Một ngôi đền tại Nhật Bản mang robot triệu USD về làm thầy tu, thuyết giảng Phật giáo cho du khách.  

" />

Một ngôi đền tại Nhật Bản mang robot triệu USD về làm thầy tu, thuyết giảng Phật giáo cho du khách

Thể thao 2025-02-24 22:04:46 18

Robot và trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phổ biến,ộtngôiđềntạiNhậtBảnmangrobottriệuUSDvềlàmthầytuthuyếtgiảngPhậtgiáochodukhác2 châu âu có thể đe dọa thay thế con người trong rất nhiều công việc hiện nay. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng một con robot có thể trở thành thầy tu và thuyết giảng Phật giáo?

Ngôi đền Kodaiji 400 tuổi tại thành phố Kyoto, Nhật Bản đã sử dụng một con robot có tên là Mindar để thay thế công việc của các thầy tu, đó là thuyết giảng Phật giáo cho các du khách. Trong khi ngôi đền này hy vọng con robot có thể làm thay đổi bộ mặt của Phật giáo, thì một số người lại cho rằng Mindar giống như một con quái vật Frankenstein.

Mindar là một robot được tích hợp AI, có kích thước bằng người thật, được phát triển bởi nhà chế tạo robot Hiroshi Ishiguro của Đại học Osaka. Chi phí sản xuất của con robot này lên tới gần 1 triệu USD. Nó có thể thuyết giảng Phật giáo bằng tiếng Nhật, đồng thời dịch ra tiếng Trung và tiếng Anh cho du khách nước ngoài.

Một ngôi đền tại Nhật Bản mang robot triệu USD về làm thầy tu, thuyết giảng Phật giáo cho du khách.  

本文地址:http://game.tour-time.com/html/62b199611.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo phạt góc Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2

{keywords}Kế hoạch của Bộ TN&MT nhằm bảo đảm triển khai kịp thời, thống nhất, khoa học và hiệu quả các nội dung đã được xác định trong Nghị định 47. (Ảnh minh họa: nld.com.vn)

Bộ TM&MT vừa có Kế hoạch thực hiện Nghị định 47 ngày 9/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

Kế hoạch nhằm bảo đảm triển khai kịp thời, thống nhất, khoa học và hiệu quả các nội dung đã được xác định trong Nghị định 47; xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, sản phẩm dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TN&MT trong việc thực hiện Nghị định 47.

Đồng thời, tuyên truyền nội dung thực hiện Nghị định 47 của ngành TN&MT tới các đơn vị trong ngành, các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân; thể hiện sự đóng góp hiệu quả của ngành TN&MT vào quá trình chuyển đổi số, công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.

Tại Kế hoạch mới ban hành, Bộ TN&MT nêu rõ 5 nhóm nhiệm vụ được tập trung triển khai từ nay đến năm 2025, bao gồm: Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, quy định kỹ thuật, văn bản quản lý cá biệt liên quan tạo đủ căn cứ, cơ sở pháp lý triển khai thực hiện Nghị định trong ngành TN&MT; Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia về TN&MT bảo đảm sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trong đó phải bảo đảm sẵn sàng kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ sử dụng dữ liệu số với các cơ quan nhà nước trung ương, địa phương và các tổ chức, cá nhân theo quy định.

Tổ chức thực hiện, bảo đảm thực hiện cung cấp kết nối và chia sẻ thuận lợi, an toàn dữ liệu số với cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân theo quy định; Kiểm tra, đôn đốc, giám sát, hướng dẫn công tác thực thi quy định của Nghị định trong ngành TN&MT; Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện kết nối, chia sẻ và sử dụng dữ liệu số tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận thông tin, dữ liệu và hoạt động của ngành TN&MT.

Cụ thể, ngay trong tháng 7 tới, Bộ sẽ thiết lập hệ thống cán bộ đầu mối phụ trách kết nối, chia sẻ dữ liệu ngành TN&MT.

Việc rà soát, đề xuất cập nhật, bổ sung các cơ sở dữ liệu quốc gia thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý của Bộ TN&MT sẽ được thực hiện trong các tháng 7, 8/2020.

Lần lượt trong các tháng 11 và 12/2020, Bộ TN&MT sẽ xây dựng Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của bộ, ngành TN&MT và Danh mục dữ liệu mở ngành TN&MT.

Bảng mã danh mục dữ liệu dùng chung ngành TN&MT cũng như Quy chế, quy định tích hợp, kết nối, liên thông phục vụ chia sẻ, khai thác, sử dụng dữ liệu ngành sẽ được xây dựng trong năm 2021.

Cùng với đó, việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về TN&MT bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu sẽ được các đơn vị thuộc Bộ TN&MT thực hiện trong thời gian từ năm 2021 - 2024.

Từ năm 2021 - 2025, các đơn vị thuộc Bộ TN&MT sẽ xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành như: cơ sở dữ liệu đất đai, cơ sở dữ liệu môi trường, cơ sở dữ liệu địa chất và khoáng sản, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu nền địa lý… bảo đảm sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu.

Theo Kế hoạch, Bộ TN&MT sẽ xây dựng và công bố, công khai dịch vụ chia sẻ dữ liệu số vào năm 2022. Việc đăng ký, quản lý và cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu mở trên Cổng dữ liệu quốc gia được thực hiện thường xuyên.

Cũng trong năm 2022, Bộ TN&MT sẽ xây dựng Cổng dữ liệu và Cổng dữ liệu mở ngành TN&MT, đảm bảo rằng Cổng dữ liệu vận hành phục vụ chia sẻ dữ liệu liên thông, kết nối với Cổng dữ liệu quốc gia.

Bộ trưởng Bộ TN&MT yêu cầu, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở TN&MT các các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo, chủ động thực hiện Nghị định 47 và Kế hoạch này theo nhiệm vụ được phân công và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2020-2025, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ; định kỳ theo năm hoặc đột xuất báo cáo Bộ về tình hình thực hiện, kết quả và các khó khăn.

Cục CNTT và Dữ liệu TNMTđược giao chủ trì phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện Nghị định số 47 và Kế hoạch này; tổng hợp báo báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện và những vướng mắc để kịp thời tháo gỡ.

Nghị định 47 ngày 9/4/2020 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước là một văn bản pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho Chính phủ số. Có hiệu lực từ ngày 25/5/2020, Nghị định này quy định các nội dung về: quản lý, quản trị dữ liệu số; kết nối, chia sẻ dữ liệu số; sử dụng, khai thác dữ liệu số của cơ quan nhà nước; cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân; quyền và trách nhiệm trong kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước.

Thực hiện vai trò của đầu mối điều phối trong xây dựng Chính phủ điện tử, đầu tháng 6/2020, Bộ TT&TT đã có hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về việc triển khai một số nhiệm vụ thực thi Nghị định 47. Trước đó, vào trung tuần tháng 5/2020, Bộ TT&TT cũng ban hành Kế hoạch truyền thông về phổ biến, hướng dẫn triển khai Nghị định này.

M.T

Bộ, tỉnh phải lên kế hoạch cung cấp dữ liệu mở

Bộ, tỉnh phải lên kế hoạch cung cấp dữ liệu mở

Bộ TT&TT vừa hướng dẫn bộ, ngành, địa phương triển khai một số nhiệm vụ thực thi Nghị định 47 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số. Trong đó, có nội dung về xây dựng kế hoạch và triển khai cung cấp dữ liệu mở.

">

Xây dựng Cổng dữ liệu mở ngành tài nguyên và môi trường trong năm 2022

Căn hộ ở Gia Lâm (Hà Nội) rộng 110m2 được đập thông từ 2 căn studio nhỏ.

Sau khi nghiên cứu bản vẽ kỹ thuật, kiến trúc sư Phú Trần cùng cộng sự nhận thấy điều kiện thực tế chỉ cho phép đập thông 1/3 mảng tường ngăn giữa hai căn hộ, nhóm đã quyết định thiết kế một cổng vòm để che đi hai cột bê tông lớn ở mảng tường ngăn này. Cửa vòm lớn cũng trở thành điểm nhấn thiết kế. 

Kiến trúc sư đã lựa chọn phong cách Bắc Âu dựa theo mong muốn của gia chủ về một không gian có màu sắc chủ đạo nhẹ nhàng, hướng tới sự dễ chịu và tối giản về chất liệu. Khu bếp được mở rộng hơn với gam màu sáng trắng nhã nhặn, nhiều hộc tủ giấu đồ. Khu rửa bát đặt cùng khu máy giặt sấy để tiện đường ống cấp-thoát nước. 

Bắc Âu là xứ lạnh nên trong các thiết kế nhà thường có lò sưởi để giữ ấm. Vì vậy, nhóm cũng không quên đặt vào đây một lò sưởi điện, vừa có tác dụng vào ngày lạnh lại tăng tính thẩm mỹ. 

Phong cách Bắc Âu có đặc điểm nhiều ánh sáng, vì ở đây ngày ngắn, đêm dài nên cách bố trí ánh sáng giúp căn hộ không có cảm giác tối và u ám, đặc biệt là vào mùa lạnh. Đối diện với phòng bếp là phòng làm việc ngăn bằng vách kính và rèm để vẫn có sự riêng tư khi cần thiết. Kính khiến không gian nhẹ nhàng và bay bổng hơn, thay thế cho sự nặng nề của những bức tường. Nếu làm kết cấu bao che, ngăn chia, kính có ưu điểm nhẹ hơn so với tường xây, bề dày cũng mỏng hơn, tiết kiệm được diện tích, khi thi công lắp đặt cũng nhanh hơn.

Phòng ngủ của căn hộ có hệ cửa sổ trải dài. Màu trắng và phong cách nội thất tối giản, hiện đại giúp mở rộng diện tích nhà về mặt thị giác. 

Toàn bộ đồ đạc trong căn hộ được gia công bằng gỗ sồi nhập khẩu, đóng tại Việt Nam.

Quỳnh Nga

">

Gia chủ đập thông 2 căn hộ để cải tạo thành không gian sống Bắc Âu

1200x800.jpg
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và CEO Apple Tim Cook gặp nhau năm 2017. Ảnh: Bloomberg

Ông Trump nhớ lại thời điểm năm 2019, khi ông công bố áp thuế 25% với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Sau khi Bloomberg đưa tin Apple xin miễn thuế đối với linh kiện “Made in China” dùng trong máy tính Mac, ông Trump công khai bác bỏ ý tưởng này.

“Apple sẽ không được miễn thuế hay tài trợ cho các linh kiện Mac Pro sản xuất tại Trung Quốc. Sản xuất tại Mỹ, không bị đánh thuế”,cựu Tổng thống viết trên Twitter (nay là X).

Tuy nhiên, ông Trump thừa nhận đã lùi bước sau khi CEO Apple bày tỏ mong muốn được gặp trực tiếp. Ông thấy điều đó rất “ấn tượng” và đã thông báo cho Tim Cook đến gặp mình.

“Ông ấy nói với tôi, ‘Tôi cần hỗ trợ, nếu ông đánh thuế 25% hay 50% đối với sản phẩm Apple nhập từ Trung Quốc, nó sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh và có thể hủy hoại chúng tôi’”, ông Trump nhớ lại.

Theo ứng cử viên Tổng thống Mỹ, để đổi lại, ông đã yêu cầu Apple sản xuất tại Mỹ.

Đại diện của ông Trump và Apple không trả lời yêu cầu bình luận về phát ngôn này.

Vài tháng sau, Apple tuyên bố sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy tại Austin. Tuy nhiên, Bloomberg lưu ý kế hoạch xây dựng trụ sở đã được thông báo một năm trước đó.

Người đứng đầu Apple cũng tặng ông Trump một chiếc máy tính Mac Pro trị giá 6.000 USD.

Trước đây, ông Trump từng gọi Cook là “lãnh đạo tuyệt vời vì ông ấy gọi tôi còn người khác thì không” khi có vấn đề. “Những người khác đi ra ngoài và thuê các cố vấn đắt đỏ. Tim Cook gọi trực tiếp cho Donald Trump”, CNBC dẫn lời ông Trump năm 2019.

(Theo Insider)

">

Ông Donald Trump khen Tim Cook

Soi kèo phạt góc Celta Vigo vs Osasuna, 3h00 ngày 22/2

{keywords}Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trình bày về Chương trình Chuyển đổi số của thành phố. Ảnh: Thanh Tùng

Xác định đi đầu về chuyển đổi số trong cả nước

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết đã phối hợp ngay từ đầu với Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) để xây dựng chương trình chuyển đổi số cho thành phố, xác định vai trò đi đầu trong cả nước. Ngay sau 1 tháng kể từ khi Chính phủ ban hành quyết định thì TP.HCM cũng có Quyết định 2393 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số của thành phố

Ông Đức khẳng định chương trình đặt mục tiêu là TP.HCM trở thành đô thị thông minh, sáng tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt nhất, đồng thời đặt lên hàng đầu năng suất và hiệu quả công việc của chính quyền, người dân, doanh nghiệp.

TP.HCM xác định ưu tiên phát triển thương mại điện tử đi đầu về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo.

Song song với đó, một số lĩnh vực sẽ được ưu tiên phát triển nhanh chóng để mang lại lợi ích cho người dân, chủ yếu là y tế và giáo dục. Những lĩnh vực như giao thông, tài chính ngân hàng, du lịch - vốn đã có thành tựu nhất định -  sẽ được tiếp tục tạo môi trường đi lên.

Bên cạnh những hạng mục đã triển khai thành công, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết vẫn còn khó khăn trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu người dân. Việc nhập dữ liệu hộ tịch tương đối ổn nhưng quá trình triển khai cơ sở dữ liệu người dân bị tắc trong một năm qua. Ông Đức đề xuất Bộ TT&TT hỗ trợ hoàn thành công việc này.

{keywords}
Hội nghị công bố Chương trình Chuyển đổi số của TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Chương trình Chuyển đổi số ngay sau khi Thủ tướng ban hành Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia. Bộ TT&TT cảm ơn thành phố đã hưởng ứng mạnh mẽ, đi đầu trong triển khai. Trong năm 2020 này, các bộ ban ngành và địa phương sẽ ban hành chiến lược hoặc chương trình chuyển đổi số của mình.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đã kết tinh nhiều chương trình lớn của ngành TT&TT như: Make in Vietnam; Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; Xây dựng hạ tầng số quốc gia; Phát triển hạ tầng bưu chính chuyển phát; Phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam; Chuyển đổi số Quốc gia bao gồm chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; Báo chí truyền thông với sứ mệnh khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng; Bộ TT&TT là đầu mối một cửa cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Chuyển đổi số là dám chấp nhận các mô hình mới

Chia sẻ tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Chuyển đổi số là thời kỳ dám ứng dụng công nghệ mới, dám thay đổi mô hình quản trị, dám thay đổi mô hình kinh doanh, dám chấp nhận các mô hình mới quan trọng hơn là sáng tạo công nghệ. Sáng tạo công nghệ là câu chuyện toàn cầu, còn ứng dụng là câu chuyện dám hay không dám của địa phương, của lãnh đạo địa phương. Ứng dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo sẽ là câu chuyện chính."

{keywords}
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tùng.

"Ai dám thí điểm cái mới, sớm ứng dụng cái mới, dám cho cái mới một tờ giấy khai sinh, thì người đó mới có cơ hội thành công, bứt phá vươn lên và thay đổi thứ hạng. Nhưng phải là đi trước người khác thì mới có cơ hội thay đổi thứ hạng."

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị TP.HCM tăng mức chi ngân sách cho chuyển đổi số. Hiện mức chi ngân sách cho CNTT tại TP.HCM vào khoảng 0.4%. Trong khi đó trung bình các quốc gia dành cho CNTT trung bình 1% ngân sách. Riêng một số nước phát triển, đặc biệt như Hàn Quốc - hiện dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử - đã chi 2% ngân sách cho CNTT.

{keywords}
Bí Thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định việc chuyển đổi số tại TP.HCM hướng tới mục tiêu gia tăng năng suất lao động, giảm chi phí, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Ảnh: Thanh Tùng.

Đáp lời Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cảm ơn Bộ đã đồng hành ngay từ đầu để giúp TP.HCM là địa phương đầu tiên của cả nước xây dựng Chương trình Chuyển đổi số.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã lập tức yêu cầu các sở ngành nghiên cứu mức chi ngân sách cho CNTT theo gợi ý của Bộ trưởng: Cần sơ kết về hiệu quả mức chi 0.4%, đồng thời nghiên cứu mức chi trung bình 1% của thế giới, và cả mức 2% của Hàn Quốc.

Bí thư Thành ủy TP.HCM khẳng định việc chuyển đổi số tại TP.HCM hướng tới mục tiêu gia tăng năng suất lao động, giảm chi phí, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. 

Về đề xuất của một số doanh nghiệp trong việc kết nối với kho dữ liệu của TP.HCM, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định thành phố đang xây dựng trung tâm dữ liệu để doanh nghiệp kết nối. Ông cũng đề xuất thành lập một trung tâm trưng bày các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số để bất kỳ ngành nghề nào cũng được 'mắt thấy tai nghe", có thể trải nghiệm và dùng thử sản phẩm.

{keywords}
Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tổng kết hội nghị.

Phát biểu tổng kết, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết sẽ cụ thể hoá các ý kiến của Bí thư Thành ủy và Bộ trưởng Bộ TT&TT để đưa vào chương trình chuyển đổi số của thành phố. 

(Quý độc giả có thể tham khảo quyết định phê duyệt và báo cáo công bố Chương trình Chuyển đổi số của TP.HCM, cùng toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại đây.)

Hải Đăng

Chính phủ chỉ đạo các bộ, tỉnh tăng chi tiêu cho chuyển đổi số

Chính phủ chỉ đạo các bộ, tỉnh tăng chi tiêu cho chuyển đổi số

Chính phủ vừa chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng Chương trình chuyển đổi số và ban hành trong năm 2020, đồng thời tăng chi tiêu cho chuyển đổi số để thu hút các doanh nghiệp tập trung đầu tư.

">

TP.HCM quyết tâm dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số

Tim của Tina Hines đã ngừng đập trong 27 phút. Ảnh: Mirror

Các bác sĩ thông tin những người từng cận tử có "trải nghiệm sáng suốt độc nhất vô nhị". Họ cảm thấy như bị tách rời khỏi cơ thể, có thể quan sát các sự việc đang diễn ra. Họ bắt đầu đánh giá ý nghĩa của cuộc sống, bao gồm các hành động đã thực hiện trong suốt cuộc đời của họ.

Nhóm tác giả cũng xem xét hoạt động của não bộ trong các trải nghiệm cận tử. Họ nhận thấy có biểu hiện “đột biến” lên đến một giờ cho tới khi bệnh nhân được hồi sức trở lại. 

Theo Medical News Today, Tiến sĩ Sam Parnia, Trường Y khoa NYU Grossman, đồng tác giả của nghiên cứu trên, đã dành hơn 20 năm để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Cuộc sống là gì? Khi nào cuộc sống thực sự kết thúc?”. Ông cho biết, sự hồi tưởng và sóng não thay đổi có thể là dấu hiệu đầu tiên của trải nghiệm cận tử.

Ông nói: “Kết quả của chúng tôi đưa ra bằng chứng rằng khi cận kề cái chết và trong tình trạng hôn mê, con người có ý thức nội tại, nhận thức nhưng không đau khổ”. 

Tiến sĩ Parnia nói rằng điều này chứng minh các chức năng cơ thể có thể không hoàn toàn dừng lại vào thời điểm chết. 

Ông nói: "Những trải nghiệm sáng suốt đó không thể coi là ảo giác của một bộ não rối loạn hoặc sắp ngừng hoạt động mà là cảm giác độc đáo của con người xuất hiện trên bờ vực của cái chết". 

Một người phụ nữ ở Mỹ cho biết, cô đã chết trong 27 phút do tim ngừng đập. Các bác sĩ sử dụng máy khử rung tim cho Tina Hines lần thứ sáu - điều này khiến cô sống lại.

Tina cho biết dù sức khỏe chưa tốt nhưng cô không sợ hãi. Cô tâm sự những gì đã trải qua khiến người phụ nữ này bất ngờ. Cô nói: “Tôi cảm thấy bình an”. 

Một trường hợp khác là Tiến sĩ Lynda Cramer bị ngừng tim trong 14 phút vào năm 2001. Vị tiến sĩ cho biết khi các nhân viên y tế chạy đến cứu cô, cô cảm thấy như thể mình đang ở một thế giới khác. Cô nhớ mình đã nhìn thấy một dãy núi cao gấp 30.000 lần so với đỉnh Everest.

Theo The Sun, các bác sĩ tại Đại học bang Virginia (Mỹ) giải thích những phút giây cận tử là trải nghiệm thay đổi cuộc sống có thể xảy ra trong điều kiện khắc nghiệt. Đó có thể là chấn thương, não ngừng hoạt động, gây mê toàn thân sâu hoặc ngừng tim.

Cảm giác sẽ khác nhau tùy người. Trong nhiều trường hợp, các chuyên gia chia sẻ, bệnh nhân trải qua thời gian cận tử cảm thấy rất thoải mái và không đau đớn. Một số có cảm giác rời khỏi cơ thể, người khác thấy tâm trí hoạt động rõ ràng và nhanh nhạy hơn bình thường. 

Bác sĩ dành 25 năm tìm hiểu cảm nhận của bệnh nhân lúc tim ngừng đập

Bác sĩ dành 25 năm tìm hiểu cảm nhận của bệnh nhân lúc tim ngừng đập

Khi được hồi sức cấp cứu, bệnh nhân ngưng tim vẫn nghe được tiếng nhân viên y tế, cảm thấy mình đang đi tới một nơi nào đó…">

Người thoát cửa tử chia sẻ cảm giác lúc cận kề cái chết

PhoGPT.jpg
PhởGPT, mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt do VinAI phát triển. Ảnh: Lê Mỹ

Việt Nam đã từng bước bắt kịp thế giới ở lĩnh vực này trong giai đoạn đầu, điển hình là sự xuất hiện của mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt do VinBigdata phát triển với tên gọi ViGPT; hay mô hình ngôn ngữ lớn PhởGPT do VinAI phát triển dùng mã nguồn mở, tất cả các bên đều có thể sử dụng, kể cả phục vụ cho mục đích thương mại.

Tuy nhiên, hiện nay, các dự án về AI ở Việt Nam đa số vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Để doanh nghiệp triển khai một giải pháp toàn diện về AI là điều không đơn giản, do đây là lĩnh vực tốn rất nhiều tiền để đầu tư.

Đơn cử như khi ra mắt ViGPT, Giám đốc sản phẩm VinBigdata Nguyễn Kim Anh cho biết cũng chỉ mở thử nghiệm giới hạn cho một số người dùng nhất định, bởi nếu mở rộng cho số đông sẽ tốn rất nhiều chi phí, như OpenAI một ngày duy trì ChatGPT có chi phí lên tới 700.000 USD. Đây là điều công ty này không thể chi trả.

Trả lời PV VietNamNet, ông Nguyễn Thành Lâm, sáng lập kiêm CEO của NamiTech cho biết, có thể nhận thấy tại Việt Nam, AI tạo sinh hiện đang chủ yếu triển khai tại các tập đoàn lớn, các ngân hàng và công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Đây là điều dễ hiểu, bởi để đầu tư một giải pháp công nghệ toàn diện về AI rất tốn kém, riêng máy chủ dành cho AI đã tốn hàng trăm nghìn USD, chưa kể tiền dữ liệu, hạ tầng, nhân lực kỹ thuật cao…

Mặc dù tốn rất nhiều tiền, nhưng theo ông Nguyễn Thành Lâm, điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể triển khai được AI cho mình. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể áp dụng các giải pháp đơn giản, như ứng dụng các đơn vị cung cấp mã nguồn mở hay ChatGPT để tạo ra các nội dung về marketing, quảng cáo... Với các giải pháp này, chi phí sẽ không nhiều, chỉ trả bản quyền cho nhà cung cấp và đặt biệt cả công ty ai cũng dùng được.

Ông Trần Viết Huân, CTO của Sơn Kim Group, Chủ tịch CIO Vietnam cho rằng, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Với các doanh nghiệp lớn muốn xây dựng mô hình AI đặc thù riêng cho mình để tạo lợi thế cạnh tranh sẽ phải đầu tư lớn về hạ tầng AI cũng như nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Ngược lại, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận theo từng trường hợp ứng dụng cụ thể với các ứng dụng AI có sẵn theo mô hình dựa trên dịch vụ đám mây (SaaS) với chi phí phù hợp theo quy mô và ngân sách của doanh nghiệp. 

Theo ông Trần Viết Huân, điều quan trọng nhất là cả lãnh đạo và nhân viên nghiệp vụ cần có một tư duy mở về AI để luôn tìm cách tăng trưởng doanh thu, giảm chi phí thông qua việc ứng dụng AI vào các quy trình kinh doanh và vận hành của mình. Hiện nay, các cửa hàng thời trang Vera và Jockey đang sử dụng giải pháp AI theo mô hình SaaS để phân tích các hoạt động hằng ngày của cửa hàng, nhằm gia tăng doanh số thông qua việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Các chuyên gia trong ngành đều cho rằng, hiện nay các công nghệ mới như AI và Blockchain, Việt Nam đều bắt kịp xu thế và đi ngang bằng với thế giới trong giai đoạn đầu. Tuy  nhiên, để duy trì và phát triển được hay không, phải chờ thời gian trả lời. Đặc biệt ở lĩnh vực AI, đầu tư tốn rất nhiều tiền, nhưng nếu hiệu quả mang lại không lớn, doanh nghiệp rất dễ bị khủng hoảng liên quan đến câu chuyện về tài chính. 

">

Làm AI tốn rất nhiều tiền

友情链接