- "Cháu muốn khỏi bệnh để về nhà với chị,ốnvềnhàđểbốmẹkhỏitốntiềbảng xếp hạng đức để bố mẹ cháu khỏi tốn tiền nữa", những câu nói ngây thơ từ đôi môi khô khốc của Tiệp khiến người lớn nhói lòng.
“Với một người đàn bà bình thường, hạnh phúc là có một người chồng thành đạt, có con cái ngoan ngoãn, có tiền, có xe... nhưng những người đàn bà hiếm muộn chỉ cần duy nhất một điều đó là đứa con. Vậy nên, làm ơn đừng hỏi, hay giả vờ đừng quan tâm. Xin đừng đay nghiến và làm nỗi đau này thêm sâu nữa... Xin” (Ảnh mang tính chất minh họa)
Sợ chốn đông người, sợ sự “quan tâm” của họ hàng nên chị Oanhrất sợ những ngày Tết phải về tụ họp gia đình.
“Mấy chị em trong nhóm tôi (nhóm hiếm muộn – PV) đang bàn tánrôm rả về chuyện Tết này lại phải về quê, gặp chị dâu, em chồng,... cưới trước,cưới sau mình đều đã có con. Chúc tết anh chị em bạn bè cũng dắt đứa lớn đứa béđi cùng. Rồi họ vô tình hỏi: "Thế bao giờ mới định có em bé?". Vẫn biết đó là sựquan tâm. Nhưng, thực sự nó lại là lưỡi dao đâm thấu vào trái tim. Vâng, chúngtôi cũng là phụ nữ. Cũng đều mong làm mẹ. Nhưng ai biết được: “Khi nào trời cholộc?”. Sợ nhất cái cảnh cô dì chú bác, hàng xóm láng giềng dè bỉu: Lại kế hoạchà? Hay tịt rồi? Nhiều tiền mà không có con cũng vứt.
Rồi những ai may mắn có gia đình chồng làm chỗ dựa vững chắcthì không sao. Chớ rơi vào gia đình gia trưởng, suốt dè bỉu, mặt nặng, mày nhẹ,mỉa mai trách móc. Chỉ muốn cắm đầu vào bếp để chẳng phải gặp ai, chào hỏiai...”, chị Oanh tâm sự.
“Với người phụ nữ, không có con là một điều tồi tệ nhất trênthế gian này, nó còn đau đớn hơn khi chúng tôi phát hiện bản thân mình mắc phảimột căn bệnh hiểm nghèo? Chúng tôi, từ những người sợ kim tiêm, nhưng vì viễncảnh sẽ có một đứa con, chúng tôi không ngại ngần để cho bác sĩ gây mê, gây tê,chích thuốc, mổ xẻ...
Với một người đàn bà bình thường, hạnh phúc là có một ngườichồng thành đạt, có con cái ngoan ngoãn, có tiền, có xe..., nhưng những ngườiđàn bà hiếm muộn chỉ cần duy nhất một điều đó là đứa con. Vậy nên, làm ơn đừnghỏi, hay giả vờ đừng quan tâm. Bởi vì chúng tôi tin vào số phận. Tin vào câu:"Con cái là lộc trời cho". Xin đừng đay nghiến và làm nỗi đau này thêm sâunữa... Xin”, chị Oanh nghẹn lòng.
Tết về như tội phạm chạy trốn
7 năm lấy chồng, 6 năm ăn Tết ở nhà chồng thì có đến 5 giaothừa chị Thu Quỳnh (Mỹ Đình, Hà Nội) đón Tết trong nước mắt. Lý do cũng bởi vợchồng chị chưa có cháu cho ông bà nội bế.
Chị bảo, ông bà mong cháu một thì vợ chồng chị mong con mười.Hai vợ chồng cũng đã vào nam ra bắc, coi khoa hiếm muộn của bệnh viện như nhà,cố gắng mọi cách mà ông trời vẫn chưa thương. Người hiểu chuyện thì thông cảm,người không hiểu chuyện thì hỏi mãi, khuấy mãi nỗi đau của hai vợ chồng.
“Cứ mỗi độ Tết về là vợ chồng tôi như hai tên tội phạm chạytrốn. Chỉ dám về quê vài ngày rồi xin phép lên đi làm luôn. Về cũng chỉ ru rú ởnhà không dám đi đâu, khách đến nhà là hai vợ chồng xung phong vào bếp để đỡphải tiếp chuyện”, chị chia sẻ.
Chị sợ sự quan tâm của mọi người, sợ gặp trẻ con, sợ nhữngtiếng hỏi han. Bố mẹ chồng không nói trực tiếp nhưng cứ gặp trẻ con đến nhà chơilà xuýt xoa, rồi ao ước bao giờ mình mới có cháu. Cô, dì, chú, bác cứ gặp là hỏi“vẫn chưa có gì à?”. Nghẹn cả lòng nhưng hai vợ chồng cũng chỉ biết cười trừ.
“Năm nay chồng đang dụ ở lại Hà Nội ăn Tết. Chồng bảo bậntrực nhưng tôi biết đó chỉ là lý do thôi. Từ ngày biết nguyên nhân hiếm muộn làở chồng, chồng buồn nhiều lắm. Chồng sợ gặp mọi người nên rất sợ Tết”, chị Quỳnhchia sẻ.
Kim Minh
" alt="Ngược đời những nàng dâu chỉ muốn “cắm mặt vào bếp” đón Tết"/>
Nhiều tài khoản mạng xã hội ngay lập tức buông lời giễu cợt cô gái. Họ cho rằng: "Cô làm gì trong đó đến nỗi phải cởi cả áo ngực?". Thậm chí có độc giả còn bình luận: "Cháy nhà mới ra mặt chuột, cháy quán karaoke mới thấy được bộ mặt thật của các cô chân dài. Nếu như quán không cháy chắc nhiều cô gái trong quán lúc nào cũng ngoan hiền hết nhỉ?"...
Một số người khác cũng có bình luận không thiện cảm: "Áo ngoài đi đâu mà dùng áo ngực? Hay khi đó không kịp vơ gì nên vớ nhầm áo ngực?"
Nhận quá nhiều phản hồi tiêu cực, cô gái trẻ trong bức ảnh đã phải than phiền trên trang cá nhân: "Vừa thoát khỏi giặc lửa thì lại bị miệng đời lên án nặng nề, hiện tại, mình rất mệt mỏi. Đó chỉ là hành động trong lúc nguy cấp, không hiểu sao mọi người có thể suy diễn ra đủ thứ như vậy?...Thật sự, mình không muốn sống nữa. Tại sao cùng là con người mà lại ép nhau tới con đường cùng vậy?
Tôi không làm gì vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật thì có gì sai? Phải chăng cứ làm việc ở quán karaoke là gái hư? Vậy các bạn có chắc là các bạn chưa từng đến một quán karaoke nào để hát hò với bạn bè? Có phải quán karaoke nào cũng xấu như hầu hết mọi người nghĩ?".
Tuy nhiên, bên cạnh những chế giễu, mỉa mai, một bộ phận không ít độc giả lại cho rằng cô gái trẻ đã có cách thoát hiểm thông minh và kỹ năng sinh tồn rất tốt. Họ cho rằng, áo ngực phụ nữ có xốp, khả năng thấm nước cao. Lúc nguy cấp nếu sử dụng áo ngực thấm nước dùng để bịt miệng, mũi sẽ ngăn được cơ thể hít phải khói, tránh được tình trạng bị ngạt. Bởi trong các đám cháy nạn nhân thường bị ngạt dẫn đến tử vong trước khi bị lửa tiếp cận.
Cụ thể, độc giả tên Tuấn viết: "Em gái xử lý quá xuất sắc. Sử dụng cái "quang gánh" vẫn là lịch sự lắm, nếu phải dùng giẻ lau sàn mà thoát chết thì tôi vẫn dùng. Mọi người hãy xem phim sinh tồn, bản năng sống bắt buộc con người phải dùng nhiều cách kinh dị hơn rất nhiều để tồn tại đấy!".
"Những nguời giễu cợt, chê bai hành động của cô gái này là những nguời không có kiến thức và không biết tự bảo vệ bản thân mình. Trong các vụ hoả hoạn nạn nhân thuờng tử vong do ngạt khói chứ chưa chắc do lửa nên hành động dùng áo ngực che mũi để giảm bớt luợng khói hít vào là một hành động rất thông minh và quyết đoán. Tôi tin cô gái này đã hành động đúng vì tính mạng của bản thân", một bạn đọc khác đồng tình.
Tương tự, độc giả Hồng Đào cũng cho rằng: "Tôi thấy đó là hành động rất đúng. Tôi có học sơ qua kiến thức phòng cháy chữa cháy và các anh cảnh sát PCCC cũng có hướng dẫn cách đó. Nhưng cho dù sao đi nữa mạng sống là trên hết. Hãy đặt mình vào vị trí của cô gái đó. Biết đâu kêu cởi đồ hết để thoát thân cũng cởi chứ đừng nói là chỉ cởi áo ngực".
Chia sẻ trên một tờ báo mạng, chiến sĩ cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy Huỳnh Quang Tâm cho rằng, trong các vụ hỏa hoạn, đa phần nạn nhân tử vong vì nghẹt thở do khói nhiều hơn là bỏng hay chết cháy. Do đó nguyên tắc đầu tiên là quan sát thật kỹ, tìm mọi cách di tản ra khỏi khu vực nhiễm khói càng nhanh càng tốt và tri hô để mọi người ứng cứu.
Theo ông Tâm, mọi người phải tuân thủ nguyên tắc cúi thấp người khi di chuyển vì khói luôn bay lên cao. Đôi lúc, cần bò dưới sàn nếu lượng khói tập trung nhiều, để tránh ngạt rồi thoát ra ngoài.
Để chống nhiễm khói, nên lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc sử dụng mặt nạ chống khói. Muốn thoát ra khỏi đám lửa, dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên người và chạy nhanh ra ngoài, tránh để lửa bén vào trang phục.
Cần nhanh chóng di chuyển đến lối thoát nạn an toàn, là lối ra không bị khói, bụi, sản phẩm cháy che phủ, không bị các tác động nguy hiểm của đám cháy uy hiếp tới tính mạng. Lối này có thể là cửa đi, hành lang dẫn tới các khu vực an toàn hoặc lối dẫn tới cầu thang bộ, lối ngang dẫn sang công trình liền kề...
Phương Lê(tổng hợp)
" alt="Tranh cãi nảy lửa vụ cô gái cởi áo ngực bịt mặt thoát thân"/>