón Tết nguyên đán tại Trung Quốc
- HLV Luis Enrique thất vọng Chelsea, phỏng vấn xong rồi bỏ lửng
- Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Macarthur FC, 11h00 ngày 1/2: Củng cố ngôi đầu
- Phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021–2025
- Vũ khí ‘hàng giả’ của Ukraine khiến Nga hao tổn tên lửa triệu USD
- Iran nói Mỹ tấn công Trung Đông là 'sai lầm chiến lược'
- Nhận định, soi kèo Nusantara Utd vs PSMS Medan, 14h50 ngày 30/1: Một mất một còn
- Bộ Xây dựng lên tiếng về chung cư mini bị cháy, nhà ở xã hội bị chê đắt
- Các nhóm thân Iran đáp trả Mỹ bằng hàng loạt vụ nã tên lửa
- Người khuyết tật đi làm có bị cắt trợ cấp xã hội?
- Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Al Ain, 20h15 ngày 30/1: Thắng nhọc
- Hồn nhiên như Cẩm Ly
- MU vung 40 triệu bảng chiêu mộ 'Pirlo mới'
- Erik ten Hag mắng Antony, lệnh MU giữ cái đầu lạnh trước Sevilla
- Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Wahda, 20h15 ngày 31/1: Nhảy vọt trên BXH
- Lùi thời gian thi chọn học sinh giỏi quốc gia so với mọi năm
- Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 4/2019
- Thái Lan quyết tâm đòi nợ ở U23 Việt Nam tại chung kết U23 châu Á
- 搜索
-
- 友情链接
-