Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Macarthur FC, 11h00 ngày 1/2: Củng cố ngôi đầu
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Bournemouth vs Liverpool, 22h00 ngày 1/2 -
Chân dung kẻ bắn chết 11 người ở giáo đường Do Thái Chân dung tỉ phú Thái, chủ Leicester City thiệt mạng vì rơi trực thăng ở AnhChân dung kẻ trực tiếp chỉ đạo vụ giết nhà báo Khashoggi
Ai gửi bom thư đe dọa Obama, Clinton?
Thái tử Ảrập Xêút bất ngờ lên tiếng vụ nhà báo Khashoggi
Ben Jacobs, phóng viên thể thao làm việc cho các chương trình BeIN, ESPN và TalkSport cũng như một nguồn tin thân cận với gia đình tỉ phú Thái cho hay, ông Srivaddhanaprabha có mặt trên trực thăng vào thời điểm xảy ra tai nạn.
Theo BBC, tai nạn thảm khốc xảy ra lúc khoảng 20h30 ngày 27/10 (theo giờ địa phương), tức là chỉ 1 tiếng đồng hồ sau khi Leicester City có trận hòa 1-1 với West Ham United ngay trên sân nhà King Power.
Vị trí trực thăng gặp nạn. Ảnh: Daily Mail Nhà chức trách vẫn đang điều tra sự cố. Song, một số nguồn tin nhận định, trục trặc ở đuôi cánh quạt có thể là nguyên nhân khiến trực thăng chở ông chủ Leicester City mất lái, loạng choạng rồi đâm xuống bãi đậu xe ở bên ngoài sân King Power. Ngay sau đó, trực thăng phát nổ và bốc cháy ngùn ngụt tại hiện trường.
Thông tin về sự cố cùng số phận tỉ phú Srivaddhanaprabha đang làm rúng động làng bóng đá thế giới.
Tỉ phú Thái Vichai Srivaddhanaprabha. Ảnh: PA Ông Srivaddhanaprabha sinh năm 1958, là một người Thái gốc Hoa. Ông hiện giữ chức Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành King Power, tập đoàn sở hữu hệ thống cửa hàng miễn thuế khổng lồ tại 2 sân bay Suvarnabhmi và Don Muang của Thái Lan. Ngoài ra, King Power còn là chủ của 3 trung tâm mua sắm lớn tại thủ đô Bangkok.
Theo kênh Sky News, ông Srivaddhanaprabha khởi nghiệp bằng một cửa hàng miễn thuế ở Bangkok năm 1989 trước khi biến nó thành một đế chế kinh doanh "khủng", trị giá khoảng 3,3 tỉ USD như hiện nay. Tạp chí Forbes ước tính, tỉ phú này đang nắm giữ tổng tài sản trị giá tới hơn 3,8 tỉ Bảng Anh (tương đương gần 4,9 tỉ USD) và là người giàu thứ 5 tại Thái Lan.Ông Srivaddhanaprabha đã đầu tư rất nhiều tiền của cho Leicester City. Ảnh: Leicester City FC Tỉ phú Srivaddhanaprabha đã mua lại Leicester City với giá 39 triệu Bảng Anh (hơn 50 triệu USD) vào năm 2010, khi câu lạc bộ này vẫn còn là tên tuổi mờ nhạt trong làng bóng đá xứ sở sương mù và bổ nhiệm con trai - Aiyawatt Srivaddhanaprabha làm phó chủ tịch đội bóng. Gia đình tỉ phú Thái đã bơm hàng triệu USD đầu tư nhằm cải thiện chất lượng đội Leicester City cũng như nâng cấp sân nhà của họ.
Ảnh: Guardian Dưới sự điều hành của cha con ông Srivaddhanaprabha, Leicester City đã tạo nên điều kỳ diệu khi lần đầu tiên giành chức vô địch Ngoại hạng Anh (Premier League) vào năm 2016. Đây được coi là kỳ tích vì trước khi mùa giải 2015/2016 khởi tranh, tỉ lệ đặt cược khả năng vô địch cho câu lạc bộ này là 5.000/1 (tức là đặt 1 ăn 5.000). Trong suốt cả mùa giải, tính đến thời điểm đăng quang, họ chỉ để thua có 3 trận.
Tỉ phú Srivaddhanaprabha thường dùng trực thăng đến và rời sân vận động King Power sau mỗi trận đấu của đội nhà. Ảnh: BBC Ông Srivaddhanaprabha (áo xanh bên trong vest đen) cùng các nhân viên ra trực thăng rời sân King Power sau một trận đấu của đội nhà với CLB Southampton tháng 4/2016. Ảnh: Reuters. Tạp chí Forbes đánh giá, CLB Leicester City hiện trị giá khoảng 371 triệu Bảng (476,1 triệu USD). Ngoài việc sở hữu đội bóng Anh, tỉ phú Srivaddhanaprabha cũng bỏ tiền thâu tóm CLB OH Leuven ở Bỉ hồi năm ngoái.
Bóng đá không phải là môn thể thao yêu thích duy nhất của doanh nhân có 4 con này. Tỉ phú Srivaddhanaprabha còn rất đam mê mã cầu (polo), môn thể thao được mệnh danh là dành cho giới thượng lưu. Không chỉ trực tiếp tham gia thi đấu, ông còn sáng lập Hiệp hội Polo Thái Lan cách đây 20 năm và hiện cũng là ông chủ của một câu lạc bộ polo ở Bangkok.
Tuấn Anh
Trực thăng của ông chủ Leicester City gặp nạn thảm khốc
Ngay sau khi cất cánh, trực thăng của ông chủ đội bóng Leicester City đã bị rơi và bốc cháy ngùn ngụt ở bãi đỗ xe bên ngoài sân vận động.
"> -
Soi kèo phạt góc Ba Lan vs Đức, 01h45 ngày 17/6 -
Bình Nhưỡng đã phóng nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn, đòi hỏi Mỹ phải đưa ra phản ứng. Nhưng đây không phải là một "cuộc khủng hoảng", cũng không phải "thách thức lớn" đối với Washington, tác giả Bruce Klingner chuyên nghiên cứu về Đông Bắc Á viết trong bài đăng trên trang web của Heritage Foundation ngày 29/3. Phép thử sớm với chính sách Triều Tiên của ông BidenHình ảnh một cuộc diễu binh ở Bình Nhưỡng năm 2018. Ảnh: TASS Tác giả khuyến nghị, dù vậy, chính quyền của Tổng thống Joe Biden cũng cần chuẩn bị cho những động thái quyết liệt hơn mà Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un có thể đã lên kế hoạch cho những tháng ngày sắp tới.
Hôm 25/3, Bình Nhưỡng phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) có cấu hình bay giống KN-23 hoặc KN-24 đã được thử nghiệm rộng rãi giai đoạn 2019-2020. Đó có thể là một phần các cuộc tập trận quy mô lớn đang diễn ra trong chu kỳ huấn luyện mùa đông của Triều Tiên, mà Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục tổ chức bất kể Mỹ-Hàn đã hủy bỏ hoặc thu nhỏ tập trận chung.
Tuần trước, Triều Tiên cũng phóng hai tên lửa hành trình tầm ngắn không thuộc diện các nghị quyết của Liên Hợp Quốc cấm thử.
Những vụ phóng mới này của Triều Tiên có thể là thử nghiệm phát triển một số tên lửa xuất hiện trong các cuộc duyệt binh gần đây.
Một số người tin Triều Tiên phóng tên lửa để đáp trả một số hành động của chính quyền Tổng thống Biden, chẳng hạn chuyến công du gần đây của ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Mỹ, các cuộc tập trận quân sự thu nhỏ với Hàn Quốc hoặc phản ứng bác bỏ của lãnh đạo Nhà Trắng sau các vụ thử tên lửa hành trình của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, thực tế là Bình Nhưỡng đã lên kế hoạch cho các sự kiện tên lửa từ trước rất lâu.
Tuy các vụ phóng tên lửa hành trình và SRBM thuộc mức thấp trong hành động của Triều Tiên, chúng cho thấy Bình Nhưỡng rất có thể đang chuẩn bị một loạt hành động có tính leo thang hơn, theo chuyên gia Bruce Klingner.
Trong tháng 3, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc thông báo có "nhiều dấu hiệu" cho thấy Triều Tiên đã triển khai nhiều bệ phóng tên lửa cùng các loại vũ khí khác trên đảo Changrin ở biên giới liên Triều, gần Vùng Phi quân sự (DMZ). Đây là địa điểm Triều Tiên diễn tập pháo binh vào tháng 11/2019 mà đích thân ông Kim Jong Un giám sát.
Mặc dù không vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, song các cuộc tập trận như vậy được coi là một tín hiệu đe dọa đối với Hàn Quốc.
Triều Tiên cũng thường làm lớn, chẳng hạn như một vụ thử hạt nhân hoặc tên lửa tầm xa, trong thời kỳ đầu của tân Chính phủ Mỹ hoặc Hàn Quốc, vì nước này tin điều đó mang lại đòn bẩy cho họ. Triều Tiên không thiếu tên lửa mới để phóng thử, và đã tiết lộ một số hệ thống mới trong các cuộc duyệt binh gần đây.
Chính quyền Kim Jong Un có thể phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) khổng lồ mới hoặc hai tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) được đem ra duyệt binh tháng 10/2020 và tháng 1/2021.
ICBM Hwasong-16, tên lửa di động lớn nhất thế giới trên phương tiện phóng, lớn hơn hai mẫu ICBM hiện có của Triều Tiên, cả hai đều đã được thử nghiệm thành công năm 2017. Vì những tên lửa đó có thể bắn tới mọi nơi trên đất Mỹ, mục đích của tên lửa mới nặng hơn sẽ là mang được ba hoặc bốn đầu đạn hạt nhân hoặc hỗ trợ thâm nhập, nhằm đánh bại các hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Mỹ.
Triều Tiên cũng đưa các SLBM Pukguksong-4 và Pukguksong-5 mới có thể mang hạt nhân ra duyệt binh. Chúng có tầm bắn xa hơn Pukguksong-3 vốn đã được phóng thử hồi tháng 10/2019 và có tầm bắn khoảng 1.900km. Những tên lửa này cũng có thể là nền tảng của tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất, thậm chí là giai đoạn đầu của ICBM nhiên liệu rắn mà Triều Tiên hiện chưa có trong tay. Hàn Quốc hiện không có bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào chống lại SLBM tấn công từ hai bên sườn biển của mình.
Tác giả Klingner chỉ ra rằng, những hành động đó sẽ làm gia tăng căng thẳng, đặt chính quyền ông Biden trước thách thức lớn hơn so với các vụ phóng gần đây. Các hành động khiêu khích tiếp theo của Triều Tiên không còn là "liệu có", mà là "khi nào" diễn ra. Đánh giá kiểu loại và mức độ nghiêm trọng của chúng là điều quan trọng để Mỹ đưa ra phản ứng thích hợp.
Mặc dù Washington không cần phản ứng trước mọi tuyên bố của Bình Nhưỡng, nhưng các vụ phóng tên lửa đạn đạo đòi hỏi phải Mỹ phải có động thái. Chính quyền Tổng thống Biden cần phải tham vấn các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản để có phản ứng phối hợp ở Liên Hợp Quốc, chẳng hạn lên án và cảnh báo các vi phạm leo thang sẽ làm suy yếu thêm tiềm năng đàm phán và dẫn đến nhiều hành động tiếp theo.
Khi đánh giá xong chính sách về Triều Tiên, chính quyền ông Biden nên phát tín hiệu tiếp tục sẵn sàng tham gia đối thoại và đàm phán với Bình Nhưỡng, đồng thời khẳng định liên minh mạnh mẽ với Hàn Quốc và Nhật Bản, khám phá các lựa chọn phòng thủ tên lửa cho Mỹ và các đồng minh, và kiên quyết đáp trả mọi hành vi vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Cũng theo chuyên gia Klingner, Tổng thống Joe Biden không nên từ bỏ việc phi hạt nhân hóa như một mục tiêu lâu dài, nhưng không nên nhượng bộ chỉ để lôi kéo Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán.
Và dù Mỹ có thể đứng vững trước cuộc "khủng hoảng" tên lửa nhưng những hành động khác của Triều Tiên sẽ thực sự thách thức chính quyền Biden, và điều này có thể sẽ sớm diễn ra.
Thanh Hảo
Sức mạnh tên lửa đạn đạo Triều Tiên vừa thử nghiệm
Chính quyền Bình Nhưỡng xác nhận, nước này đã phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía đông Bán đảo Triều Tiên rạng sáng 25/3.
">