您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Kèo vàng bóng đá Real Sociedad vs Espanyol: 00h30 ngày 10/2: Khó thắng cách biệt
Ngoại Hạng Anh2人已围观
简介 Hư Vân - 09/02/2025 12:10 Kèo vàng bóng đá ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Atalanta, 21h00 ngày 8/2: Xa dần cuộc đua vô địch
Ngoại Hạng AnhPha lê - 07/02/2025 16:38 Ý ...
阅读更多Ford tại Mỹ gặp khó khi một nửa đại lý không muốn bán xe điện năm 2024
Ngoại Hạng AnhĐa số người dân tại Mỹ đều có thể tiếp cận xe điện Ford một cách dễ dàng khi những đại lý Ford phân phối xe điện gần nhất chỉ nằm cách họ trong bán kính 32km. Ảnh: Ford. Tuy nhiên, hãng Ford bày tỏ không quá thất vọng trước tình hình này. Ông Marty Gunsberg, người phát ngôn của hãng cho biết rằng tỷ lệ chấp thuận xe điện của từng khu vực tại Mỹ là khác nhau và các đại lý là người hiểu rất rõ thị trường của mình. Dù cho chỉ có khoảng 50% đại lý sẽ đăng ký phân phối xe điện cho năm 2024, song vẫn có tới 84% dân số Mỹ đang sống trong phạm vi 32km xung quanh các đại lý này, do đó nó sẽ không quá ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận chung của thị trường.
Gần đây, Ford cũng đang có các hoạt động giảm đầu tư của mình dành cho lĩnh vực xe điện sau khi chấp nhận những con số lỗ khủng, ngừng kế hoạch xây dựng 1 trong 2 nhà máy sản xuất pin xe điện tại Mỹ và giảm công suất chế tạo xe điện tại các dây chuyền.
Hùng Dũng (theo Carscoops)
Ford lỗ mảng xe điện tới 1,3 tỷ đô la
Báo cáo tài chính quý III/2023 cho thấy, Ford lỗ mảng xe điện tới 1,3 tỷ đô la buộc hãng phải cắt giảm công suất sản xuất và trì hoãn dự định mở nhà máy chế tạo pin mới.">...
阅读更多Tham vọng của Chery khi bắt tay làm ô tô với đại gia Vũ Văn Tiền Geleximco
Ngoại Hạng AnhỞ lần trở lại thứ 2, Chery đã có bước đi cẩn trọng, thể hiện bằng việc bỏ ra gần 2 năm cho công tác chuẩn bị, thăm dò thị trường. Từ cuối 2021 đến 2022, họ đã cử các nhân viên người Việt tổ chức hàng trăm buổi tiếp xúc với giới chuyên gia, KOL, phóng viên mảng ô tô để thu thập dữ liệu thị trường ô tô Việt Nam.
Đến tháng 9/2022, thông tin về việc Geleximco thuê đất trong khu công nghiệp ở tỉnh Thái Bình để làm ô tô rộ lên, nhưng cái tên đối tác làm ô tô với đại gia Vũ Văn Tiền vẫn trong vòng bí mật. Thậm chí nhiều báo chí, truyền thông chỉ đích danh Chery nhưng đại diện hãng xe Trung Quốc vẫn không phản hồi xác nhận. Ngay cả trước thời điểm ký kết hợp đồng nguyên tắc để hợp tác xây dựng nhà máy với Geleximco hôm 2/11, ba mẫu xe Jaecoo 7, Omoda 5 và Omoda S5 đã âm thầm có mặt tại Việt Nam trước hàng tháng trời để thăm dò ý kiến khách hàng cũng như hoàn thiện các thủ tục.
Mẫu xe Jaecoo 7 xuất hiện trong toà nhà của Geleximco hồi tháng 10. Ảnh: Hồ Sỹ Quang. Như vậy, sau BYD và SAIC, Chery là hãng xe Trung Quốc thứ ba thông báo quay trở lại Việt Nam trong năm 2023 và tuyên bố xây dựng nhà máy lắp ráp. Nhưng về quy mô, Chery cho thấy tham vọng lớn hơn 2 đối thủ đồng hương.
Trong khi BYD hồi tháng 5/2023 và SAIC vào tháng 6/2023 mới chỉ đưa ra tuyên bố hoặc mượn lời truyền thông loan báo kế hoạch xây dựng nhà máy ô tô ở Việt Nam với sản lượng loanh quanh 100.000 đến 150.000 xe/năm, và giá trị số tiền đầu tư chưa rõ ràng thì với Chery, con số cũng như lộ trình được vạch sẵn.
Nhà máy liên doanh với Geleximco sẽ có nhu cầu diện tích khoảng 100ha đáp ứng quy mô sản xuất 200.000 xe/năm và 100ha phát triển khu công nghiệp phụ trợ phục vụ nhu cầu nội địa hóa để xuất khẩu. Dự kiến Tập đoàn Geleximco sẽ khởi công xây dựng nhà máy giai đoạn 1 vào quý II/2024 và hoàn thành đầu tư xây dựng nhà máy giai đoạn 1 vào quý III/2025, ra mắt sản phẩm tại Việt Nam vào quý IV/2025. Ước tính giá trị gói đầu tư khoảng 800 triệu USD.
Dung lượng thị trường ô tô Việt Nam hàng năm hiện chỉ đạt từ 300.000-400.000 xe/năm, nhưng sức hút của ngành sản xuất ô tô vẫn rất lớn khi dự báo chạm ngưỡng 1 triệu xe vào năm 2028-2030. Trong khi đó, 3 "ông lớn" lắp ráp xe ở Việt Nam là Hyundai Thành Công đang tiến đến mức công suất 170.000 xe/năm, THACO là 150.000 xe/năm cho hai thương hiệu Mazda, KIA, và Vinfast là 250.000 xe/năm. Vì vậy, đầu tư giai đoạn này, Chery chắc chắn không hề dạo chơi mà muốn thực hiện mục tiêu sớm "full" công suất 200.000 xe/năm, đón trước thời điểm bùng nổ ô tô ở Việt Nam.
Thách thức không nhỏ
Tương lai của sự hợp tác giữa Geleximco và Chery dựa trên những con số công bố sau lễ ký kết ghi nhớ hợp tác hoàn toàn có thể vẽ ra bức tranh tươi sáng. Tuy nhiên, viễn cảnh trước mắt cũng không hề dễ dàng.
Đầu tiên phải kể đến làn sóng xe ô tô Trung Quốc đang trỗi dậy ở Việt Nam trong vòng 3 năm trở lại đây. Bên cạnh nhà phân phối tư nhân lâu đời Kylin (bán các xe Zoyte, BAIC, HongQi, Beijing), hàng loạt các thương hiệu Trung Quốc đã đặt chân vào Việt Nam như Wuling, Haima, Haval, hay sắp tới có thêm Lynk & Co. Vì vậy, "miếng bánh" thị phần ô tô Trung Quốc vốn đã nhỏ bé ở Việt Nam nay sẽ càng phải chia nhỏ.
Thứ hai, thông qua các sản phẩm thương mại hiện tại của ô tô Trung Quốc giới thiệu đến người Việt, ngoại trừ mẫu xe điện giá rẻ Wuling, thì số còn lại đều ở phân khúc giá tương đương hoặc chỉ thấp hơn một chút so với xe Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Dù không phủ nhận sự đổi mới về mặt công nghệ và thẩm mỹ trên các dòng xe Trung Quốc hiện nay, nhưng thiện cảm của người tiêu dùng Việt Nam chưa thể sớm tăng lên do các định kiến từ quá khứ. Để thay đổi điều này, sẽ cần thời gian và nỗ lực kích cầu, trong đó có cả việc chạy đua giảm giá.
Giới chuyên gia cho rằng, rất khó để Geleximco xây dựng chiến lược hình ảnh chiếc xe "Make in VietNam" như kiểu của VinFast. Do đó, liên doanh với Chery hiển nhiên sẽ để tạo bàn đạp cho thương hiệu ô tô Trung Quốc xâm nhập vào thị trường khu vực Đông Nam Á, nơi các thương hiệu Chery, Jaecoo, Omoda đang tìm kiếm chỗ đứng thị phần.
Với kinh nghiệm 27 năm tham gia chuỗi cung ứng linh kiện và liên doanh sản xuất xe máy với Honda, Geleximco đủ hiểu đường đi nước bước để hợp tác sản xuất, nhưng với ô tô du lịch Trung Quốc thì từ trước đến nay chưa có một ví dụ thành công thực sự. Đây là thách thức mang tính biểu tượng bởi sự hợp tác Geleximco - Chery sẽ nhận được sự quan tâm rất lớn từ truyền thông, cũng như người tiêu dùng.
Nhận định về các mẫu ô tô Chery, Jaecoo, Omoda sắp bán ở Việt Nam, anh Nguyễn Xuân Đạt (Hà Nội), sale có kinh nghiệm 15 năm bán xe chính hãng, cho rằng thời điểm hiện tại ô tô Trung Quốc không dễ có được thị phần tốt bởi cuộc chiến về giá.
"Năm nay xe ô tô lắp ráp trong nước đang được hưởng ưu đãi 50% trước bạ từ Chính phủ góp phần tăng nhu cầu người mua. Bên cạnh đó, THACO tạo nên cuộc chiến giảm giá, xuất phát từ mẫu xe Mazda CX-5 hạ gần trăm triệu đồng, kéo theo nhiều hãng xe khác buộc phải nhập cuộc. Trong khi đó, những mẫu xe Trung Quốc mới ra mắt gần đây của Haval, Haima giá không hề rẻ, và Omoda có vẻ cũng tương tự. Điều này làm giảm yếu tố cạnh tranh cho xe Trung Quốc", anh Đạt nhận định.
Bạn có góc nhìn về việc Geleximco bắt tay sản xuất ô tô với Chery? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe SUV Trung Quốc Chery sắp về Việt Nam, giá không hề rẻMẫu SUV cỡ B Chery OMODA 5 có thể được bán tại Việt Nam ngày trong đầu năm 2023 với giá từ 699 - 799 triệu đồng. Như vậy, mẫu xe Trung Quốc này có mức giá khá cao nếu so với các đối thủ như KIA Seltos, Hyundai Creta.">
...
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Hellas Verona vs Atalanta, 21h00 ngày 8/2
- 4 lý do mà người đang sử dụng ô tô chạy xăng dầu ngại chuyển sang xe điện
- Thành phố Chicago kiện Hyundai, KIA vì bị mất trộm xe quá nhiều
- Mua hàng online, khách mất tiền oan vì thông tin đơn hàng vào tay kẻ xấu
- Nhận định, soi kèo Nice vs Lens, 23h00 ngày 8/2: Cân bằng
- Màn biểu diễn đỉnh cao của huyền thoại vĩ cầm và tràng vỗ tay bất thường
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Mainz vs Augsburg, 21h30 ngày 8/2: Điểm tựa MEWA ARENA
-
Daihatsu Compagno, mẫu ô tô du lịch đầu tiên được Daihatsu sản xuất. Ảnh: Daihatsu. Giữa thập niên 1960, nhằm đẩy mạnh sự phát triển trong lĩnh vực ô tô, Daihatsu bắt đầu xuất khẩu xe mang thương hiệu chữ D tới với châu Âu và thị trường đầu tiên được nhắm đến chính là Anh quốc. Thế nhưng, con đường kinh doanh của hãng tại thị trường khó tính này không hề suôn sẻ như dự tính.
Năm 1967, lần đầu tiên Daihatsu “bén duyên” với Toyota, sự kiện sẽ thay đổi lịch sử của hãng về sau này. Trong thời điểm chính phủ Nhật Bản rục rịch có ý định mở cửa và phát triển thị trường nội địa, Toyota đã tự biến mình trở thành cổ đông lớn của Daihatsu với thương vụ mua 16,8% cổ phần nhà sản xuất ô tô tới từ Osaka.
10 năm sau, Daihatsu cho ra mắt mẫu xe du lịch hạng nhẹ mang tên Charade với mức tiêu thụ nhiên liệu thấp và khả năng vận hành cực kỳ đáng tin cậy, cùng mức giá khá bình dân. Đây chính là cú hích mạnh cho doanh số của Daihatsu, thúc đẩy sự phát triển thần tốc về mảng ô tô của nhà sản xuất này. Năm 1978, Daihatsu Charade thậm chí còn được Tạp chí ô tô Motor Fan của Nhật vinh danh là mẫu xe của năm.
Daihatsu Charade, mẫu xe làm nên tên tuổi và tạo tiếng vang lớn cho Daihatsu trong và ngoài nước. Ảnh: Daihatsu. Sau thành công vang dội này, tới năm 1980, Daihatsu đạt cột mốc quan trọng trong lịch sử với 3 triệu chiếc ô tô cỡ nhỏ được chế tạo và nửa triệu chiếc ô tô đã xuất khẩu ra thế giới. Điều này tạo một tinh thần tự tin cao độ cho Daihatsu tiếp tục xúc tiến phát triển ra các thị trường quốc tế sau một màn chào sân người tiêu dùng châu Âu không mấy thành công.
Bị Toyota thâu tóm, Daihatsu lụi tàn dần khỏi các thị trường
Năm 1988, Daihatsu lần đầu tiên “đổ bộ” thị trường Mỹ đầy thách thức với 2 mẫu xe cực kỳ hấp dẫn là chiếc Charade đã gây tiếng vang lớn và mẫu SUV hạng A Rocky. Thế nhưng vận đen về xuất khẩu vẫn đeo bám Daihatsu khi công việc kinh doanh của hãng tại Mỹ cực kỳ ảm đạm và không được khách hàng địa phương chào đón.
SUV hạng A Rocky được Daihatsu kỳ vọng sẽ thành công tại thị trường Mỹ nhưng đã nhanh chóng phải về nước do doanh số kém. Ảnh: Internet. Chỉ 4 năm sau, tháng 2/1992, Daihatsu ngừng phân phối bán lẻ tại thị trường Mỹ và ngừng sản xuất các loại xe dành cho thị trường này, đồng nghĩa rằng hãng rút lui hoàn toàn khỏi quốc gia tiêu thụ nhiều ô tô nhất thế giới vào thời điểm bấy giờ.
Cùng trong thời điểm này, khó khăn tài chính càng chồng chất lên vai Daihatsu khi kinh tế Nhật Bản rơi vào khó khăn. Nhiệm vụ cấp bách cần phải có nguồn lực để phát triển các mẫu xe mới buộc lòng Daihatsu phải bán cổ phần cho Toyota. Tới năm 1995, Toyota đã sở hữu tới 33,4% cổ phần của công ty. Chỉ 3 năm sau, Toyota nâng tổng số cổ phần mà họ sở hữu lên quá bán, 51.2% và trở thành “chủ nhân” mới của Daihatsu.
Đáng buồn hơn, việc liên tục bán lượng lớn cổ phiếu ra ngoài cũng không giúp Daihatsu cải thiện hơn tình hình, buộc hãng phải rút khỏi hàng loạt các thị trường nước ngoài tiềm năng. Năm 2000, Daihatsu rút khỏi thị trường Australia và Việt Nam.
Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2011, doanh số của Daihatsu tại châu Âu chứng kiến tình trạng sụt giảm liên tục. Theo tờ Gauk Motor, số xe Daihatsu bán ra ở châu Âu từ 58.000 chiếc vào năm 2007 giảm xuống chỉ còn 12.000 chiếc vào năm 2011. Cộng với việc đồng Yên vào thời điểm bấy giờ liên tục tăng giá, các công ty xuất khẩu khó có thể kiếm lợi nhuận nhiều như trước. Tất cả các yếu tố này đã buộc Daihatsu phải tuyên bố, sẽ rút khỏi thị trường châu Âu kể từ ngày 31/1/2013. Cùng trong năm 2013, New Zealand tuyên bố ngừng nhập khẩu xe thương hiệu Daihatsu.
Ngày nay, Daihatsu vẫn là một công ty con cực kỳ tích cực của Toyota. Toyota Raize chính là mẫu Daihatsu Rocky nổi tiếng trong quá khứ. Ảnh: Toyota. Năm 2016, tập đoàn Toyota chính thức mua lại toàn bộ cổ phần và sở hữu hoàn toàn nhà sản xuất ô tô Daihatsu, chính thức kết thúc hơn 100 năm chặng đường phát triển độc lập của hãng xe giàu truyền thống của Nhật Bản.
Dẫu vậy, kể từ khi sáp nhập vào Toyota năm 2016 cho tới nay, Daihatsu vẫn cực kỳ năng nổ đóng góp nhiều sản phẩm ô tô cỡ nhỏ, tiết kiệm và mang tính thực dụng cao, rất được người tiêu dùng chào đón dưới thương hiệu Toyota. Hãng cũng tiên phong, là lá cờ đầu của Toyota trong việc xúc tiến và phát triển các thị trường mới giàu cơ hội.
Tại Nhật Bản, trong số các loại xe mini hạng nhẹ phổ biến, hay còn gọi là xe Kei, Daihatsu đứng đầu với thị phần 33%, tiếp theo là Suzuki với 31% và Honda Motor với 18%. Toyota cho biết, Daihatsu đã sản xuất 1,1 triệu xe trong 10 tháng đầu năm 2023, gần 40% trong số đó đến từ các nhà máy ở nước ngoài. Hãng cũng đã bán được khoảng 660.000 xe trên toàn thế giới trong cùng kỳ và chiếm 7% doanh số bán hàng của Toyota.
Tuy nhiên, tương lai của Daihatsu đang bên bờ khủng hoảng khi những bê bối gian lận thủ tục thử nghiệm an toàn và chất lượng xe lớn nhất trong lịch sử vừa bị đưa ra ánh sáng. Đến ngày 20/12, Daihatsu buộc phải ngừng giao xe trên toàn bộ thị trường toàn cầu với 64 mẫu và 3 động cơ, trong đó, 22 mẫu mang thương hiệu Toyota. Nhiều tên xe rất quen thuộc với người dùng Việt Nam như Toyota Vios, Toyota Yaris, Toyota Veloz Cross, Toyota Wigo, Toyota Raize, Toyota Avanza... Sự việc ảnh hưởng nặng nề tới 8.316 nhà cung cấp, đạt doanh thu hàng năm 2,21 nghìn tỷ yên (15,5 tỷ USD) từ Daihatsu. Đáng tiếc rằng, đây không phải lần đầu Daihatsu vi phạm. Các vụ việc tương tự của công ty này đã xảy ra từ năm 1989 và gia tăng từ năm 2014.
Hiện, Daihatsu đang bị Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch thực hiện thanh tra với quy mô lớn và đứng trước nguy cơ bị Chính phủ Nhật Bản thu hồi lại giấy chứng nhận sản xuất.
Hùng Dũng(Tổng hợp)
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
" alt="Lịch sử buồn của Daihatsu: Huy hoàng rồi lụi tàn và bê bối gian lận an toàn xe">Lịch sử buồn của Daihatsu: Huy hoàng rồi lụi tàn và bê bối gian lận an toàn xe
-
Những biến cố trong Cuộc chiến xứ Galliadiễn ra trong khoảng gần một thập kỷ, từ năm 58 đến năm 50 trước Công nguyên. Bắt đầu từ thắng lợi của Caesar trước người Helvetii cho đến khi ông thực sự trở thành “ông vua không ngai” ở xứ Gaul đã hoàn toàn bị khuất phục, cũng là thời điểm Viện nguyên lão quyết định yêu cầu Caesar phải giao lại binh quyền của mình như một chấp chính quan ngoan ngoãn. Và rồi tập sách dừng lại vào thời điểm Caesar phải đưa ra quyết định quan trọng bậc nhất trong cuộc đời.
Được tường thuật theo thứ tự thời gian, các trang sách dẫn người đọc lần theo không chỉ bước đường chinh phạt của Caesar mà cả một cuộc khám phá về địa dư, dân tộc của phần Tây Âu thời cổ đại. Chín năm chinh chiến đã dẫn các quân đoàn Roma của Caesar vượt ra khỏi lãnh thổ bán đảo Italy, đặt chân tới các vùng đất ngày nay là địa phận của Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan và cả nước Anh thời hiện đại.
Những nét chấm phá tuy sơ lược về đặc tính của các tộc người Gaul, địa bàn sinh sống, cách thức sinh hoạt cũng như chiến đấu của họ đều được đề cập đến trong cuốn sách, bên cạnh những mô tả chi tiết về phương thức chiến đấu của các quân đoàn Roma.
Đã từ lâu tác phẩm Cuộc chiến xứ Galliađược xem là một nguồn tư liệu đương thời quan trọng về các biến cố của một thời kỳ lịch sử xa xưa từ hơn 2.000 năm trước. Không chỉ về mặt lịch sử mà quan trọng hơn thế là những chi tiết về nhân sinh quan, thế giới quan của người xưa, và nhất là các hoạt động hàng ngày của con người thời ấy vì lý do nào đó tình cờ được ngòi bút của Caesar (hay có lẽ nhiều khả năng hơn là của một trong các thư ký luôn tháp tùng ông) ghi chép lại.
Thật khó để nói rằng Caesar viết Cuộc chiến xứ Galliaxuất phát từ tình yêu du ký, địa dư hay muốn lưu lại một tường thuật hoàn toàn khách quan, trung thực về các chiến dịch chinh phạt người Gaul của mình. Tất nhiên Caesar hiểu rõ sức mạnh tuyên truyền mà cuốn sách này đem đến cho ông khi dụng công viết ra nó, bởi thế tác phẩm có thể đóng vai trò như một công cụ tạo dựng uy tín, phục vụ khát vọng thâu tóm quyền lực của ông.
Tuy nhiên, hậu thế chắc chắn sẽ cảm ơn Julius Caesar bởi hai điều. Thứ nhất, nhờ tập ký sự của ông mà một góc của quá khứ đã thoát khỏi số phận chìm nghỉm mãi mãi trong lỗ đen của lịch sử. Thứ hai, có thể quan trọng hơn với người này nhưng ít quan trọng hơn với người khác, bản thân nội dung tập ký sự ấy cũng đủ lôi cuốn độc giả đa dạng. Một người chỉ đơn thuần tìm kiếm bản tường thuật kịch tính về chinh chiến, một người ưa thích những câu chuyện mưu bá đồ vương, tính toán thao lược, hay một người mong chờ gặp nguồn cảm hứng phù hợp để thổi bùng lên cao vọng tiềm tàng của bản thân. Dù là ai cũng sẽ tìm thấy sức hấp dẫn từ các dòng ký sự của Caesar.
Dịch giả Lê Đình Chi
Cuốn sách kể về thâm cung bí sử 'dầu đen, máu đỏ' Trung ĐôngHai tác giả Bradley Hope và Justine Scheck từng lọt vào chung kết Giải thưởng Pulitzer nên tác phẩm “Dầu và Máu: Mohammed bin Salman và tham vọng tái thiết kinh tế Ả Rập” của họ hội tụ tất cả những gì bạn đọc muốn biết về chính trị và dầu mỏ." alt="Cuộc chiến xứ Gallia và sự thật về các biến cố của một thời kỳ lịch sử">Cuộc chiến xứ Gallia và sự thật về các biến cố của một thời kỳ lịch sử
-
Nhiều người còn mang cả điện thoại vào nhà vệ sinh để sử dụng. Dưới đây là 5 mối nguy hiểm phổ biến khi bạn vừa dùng điện thoại vừa đi vệ sinh, theo The Paper.
Sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ảnh: The Paper Vi khuẩn lây lan
Các loại vi khuẩn nguy hiểm trong nhà vệ sinh có thể âm thầm bám vào điện thoại di động của bạn. Bạn có thể rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, nhưng điện thoại thì không thể rửa. Những vi khuẩn này là nguyên nhân gây bệnh, lây lan mầm bệnh vì chúng vẫn "trú ngụ" trong điện thoại.
Khó đi vệ sinh
Chơi điện thoại khi đi vệ sinh sẽ làm mất tập trung, khiến việc đại tiện trở nên khó khăn. Nếu việc đi vệ sinh thường xuyên bị trì hoãn như vậy, cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, tình trạng táo bón sẽ xảy ra.
Bị bệnh trĩ
Chơi điện thoại trong nhà vệ sinh sẽ kéo dài thời gian đại tiện, khiến bạn phải ngồi lâu, gây tắc nghẽn hậu môn. Ngồi quá lâu trong tư thế đi vệ sinh có thể làm giãn tĩnh mạch trực tràng gây bệnh trĩ hoặc các bệnh như bong niêm mạc trực tràng.
Chân bị tê
Ngồi trong tư thế đi vệ sinh quá lâu khiến máu chảy xuống dưới, làm lượng máu cung cấp lên não không đủ. Nhiều người sẽ thấy chóng mặt nếu đứng dậy đột ngột. Không chỉ vậy, lượng oxy cung cấp cho các tế bào không đủ, dẫn đến tê chân.
Rơi điện thoại
Khi mang điện thoại vào nhà vệ sinh, sẽ có lúc bạn không chú ý và điện thoại bị tuột tay, rơi vào bồn cầu. Lấy điện thoại từ bồn cầu lên không phải việc dễ dàng gì và rất có thể điện thoại của bạn sẽ bị hỏng.
Vì sao không nên đi bộ hay chạy trên thang cuốn?Lo ngại người sử dụng có thể đối mặt với nguy hiểm, một số nơi trên thế giới đã ra quy định, cấm mọi người đi lại trên thang cuốn." alt="Vì sao không nên dùng điện thoại di động khi đi vệ sinh?">Vì sao không nên dùng điện thoại di động khi đi vệ sinh?
-
Soi kèo góc Nice vs Lens, 23h00 ngày 8/2
-
Từ trái qua phải: Ông Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội; ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; ông Nguyễn Thanh Liêm - Bí thư Huyện ủy Mê Linh trao quà cho các em nhỏ: Ảnh: Nam Nguyễn Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nhấn mạnh, ngày hội là hoạt động văn hóa nhằm tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh, mang tính giáo dục dành cho thiếu niên, nhi đồng mỗi dịp hè.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương trao quà cho các em thiếu nhi tại lễ khai mạc. Ảnh: Doãn Mạnh Điểm nhấn đặc biệt của ngày hội là các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc với sự tham gia của NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, các nghệ sĩ đến từ Liên đoàn Xiếc Việt Nam...
Ngày hội sẽ có triển lãm ảnh Bác Hồ với thiếu nhi,trưng bày 70 bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp, bình dị và gần gũi của Bác với trẻ em, thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm và giáo dục của Bác dành cho thế hệ tương lai.
NSND Xuân Bắc giao lưu với các em nhỏ. Hoạt động Trang sách tuổi thơ trưng bày và giới thiệu những cuốn sách hay, truyện tranh phù hợp với lứa tuổi, nhằm hướng các em có tình yêu đối với sách, ham đọc; đồng thời, khu chụp hình với các nhân vật hoạt hình yêu thích, các thiết kế thời trang công chúa đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho trẻ em...
Nhân dịp này, lãnh đạo Trung ương, TP Hà Nội và huyện Mê Linh đã trao 90 phần quà cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
NSND Xuân Bắc và tam ca nhạc đỏ hân hoan khi đang ở Điện BiênBộ ba nhạc đỏ Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn đã có mặt tại Điện Biên để tham gia những chương trình đặc biệt dịp 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ." alt="Nhiều hoạt động sôi nổi tại 'Ngày hội thế giới tuổi thơ'">Nhiều hoạt động sôi nổi tại 'Ngày hội thế giới tuổi thơ'