Thế giới

Nhạc hội song ca: Chàng sinh viên nghèo có giọng hát lay động trái tim

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-02-07 17:41:22 我要评论(0)

- Thanh Sang – chàng trai sở hữu giọng hát “sơn ca” với đam mê được cháy hết mình trên sân khấu đã c hôm nay bao nhiêu độhôm nay bao nhiêu độ、、

- Thanh Sang – chàng trai sở hữu giọng hát “sơn ca” với đam mê được cháy hết mình trên sân khấu đã cùng Vicky Nhung có tiết mục đầy ấn tượng tại tập 3 Nhạc hội song ca mùa 2.

ạchộisongcaChàngsinhviênnghèocógiọnghátlayđộngtráhôm nay bao nhiêu độBB Trần hốt hoảng khi ghế của Hải Triều tuột dốc mất kiếm soát

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Người dân Việt Nam cần ít nhất 7.5 năm thu nhập để mua được Vinfast Fadil. Ảnh: Vietnamnet

Theo số liệu công bố từ Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân (TNBQ) 1 người/1 tháng của Việt Nam năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng. Như vậy, nếu như "không ăn, không tiêu", trung bình một năm mỗi người dân Việt Nam sẽ để dành được khoảng 50.4 triệu đồng.

Trong khi đó, danh hiệu chiếc xe bán chạy nhất trong 6 tháng đầu năm tại Việt Nam đang thuộc về chiếc Vinfast Fadil, một chiếc xe sản xuất trong nước có giá bán 382 triệu đồng cho phiên bản tiêu chuẩn và 449 triệu cho phiên bản cao cấp.

Như vậy, trung bình người dân Việt Nam sẽ mua được xe ô tô sau khi tiết kiệm ít nhất 7.5 năm.

Malaysia (dưới 1 năm)

{keywords}
Chưa cần tới 1 năm thu nhập, người dân Malaysia đã mua được chiếc xe quốc dân. Ảnh: Wapcar

Theo số liệu thống kê từ Worldbank, TNBQ của người dân Malaysia trong năm 2020 vào khoảng 10.400 USD.  Dòng xe bán chạy nhất tại quốc gia này cũng là một thương hiệu nội địa, chiếc Proton Saga. Với giá bán bắt đầu từ 32.000 RM (7.650 USD) cho bản tiêu chuẩn và 42.300 RM (10.113 USD) cho bản Limited, người dân Malaysia chưa cần tới 01 năm thu nhập cũng có thể sắm được một chiếc xe ô tô.

Nếu muốn mua Toyota Vios 1.5E bản hộp số CVT, với giá khoảng 82.000 RM (19.605 USD) , người dân nước này sẽ phải tiết kiệm khoảng gần 2 năm.

Thái Lan (gần 3 năm)

{keywords}
Mất gần 3 năm để người dân Thái Lan mua được chiếc bán tải yêu thích. Ảnh: Car24

Trong khi đó tại Thái Lan, nhiều năm nay danh hiệu chiếc xe bán chạy nhất vẫn là cuộc đua song mã giữa Toyota Hilux và Isuzu D-Max. Phiên bản rẻ nhất của Toyota Hilux có giá 770.000 Baht (23.079 USD), và của Isuzu D-Max là 686.000 Baht (20.561 USD).

Theo số liệu thống kê từ Worldbank, TNBQ năm 2020 của người dân Thái Lan khoảng 7.189 USD. Như vậy người dân Thái Lan sẽ phải tiết kiệm gần 3 năm để mua được chiếc Isuzu D-Max, và hơn 3 năm một chút nếu muốn mua Toyota Hilux.

Indonesia (3.6 năm)

{keywords}
Chiếc Toyota Avanza 7 chỗ tương đương với 3.6 năm thu nhập của người dân Indonesia. Ảnh: Line

Theo số liệu từ Focus2move, Toyota Avanza đang là chiếc xe bán chạy nhất tại Indonesia vào thời điểm hiện tại. Chiếc xe 7 chỗ của Toyota có giá bán bắt đầu từ 200 triệu Rupiah (14.036 USD) với phiên bản số sàn.

Với mức thu nhập 3869 USD trong năm 2020 (nguồn Worldbank), người dân Indonesia sẽ mất khoảng 3.6 năm để mua được ô tô.

Singapore (gần 1.4 năm)

{keywords}
Tại Singapore, chiếc Toyota Corolla Altis có giá tới hơn 81.000 USD. Ảnh: Carbuyer

Là quốc gia giàu có nhất Đông nam á, thu nhập trong năm 2020 của người dân Singapore vào khoảng 59.800 USD (nguồn Worldbank).

Tuy nhiên, giá xe tại quốc đảo này thuộc hàng đắt nhất thế giới. Toyota Corolla Altis, chiếc xe phổ biến nhất tại Singapore cũng có giá lên tới 110.000 SGD (81.353 USD). Vì vậy, dù có mức thu nhập cao nhưng người dân tại đây vẫn cần tiết kiệm gần 1.4 năm để mua xe.

Philippines (4.1 năm)

{keywords}
6. Toyota Vios là mẫu xe bán chạy nhất tại Philippines. Ảnh: Philkotse

Giống như nhiều quốc gia khác, Toyota Vios đang là mẫu xe bán chạy nhất tại Philippines. Phiên bản Vios số sàn tại quốc gia này đang được bán với giá khoảng 681.000 Peso (13.550 USD). Với mức thu nhập bình quân năm 2020 khoảng 3.298 USD (nguồn Worldbank), người dân Philippines sẽ mất khoảng 4.1 năm thu nhập để mua ô tô.

Ngân Vũ

Mọi ý kiến, bài viết chia sẻ về câu chuyện mua xe gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!

Với 600 triệu, mua xe gì cho vợ đi trong phố?

Với 600 triệu, mua xe gì cho vợ đi trong phố?

Dù gia đình đã có xe SUV 7 chỗ nhưng tôi vẫn muốn mua thêm một chiếc xe sedan nhỏ gọn cho vợ đi làm, đưa đón con cái và thỉnh thoảng "đối gió", tôi có thể lấy đi trong phố cho tiện.

" alt="Tiết kiệm tiền để mua ô tô, người Việt chờ lâu hơn các nước" width="90" height="59"/>

Tiết kiệm tiền để mua ô tô, người Việt chờ lâu hơn các nước

Phát trriển hội sách theo hình thức online là xu thế tất yếu

Ông Trương Việt Anh – Trưởng phòng Công nghệ thông tin – Nhà xuất bản Kim Đồng cho hay: “Có thể nói việc phát triển hội sách theo hình thức online trên các sàn giao dịch điện tử hoàn toàn khả thi, thậm chí có thể nói đó là xu thế phát triển tất yếu. Cũng có thể thấy với việc xuất hiện các Hội sách online sẽ góp phần phát triển văn hóa đọc trong thời đại 4.0”.

{keywords}
Việc xuất hiện các Hội sách online sẽ góp phần phát triển văn hóa đọc trong thời đại 4.0 (Ảnh: Thaihabooks).

Ông Trương Việt Anh nhận thấy nếu hội sách trực tiếp chỉ có thể phục vụ được độc giả tại nơi tổ chức và trong khoảng thời gian ngắn thì Hội sách online phục vụ độc giả mọi miền Tổ quốc, thậm chí có thể rộng hơn nữa, trong khoảng thời gian dài hơn. Đặc biệt, Hội sách online sẽ không bị tác động mạnh bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, dịch bệnh…

NXB Kim Đồng vừa qua cũng tham gia Hội sách trực tuyến quốc gia trên sàn giao dịch book365.vn và nhận thấy đây là cơ hội của NXB khi tham gia vào một hoạt động lớn - một sân chơi chung của ngành xuất bản với hình thức mới, thu hút được nhiều độc giả, nhờ đó quảng bá được sản phẩm và thương hiệu của mình.

“Hội sách được thực hiện trên sàn giao dịch điện tử nên qua đó NXB Kim Đồng cũng có thêm kinh nghiệm điều hành các hoạt động tương tự giúp ích cho việc phát triển kênh bán sách online riêng”, ông Việt Anh chia sẻ.

Tuy nhiên tại sàn giao dịch book365.vn, NXB Kim Đồng chỉ giữ vai trò là một nhà cung cấp, không được trực tiếp quản trị gian hàng của mình tại sàn giao dịch điện tử nên phía NXB cũng gặp khó khăn trong việc quản lý sách trên gian hàng, cũng như kiểm soát, đối chiếu đơn hàng.

“Mỗi một Hội sách đều là ngày hội của người làm sách và độc giả yêu sách, chúng tôi sẵn sàng tham gia chung sàn giao dịch book365.vn với các nhà xuất bản, đơn vị cung cấp sách khác. Để có thể thuận lợi cho các đơn vị tham gia, sàn giao dịch book365.vn nên cân nhắc trao quyền quản trị trực tiếp cho các nhà cung cấp giống như các sàn Tiki, Shopee,... đang làm.

Nên bổ sung thêm các hình thức, đơn vị vận chuyển để người tiêu dùng có thể được lựa chọn tùy theo nhu cầu. Nên bổ sung thêm các cơ chế khuyến mua, như mua sách tặng quà, coupon, giảm giá theo điều kiện,... từ đó nhà cung cấp có thể lựa chọn sử dụng nhằm thu hút khách hàng hơn nữa”, đại diện NXB Kim Đồng hiến kế để phát triển Hội sách online.

Tạo sân chơi riêng cho các nhà xuất bản

Bà Trần Phương Thảo - Giám đốc điều hành Thái Hà Books chia sẻ thực tế Hội sách online đã được các sàn thương mại điện tử tổ chức từ cách đây 3-4 năm, thông qua các sàn Tiki.vn hay Shopee, tuy nhiên các Hội sách lần trước đơn vị đứng ra tổ chức là Nhà phát hành sách và hoạt động chủ yếu là các chương trình khuyến mãi, tặng chiết khấu sách, tặng quà, miễn phí ship hàng cho khách. Các đơn vị tham gia Hội sách này cũng là các công ty liên kết hay một số nhà xuất bản. 

"Với Hội sách online năm 2020 do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Cục Xuất bản, In và Phát hành tổ chức có một số điểm khác biệt là thu hút được đông đảo các nhà xuất bản nhà nước tham gia, miễn phí vận chuyển cho khách hàng vì vậy có rất nhiều đơn hàng ở các tỉnh xa, khâu truyền thông tới các vùng sâu vùng xa khá tốt, có đông đảo sự tham gia của các đơn vị liên kết xuất bản và đặc biệt có hoạt động sự kiện giao lưu online giữa các chuyên gia xuất bản.

Chúng tôi cho rằng nếu tạo được sân chơi riêng cho các đơn vị xuất bản là điều nên làm, ở đó chúng ta có thêm các hoạt động online giao lưu giữa tác giả tác phẩm với độc giả. Ban tổ chức đồng thời là cơ quan chủ quản của các đơn vị xuất bản nên dễ dàng huy động các đơn vị xuất bản trên cả nước tham gia", bà Phương Thảo chia sẻ.

{keywords}
Thái Hà Books rất hưởng ứng hoạt động Hội sách online.

Chính vì thế, đại diện Thái Hà Books rất hưởng ứng hoạt động Hội sách online tại và tham gia rất nhiệt thành.

"Đây là lần đầu tiên Hội sách online do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, hoạt động với quy mô lớn, được triển khai trong thời gian khá gấp nên chắc chắn cần điều chỉnh thêm về khâu tổ chức để làm sao phần truyền thông tốt hơn nữa, giao diện web cần hấp dẫn hơn, các thao tác trên web cần thuận tiện hơn, các sự kiện giao lưu cần được phối hợp với các đơn vị xuất bản để chuẩn bị kỹ càng hơn và đặc biệt phần chiết khấu thương mại nên được điều chỉnh để phù hợp với thực tế kinh doanh của các đơn vị tham gia.

Trong thời đại công nghệ và kinh doanh online tốc độ bán hàng và sự tiện lợi đóng vai trò rất quan trọng, nếu không thể đảm bảo được điều này việc kinh doanh online sẽ khó bền vững", bà Phương Thảo chia sẻ.

Tập trung vào yếu tố doanh nghiệp thương mại điện tử không có

Ông Nguyễn Văn Phước, CEO First News - Trí Việt cho rằng Hội sách online là ý tưởng rất mới, thể hiện quyết tâm của Cục Xuất bản, In và Phát hành - Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc phát triển văn hóa đọc nói chung.

Tuy nhiên, ông Phước nói việc phát triển một sàn sách về bản chất là phát triển một sàn thương mại điện tử. Trên thị trường có rất nhiều công ty thương mại điện tử và họ đang làm rất tốt. Vì vậy, Cục Xuất bản nên cân nhắc để tập trung vào câu hỏi: Tại sao là sàn thương mại điện tử mà không phải là một cái khác?

Chẳng hạn, nếu sàn thương mại điện tử để bán sách là phương án tối ưu thì sàn sách nên tập trung vào những điều mà các doanh nghiệp thương mại điện tử chưa làm tốt hoặc không thể làm – vì mục đích của họ vẫn là kinh doanh hơn là phát triển văn hóa đọc. Từ đó, Bộ sẽ có giải pháp để đạt được mục tiêu tốt hơn.

"Về tính khả thi thương mại điện tử luôn là một bài toán khó với bất cứ doanh nghiệp nào. Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có những lợi thế mà gần như những doanh nghiệp khác không có nhưng bù lại cũng sẽ có những khó khăn đặc thù. Vì vậy để nói về tính khả thi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố là năng lực về công nghệ - nền tảng của thương mại điện tử và quyết tâm thực hiện", ông Nguyễn Văn Phước nêu quan điểm.

Ông Nguyễn Văn Phước chia sẻ, First News vừa rồi tham gia Hội sách trực tuyến quốc gia tại sàn book365 và hội sách do Cục Xuất bản - Bộ thông tin và Truyền thông phát động nên cũng nhận được nhiều sự ủng hộ của báo đài, các tác giả - có hiệu ứng truyền thông tốt, giúp các công ty phát hành sách có thêm kênh quảng bá và bán sách.

Tuy nhiên, trong những ngày đầu vận hành sàn thương mại điện tử book365 việc phối hợp giải quyết đơn hàng chưa được cập nhật nhanh đến những nhà phát hành sách, thời gian để chuẩn bị cũng khá gấp rút, phải sử dụng nhiều phương pháp thủ công.

"Để phát triển một kênh giới thiệu sách online, có tính năng thương mại điện tử vốn dĩ không phải là một bài toán dễ nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử vốn có nhiều cạnh tranh. Vì vậy phát triển Hội sách online cần phải giải được 3 bài toán cơ bản của thương mại điện tử gồm: tìm kiếm khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng và thanh toán.

Ngoài ra, website Hội sách online trong tương lai phải tập trung vào trải nghiệm người dùng – với xu hướng “mobile first” (ưu tiên cho nền tảng di động trước nền tảng website), tập trung ở hai đối tượng người dùng là những nhà phát hành sách lẫn bạn đọc – khách mua hàng trực tiếp mới có thể phát triển bền vững được", ông Phước nêu ý kiến.

Bài 3: Làn gió mới giúp các tác giả giao lưu tại Hội sách online

Tình Lê

Hội sách online nở rộ, tình yêu sách vì thế không bị giãn cách

Hội sách online nở rộ, tình yêu sách vì thế không bị giãn cách

Thay vì một hội sách nhộn nhịp đón khách như các năm trước, để tránh dịch Covid-19, từ đầu năm 2020, các hội sách online nở rộ, tình yêu sách vì thế không bị giãn cách.

" alt="Các nhà xuất bản nói gì khi phát triển hội sách online?" width="90" height="59"/>

Các nhà xuất bản nói gì khi phát triển hội sách online?

{keywords}Ngay bãi rác lớn ở ấp 1A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM là xóm ngụ cư hình thành từ năm 1999 đến nay. Nhìn từ ngoài vào, gạch đá, bao ni lông, lọ chai nhựa, quần áo cũ, các chất thải… vứt vương vãi khắp nơi.

{keywords}

Gần 100 căn phòng trọ xập xệ, rộng từ 9 - 16 m2, tường và mái dựng tạm bằng tôn cũ trông lôi thôi, tồi tàn. Dù thế, hầu hết những người thuê trọ đã sống ở đây suốt 20 năm qua. Nhiều gia đình bị chủ đuổi đi nơi khác nhưng sau một thời gian lại quay lại thuê phòng.

{keywords}

Căn phòng trọ của vợ chồng anh Dũng, 40 tuổi rộng 10 m2, giá thuê 1 triệu đồng/tháng chưa kể tiền điện nước. Anh cho biết, đã ở đây hơn 10 năm. Những ngày mưa và thủy triều dâng cao, nước đen ngòm dưới ao bên cạnh dâng lên, kèm theo rác, chất thải…tràn vào nhà, mùi hôi khó chịu. Nước rút, các chất bẩn đọng lại, ruồi muỗi bay khắp nhà. Để cải thiện, anh Dũng phải treo đồ lên cao, chắn cửa ra vào. Chỗ ngủ thì dùng gạch và thân cây kê lên.

 

{keywords}
Trời nắng nóng, mùi hôi từ rác thải phát ra làm không khí bức bối. Ở trong không khí ô nhiễm như vậy nhưng vợ chồng anh Dũng không muốn trả phòng.

 

{keywords}
Anh Dũng đi làm thợ hồ, vợ đi bán vé số nên anh cho rằng, ở chỗ này là hợp lý. ‘Vợ chồng tôi làm bữa nào ăn bữa đó, ở đây là hợp lý rồi’, anh Dũng nói.
{keywords}
Ông Hoàng Kim Dũng, 51 tuổi, quê Long An sống ở đây từ khi xóm mới hình thành đến nay. Ông làm thợ hồ, vợ ở nhà nội trợ. Trước đây, gia đình ông có 7 người ở trong căn phòng trên cao, tường xây bằng gạch nên ít khi bị ngập.
{keywords}
Mấy năm nay, ba người con lớn đã có gia đình riêng, một mình ông nuôi vợ và hai con nhỏ nên kinh tế khó khăn, ăn bữa nay lo bữa mai.
{keywords}
  Để tiết kiệm chi phí, ông xin chủ trọ ra bãi đất trống ở cuối dãy trọ, tận dụng tôn cũ và thân cây chặt ở khu rừng bên cạnh dựng căn phòng rộng 12 m2 làm chỗ ở. Bên cạnh là đầm nước đen ngòm, rác thải vứt vương vãi.
{keywords}
Hàng tháng, vợ chồng ông phải trả cho chủ 1,1 triệu đồng tiền thuê.
{keywords}

‘Tiền ít hơn, nhưng cứ mưa một tý là ngập. Đêm, muỗi nhiều như ong’, ông Dũng nói và cho biết, muốn dọn đi nơi khác ở, nhưng kinh tế không có, đành phải chịu. Ông Nguyễn Văn Khá, Tổ Trưởng tổ Dân số 58 (ấp 1A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, khu đất nơi xóm trọ ông Dũng ở đang trong giai đoạn giải tỏa đền bù, vì thế, chủ không được phép xây mới hoặc cải tạo.

{keywords}
Bãi rác lớn ngay giữa xóm là do người ở vứt, không chịu dọn dẹp, nhiều lần chính quyền đến nhắc nhở nhưng không thực hiện. Theo ông Khá, những người thuê trọ trong xóm đa số là người nghèo, làm nghề nhặt ve chai, phụ hồ, bán vé số… Công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh, cuộc sống khó khăn nhưng họ không chịu khó làm ăn.

 

{keywords}
‘Họ thường xuyên tụ tập uống rượu, sử dụng chất cấm, đánh nhau, gây rối. Chính quyền nhiều lần xuống lập biên bản nhắc nhở, những vụ vi phạm hình sự thì khởi tố nhưng họ vẫn tiếp tục tái phạm. Những người ở hay quậy phá, chủ trọ đến nhắc nhở, đuổi đi nhưng được thời gian họ quay lại xin ở. Có một vài trường hợp, ở quậy quá, chủ phải cho tiền để họ dọn đi, nhưng cứ đi rồi quay lại xin ở. Thấy người ta nghèo, dắt díu nhau đến xin ở, chủ nhà thấy thương lại cho ở. Cứ như thế, suốt gần hai 20 năm qua, xóm này rất phức tạp’, ông tổ trưởng dân phố nói.
{keywords}

Ông Khá cũng cho biết, xóm trọ này rất nhiều tệ nạn: trộm cắp, mại dâm, sử dụng ma túy, đá gà... Có trường hợp, sinh con ra không làm được giấy khai sinh đã bỏ ở bệnh viện hoặc mang con đi cho. 'Họ đã không có kinh tế, chỗ ở không ổn định còn sinh nhiều con. Thành ra, các bé còn nhỏ nhưng chẳng được đi học, phải đi nhặt ve chai, bán vé số, ở nhà trông em... Chính quyền nhiều lần xuống nhắc nhở, truyên truyền nhưng không ăn thua', ông tổ trưởng dân phố 58 nói.

{keywords}

 Ông Khá cho biết, cây cảnh để ngoài, nuôi con gà để bên ngoài cũng mất. Người lấy trộm trong xóm trọ luôn, nhưng mấy người trong xóm không dám báo chính quyền, vì sợ bị trả thù. Hiện chính quyền địa phương đang hỗ trợ làm giấy khai sinh để các bé có thể đi học. Với những người lớn tuổi, hoàn cảnh khó khăn thì được phường hỗ trợ 380 ngàn đồng/tháng. ‘Nhìn thấy họ nghèo thì thương, nhưng họ ở phức tạp quá. Chính quyền nhiều lần xuống nhắc nhở vấn đề vệ sinh, giữ trật tự, khuyên họ nên lo làm ăn nhưng không ăn thua’, Ông Khá nói. 

 


Xóm ngụ cư Sài Gòn: 'Con muốn đi học để được ăn cơm với cá'

Xóm ngụ cư Sài Gòn: 'Con muốn đi học để được ăn cơm với cá'

Ba đi tù, mẹ bỏ đi nên anh chị của Bắp phải chuyển đến sống cùng ông bà nội. Bắp sống cùng bà cố ngoại, hiện 79 tuổi, mưu sinh bằng nghề bán vé số.

" alt="Xóm trọ phức tạp ở Sài Gòn: Mại dâm, trộm cắp, không ai muốn rời đi" width="90" height="59"/>

Xóm trọ phức tạp ở Sài Gòn: Mại dâm, trộm cắp, không ai muốn rời đi