您现在的位置是:Thể thao >>正文
Cô gái 9X lái xe xuyên đêm 1.200 km đưa bệnh nhân nghèo về quê
Thể thao4人已围观
简介Dám đi những chuyến xe mà không ai nhậnVới dáng người nhỏ nhắn,ôgáiXláixexuyênđêmkmđưabệnhnhânnghèov...
Dám đi những chuyến xe mà không ai nhận
Với dáng người nhỏ nhắn,ôgáiXláixexuyênđêmkmđưabệnhnhânnghèovềquêxe mô tô trắng trẻo, gương mặt khả ái và đôi mắt biết cười, Lê Thị Nhung (Nhung Lê) có nét bề ngoài của một “hotgirl thành phố”, ít chạm gió sương. Thế nhưng, nếu ai biết đến nhóm lái xe tình nguyện “Những chuyến xe yêu thương”đưa bệnh nhân nghèo về quê, chắc hẳn không quá bất ngờ với số km cầm lái siêu khủng của cô gái 9X.
Sinh năm 1992 tại Thái Bình, Nhung chọn mảnh đất Bắc Ninh là nơi sinh sống và lập nghiệp.
Cô gái 9X Lê Thị Nhung trong một chuyến đưa bệnh nhân nghèo về quê. |
Bản thân rất thích lái xe và thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, Nhung tình cờ biết đến nhóm “Những chuyến xe yêu thương”, chuyên tổ chức chuyến xe "0 đồng", đưa đón miễn phí những bệnh nhân nghèo đang điều trị ở các bệnh viện tại Hà Nội về quê.
Vào cuối năm 2020, nữ lái xe đã tình nguyện “viết đơn” tham gia và trở thành một trong những thành viên không thể thiếu của nhóm. Cô gái này luôn sẵn sàng thực hiện những “ca khó” mà ít ai nhận, dù xa mấy cũng sắp xếp thời gian đưa đón người dân bằng được.
"Người bạn đồng hành" trong các cung đường thiện nguyện ấy là chiếc Mazda 3 màu trắng khá trẻ trung. Tính đến thời điểm này, Nhung đã chở khoảng 20 trường hợp khó khăn về quê với tổng quãng đường lái xe tới 6-7 nghìn km.
Nhung Lê đã dùng xe cá nhân của mình đưa thành công khoảng 20 trường hợp bệnh nhân khó khăn về quê với tổng quãng đường lái xe tới 6-7 nghìn km. |
Chuyến đi xa nhất là chở hai mẹ con bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba về tận bản vùng cao Pa Ủ, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vào ngày 21/7. Quãng đường cả đi và về là 1.200 km với tổng thời gian tới 32 tiếng. Đây là chuyến đi đáng nhớ không chỉ vì khoảng cách xa, đường đi khó khăn nhất mà còn bởi sự cố khá bi hài trên đường.
“Do hai mẹ con bị say xe, lại không nói được tiếng Kinh nên chỉ nằm ôm nhau, gần như không giao tiếp gì. Khi đi qua một chốt kiểm dịch, các anh CSGT đã tưởng em bắt cóc phụ nữ và trẻ em, phải giải thích mãi và đưa các giấy tờ để chứng minh. Sau khi biết em đưa bệnh nhân về nhà thì họ mới cho lưu thông và còn chúc đi đường may mắn”, Nhung kể lại.
Với những chuyến đi lên miền núi xa, Nhung thường đi cùng em trai hoặc một vài thành viên khác trong nhóm để thay nhau lái xe. Thế nhưng, có những chuyến đi 300-400km, cô gái vẫn sẵn sàng một mình cầm vô lăng đưa bệnh nhân về tận nhà.
Vừa mới đây, vào tối 31/7, đang chuẩn bị đi ngủ thì Nhung nhận được cuộc gọi từ anh Bình Minh – thành viên sáng lập nhóm “Những chuyến xe yêu thương” cho biết, có trường hợp hai mẹ con quê ở huyện Sông Mã, Sơn La đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương bị kẹt ở Hà Nội đã mấy hôm, hoàn cảnh rất khó khăn và cần đưa về ngay sáng sớm hôm sau. Không ngần ngại, cô gái đã đồng ý lên đường.
Do Hà Nội đang giãn cách xã hội nên xe khách, taxi,… không hoạt động, còn xe cá nhân không thể ra vào thành phố được nên nhóm phải lên kế hoạch, chia thành các chặng và “tiếp sức” nhau ở các điểm chốt giữa các tỉnh/thành phố.
Chuyến đưa hai mẹ con người dân tộc về Sơn La vào ngày 1/8 vừa qua. |
Cả đêm không ngủ, 4 giờ sáng ngày 1/8, Nhung đã một mình lái xe từ TP. Bắc Ninh đến chốt kiểm dịch giáp Hà Nội trên quốc lộ 1B để tiếp nhận hai mẹ con do anh Bình Minh lái xe đưa từ bệnh viện đến. Không thể đi qua Hà Nội, Nhung phải vòng theo cung đường tránh, đi lên Phú Thọ, qua Hoà Bình, về Vân Hồ (Sơn La) và "bàn giao" cho một nữ thành viên khác trong nhóm là chị Hiểu Yến ở Sơn La thực hiện nốt phần việc còn lại.
Nhung cho biết: “Vì giãn cách xã hội, nhiều khi phải mất 2-3 chặng mới đưa được bệnh nhân về đến nhà. Những anh em ở “vòng ngoài” như em sẽ phải chạy nhiều hơn vì hầu hầu hết các thành viên trong nhóm ở trong Hà Nội không ra ngoài được. Trong thời gian này, nhóm đều tuân thủ nghiêm việc phòng chống dịch và thường xuyên xét nghiệm Covid-19”.
Mỗi chuyến đi là một trải nghiệm khó quên
Dù tay lái được các anh em đánh giá là “cứng”, thế nhưng, những chuyến đưa bệnh nhân nghèo về những nơi xa xôi, cung đường lạ lẫm thi thoảng cũng để lại trên chiếc Mazda 3 của Nhung những vết xước, cùng với đó là nhiều kỷ niệm nhớ đời.
Chia sẻ với VietNamNet, cô gái 9X này không giấu nổi niềm vui, tự hào xen lẫn chút suy tư đối với công việc được coi là “bao đồng” này. Một trong những trải nghiệm khó quên nhất là chuyến đưa người từ bệnh viện về quê vào đúng "giao thừa" năm 2020-2021.
Đó là vào đêm 31/12/2020, rạng sáng 1/1/2021, Nhung xung phong đưa gia đình một bệnh nhi mới 2 tháng tuổi về huyện Si Ma Cai, Lào Cai.
Chuyến đi cũng "lòng vòng", từ Bắc Ninh đến Hà Nội rồi đưa đến nhà bệnh nhân ở huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai lúc 2 giờ đêm.
Nghỉ ngơi ít phút, hai chị em khẩn trương quay về nhà ở Bắc Ninh thì đã là 8 giờ sáng ngày đầu tiên của năm mới. Lời cảm ơn, nụ cười của gia đình cháu bé khi về nhà an toàn có lẽ là phần quà đầu năm tuyệt vời nhất cho hai chị em.
Mỗi chuyến đi của Nhung Lê lại có những câu chuyện dài phía sau. |
“Nhân duyên đã cho em có thật nhiều trải nghiệm, được gặp gỡ và giúp đỡ nhiều người. Em còn tận mắt chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh đến cùng cực mà trước đây em chỉ thấy trong phim ảnh”, Nhung nói.
Một trường hợp thực sự khó khăn từng được Nhung đưa về là một phụ nữ quê ở huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá), có con gái điều trị ung thư tại bệnh viện Nhi Trung ương. Chồng bỏ đi, chị mang 2 đứa con về ở cùng bố mẹ đẻ đã trên 70 tuổi trong căn nhà tình thương được chính quyền xây tặng cách đây vài năm. Bệnh tật dai dẳng của con và gánh nặng gia đình đã khiến người mẹ này kiệt quệ cả về vật chất và sức lực.
“Căn nhà tình thương của 3 thế hệ chỉ có bộ bàn ghế cũ và hai chiếc giường, ngoài ra không còn đồ vật gì đáng giá. Thế mà khi nhóm em chào tạm biệt ra về, ông của cháu bé vẫn chạy theo ‘dúi’ 1/4 con gà để chúng em ăn đường. Em từ chối vì đó có thể là bữa ăn thịnh soạn cho các cháu. Sau chuyến đi đó, cứ khoảng 1-2 tháng, em lại sắp xếp thời gian mang chút quà về Thanh Hoá thăm gia đình này”, Nhung xúc động kể lại.
Cứ 1-2 tháng, "cô Nhung" lại ghé thăm và mang chút quà cho gia đình cháu bé ở Thanh Hoá. |
Không những mang xe nhà đi "vác tù và hàng tổng", đánh đổi thời gian, tiền bạc và sức khoẻ của bản thân, các tài xế của nhóm “Những chuyến xe yêu thương” như Lê Thị Nhung còn sẵn sàng bỏ tiền túi giúp đỡ những gia đình khó khăn.
"Em mong muốn kêu gọi được đông đảo lái xe và các "Mạnh thường quân" tham gia để hỗ trợ được nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn, không chỉ trong mà còn sau mỗi chuyến đi", nữ lái xe 9X chia sẻ.
Hiện, cô gái xinh đẹp này đang làm chủ một quán cà phê có tiếng tại trung tâm TP. Bắc Ninh.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn hoặc có trải nghiệm nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Những chuyến xe yêu thương
Dịch Covid-19 bùng phát, công ty đóng băng, vị giám đốc đành tạm chuyển nghề rồi dành thêm thời gian rảnh cho đam mê đem xe nhà đi lo chuyện "bao đồng". Những chuyến xe yêu thương đã bắt đầu từ đó trong hơn 1 năm qua.
Tags:
相关文章
Soi kèo góc West Ham vs Fulham, 2h30 ngày 15/1
Thể thaoHoàng Ngọc - 14/01/2025 03:58 Kèo phạt góc ...
【Thể thao】
阅读更多Đẹp ‘long lanh’ giá chỉ hơn 500 triệu, Honda CR
Thể thaoHonda CR-V 2020 vừa được công bố giá bán khởi điểm từ 25.050 USD
Về thiết kế, Honda CR-V 2020 có một số thay đổi ở ngoại hình. Cụ thể, lưới tản nhiệt được tinh chỉnh lại, thanh nẹp sử dụng chất liệu nhựa thay vì mạ crôm như thế hệ trước. Hai hốc hút gió cỡ lớn tích hợp đèn sương mù.
Phần đuôi xe, đèn hậu tối màu, cản sau thiết kế phẳng hơn, cặp ống xả hình thang. Phiên bản hybrid có logo hybrid hai bên hông, viền logo Honda ở phía trước có thêm viền màu xanh. Ống xả giấu trong thanh mạ crôm trên cản sau.
Nội thất của bản hybrid sử dụng bảng đồng hồ kỹ thuật số hoàn toàn mới giúp hiển thị cả mức năng lượng điện. Xe có 3 chế độ lái gồm Eco, Sport và EV. Lẫy chuyển số dạng công tắc bật, tắt. Các phiên bản khác được trang bị màn hình giải trí 7 inch, tích hợp Apple CarPlay và Android Auto, điều hòa tự động hai vùng độc lập. Hàng ghế trước có tính năng chỉnh điện, sưởi ấm, ghế sau có thêm cổng USB.
Theo VietQ
Xe bán tải đang giảm giá hàng loạt, cao nhất 160 triệu đồng
Ford Ranger, Toyota Hilux, Chevrolet Colorado lần lượt giảm giá, riêng Isuzu Dmax có mức giảm cao nhất là 160 triệu đồng.
">...
【Thể thao】
阅读更多Phù phép xe tang cũ thành limousine sang chảnh, giá xe đắt gấp ba
Thể thaoTổng thời gian cho quá trình "phù phép" chiếc xe là 200 giờ làm việc. Mỗi ngày, vợ chồng anh thường dành thời gian đến 11 giờ đêm để cải tạo, trùng tu chiếc xe để có kiểu dáng bên ngoài theo ý tưởng của mình.
Chiếc xe tang Buick Le Saber 1984 được Ross Wainwright mua lại với giá 5.000 bảng. Ross Wainwright cùng vợ làm việc liên tục để biến chiếc xe cũ thành xe mới theo kế hoạch vạch sẵn. Kết quả đạt được ngoài sức tưởng tưởng của Ross Wainwright. Chiếc xe hoàn thành được dùng phục vụcho các sự kiện từ thiện, đám cưới và sinh nhật. "Tôi đã nói với vợ tôi rằng "chiếc xe này có thể chuyển đổi thành một chiếc xe Ghostbuster". Cô ấy không chắc chắn về điều đó vì cô biết cần phải bỏ rất nhiều công sức vào đó. Nhưng tôi luôn yêu thích xe hơi - Tôi phát cuồng vì chúng. Và tôi là một fan hâm mộ lớn của Ghostbuster nên đã quyết làm cho bằng được", Ross Wainwright chia sẻ.
Được biết tổng số chi phí để đầu tư tu sửa lại xe lên đến 15.000 bảng Anh (khoảng 450 triệu đồng), cao gấp 3 lần số tiền anh Ross Wainwright bỏ ra mua lại xe.
Cặp vợ chồng này sau đó sử dụng xe ô tô lập dị như một chiếc limousine cho các sự kiện từ thiện, đám cưới và sinh nhật. Đặc biệt chiếc xe luôn thu hút ánh nhìn của mỗi người những nơi nó đi qua.
Chi Bảo (theo The Sun)
Ngắm màu xanh ngọc đẹp hoàn mỹ của McLaren 720S sau khi chia tay trưởng đoàn Car Passion
Sau khi về với chủ mới, chiếc McLaren 720S từng thuộc sở hữu của trưởng đoàn Car Passion được đổi sang màu xanh ngọc lạ mắt.
">...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Soi kèo góc Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1
- Nỗi oan của cá mập khi đứt cáp quang
- Đứng trên bình xăng lái mô tô, đỉnh cao của sự ngổ ngáo
- MU, Barca, Real Madrid cùng tranh HLV Allegri
- Nhận định, soi kèo Buriram United vs Chiangrai United, 19h00 ngày 15/1: Cửa trên ‘tạch’
- Ứng dụng ví Bitcoin giả mạo trên App Store, Google Play
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Brentford vs Man City, 2h30 ngày 15/1
-
Anh Quốc thời điểm 2003, sau khi được điều trị đầy đủ và làm tình nguyện viên tại Trung tâm Hemophilia, anh đã đi lại được
Cứ thế, anh sống chung với những đợt chảy máu, lành rồi lại chảy máu thêm 10 năm. Đến năm 2001, khi vừa tốt nghiệp ngành Viễn thông, Học viện Bưu chính viễn thông, chuẩn bị xin việc đi làm, anh tình cờ được bác sĩ thông báo mắc Hemophilia.Anh Quốc kể, hồi đó thấy chân không được thẳng và đau khớp nhiều nên anh đi châm cứu, nhưng rút kim rồi thì chân sưng tím mãi không khỏi nên bác sĩ chuyển anh sang Viện Huyết học - Truyền máu TƯ để xét nghiệm. Cầm tờ kết quả, bác sĩ chỉ nói duy nhất một câu,"bệnh này không chữa được". Mọi thứ như sụp đổ trước mắt chàng tân cử nhân.
Bác sĩ nói là Hemophilia nhưng ko biết bệnh gì, không nghe thông tin bao giờ, bác sĩ nói bệnh của em ko chữa được ko biết có chết hay không, hay như nào.
“Đó là lần đầu tiên tôi nghe đến bệnh Hemophiia. Do không được bác sĩ giải thích thêm nên không biết bệnh có chữa được không, có chết ngay không. Cảm giác sợ hãi xen lẫn tuyệt vọng, nhìn đâu cũng thấy bế tắc. Thời điểm đó, tôi nằm liệt 3 tháng ròng, máu chảy khắp khớp gối khiến tôi gần như không đi lại được”, anh Quốc nhớ lại.
Sức khỏe yếu cùng với việc đi lại khó khăn, anh gần như không có cơ hội việc làm. Duyên may hiếm có đưa anh gặp GS Đỗ Trung Phấn, khi đó là Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TƯ. Anh được nhận vào làm việc tại TT Hemophilia mới thành lập.
Trong suốt năm đầu tiên, anh được điều trị miễn phí và nhận nhiệm vụ hỗ trợ các bác sĩ viết phần mềm quản lý và phân tích số liệu về tình hình người bệnh Hemophilia.
Được điều trị đầy đủ, sức khoẻ anh Quốc dần hồi phục. Nhờ được tiếp xúc thường xuyên với bác sĩ, anh Quốc có đầy đủ thông tin về bệnh máu khó đông, biết rằng bệnh tuy chưa có thuốc chữa nhưng có thể kiểm soát tốt nên từ sợ hãi, anh bình thản sống chung với bệnh.
Dù mang trong mình căn bệnh chưa có thuốc chữa nhưng anh Quốc vẫn làm việc miệt mài và sắp xếp thời gian để điều trị đều đặn
Sau thời gian điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu TƯ, anh xin được việc và bắt đầu đi làm, nhiều khi làm việc mải miết, bị chảy máu nhưng anh vẫn cố chịu đau đớn làm nốt việc rồi mới đến bệnh viện. Cứ thế, 18 năm qua, anh kiên trì vừa làm việc vừa chữa bệnh.Ban đầu anh làm việc đúng ngành mình học nhưng dần dần anh biết mình không thể leo cột, kéo dây cáp như những đồng nghiệp khác nên anh chuyển sang học Marketing.
"Qua thời gian, thế giới quan của mình dần thay đổi nên bản thân phải thay đổi, chấp nhận bệnh tật và tìm nghề nghiệp phù hợp với sức khoẻ của mình để mình có thời gian chăm sóc bản thân tốt hơn", anh Quốc chia sẻ.
Nhờ nỗ lực không ngừng, anh Quốc dần trở thành chuyên gia Marketing, giữ vị trí trưởng phòng tại nhiều công ty hàng đầu về thương mại điện tử, công nghệ...
Năm 2006, ở tuổi 36, anh kết hôn với bạn gái học chung lớp cấp 3, người luôn tin yêu, thấu cảm cùng anh. Cùng năm, vợ chồng anh hạnh phúc đón con gái đầu lòng và sau đó có thêm bé trai kháu khỉnh. Điều đó nghe có vẻ bình dị với người bình thường nhưng thực sự là mơ ước đối với các bệnh nhân Hemophilia.
Nhớ lại những ngày đầu khi Trung tâm Hemophilia mới thành lập, anh Quốc cho biết, khi đó thiếu thuốc điều trị, không có BHYT, bệnh nhân điều trị rất tốn kém và phải nằm ghép 4-5 người/giường.
“Nhiều khi bệnh nhân phải nằm đất nhưng chỉ cần được truyền huyết tương hay tủa để giảm cơn đau, nằm đâu không quan trọng. Ngày đó lương cử nhân mới ra trường chỉ 600 nghìn đồng/tháng nhưng mỗi lần vào viện mất 400 nghìn đồng”, anh Quốc chia sẻ.
Cũng vì chi phí điều trị quá lớn nên giai đoạn đầu những năm 2000, hầu hết bệnh nhân Hemophilia rất nặng mới được đưa đến bệnh viện, rất hiếm bệnh nhân được điều trị đầy đủ nên bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn, tỉ lệ tàn tật cao, không có cơ hội học tập, làm việc, tuổi thọ thấp.
Giờ đây khi đã có cuộc sống gần như bình thường, anh Quốc luôn nhắc nhở các con rằng: “Cuộc sống của bố bắt đầu từ bệnh viện, bố được chữa trị tại đây, có cơ hội làm việc đầu tiên cũng ở đây. Nếu như chỉ nói lời cảm ơn với các bác sĩ thì thực sự là không đủ”.
TS Mai là người đã điều trị cho anh Quốc suốt 15 năm qua
Theo anh Quốc, với bệnh Hemophilia, chỉ cần bệnh nhân có ý thức, tuân thủ điều trị và chăm sóc bản thân thì sẽ có cuộc sống gần như bình thường. Ngoài những lúc không điều trị, cố gắng làm việc, cố gắng nuôi dạy con, cố gắng sống cho tốt để thay lời cảm ơn các bác sĩ."Bây giờ bệnh nhân Hemophilia đã được tiếp cận với rất nhiều thông tin, được xét nghiệm, tuyên truyền tận nhà, điều trị đã có BHYT lo nên hãy luôn lạc quan, hãy chấp nhận căn bệnh này và thay đổi cuộc sống của mình theo "tính cách" của bệnh", anh Quốc nhắn nhủ.
Hiện tại, mỗi tuần anh Quốc chỉ phải đến bệnh viện 1 lần/tuần để bổ sung yếu tố đông máu.
TS Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học – Truyền máu TƯ cho biết, Hemophilia là bệnh chảy máu di truyền gây ra do giảm hoặc bất thường chức năng yếu tố 8 (Hemophilia A) hoặc yếu tố 9 (Hemophilia B).
Đặc điểm nổi bật của bệnh là chảy máu khó cầm ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là chảy máu khớp, cơ. Chảy máu cơ khớp tái phát nhiều lần dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ.
Chảy máu ở người bệnh Hemophilia cần được điều trị bằng bổ sung các yếu tố đông máu bị thiếu hụt càng sớm càng tốt để giảm thiểu các biến chứng lâu dài như biến dạng khớp, teo cơ…
Tại Việt Nam có khoảng 30.000 người mang gen bệnh, trong đó mới có khoảng 6.200 bệnh nhân được phát hiện và điều trị.
Thúy Hạnh
Hành trình chàng trai mắc bệnh hiểm nghèo lấy vợ Hà Nội và sinh con
- Phát hiện mắc căn bệnh chưa có thuốc chữa từ khi mới 3 tuổi, đã có giai đoạn anh phải nằm viện suốt 2 năm, chỉ còn 1% cơ hội sống nhưng cuối cùng hạnh phúc đã mỉm cười với anh.
" alt="2 lần được chuẩn bị áo quan, chàng trai Thái Bình hồi sinh thành chuyên gia">2 lần được chuẩn bị áo quan, chàng trai Thái Bình hồi sinh thành chuyên gia
-
TSMC có thể sẽ tăng giá bán dẫn thêm 25% Trong khi đó, theo một báo cáo mới được công bố của tờ United News cho biết, TSMC có thể sẽ tăng giá của tấm wafer 12 inch của mình thêm 400 USD trong thời gian tới. Nếu điều này xảy ra thì giá bán dẫn sẽ tăng thêm 25%, đây sẽ là mức tăng giá cao kỷ lục từ trước đến nay. Một điểm đáng chú ý là hiện TSMC đã chuyển sang sản xuất các loại chipset với tiến trình 5nm, khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.
Trong nửa cuối năm sau, TSMC dự kiến sẽ bắt đầu xuất xưởng chipset với tiến trình 3nm. Tiến trình công nghệ thế hệ tiếp theo này được dự báo sẽ cung cấp thêm 25% -30% công suất và hiệu suất cao hơn 10% đến 15% ở cùng mức công suất.
Do nhu cầu về nguồn chipset đang tăng mạnh trong khi nguồn cung thấp nên TSMC đã hủy các đợt giảm giá cho khách hàng của mình. Nhưng công ty đang phải đối mặt với những tình huống khác ngoài tầm kiểm soát của mình và làm tăng thêm chi phí của công ty.
Thiếu mưa đã tạo ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng và thành phố nơi TSMC đặt trụ sở chỉ nhận được một nửa lượng mưa trong năm 2020 so với năm trước. Điều này đã buộc công ty phải bố trí các tàu chở nước tại các cơ sở của mình.
Nếu TSMCquyết định tăng giá wafer lên 25% và hủy bỏ các thỏa thuận đã thương lượng trước đó với các công ty, điều này sẽ giúp cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh có thể kiếm được nhiều tiền hơn mức họ dự trù và khách hàng sử dụng điện thoại thông minh sẽ là người phải gánh chịu khi giá điện thoại thông minh sẽ tăng lên.
Phan Văn Hòa(theo Gizmochina)
TSMC sản xuất chip 3nm từ cuối năm nay, dự kiến dùng cho Apple A17
Hãng nghiên cứu TrendForce tin rằng nhiều khả năng chip A16 trên iPhone 2022 sẽ dùng tiêu chuẩn 4nm của TSMC. Như vậy, công nghệ 3nm có thể sẽ được sử dụng cho chip A17 của iPhone 2023.
" alt="TSMC có thể sẽ tăng giá bán dẫn thêm 25%">TSMC có thể sẽ tăng giá bán dẫn thêm 25%
-
Xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh là 1 trong 2 xã được UBND tỉnh Cao Bằng lựa chọn để triển khai thí điểm chuyển đổi số. (Ảnh minh họa: intertour.vn) UBND tỉnh Cao Bằng đã quyết định lựa chọn 2 xã và 2 doanh nghiệp công nghệ sẽ tham gia phối hợp cùng địa phương triển khai các nội dung, nhiệm vụ của mô hình chuyển đổi số cấp xã. Theo đó, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa và xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, hai đơn vị cấp xã có lợi thế về thu hút du lịch, có nét đặc trưng về truyền thống văn hóa, sản phẩm nghề truyền thống đã được tỉnh chọn để thí điểm chuyển đổi số.
VNPT Cao Bằng sẽ là đơn vị phối hợp triển khai thí điểm chuyển đổi số cấp xã tại Phúc Sen và Viettel Cao Bằng là doanh nghiệp đồng hành với xã Đàm Thủy trong thời gian thí điểm mô hình chuyển đổi số cấp xã.
Những mục tiêu cụ thể được UBND tỉnh Cao Bằng đặt ra tại các xã thí điểm chuyển đổi số gồm có: 100% cán bộ thôn, xóm trên địa bàn xã được tập huấn về chuyển đổi số, kỹ năng số; đảm bảo các thủ tục hành chính có số lượng hồ sơ phát sinh nhiều, tần suất giao dịch lớn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4; trên 80% hồ sơ công việc tại UBND xã được xử lý trên môi trường mạng, trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước…
Cùng với đó, cải thiện hạ tầng và nền tảng số phục vụ xã hội, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, sóng di động mạng 3G, 4G được phủ đến các hộ gia đình trong xã; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn có tài khoản trên Cổng dịch vụ công đạt trên 50%; tối thiểu 50% người dân trong độ tuổi lao động của xã được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên mạng; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp; cách thức quảng bá, bán sản phẩm trên mạng.
Tại 2 xã thí điểm chuyển đổi số, UBND tỉnh Cao Bằng còn đặt mục tiêu: 100% cán bộ thôn, xóm nhận thông tin chỉ đạo điều hành từ UBND xã qua ứng dụng trên điện thoại; nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng Internet để giao dịch ngân hàng, mua sắm trực tuyến, sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số trong giao dịch; trạm y tế của xã được kết nối hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa.
Trong kế hoạch thí điểm chuyển đổi số cấp xã trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Cao Bằng cũng nêu rõ nội dung, nhiệm vụ cần đảm bảo được triển khai tại các xã thí điểm, theo 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Đơn cử như, về chính quyền số, sẽ hoàn thiện trang thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ chính quyền số, số hóa dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, số hóa các quy trình nghiệp vụ tại UBND xã, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu mức 3, 4 cho người dân; triển khai kênh thông tin chỉ đạo điều hành từ cấp ủy và chính quyền xã đến cán bộ cấp thôn, xóm thông qua môi trường mạng; hỗ trợ việc thay đổi cách thức chính quyền xã giao tiếp, tương tác với người dân thông qua công cụ công nghệ số…
Hay về kinh tế số, người dân tại các xã thí điểm sẽ được hướng dẫn tạo tài khoản, viết bài, chụp hình, xây dựng các video quảng bá về sản phẩm, dịch vụ để đăng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội; được hướng dẫn sử dụng phương thức thanh toán điện tử an toàn, tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử…
UBND tỉnh Cao Bằng lưu ý thêm, các doanh nghiệp tham gia cùng các xã thí điểm chuyển đổi số cần triển khai những nội dung, nhiệm vụ phù hợp với năng lực, thế mạnh, trên cơ sở phát huy hạ tầng, ứng dụng sẵn có; không đầu tư, trang bị trùng lắp hạ tầng, ứng dụng, dịch vụ đã được triển khai.
Xây dựng các điển hình về chuyển đổi số tại địa phương
Trước đó, vào cuối tháng 1/2021, Sở TT&TT Ninh Bình đã ra kế hoạch chuyển đổi số tại cấp xã trên địa bàn huyện Yên Mô. Theo đó, 6 đơn vị cấp xã của huyện Yên Mô được chọn thực hiện chuyển đổi số là: thị trấn Yên Thịnh, xã Yên Từ, xã Yên Mạc, xã Yên Thành và xã Yên Đồng (gọi chung là các xã).
Tại 6 xã này, Sở TT&TT tỉnh Ninh Bình hướng dẫn rõ, căn cứ điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng công tác ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử của từng địa phương để triển khai các nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi số thành công, đồng bộ, đạt hiệu quả cao trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và gắn với công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Vi Hương thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn là một trong những xã khó khăn đã được Bộ TT&TT chọn triển khai thí điểm chuyển đổi số từ khoảng giữa năm 2020. (Ảnh: Hồng Quân) Từ khoảng quý IV/2020, Bộ TT&TT đã chọn hỗ trợ thí điểm chuyển đổi số tại một số xã gồm: Vi Hương (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn), Yên Hòa (huyện Yên Mô, Ninh Bình), Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), Tràng Đà (thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang), Nhơn Lý (thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), Nậm Ty (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang), Sìn Suối Hồ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu), Minh Lãng (huyện Vũ Thư, Thái Bình), các xã Sảng Mộc, La Bằng, ATK Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên).
Theo Bộ TT&TT, việc thí điểm chuyển đổi số tại một số xã khó khăn hướng tới mục tiêu kép là: thực hiện vai trò dẫn dắt của Bộ trong chuyển đổi số, giúp một số địa phương phát triển kinh tế xã hội, lấy người dân là trung tâm, không ai bị bỏ lại phía sau; xây dựng điển hình về chuyển đổi số để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo cảm hứng. Đồng thời, việc này cũng tạo cơ sở thực tiễn cho Bộ TT&TT trong triển khai các nội dung của Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
M.T
Bộ TT&TT hỗ trợ thí điểm chuyển đổi số cho 7 xã khó khăn
Bộ TT&TT sẽ phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ thí điểm chuyển đổi số tại 7 xã nghèo, có sản phẩm đặc trưng trên địa bàn các tỉnh Bắc Kạn, Bình Định, Hà Giang, Lai Châu, Quảng Trị, Thái Bình và Tuyên Quang.
" alt="Viettel, VNPT Cao Bằng sẽ tham gia thí điểm chuyển đổi số 2 xã Phúc Sen, Đàm Thủy">Viettel, VNPT Cao Bằng sẽ tham gia thí điểm chuyển đổi số 2 xã Phúc Sen, Đàm Thủy
-
Nhận định, soi kèo Nữ Sydney FC vs Nữ Canberra United, 15h00 ngày 15/1: Tiếp tục trôi xa
-
Chấn chỉnh quản lý thuê bao di động trả trướcTính xác thực của thông tin đăng ký đang là vấn đề làm đau đầu các nhà cung cấp dịch vụ và cơ quan quản lý.
ICTnews- Khách hàng vẫn có thể mua sim mà không đăng ký. Đăng ký với thông tin không chính xác vẫn được chấp nhận. Đó là 02 vấn đề nổi cộm sau gần 1 tháng thực hiện quản lý thuê bao di động trả trước.
Ông Nguyễn Xuân Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ vừa tiến hành kiểm tra việc thực hiện việc quản lý thuê bao trả trước của các mạng di động và đã có công văn gửi các mạng di động để chấn chỉnh việc thực hiện quản lý thuê bao di động trả trước. Cụ thể, Bộ yêu cầu các mạng di động cần rà soát và tăng cường thêm khả năng bảo mật cho các chủ điểm giao dịch khi sử dụng đăng ký bằng cổng thông tin điện tử như phân cấp quyền truy nhập, tài khoản, mật khẩu… Bên cạnh đó cần nâng cao độ dự phòng để đảm bảo nhận hết các bản tin đăng ký qua số 1414. Đối với thẻ sim chưa hoà mạng được đưa ra thị trường đều phải khoá hết các dịch vụ mặc định (kể cả hướng gọi 900 hoặc gửi bản tin nhắn từ hệ thống thông báo cho khách hàng phải đăng ký thông tin thuê bao). Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trách nhiệm thanh tra, kiểm tra công tác thực hiện đăng ký thông tin thuê bao cá nhân trả trước sẽ do Thanh tra Bộ phối hợp với Sở BCVT các địa phương thực hiện.
Về vấn đề tính xác thực của thông tin đăng ký, ông Tống Viết Trung, Giám đốc Viettel Telecom nhận định, phương thức SMS không thể hiển thị chính xác tên của khách hàng vì đó là dạng hiển thị không có dấu tiếng Việt. Ngoài ra, khi sử dụng hệ thống SMS hoặc cổng thông tin điện tử để đăng ký, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước không có cơ sở để kiểm chứng lại độ chính xác của thông tin. Trao đổi với báo Bưu điện Việt Nam chiều ngày 22/1/2008, ông Bùi Quang Tuyến, Phó giám đốc Viettel Telecom cho biết: “Cho đến thời điểm này, các mạng di động vẫn chưa có được cách thức đánh số chứng minh thư và chưa kết nối được với cơ sở dữ liệu tàng thư của Bộ Công an nên không thể xác định được thông tin cá nhân của khách hàng. Vì vậy, để giải quyết vấn đề đăng ký thông tin cá nhân sai như hiện nay thì Bộ Công an phải sớm vào cuộc để hỗ trợ các nhà khai thác”. Bên cạnh đó cũng cần phải xử lý điểm những thuê bao cố tình đăng ký thông tin sai”, ông Bùi Quang Tuyến nói.
" alt="Chấn chỉnh quản lý thuê bao di động trả trước">Chấn chỉnh quản lý thuê bao di động trả trước