-
Nhận định, soi kèo Triều Tiên vs UAE, 01h15 ngày 26/3: Tạm biệt Triều Tiên
-
- Mức thu nhập bình quân đầu người thuộc trường hợp của bạn sẽ làtối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người theo quy địnhhiện nay là 750.000 đồng.
TIN BÀI KHÁC
Dại rồi, biết khôn làm sao đây?
Vợ chồng đều có con riêng, tài sản di chúc thế nào?
Cô giáo yoga đi kiện vì cắt chân không được hỏi ý kiến
Bơm tiền gần 300.000 tỷ, vẫn như ‘gió vào nhà trống’?
VietNamNet ‘khô hạn’ đề tài nông thôn, nông dân
Yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh vi phạm có được không?
" alt="Thủ tục vay tiền ngân hàng để đi học"/>
Thủ tục vay tiền ngân hàng để đi học
-
Trở vào trung tâm Tim mạch, bệnh viện Việt Đức, chúng tôi ai cũng nghẹn lòng trước ca bệnh của bé gái Đoàn Thùy Linh (ở thôn trung tâm Phúc Linh, xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang). 9 tuổi, cô bé xinh xắn, lanh lợi, hoạt bát và tỏ ra vui vẻ khi tiếp xúc với người lạ. Vẻ bề ngoài như vậy nhưng thực chất, bé lại có một gia cảnh vô cùng đáng thương |
Bé Đoàn Thùy Linh bị tim bẩm sinh phức tạp |
Ôm đứa cháu gái vào trong lòng, bà Bùi Thị Ngoan (60 tuổi), bà ngoại bé nghẹn lòng kể về hoàn cảnh đáng thương của cháu mình. Không được may mắn như những đứa trẻ khác, bố mẹ em bỏ nhau từ lúc em mới tròn 5 tuổi. Linh và anh trai phải lương tựa vào ông bà ngoại
Ngay từ ngày còn nhỏ, Linh đã thường xuyên hay ốm yếu, nhiều lần có những biểu hiện khác thường, da tím tái có lần ngất lịm đi. Đến năm em vào lớp 3 thì gia đình mới cho em lên bệnh viện Tim Hà Nội khám thì phát hiện ra bệnh tim bẩm sinh.
Bác sĩ Khoa Tim mạch, bệnh viện Việt Đức cũng ái ngại chia sẻ: “Cháu bé có tiểu sự bệnh tim bẩm sinh từ nhiều năm trước và đã vào nhiều tuyến bệnh viện tuyến trung ương. Năm 2011 vào bệnh viện Tim Hà Nội khám nhưng không có chỉ định mổ. Từ ngày về nhà bé cũng không vào bệnh viện nào điều trị. Cách đây 2 tháng đoàn của bệnh viện có dịp gặp gỡ, khám cho bé và chuyển bé về dưới bệnh viện điều trị Sau khi kiểm tra và xem lại thông tin bệnh án của bé trước đó, kết quả đưa ra bé bị tim bẩm sinh phức tạp dạng 1 thất. Vừa qua cháu đã được làm phẫu thuật sửa chữa tạm thời. Tuy nhiên bé sẽ còn phải tiếp tục mổ tim lần 2. Được biết hoàn cảnh của bệnh nhân rất khó khăn, qua truyền thông báo chí mong rằng sẽ nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng”.
Được biết, ở dưới quê ông bà ngoại của bé Linh gia cảnh cũng rất khó khăn. Nguồn thu chính của cả gia đình chỉ dựa vào 2 sào ruộng lúa. Vợ chồng cô Ngoan đã già, sức khỏe yếu nên cũng không đi làm thuê được công việc gì kiếm ra tiền. Nuôi các cháu ăn học hai vợ chồng ông bà đã rất vất vả khổ cực
 |
Bé cần phải tiếp tục phẫu thuật lần 2 |
“Cháu nó phải mổ lần tiếp theo nhưng có lẽ khó lòng mà xoay xở được nữa rồi chú ạ!. Bố mẹ cháu bỏ nhau, vợ chồng tôi nuôi dưỡng các cháu ăn học đã là quá sức lắm rồi bây giờ biết lấy gì để chữa bệnh cho cháu nữa. Xin mọi người hãy cứu lấy cháu tôi, cho cháu có được cơ hội được sống, cháu được về nhà đi học cùng các bạn…”, bà ngoại bé Thùy Linh bật lên lời cầu xin tới mọi người.
Nỗi cơ cực và nghèo khó đang từng ngày đẩy bé Thùy Linh đến gần với cái chết. Em còn quá nhỏ, còn cả một tương lai tươi sáng phía trước. Ông bà già yếu lực bất tòng tâm không thể tiếp tục lo được cho cháu. Rất mong bạn đọc gần xa hảo tâm ra tay giúp đỡ để bé Linh có cơ hội tiếp tục chữa bệnh
Phạm Bắc
1. Gửi trực tiếp: Bà Bùi Thị Ngoan, ở thôn trung tâm Phúc Linh, xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. SDT: 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.331 Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
" alt="Bố mẹ ly dị, bé gái 9 tuổi bị tim bẩm sinh phải mổ hai lần mới giữ được mạng sống"/>
Bố mẹ ly dị, bé gái 9 tuổi bị tim bẩm sinh phải mổ hai lần mới giữ được mạng sống
-
Tối 22/10, Đoàn Văn Hậu tiếp tục có trận đá chính trong đội hình Heerenveen tại Reserve League (giải đấu cho các đội dự bị), trong chuyến làm khách trước Graafschap. Chưa có bàn thắng, nhưng đây có thể coi là màn trình diễn tốt nhất của Văn Hậu trên đất Hà Lan. Không chỉ gây ấn tượng với nhiều pha không chiến, tranh chấp thành công, hậu vệ người Thái Bình còn trực tiếp đóng góp pha kiến tạo để Rein Smit ghi bàn nâng tỷ số lên 2-0. Chung cuộc, Heerenveen giành chiến thắng 3-1.
 |
Văn Hậu chơi ngày một tốt hơn tại Hà Lan |
Trả lời báo chí sau trận, Văn Hậu cho biết anh đang nỗ lực từng ngày để mong được sớm ra sân tại giải VĐQG Hà Lan: "Tôi đã thể hiện tốt ở trận đấu này. Thời gian tới, tôi sẽ cố gắng hơn để giúp đội trẻ Heerenveen giành nhiều chiến thắng ở giải trẻ và được HLV trưởng trao cơ hội khoác áo đội 1".
Trong khi đó, báo chí Hà Lan đã dành những lời khen với Văn Hậu sau màn trình diễn tốt trong trận thắng của Heerenveen. Nhiều tờ báo đã nhắc tới Văn Hậu như sự lựa chọn phù hợp với HLV Jansen ở bên hành lang trái.
Tờ Fean Online đưa tin: "Đội trẻ đã có màn trình diễn đầy hứa hẹn, bùng nổ. Phút 22, Rein Smit được hưởng lợi từ đường kiến tạo như đặt của Văn Hậu để nâng tỷ số lên 2-0".
 |
Trang chủ Heerenveen khen ngợi Văn Hậu |
Trang chủ Heerenveen cũng đã đưa tin về trận thắng của đội nhà, trong đó Văn Hậu cũng được dành nhiều lời khen ngợi: "CLB đã thi đấu bùng nổ trong hơn 20 phút đầu tiên. Rein Smit nâng tỷ số lên 2-0 nhờ đường chuyền tuyệt đẹp của Văn Hậu".
Cuối tuần này, Heerenveen gặp Groningen ở vòng 11 giải VĐQG Hà Lan. Sau trận đấu này, Heerenveen tiếp tục gặp Excelsior Maassluis ở Cúp Quốc gia Hà Lan (31/10). Với những gì đã thể hiện, CĐV chờ đợi Văn Hậu sớm ra mắt tại Eredivisie.
Video màn trình diễn của Văn Hậu (nguồn Onsports):
Huy Phong
" alt="Đoàn Văn Hậu khiêm tốn sau đường kiến tạo thành bàn ở Heerenveen"/>
Đoàn Văn Hậu khiêm tốn sau đường kiến tạo thành bàn ở Heerenveen
-
Nhận định, soi kèo SC Sagamihara vs Shimizu S
-
Theo đó em Trần Thị Thúy Vân nhân vật trong bài viết: "Nước mắt và đau đớn của bé gái 10 tuổi mắc bệnh u não" (10 tuổi, ngụ xóm 6, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) mắc căn bệnh u não. |
Căn bệnh u não quái ác đang dần cướp đi sự sống của em Vân |
Đang ngồi trên ghế nhà trường, Vân buộc phải dừng việc học để chữa bệnh đến nay đã được 5 tháng. Bệnh trở nặng, sức khỏe đuối dần, thế nhưng mơ ước đi học vẫn cháy bỏng trong cơ thể cô bé bệnh tật.
Căn bênh quái ác khiến một đứa trẻ đang khỏe mạnh trở nên tiều tụy, ranh giới sự sống và cái chết cận kề. Ngày con mới bắt đầu phát bệnh là quãng thời gian cùng cực, vất vả của vợ chồng chị Loan khi cùng con gái “chiến đấu” với căn bệnh quái ác. Để chăm con ở viện, chị Loan và chồng là anh Trần Văn Huy (36 tuổi) phải bỏ mọi việc để lên viện chăm con.
Để có tiền trang trải trong thời gian dài điều trị, họ phải thế chấp căn nhà nhỏ vay ngân hàng cùng anh em họ hàng với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong lúc gia đình rơi vào cảnh khó khăn nhất vì không còn khả năng chữa bệnh cho con thì may mắn được bạn đọc Báo VietNamNet giúp đỡ kịp thời.
 |
Vừa qua, Pv Báo VietNamNet đã đến bệnh viện K3 Tân Triều trao số tiền 15.300.000 đồng tấm lòng bạn đọc ủng hộ qua quỹ báo giúp đỡ bé Vẫn |
Xúc động trước tình cảm của bạn đọc, anh Trần Văn Huy gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người. "Thông qua báo cháu Vân được nhiều người biết đến, gọi điện động viện giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhờ đó mà gia đình tôi bớt gánh nặng đi phần nào, cháu Vân có thêm động lực chữa bệnh ”, anh nói.
Phạm Bắc
" alt="Bạn đọc tiếp thêm động lực giúp bé Thúy Vân chữa bệnh"/>
Bạn đọc tiếp thêm động lực giúp bé Thúy Vân chữa bệnh
-
Mấy ngày gần đây, sau sự cố cây phượng vĩ bật gốc trong sân trường THCS Bạch Đằng, không ít trường học trên cả nước đã đốn bỏ cây xanh. Trong số các “đối tượng” bị chặt hạ, đầu bảng là phượng vĩ.Có trường không quá khích mà chặt bỏ thì… “niêm phong”, hay rào, "nhốt" phượng lại.
Sau đợt ra quân rầm rộ, thứ còn lại là sân trường nắng chói chang, những gốc cây trơ trọi trên nền sân xi măng, đám học trò ngơ ngác nhìn. Rồi đây, liệu phượng vĩ có vắng bóng trong sân trường?
Bình thường, có ai ngờ hàng cây xanh rì, hoa đỏ ối, chất chứa bao kỷ niệm thuở cắp sách đến trường, tỏa bóng mát cho thầy trò trong mùa nắng nóng lại có ngày gây thảm họa cho học sinh?
Có phải các hiệu trưởng lo sợ trách nhiệm nên vội vã ra tay, thà chặt nhầm hơn bỏ sót?
Nói có thì cần khảo sát đầy đủ. Nhưng, nói không thì không thật, trước hết với chính mình.
Cũng là hiệu trưởng, tôi mong đồng nghiệp hãy lo liệu chứ đừng lo lắng thái quá mà vội đốn bỏ phượng vĩ. Tôi nghĩ lại chuyện trồng cây ngày ấy, bây giờ ở những trường tôi từng phụ trách.
Những năm đầu 90 của thế kỷ trước, trong một lần làm việc tại trường về thí điểm chương trình phân ban, lãnh đạo Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) nhận xét với chúng tôi: “Trường ở giữa rừng mà trong trường không có rừng”.
Tôi giật mình, thầy trò chăm vào dạy học, ngoài mấy dãy phòng cùng với hai cây tùng và nền đất đỏ, trường chẳng có cây xanh ở sân. Khi biết tin thị xã (nay là thành phố) làm đường, hàng phượng vĩ hai bên sẽ bị đốn bỏ, chúng tôi đã xin về trồng.
 |
Cây phượng vĩ này đã được trồng cách đây 24 năm |
Thầy trò hì hục đào bới, rồi dùng xe chở về, cây khá to, phải từ 3 đến 5 năm tuổi. Thời gian đầu, cây khô héo, nhiều giáo viên trong trường đều nói cây sẽ chết, duy chỉ một giáo viên dạy Toán nói với tôi: “Sống cả mà!”. Quả thật, tất cả đều sống. Vào mùa hè, hoa phượng ở rộ.
Sau này, sân được đổ bê tông, khi cho đốn hạ để trồng mới cây bằng lăng, tôi bị bất ngờ khi thấy xe cẩu chỉ húc nhẹ là cây phượng đổ, lộ ra gốc mối mọt, chùm rễ lưa thưa.
Năm 2005, khi về phụ trách một trường THPT khác, tôi lại cho trồng cây. Thời gian đầu, cây xanh tốt, nhưng sau đó, cây héo khô rồi chết. Anh em tìm hiểu nguyên nhân mới hay trường xây trên nền đất, xuống hơn một mét là… đất sét, rễ cây phát triển chạm lớp đất này bị úng rồi chết.
Anh công nhân ở công ty cây xanh khuyên tôi trồng cây tầm trung, tầm thấp, chỉ nên chọn loại cây có rễ chùm, không đâm sâu.
Trường tôi đang công tác hiện nay chỉ có 3 cây phượng vĩ, còn lại là các loại cây khác. Một cây ở sân tập thể dục, hoa phượng đỏ rực góc sân. Nhìn thì đẹp, nhưng dưới gốc già cỗi, tấm bê tông gần đó bị rễ cây đội lên. Tôi dự định phải dỡ bỏ tấm bê tông và cắt tỉa khi kết thúc năm học này.
Trường còn có hàng cây si, bằng lăng và một cây xà cừ. Xà cừ hơn 15 năm tuổi, tán cây phủ kín góc sân trường, mùa này lá xanh, nhưng tầm từ tháng 12 đến tháng 3 là mùa thay lá, mỗi ngày chị tạp vụ phải quét lá cây 3 lần thì sân trường mới sạch.
Thầy Lý Quang Nhẫn – nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Lâm Đồng mới gửi tôi lời nhắn: “Cho cắt tỉa cành, hạ bớt ngọn, đừng đốn hạ cây”.
 |
Cây xà cừ tại sân Trường THPT Lộc Phát (Lâm Đồng) |
Nhìn lại trường tôi và một số trường lân cận, ngoài khối phòng học và phòng chức năng, sân trường đều đã phủ kín… bê tông. Sân chơi cho học sinh không được bao nhiêu nên khó khăn khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, càng khó hơn để cây xanh có đất và không gian phát triển tươi tốt.
Nền đất màu không còn, mưa nắng thất thường, điều kiện tự nhiên để cây phát triển không có, chăm cây kiểu “nuôi gà công nghiệp”… Rồi với tâm lý “dục tốc”, có trường mua cây trưởng thành về trồng. Vậy nên mỗi khi “trái gió trở trời” có thể gây ra hậu quả khó lường.
Chúng ta, những cán bộ quản lý trường học, lâu nay tập trung nhiều vào giảng dạy, hoạt động trải nghiệm, lo sân chơi, lo nhà vệ sinh cho học sinh… chứ chưa thật sự quan tâm đúng mức việc chăm cây trong trường. Giờ mới bắt đầu, liệu có muộn không?
Tôi nghĩ “lợi ích mười năm” gắn với “lợi ích trăm năm”. Muộn chỉ là trạng thái tích cực để nhà trường thêm động lực cho việc chăm sóc cây xanh, trong đó có phượng vĩ.
Sau sự cố thương tâm tại Trường THCS Bạch Đằng (TP.HCM), nhiều báo có bài viết hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc phượng vĩ nói riêng và cây xanh trong trường nói chung. Đây là việc cần kíp, lãnh đạo các trường chắc chắn tìm đọc. Tuy nhiên, về lâu dài, quy hoạch trường lớp như thế nào để trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn thì cần một chiến lược mang tầm quốc gia với đường hướng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, có như vậy việc chăm cây, trồng người mới đạt được mục đích.
TS Nguyễn Hoàng Chương (Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát, Lâm Đồng)

Vụ cây phượng đổ, đè 18 học sinh: Còn 2 học sinh đang nằm viện
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2, sáng 1/6, có thêm 1 học sinh bị thương trong vụ cây đổ ở Trường THCS Bạch Đằng được xuất viện.
" alt="Vội vã đốn hạ cây phượng, các hiệu trưởng sợ trách nhiệm?"/>
Vội vã đốn hạ cây phượng, các hiệu trưởng sợ trách nhiệm?
-
Các trường ngày 4/5 có học sinh đi học trở lại đã nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 như vệ sinh trường lớp, khử khuẩn, đo thân nhiệt học sinh trước khi vào lớp...Tuy nhiên, có những phụ huynh và nhà trường còn "cẩn thận" hơn nữa.
Phụ huynh của một lớp khối 1, Trường Tiểu học Núi Thành (Quận Hải Châu, Đà Nẵng) đã tự trang bị mũ chống giọt bắn để phòng chống dịch Covid-19 cho con em và giáo viên.
 |
Ngoài khẩu trang, học sinh lớp học này của Trường Tiểu học Núi Thành còn đeo cả tấm chắn giọt bắn |
 |
Phụ huynh trang bị với mong muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con khi tới lớp |
Hay như Trường THPT Trần Quang Khải (Quận 11, TP.HCM) đã trang bị 2.400 nón chống giọt bắn, để học sinh mang trong ngày đi học lại. Được biết, đây là sản phẩm do Mạnh thường quân, phụ huynh nhà trường tài trợ, với tổng kinh phí hơn 32 triệu đồng.
 |
Giáo viên Trường THPT Trần Quang Khải phát khẩu trang cho các em học sinh (Ảnh: VD/ Báo Pháp luật TP.HCM) |
Trên mạng xã hội Facebook cũng lan truyền hình ảnh các học sinh lớp 1.1, Trường Tiểu học Nhị Đồng (phường Dĩ An, TP Dĩ An, Bình Dương) đeo khẩu trang, đội nón ngăn giọt bắn trong lớp học.
 |
Hình ảnh học sinh lớp 1.1, Trường Tiểu học Nhị Đồng, đeo tấm chắn giọt bắn trong lớp học |
Tuy nhiên, hình ảnh các học sinh đeo cả khẩu trang lẫn tấm chắn trong suốt buổi học nhận được những phản ứng trái chiều.
Chị Thanh Hòa, một phụ huynh có con học lớp 4 tại Quận 3, TP.HCM rất ủng hộ việc làm này của phụ huynh Đà Nẵng. "Các con còn nhỏ, nhiều khi vì đeo khẩu trang lâu sẽ khó chịu mà kéo ra, lúc đó sẽ vẫn còn một lớp bảo vệ bên ngoài nữa. Tôi nghĩ rằng sẽ đề xuất với cô giáo chủ nhiệm và các phụ huynh trong lớp của con để mua cho các con sử dụng khi trở lại trường vào đầu tuần sau".
Chị Hồng Thu có con học lớp 6 và lớp 8 tại Quận Tân Bình, TP.HCM cũng cho rằng đây là một biện pháp phòng dịch đáng lưu ý. Theo chị Thu, mặc dù hơn nửa tháng nay đã không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng phải đến khi nào hết dịch hoàn toàn mới có thể yên tâm. "Còn bây giờ, các con đi học thì vẫn phải đi, nhưng thêm được biện pháp an toàn nào thì người làm cha mẹ như tôi càng đỡ phấp phỏng". Chị Thu cho biết mình sẽ xem xét việc cho con sử dụng tấm chắn này khi tới lớp. "Dù sao Sài Gòn cũng sắp vào mùa mưa, trời sẽ bớt nóng, tôi hy vọng các con sẽ không bị quá khó chịu nếu dùng loại trang bị phòng hộ này".
Tuy nhiên, số người ủng hộ biện pháp này không nhiều. Cũng có con trong độ tuổi tiểu học, đang chờ đi học lại, nhưng anh Thành Nam (Quận 10, TP.HCM) thẳng thắn bình luận đây là biện pháp "dở".
"Tôi không hiểu sao phụ huynh và nhà trường lại có thể để các cháu nhỏ phải khổ sở đến vậy khi tới trường. Người lớn lẽ ra nên thử tự đeo khẩu trang, tấm chắn rồi ngồi yên một chỗ với thời gian của một buổi học xem có chịu nổi không rồi hãy áp dụng cho trẻ nhỏ. Cá nhân tôi thì chắc chắn là không thể. Đến trường mà khổ thế thà ở nhà học online, còn được hít thở thoải mái, được đi ra đi vào vận động".
Vốn làm trong ngành y, chị Minh Thu (Quận Ba Đình, Hà Nội) thì lưu ý tới tác hại của tấm chắn đối với mắt của trẻ nhỏ.
"Hãy nghĩ mà xem, khi chúng ta kiếm một cái kính không số dùng để chắn bụi cho mắt thôi cũng đã phải tìm mắt kính tốt, nếu không mắt sẽ mỏi nhất nhanh và khó chịu. Còn đây chỉ là những tấm nhựa rẻ tiền, lại còn bị bẻ cong theo khuôn đầu, thì chắc chỉ một vài ngày mắt các cháu sẽ có vấn đề hết. Đó là còn chưa tính đến việc đeo cái này lên mặt cúi xuống không dễ, quay trái quay phải cũng vướng, chắc các cháu chỉ có thể nhìn thẳng về phía. Người lớn sao lại nghĩ ra việc hại mắt hại sức khỏe của trẻ đến vậy"...
Theo Báo Pháp luật TP.HCM, giáo viên chủ nhiệm lớp 1.1 Trường Tiểu học Nhị Đồng cho biết toàn bộ số nón này được một phụ huynh của lớp tặng cho lớp, để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, giáo viên cũng không ép học sinh đội nón ngăn giọt bắn trong giờ học. Vì việc này sẽ gây áp lực và khó chịu cho các em, ảnh hưởng đến việc học. Buổi sáng, khi vừa vào lớp giáo viên có cho các em đội lên để chụp hình và gửi cho phụ huynh xem rồi sau đó bỏ ra. Ông Lê Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhị Đồng, cũng khẳng định nhà trường không trang bị và cũng không bắt buộc các em phải đội nón kháng khuẩn. Toàn bộ các em học sinh tại trường chỉ đeo khẩu trang trong giờ học. Trường hợp ở lớp 1.1 là phụ huynh tự tặng cho lớp nhưng trong giờ học các em cũng không đội. |
Theo Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt trung ương, việc đeo kính chắn để ngồi học chỉ tạo thêm những áp lực đối với đôi mắt của trẻ.
Việc phòng dịch Covid-19 ở trẻ bằng đeo kính chắn, bác sĩ Trương Hữu Khanh – BV Nhi đồng 1, TP.HCM cũng cho rằng không cần thiết. Theo BS Khanh, trẻ ngồi học không mặt đối mặt nên không sợ giọt bắn bắn vào mặt. Phụ huynh chỉ cần hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng, rủa tay thường xuyên, lau mặt bàn và đặc biệt hướng dẫn trẻ không ăn chung đồ của bạn, uống chung bình nước để phòng Covid-19.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Phúc, phòng khám Mắt EyeZone Hải Phòng cho hay, phòng dịch Covid-19 là cần thiết nhưng việc để trẻ con đeo những thiết bị này đi học thì cực khổ cho các cháu vì rất khó thở.
Bác sĩ Phúc cho biết bản thân các bác sĩ khi đeo kính chắn cũng chỉ mong sao được tháo ra khỏi mặt khi hết ca làm. Trên lý thuyết là phải áp dụng các biện pháp như ngồi cách xa 2m, tránh đông người nhưng thực tế nó không khả thi và hầu như mang tính hình thức nhiều hơn.
Ngoài ra, việc đeo kính chắn không thể đảm bảo học sinh không tháo ra vì khó chịu, ai đảm bảo được các cháu không nô đùa khi ra chơi, các thầy cô không đến gần khi giảng bài.
Ngân Anh- Khánh Chi

Lớp học không điều hoà, phụ huynh lo con "nóng phát ốm"
- Thời tiết trong những ngày đầu học sinh quay trở lại trường lên tới 35-36 độ C khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì “không điều hoà, sợ con phát ốm trước khi nhiễm virus”.
" alt="Đeo tấm chắn giọt bắn khi ngồi học phòng dịch covid"/>
Đeo tấm chắn giọt bắn khi ngồi học phòng dịch covid