Mẹo bài trí không gian làm việc tại nhà hợp phong thuỷ
Trong xã hội hiện đại ngày nay,ẹobàitríkhônggianlàmviệctạinhàhợpphongthuỷthoi tiet hà nội làm việc tại nhà vừa phù hợp với nhu cầu của nhiều người mà vừa mang lại hiệu quả tích cực. Tuỳ theo đặc thù công việc, nhiều người không muốn gò bó trong môi trường công sở với quỹ thời gian hạn hẹp mà muốn tìm kiếm phương thức làm việc độc lập, tự do hơn. Làm việc tại nhà có 2 ưu điểm lớn, đó là có thể chủ động quyết định tiến độ công việc và xây dựng môi trường làm việc theo ý mình. Dựa vào sở thích bản thân, gia chủ có thể thiết kế không gian làm việc phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời được hưởng trọn vẹn niềm vui và sự thoải mái khi ở nhà. Phương vị phòng làm việc Nơi lý tưởng để bố trí phòng làm việc là hướng chính Đông, Đông Nam, chính Nam hoặc Tây Bắc của ngôi nhà. Lưu ý phải tách biệt không gian phòng khách, phòng ngủ với phòng làm việc để tránh gây ảnh hưởng. Dựa vào loại hình công việc và giai đoạn phát triển của sự nghiệp, gia chủ mới có thể bố trí phương vị phòng làm việc một cách tốt nhất. Như vậy mới giúp sự nghiệp ngày một khởi sắc hơn. Khi mới khởi nghiệp, không gian làm việc nên bố trí ở hướng chính Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà. Phương vị này giúp gia chủ trở nên bận rộn, hoạt bát, thu hút sự chú ý. Từ đó giúp ý tưởng trở thành hiện thực, hài hoà trong từng sự việc, phát triển có trình tự. Thời kỳ sự nghiệp phát triển, nơi làm việc nên ở hướng chính Nam của ngôi nhà. Phương vị này giúp người làm việc tăng cường nghiệp vụ, thu hút khách hàng. Đặc biệt hiệu quả với công việc có tính chất giao tiếp. Còn với thời kỳ phát triển nhảy vọt của sự nghiệp, phòng làm việc nên bố trí ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà. Vị trí này có lợi cho việc lãnh đạo, kết hợp với người khác, củng cố sự nghiệp. Đồng thời duy trì sự tôn kính và nể phục của mọi người. Những yếu tố tạo không khí vui vẻ khi làm việc Khi làm việc tại nhà nên tạo ra bầu không khí náo nhiệt, tràn đầy sinh khí và vui vẻ. Do đó, gia chủ phải cố gắng tận dụng nguồn ánh sáng từ thiên nhiên, nên chọn phòng có cửa sổ lớn. Chú ý lựa chọn nguồn điện phù hợp để giảm bớt ảnh hưởng của bức xạ. Trong phòng nên trồng cây lá rộng, đặc biệt là cây bách hợp để giúp ngăn chặn hiệu quả bức xạ của điện. Một số công việc văn phòng dễ dẫn đến tình trạng các đồ dùng làm việc như giấy, kẹp tài liệu, sổ sách… đặt lộn xộn, không theo quy củ. Vì vậy, phải có đủ không gian lưu trữ để cất giữ gọn gàng các vật dụng nói trên. Màu sắc phòng làm việc Trong không gian làm việc tại nhà, màu sắc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc. Để người làm việc được tập trung cũng như giảm bớt áp lực công việc, nên chọn màu sắc màu nhạt để trang trí. Trường hợp môi trường làm việc quá tẻ nhạt, đơn điệu, nên dùng hệ màu mạnh để kích thích tinh thần làm việc. Sử dụng màu sắc nên hài hoà với ngũ hành. Như văn phòng ở hướng chính Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà nên dùng màu xanh lá cây và xanh lục làm tông màu chủ đạo. Hướng chính Nam nên dùng màu phấn hồng, tím. Hướng Tây Bắc nên dùng màu xám hoặc màu cà phê nhạt. Hình dáng và chất liệu Thông thường bàn làm việc lớn thể hiện quyền lực và địa vị của chủ nhân. Sử dụng bàn làm việc lớn mang lại cảm giác thoải mái, còn bàn nhỏ dễ khiến con người bị bó buộc, áp lực. Về hình dáng, dùng bàn làm việc hình bầu dục để làm việc tại nhà tốt hơn bàn hình chữ nhật. Loại bàn này có lợi cho công việc có thời gian làm việc dài và tránh bị va chạm. Về chất liệu, nếu công việc có thời gian ngắn nên dùng bàn kính, giúp kích thích hoàn thành nhanh công việc. Nếu làm việc thời gian dài nên dùng loại bàn chất liệu gỗ. Toạ hướng bàn làm việc Hướng ngồi làm việc tại nhà phải nhìn thấy được cửa và cửa sổ. Lưu ý không được ngồi quay lưng hoặc cùng bên với cửa, đồng thời tránh ngồi bên cạnh ổ điện vì sẽ làm mất tập trung, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Trường hợp nhiều người cùng làm việc phải để tất cả bàn ghế hướng vào trung tâm, tăng cường sự tập trung và đồng lòng, hợp sức. Mặt bàn làm việc Không chỉ chịu ảnh hưởng bởi phương vị, môi trường làm việc tại nhà còn phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ trong việc sắp đặt, bài trí trên mặt bàn. Đồ vật trên mặt bàn nếu được sắp đặt chính xác, ngũ hành tương sinh có thể tạo ra sức sáng tạo mạnh mẽ. Ngược lại, sẽ khiến công việc rơi vào khó khăn, nhiều trở ngại. Với bàn làm việc hình vuông, cách sắp đặt và bài trí vật dụng như sau có thể giúp sự nghiệp và gia đình đều thuận lợi: Điện thoại đặt hướng chính Đông; lịch bàn ở hướng Tây Nam; đèn ở hướng chính Nam; mực ở hướng Tây Bắc, sổ ghi chép ở hướng Đông Bắc; cây cảnh ở hướng chính Bắc… Ngoài giá trị thẩm mỹ, bể cá còn có tác dụng tiếp khí, hoá sát trên phương diện phong thuỷ. Do đó, có những kiêng kỵ khi đặt bể cá trong phòng khách gia chủ nên biết. Bài trí không gian làm việc tại nhà phù hợp sẽ giúp công việc hiệu quả hơn. (Ảnh minh hoạ) Dựa vào từng giai đoạn của sự nghiệp, gia chủ có thể bố trí phòng làm việc ở hướng thích hợp. (Ảnh minh hoạ) Không gian làm việc tại nhà tận dụng tối đa ánh sáng thiên nhiên. (Ảnh minh hoạ) Màu sắc phòng làm việc ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. (Ảnh minh hoạ) Cách đặt bể cá trong phòng khách giúp gia chủ ‘chuyển họa thành may’
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Al Quwa Al Jawiya vs Al Hudod, 21h00 ngày 20/2: Khó thắng cách biệt
-
Cô gái trẻ được cứu sống sau khi can thiệp ECMO. Ảnh: Thanh Huyền. Trong vòng 30 phút, ECMO được thiết lập thành công, hô hấp của bệnh nhân lập tức cải thiện. Sau 3 tuần, cô gái trẻ đã hồi phục và cai ECMO, rút nội khí quản, tự thở được.
Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nguy kịch trên nên tiến hành 3 lần hội chẩn với các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Theo bác sĩ Giang Minh Nhật, dựa trên các kết quả xét nghiệm, nhiều khả năng bệnh nhân bị mắc một bệnh lý tự miễn. Điều này khiến miễn dịch bị suy giảm và người bệnh dễ bị viêm phổi nặng. Dù được xuất viện, cô gái trẻ vẫn phải theo dõi thêm nhằm xác định có phải mắc bệnh lý tự miễn hoặc bệnh lý mô liên kết hay không.
Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết thêm, chi phí điều trị cho N. khoảng 800 triệu đồng. Gia đình chi trả được 16 triệu đồng, các Mạnh Thường Quân hỗ trợ khoảng 300 triệu đồng, hiện còn thiếu gần 500 triệu đồng.
Chàng trai 140kg thoát cửa tử Covid-19 sau 84 ngày chạy ECMO
Sáng 5/2, Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 16 cho biết đã cứu sống bệnh nhân Covid-19 nguy kịch với cân nặng 140kg, đái tháo đường type 2.
" alt="Thiếu nữ 17 tuổi suy hô hấp suýt tử vong mà không rõ nguyên nhân">Thiếu nữ 17 tuổi suy hô hấp suýt tử vong mà không rõ nguyên nhân
-
Những ngày giáp Tết Nguyên Đán 2022, chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet, do nguồn kinh phí hỗ trợ từ Quý Bạn đọc hảo tâm, tiếp tục trao gửi yêu thương đến những phận đời khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Mỗi phần quà trị giá 500.000 đồng tiền mặt, được Báo VietNamNet gửi tặng cho 50 gia đình bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại Khoa Ung bướu – Huyết học, Bệnh viện Nhi đồng 2. Khi phóng viên có mặt đã bắt gặp những khuôn mặt vui tươi, ánh mắt mong chờ của thân nhân bệnh nhi. Mấy tháng nay, dịch bệnh khiến các nhà từ thiện thưa thớt, các bệnh nhi cũng không còn được giúp đỡ nhiều như trước. Đã khá lâu rồi, họ mới lại được đón nhận tình cảm từ bên ngoài.
Chị Nguyễn Thị Kim Phụng rưng rưng xúc động. Con gái của chị, bé Trương Thị Thanh Thương (2 tuổi) bị phát hiện ung thư máu hồi tháng 4, đúng thời điểm dịch bệnh tái phát ở thành phố. Hai vợ chồng phải bồng bế con, bắt xe đò từ Rạch Giá, Kiên Giang lên thành phố để khám bệnh và điều trị. Từ đó đến giờ, họ mắc kẹt vì dịch và bệnh tình của con, chưa được về quê.
Phóng viên VietNamNet (phải) cùng bác sĩ Phan Thị Thu Trang, Phó Khoa Ung bướu - Huyết học (trái) trao quà Tết là 500 nghìn đồng tiền mặt cho các thân nhân bệnh nhi. Bác sĩ Trang cùng cán bộ phòng Công tác xã hội thăm hỏi, động viên mẹ con bé Thanh Thương. Đang được mẹ bế, Thanh Thương ngập ngừng nhìn đôi mắt đỏ hoe, và những giọt nước thi nhau lăn dài xuống má, rồi khuất sau lớp khẩu trang của mẹ. Cô bé bầu bĩnh, dễ mến chẳng biết làm gì, chỉ khẽ nghiêng đầu tựa vào vai mẹ như muốn ôm ấp, vỗ về.
Chị Phụng tâm sự, vợ chồng chị chưa có nhà riêng, cưới nhau hơn 15 năm nhưng vẫn phải ở nhờ nhà ngoại. Chồng chị làm nghề sửa xe, thu nhập chỉ đủ chi phí sinh hoạt hằng ngày. Cha của chị mắc bệnh cao huyết áp nên không thể đi làm, mẹ chị đành đi làm mướn để kiếm tiền.
Khi hai vợ chồng chị mắc kẹt trên thành phố, gánh nặng bạc tiền đè lên vai mẹ chị, vừa phải nuôi gia đình, vừa lo phụ chi phí chữa bệnh cho cháu gái. Tuy nhiên, đồng lương lao công ít ỏi của bà chẳng thấm tháp vào đâu.
Khi được hỏi về việc đón Tết sắp tới, chị không giấu nổi lo lắng vì Tết này chưa biết sẽ ở đâu. “Bác sĩ nói phải đợi xem tình hình của bé rồi mới quyết định được. Chúng tôi muốn về, vì ở nhà còn con trai lớn đang gửi ông ngoại. Xa bé lâu như vậy, chúng tôi nhớ con và cũng mong Tết được sum vầy”, chị Phụng giãi bày.
Những đứa trẻ lớn lên trong nghèo khó: Đứa mồ côi, đứa nhà nghèo, cũng có khi cha hoặc mẹ bị khuyết tật... Nghe chị Phụng chia sẻ, chị Nguyễn Thị Châu, mẹ của bé Mỹ Ngọc (12 tuổi) cũng thốt lên nỗi lo tương tự. Mỹ Ngọc mới phát hiện căn bệnh ung thư tủy hồi tháng 9. Do phát hiện quá muộn nên ngay khi được đưa tới bệnh viện, con phải vào cấp cứu rồi mới được chuyển xuống Khoa để điều trị lâu dài. Chỉ khoảng 4 tháng nhưng chị Châu đã phải chi phí khoảng 50 triệu đồng, gồm cả ăn uống và thuốc men của con.
Quê ở Tây Ninh, vợ chồng chị Châu không có nhiều ruộng đất nên quanh năm phải đi làm mướn cho người ta. Những công việc như làm cỏ, chặt mía, xịt thuốc… ngày nào có việc thì kiếm được 200.000 đồng, nhưng mùa mưa thì thường chẳng có việc nên chắt bóp lắm chỉ đủ tiêu.
Trước đây, trong một lần đi cắt lúa thuê, mắt trái của chị Châu bị hạt lúa dính vào, chẳng thể lấy ra được. Do không có tiền đi bệnh viện nên chị đành phó mặc. Về sau, chị được mổ từ thiện, đáng tiếc, người ta chẳng thể lấy hết, mà giờ con mắt trái của chị cũng đã chẳng còn nhìn thấy đường. Ở bệnh viện chăm sóc con, chị chỉ có thể cố gắng để mình không bị bệnh để chồng chị đi làm phụ tiền thuốc thang cho con.
Chị Châu chỉ mong sao Tết này, 2 mẹ con chị được về quê, để cả gia đình được sum vầy, thế nhưng, họ vẫn sẽ đợi quyết định chính thức của bác sĩ, để đảm bảo sức khỏe cho con gái.
Ai cũng rưng rưng khi đón nhận tình cảm của bạn đọc VietNamNet. "Ở Khoa chúng tôi, đa phần bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn", bác sĩ Trang chia sẻ. Cũng bị ung thư máu, bé Huỳnh Ngọc Phú (12 tuổi) đã ở bệnh viện tròn 1 năm. Trước đó, khi thấy cơ thể con nổi hạch bất thường, vợ chồng chị Lê Thị Hiệp đưa con đi khám ở địa phương hơn 1 năm nhưng không tìm ra nguyên nhân. Đến lúc phát hiện thì bệnh tình của con trai đã trở nặng.
Suốt khoảng thời gian đưa con đi khắp nơi khám và chữa bệnh đến tận bây giờ, vợ chồng chị Hiệp đã phải vay mượn cả trăm triệu đồng, tiền lãi cứ chất chồng khiến họ chưa biết lúc nào mới trả được nợ. Dù vậy, họ vẫn cố gắng tìm mọi cách để cứu con trai.
Đáng tiếc, mùa dịch vừa rồi, chồng chị thường xuyên thất nghiệp, chẳng thể lo nổi chi phí điều trị cho con, mà vay mượn cũng đã khó, chỉ có thể cầm chừng, được đến đâu, hay đến đó.
Rất nhiều bệnh nhi Tết này sẽ phải ở lại bệnh viện vì sức khỏe không ổn định. Đón nhận món quà động viên, ai cũng vui mừng. Lần đầu tiên được nghe và thấu hiểu cho những khó khăn của các gia đình bệnh nhi khác, chị Nguyễn Thị Hòa như tìm được nơi để dốc bầu tâm sự. Chị trở thành góa phụ khi con gái mới 2 tháng tuổi. Đến nay, bé Lê Thị Mỹ Tâm đã 11 tuổi. Tưởng rằng 2 mẹ con cứ dựa vào nhau mà sống yên ổn, chẳng ngờ, con gái chị lại bất ngờ phát bệnh ung thư máu.
Người mẹ đơn thân bấy lâu nay làm lụng cũng chỉ đủ cho cuộc sống qua ngày, tiền dành dụm ít ỏi chẳng mấy chốc mà hết sạch, phải chật vật, vay mượn khắp nơi. Nhắc đến Tết, chị chỉ thấy buồn, bởi con gái chị vẫn còn sốt liên tục nên khả năng được về quê là rất ít. Không chỉ vậy, theo phác đồ điều trị của bác sĩ, con sẽ vừa hóa trị, kết hợp với xạ trị. Nếu đợt này sức khỏe ổn định, con sẽ phải chuyển sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để xạ trị.
Vẫn chưa biết chi phí điều trị ra sao, chị Hòa cầu mong đừng quá lớn, để chị đủ khả năng xoay sở, lo cho con. Người mẹ động viên những thân nhân bệnh nhi khác, mà cũng như là động viên chính mình: “Thôi, Tết này dù có không được về, nhưng nhận được tình thương của các nhà hảo tâm, vậy thì cũng hạnh phúc lắm rồi”.
Bác sĩ Phan Thị Thu Trang, Phó Khoa Ung bướu – Huyết học cho biết, khoa có số bệnh nhi đông nhất ở Bệnh viện Nhi đồng 2. Trong mùa dịch Covid-19, đây cũng là nơi bị tác động nặng nề do lượng bệnh nhi nhập viện nhiều.
Dịch bệnh khiến nhiều gia đình lâm vào khó khăn, phải chật vật chống đỡ. Cũng có những đứa trẻ "ngán" cơm từ thiện, đòi mẹ mua đồ ăn yêu thích nhưng không được. Giờ đây, món quà bé nhỏ từ bạn đọc đã giúp hong khô nước mắt cho những bệnh nhi nghèo.
Khánh Hòa
Cụ bà liệt giường 17 năm và lời cảm ơn từ tận trái tim
Niềm vui hiện rõ trên gương mặt của những người bệnh mắc di chứng hậu Covid-19. Trong số họ, có người đã phải nằm viện 4 tháng ròng, có người phải rời xa gia đình, cũng có người đã không còn tỉnh táo…
" alt="Món quà hong khô nước mắt cho bệnh nhi nghèo">Món quà hong khô nước mắt cho bệnh nhi nghèo
-
Một hơi thở khó chịu không chỉ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng mà còn khiến cho bạn trở nên mất tự tin khi giao tiếp với những người xung quanh. Thực tế, chữa chứng hôi miệng không khó, nó có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, vì vậy hãy tránh ăn 4 loại thực phẩm khiến hơi thở nặng mùi dưới đây: 1. Trái cây sấy khô
Trái cây sấy khô không chỉ chứa nhiều đường, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn mà còn chứa một lượng lớn chất xơ không hòa tan, có khả năng gây ra sự tích tụ đường giữa miệng và răng. Để hạn chế hơi thở nặng mùi, sau khi ăn trái cây khô, bạn phải làm sạch răng ngay lập tức.
2. Thịt
Ăn quá nhiều thịt sẽ khiến lượng protein vượt quá nhu cầu của cơ thể, chất dinh dưỡng thừa phân hủy thành carbohydrate để lấy năng lượng. Trong quá trình phân hủy, amoniac (vị nước tiểu) sẽ được sản xuất và bài tiết phần nào qua miệng.
3. Bạc hà
Từ trước tới nay chúng ta đều biết bạc hà có tác dụng giúp hơi thở thơm mát. Tuy nhiên, một khi tinh dầu bạc hà biến mất khỏi miệng, mùi lạ trong miệng sẽ nhanh chóng trở lại, thậm chí nặng hơn. Bởi hầu hết các loại bạc hà đều chứa sucrose, chất giải phóng sulfide, trong quá trình phân hủy đường, có thể làm tăng mùi hôi miệng.
4. Rượu
Rượu là một chất lợi tiểu, uống quá nhiều có thể gây thiếu nước, ngăn chặn sự tiết nước bọt bình thường, để lại những cặn vi khuẩn, gây ra mùi hôi. Vì vậy một khi bạn uống quá nhiều rượu, chắc chắn sẽ làm tăng mùi hôi miệng.
Ăn gì đẩy lùi mùi hôi miệng khó chịu?
- Sữa chua: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống sữa chua mỗi ngày rất tốt cho việc loại bỏ hàm lượng hydro sulfide - thủ phạm dẫn đến hôi miệng. Tiêu thụ lâu dài sữa chua cũng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại trong miệng, ngăn ngừa bệnh nướu răng. Tất nhiên, khi chọn sữa chua, hãy chú ý đến việc lựa chọn sữa chua nguyên chất, không thêm đường.
- Rau mùi tây: có thể trung hòa hiệu quả mùi hôi trong miệng và loại bỏ mùi hôi miệng do hút thuốc. Nếu bạn không thuận tiện để mua cần tây, bạn cũng có thể tìm thấy rau mùi, thảo quả thay thế. Để nhận được kết quả tốt nhất, tốt nhất là nhai hoặc uống như trà.
- Các loại quả mọng, cam quýt, dưa hấu và các thực phẩm giàu vitamin C: tạo thành một môi trường đặc biệt bên trong miệng mà vi khuẩn gây hôi miệng khó tồn tại. Ngoài ra còn có những loại trái cây có hàm lượng chất xơ cao như táo, có thể tiết ra nhiều nước bọt hơn khi tiêu thụ, giúp bôi trơn miệng và hấp thụ các mảnh vụn thức ăn khác.
An An (Dịch theo Sohu)
5 mẹo đơn giản chữa hôi miệng rất hiệu quả
Nếu bạn thường xuyên đánh răng nhưng hơi thở vẫn nặng mùi, hãy thử các bí quyết dưới đây để có một hơi thở thơm tho và sức khỏe răng miệng tốt.
" alt="Sợ hơi thở nặng mùi, bốn thực phẩm này tốt nhất nên ăn ít">Sợ hơi thở nặng mùi, bốn thực phẩm này tốt nhất nên ăn ít
-
Nhận định, soi kèo Nakhon Ratchasima vs Sukhothai, 19h00 ngày 21/2: Khách thất thế
-
Căn phòng trọ của em Nguyễn Thị Ngọc Linh nằm sâu trong con ngách nhỏ trên đường Phạm Hữu Lầu (ấp 4, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM). Cô gái trẻ măng vừa trải qua cú sốc lớn nhất từ trước đến nay, khi mẹ em qua đời đột ngột vì Covid-19. Không còn cha, 2 mẹ con Linh đã nương tựa nhau mà sống nhiều năm nay. Ở quê An Giang, cuộc sống quá khó khăn nên 2 mẹ con em theo người thân lên thành phố để mưu sinh. Trước đó, Linh làm công nhân, còn mẹ em sức khỏe yếu ớt nên ở nhà, nấu cơm cho Linh cùng mấy người cháu họ.
Thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch, Linh cũng bị thất nghiệp. Đến khi chuyển sang trạng thái “bình thường mới” mà công ty vẫn chưa mở cửa, mẹ con Linh sống tằn tiện qua ngày.
Đến nay, cô gái trẻ vẫn không hiểu tại sao mẹ chỉ ở nhà nhưng vẫn nhiễm Covid-19. Nước mắt đong đầy, Linh tâm sự, có lẽ người mắc bệnh trước là em, nhưng vì không có triệu chứng nên không phát hiện ra, sau đó mới lây sang mẹ.
Ngọc Linh (giữa) bất ngờ và xúc động khi các cán bộ phụ nữ xã, ấp và phóng viên tới thăm. Đầu tháng 12, mẹ của Linh có triệu chứng sốt, ho. 2 mẹ con em đi xét nghiệm tại Bệnh viện huyện Nhà Bè thì cùng phát hiện dương tính với SARS-CoV-2. Sau đó, bà Mỹ được chuyển đi cách ly và điều trị tại bệnh viện dã chiến, nhưng đã không qua khỏi. Suốt quá trình đó, Linh đều bên cạnh, chăm sóc cho mẹ, nhưng em không ngờ rằng, chưa được nửa tháng, mẹ em đã qua đời.
Dù trước đó, 2 mẹ con Linh dự định đón năm mới tại phòng trọ để qua Tết đi kiếm việc làm. Nhưng sự ra đi của mẹ khiến Linh phải thay đổi kế hoạch. Cô gái trẻ một mình đưa hũ tro cốt của mẹ về quê an táng. Nghẹn ngào gạt dòng nước mắt, Linh bày tỏ, em vẫn chưa biết có quay lại thành phố, nơi đã “cướp” mẹ đi hay không.
May mắn hơn mẹ của Linh, bà Lê Kim Hạnh (67 tuổi) đã vượt qua cửa tử khi bị nhiễm Covid-19 nặng. Gia đình bà Lê Kim Hạnh sinh sống ở cuối con ngách nhỏ trên đường Huỳnh Tấn Phát (Khu phố 3, phường Phú Thuận, Q.7, TP.HCM). Đợt dịch bùng phát mạnh tại thành phố, bà Hạnh và con dâu cùng bị lây nhiễm trong cộng đồng. Thời điểm đó, bệnh viện quá tải, mẹ con bà Hạnh phải cách ly tại nhà, và đã có lúc tưởng chừng bà không vượt qua nổi.
Bà Lê Kim Hạnh (trái) vẫn chưa hết sợ "con Covid-19". “Các con phải cầu cứu bình oxy đến tận nhà thì tôi mới sống sót được. Khỏi bệnh đã vài tháng, nhưng từ đó đến nay, tôi vẫn hay bị mất sức, một hồi là lại uể oải. Con dâu may mắn bị nhẹ hơn nên mấy tháng nay tranh thủ đi kiếm việc thời vụ để làm”, bà Hạnh cho biết.
Căn nhà nhỏ của gia đình bà nép sâu vào góc cụt, tối tăm. Hằng ngày, bà Hạnh ở nhà trông mấy đứa cháu để các con đi làm. Con trai bà trước đây làm lơ xe dầu, nhưng đã nghỉ việc từ mùa dịch, giờ ai mướn gì làm nấy.
Kinh tế gia đình eo hẹp, họ chẳng nghĩ đến việc đón mừng năm mới ra sao, chỉ mong cả gia đình bình an, khỏe mạnh để đi làm kiếm tiền, bù lại cho những ngày bị dịch “hành” cho tơi tã.
“Người còn là mừng rồi các cô ơi”, bà Hạnh tâm sự.
Ở trọ sâu trong hẻm 97 đường Đào Trí, Q.7, TP.HCM, cả gia đình chị Sơn Kim Hoàng (dân tộc Khmer) cũng thấm cái khốn khó của dịch bệnh. Quê ở miền Tây, vợ chồng chị mướn nhà trọ để đi làm mướn. Chồng chị làm công nhân cơ khí, còn chị đi làm lao công, chắt bóp cũng đủ đóng trọ và nuôi con ăn học.
Cả gia đình chị Sơn Kim Hoàng (phải) từng bị lây nhiễm SARS-CoV-2. Căn phòng trọ chật chội, có phần nhếch nhác ấy là nơi trú ngụ thường xuyên của 4 khẩu trong gia đình chị, gồm 2 vợ chồng và 2 con nhỏ. Chưa kể, mấy ngày cuối năm, người em bị bệnh ung thư tới ở nhờ, chờ ngày nhập viện vô hóa chất nên dường như chẳng còn chỗ trống.
Chị Hoàng trải lòng, thời điểm dịch bùng phát, cả hai vợ chồng chị bị thất nghiệp, phải dựa vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự cưu mang của cộng đồng. Tháng 9, khi dịch vẫn còn căng thẳng, cả gia đình của chị bị lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Chồng và 2 con của chị phải đi cách ly.
“Lúc đó nhà trọ bị nhiều lắm, may mà chúng tôi được giúp đỡ lương thực thực phẩm nên cũng ổn”, chị Hoàng chia sẻ.
Trải qua trận dịch, vợ chồng chị quyết định sẽ về quê đón năm mới cùng cha mẹ, phần vì năm ngoái họ không về được, phần vì lo sợ cuộc sống "vô thường".
Sau trận đại dịch khốc liệt, còn có nhiều gia đình mất người thân, nhiều người phải chịu di chứng Covid-19 kéo dài, và rất nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn, túng quẫn.
Bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Phú Thuận (phải) hỏi thăm sức khỏe gia đình chị Thúy vì bị nhiễm Covid-19 trước đó. Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phước Kiển (phải) trao quà Tết cho bà Lệ, người phụ nữ đơn thân từng bị nhiễm Covid-19. Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phước Kiển chia sẻ với VietNamNet: “Dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người lao động. Ngoài việc vận động các nhà hảo tâm, hỗ trợ lương thực thực phẩm, một số hộ dân ở trọ có người mất vì Covid-19 nhưng không có tiền lo liệu, địa phương cũng đã hỗ trợ kêu gọi, giúp đỡ tiền hỏa táng. Riêng đợt Tết 2022, xã Phước Kiển cùng các nhà hảo tâm, trong đó có Báo VietNamNet, lo được hơn 700 phần quà cho các hộ dân khó khăn”.
Bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Phú Thuận cũng gửi lời cảm ơn tới Báo VietNamNet và quý bạn đọc, đã thực hiện chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch, giúp cho nhiều bà con bị mất mát, khó khăn do dịch bệnh, được đón một năm mới ấm lòng.
Khánh Hòa
Báo VietNamNet chúc Tết Sư đoàn 5 và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tây Ninh
Trong buổi gặp gỡ, chúc Tết, đại diện Báo VietNamNet bày tỏ tri ân đối với lực lượng Quân đội Nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát nặng nề.
" alt="Len ngách sâu, tiếp sức cho nhiều gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch Covid">Len ngách sâu, tiếp sức cho nhiều gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch Covid
- 最近发表
-
- Soi kèo phạt góc PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2
- Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ thu hồi hơn 2.200ha đất trong năm 2023
- Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có nhiều người sở hữu NFT nhất thế giới
- Cô gái sống trong chiếc Ford Transit, có đầy đủ tiện nghi nhưng thiếu...nhà tắm
- Nhận định, soi kèo Al Najaf vs Erbil SC, 18h30 ngày 19/2: Đi tìm niềm vui
- Anh Nguyễn Văn Lâm bị ung thư não đã qua đời
- Bắt nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1
- Bộ Y tế: ‘Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam khó lây ra cộng đồng’
- Nhận định, soi kèo Gol Gohar vs Mes Rafsanjan, 19h00 ngày 20/2: Cửa trên ‘ghi điểm’
- Tín hiệu tích cực của thị trường bất động sản Thái Nguyên
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Al
- 80 ổ dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội, ca mắc tiếp tục gia tăng
- ‘Đòn bẩy’ hạ tầng và du lịch thúc đẩy thị trường căn hộ Nha Trang phát triển
- Trao hơn 32 triệu đồng cho bé Trần Minh Hoài bị ung thư
- Soi kèo góc Sociedad vs Midtjylland, 3h00 ngày 21/2
- Nhà giàu lo lắng vì thuế bất động sản bất ngờ tăng
- Chuyên gia lý giải thực hư việc dinh dưỡng tăng gấp đôi khi ăn tỏi mọc mầm
- Mắc u não, đứa trẻ 6 tuổi sống cảnh đau đớn nơi bệnh viện
- Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Brisbane Roar, 15h35 ngày 21/2: Nỗi buồn tiếp diễn
- 5 loại thực phẩm là khắc tinh của ung thư nhưng rất phổ biến
- Samsung mở bán Galaxy Z Flip3 5G phiên bản giới hạn
- Đầu tư bất động sản mà dự án không có thì không ổn
- Soi kèo góc Anderlecht vs Fenerbahce, 3h00 ngày 21/2
- Khát vọng của những chiến binh nhí ngày Tết thiếu nhi 1/6
- Lý do Trung Quốc thần tốc áp dụng tự động hóa
- TP.HCM thúc sở ngành có giải pháp tháo khó cho các dự án BĐS trong tháng 2/2023
- Soi kèo góc Anderlecht vs Fenerbahce, 3h00 ngày 21/2
- Những điểm sáng tác động thị trường bất động sản năm 2023
- Bé gái bị mẹ 17 tuổi bỏ rơi trong bệnh viện chưa có người thân đến nhận
- BMW ưu đãi hấp dẫn đầu Xuân
- 搜索
-
- 友情链接
-