18 năm trước, bầu Đức và Kiatisak có một bản hợp đồng đầy thành công
2. Sau cả chục năm rời phố Núi, Kiatisuk trở lại với bầu Đức với bản hợp đồng 2 năm kể từ mùa giải 2021 với mục tiêu đưa HAGL trở lại đỉnh cao.
Có mặt ở Việt Nam hơn nửa tháng trước, cũng như đã bắt tay vào làm việc nhưng phải tới chiều 6/1 này Kiatisuk mới chính thức trở lại Pleiku kể từ lúc rời nơi đây với một tình cảnh không mấy vui vẻ khi dẫn dắt HAGL ở mùa 2010.
Lần trở lại phố Núi này Kiatisuk tiếp tục được sống trong không khí lễ hội ở Pleiku, bởi đội bóng nhà bầu Đức đang lên kế hoạch đón tiếp cựu công thần của mình... về nhà một cách hoành tráng.
3. Không có gì tự nhiên khi Kiatisuk được người hâm mộ, lãnh đạo và truyền thông đón tiếp trọng thể, đông đảo ở Pleiku khi HAGL đã quá lâu mới tìm thấy một HLV được coi phù hợp để đưa đội bóng này trở lại vinh quang.
Còn lần này xem ra phải chờ trong hồi hộp
Hoặc chí ít, Kiatisuk đang được hy vọng giúp lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh... thăng hoa một cách thực sự hay phát triển tài năng một cách tối đa sau nhiều năm đi lên rất chậm
Kiatisuk đưa HAGL trở lại với vinh quang hay không, hay có thể khiến Công Phượng, Xuân Trường... bay cao như thế nào thì phải chờ thời gian trả lời. Nhưng chắc một điều rằng áp lực dành cho cựu danh thủ người Thái lớn chẳng kém sự kỳ vọng.
Bầu Đức không đặt áp lực cho Kiatisuk về thành tích nhưng chắc chắn ông chủ đội bóng phố Núi khó chấp nhận nếu mùa tới lứa cầu thủ tài năng bậc nhất mà mình đào tạo ra tiếp tục bị các đội bóng khác... bắt nạt như trước đây.
Mà điều này xem ra chẳng dễ vì Kiatisuk chưa chứng tỏ được đẳng cấp cầm quân của mình ở cấp CLB như khi nắm tuyển Thái Lan. Cứ nhìn số đội bóng mà cựu danh thủ này kinh qua rồi mất việc tại Thai-League chẳng hạn.
Nhưng lúc này, cứ tận hưởng không khí lễ hội tại phố Núi đi đã, bởi dù sao với bầu Đức thì HAGL như thế nào ở V-League cũng chẳng thành vấn đề. Bầu Đức vẫn hừng hực cùng khí thế đá... cho vui. Tận hưởng thôi nào, Sắc!
Xuân Mơ
" alt="Kiatisuk trở lại với HAGL và bầu Đức, cứ vui đi đã, rồi tính!" />Kiatisuk trở lại với HAGL và bầu Đức, cứ vui đi đã, rồi tính!
2. Phòng học ảo: Dạy học trực tuyến cho phép học sinh, sinh viên trên thế giới chọn học ở những nơi mong muốn. Các phòng học ảo tạo ra môi trường học tập giống một lớp học thật, giúp giáo viên kiểm soát và quản lý hoạt động học tập ngay tại nhà. Nhờ trí tuệ nhân tạo, quá trình học trực tuyến trở nên minh bạch, thuận tiện cho giáo viên và học sinh. Ảnh: Fair Share Scandinavia Oy.
3. Học tập cá nhân (Personalized learning) và học tập thích ứng (Adaptive learning): Học tập cá nhân là chìa khóa của giáo dục thế kỷ 21. Nền tảng học trực tuyến cung cấp môi trường học tập linh hoạt bằng cách cho phép học sinh bắt kịp tốc độ học, đồng thời giúp các nhà giáo dục tận dung công cụ kỹ thuật số để biến bài giảng trở nên sinh động hơn. Trong khi đó, học tập thích ứng cung cấp các tài liệu nghiên cứu dựa trên trình độ của học sinh. Với sự trợ giúp của các bài kiểm tra thích ứng, giáo viên có thể tìm ra lỗ hổng kiến thức của trẻ để khắc phục. Học tập thích ứng đảm bảo học sinh được học và đạt được kết quả tốt nhất. Ảnh: Pinterest.
4. Người máy: Hiện nay, người máy được các nước phát triển đưa vào hệ thống giáo dục từ tiểu học đến THPT. Robot được phát triển và mã hóa, giúp học sinh nâng cao kiến thức về STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học). Ngoài ra, người máy giúp trẻ phát triển các kỹ năng mới như tư duy phản biện, sáng tạo và đưa ra quyết định. Ảnh: RobotLAB.
5. Nền tảng công nghệ giáo dục dựa trên điện toán đám mây: Nhờ sự tiến bộ công nghệ, việc tích hợp công nghệ điện toán đám mây với giáo dục dần trở nên phổ biến. Các bài giảng và công tác quản lý đều được vận hành một cách dễ dàng. Nền tảng công nghệ giáo dục dựa trên điện toán đám mây cung cấp một loạt dịch vụ học thuật trực tuyến như dạy học, đánh giá, kiểm tra bài tập về nhà. Các cơ sở giáo dục có thể quản lý học phí, liên hệ với phụ huynh, tạo phiếu điểm, quản lý nhân viên và tuyển sinh thông qua công nghệ mới này. Ảnh: InvestorPlace.
6. Lớp học kỹ thuật số: Kể từ khi sinh viên tiếp xúc nhiều hơn với Internet và thiết bị kỹ thuật số khác, các lớp học kỹ thuật số (masterclass) dần trở nên phổ biến. Dạng lớp học này cho phép sinh viên có cơ hội học tập với các chuyên gia hàng đầu ở nhiều lĩnh vực. Qua đó, sinh viên có thêm hứng thú và đam mê với việc học. Ảnh: Curtin Business School.
7. Học tập kết hợp: Đây là phương pháp giúp việc dạy và học không bị gián đoạn. Bằng cách phối hợp những tài nguyên giáo dục trực tuyến và phương pháp học tập truyền thống, giáo viên có thể truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả. Ví dụ, mô hình lớp học cho phép học sinh linh động việc tự học và tự khám phá. Ngoài ra, nhờ tận dụng tài nguyên, giáo viên có thể thúc đẩy việc hợp tác giữa học sinh, từ đó tạo ra môi trường học tập năng động hơn. Ảnh: Acer for Education.
8. Hệ thống lập trình: Học tập dựa trên môi trường lập trình với những khối lệnh có sẵn giúp học sinh dễ dàng tạo các dự án đa phương tiện khác nhau. Công nghệ này cho phép học sinh làm phim hoạt hình và tạo các sản phẩm khoa học, nghệ thuật, qua đó nâng cao tính sáng tạo của trẻ. Ảnh: Pinterest.
Theo zingnews.vn
" alt="8 xu hướng công nghệ giáo dục năm 2021" />8 xu hướng công nghệ giáo dục năm 2021