Soi kèo phạt góc Guangzhou FC vs Zhejiang, 14h ngày 8/11

Kinh doanh 2025-02-05 08:34:06 8
èophạtgócGuangzhouFCvsZhejianghngàmu liver   Pha lê - 08/11/2022 04:20  Kèo phạt góc
本文地址:http://game.tour-time.com/html/612f898591.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2: Derby của Chelsea

Khiếm khuyết cơ thể không làm Trang tuyệt vọng hay mất đi sự lạc quan, yêu đời. 

Sinh năm 1989, từ khi sinh ra, Phạm Thị Thu Trang đã bị liệt cánh tay phải, bàn tay co quắp, không thể cử động như ý muốn. 

Là con gái cả trong một gia đình làm nghề nông, Trang được bố mẹ mang đi khắp nơi để chạy chữa. Cô vẫn nhớ khi được đưa lên bệnh viện tỉnh, gia đình chỉ nhận được lời hứa hẹn rất mông lung: “Đợi bác sĩ Mỹ về”. Còn bao giờ bác sĩ ở tận bên Mỹ về thì không ai biết. 

“Có bệnh thì vái tứ phương”, Trang còn nhớ cả những chuyến đi kéo dài cả tháng lên miền núi chữa trị thầy lang, nhưng cả Đông Tây y đều chẳng làm suy chuyển được cánh tay liệt. 

Chấp nhận khiếm khuyết của mình nhưng Trang luôn cảm thấy tủi thân và mặc cảm. Nếu không có gia đình khuyến khích, động viên, có lẽ cô đã chẳng muốn đến trường. 

Biết con mình sẽ gặp khó khăn hơn các bạn khi đi học, mẹ cô cho con gái tới nhà một người khuyết tật lớn tuổi khác để nhờ chú dạy cho cách viết chữ bằng tay trái. “Chú bị khuyết tật cả 2 tay nhưng vẫn tập luyện để viết chữ được. Còn mình bị khuyết tật tay phải - cánh tay thuận nên phải viết bằng tay trái”.

Ban đầu, Trang chống đối, không muốn đi học. Nhưng sau một thời gian, cô chấp nhận hợp tác và có nhiều tiến bộ. Vào lớp 1 như bao bạn cùng lứa khác, cô gặp không ít khó khăn nhưng đều cố gắng vượt qua. Trang xác định tư tưởng cho mình rằng, là người khuyết tật thì phải cố gắng gấp nhiều lần người khác.

Cứ thế, cô cũng theo học hết cấp 3. Được bố mẹ định hướng theo ngành Dược nhưng cô không đồng ý. Cô thi vào khoa Quản trị kinh doanh của Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghệ, chỉ vì một suy nghĩ ngây ngô rằng “mình muốn làm giám đốc”. 

Tháng 4/2022, Trang nhận bằng cử nhân Dược sĩ của Trường Đại học Đại Nam.

Gia đình làm ruộng và buôn bán nhỏ lẻ, kinh tế không đến nỗi quá khó khăn nhưng từ khi bước chân lên Hà Nội, Trang đã có suy nghĩ rằng mình phải học cách sống tự lập dần. Nghĩ là làm, cô tìm mọi cách kiếm tiền bằng sức lao động của mình. Có thời gian, Trang mang bếp, chảo ra đầu ngõ bán bánh khoai. Có đợt cô đi đóng gói chè thuê cùng bạn bè. 

Tiền đi làm thêm cộng với vay vốn sinh viên, sự hỗ trợ của bố mẹ giúp Trang trang trải tiền học phí, ăn ở tại Hà Nội trong suốt 3 năm. Nhưng khi cầm được tấm bằng tốt nghiệp trong tay mới là thời điểm khó khăn nhất. Lúc này, cô mới thấu hiểu hết những rào cản khi một người khuyết tật muốn tham gia vào thị trường lao động. 

Nộp hồ sơ đi đâu, cô cũng bị từ chối hoặc nhận được một lời hứa hẹn “sẽ xem xét”, “sẽ liên hệ sau”. Thậm chí, được một người quen giới thiệu cho vào làm dọn phòng ở một khách sạn, cô cũng bị từ chối. 

Trang nhớ, lúc bí bách quá, cô đã nhận lời đi bán hàng bánh kẹo ở tận chùa Bái Đính (Ninh Bình) trong vòng vài tháng. Cô cũng không nề hà việc đi rửa bát thuê cho một cửa hàng bán đồ ăn sáng. Công việc đòi hỏi cô phải dậy từ 4h sáng vì 5h đã phải có mặt ở cửa hàng và làm việc đến tận gần trưa mới nghỉ. Tiền lương khi ấy cô nhớ là chỉ có 2 triệu đồng. Nhưng suy nghĩ của Trang là bằng mọi giá phải có việc làm, phải kiếm được tiền để nuôi sống bản thân, chứ không thể là gánh nặng của bố mẹ mãi được nữa. Ý chí ấy trong đầu cô gái quê Nghệ An lúc nào cũng ngùn ngụt. 

May mắn là sau đó Trang tìm được thông tin tuyển dụng của một tổ chức chuyên hỗ trợ người khuyết tật. Các nhân sự ở đây cũng chính là những người khuyết tật như Trang. Sau 6 tháng thử việc, cô được nhận vào làm chính thức. 

Làm việc ở đây suốt 10 năm, Trang được tiếp xúc với nhiều người cùng cảnh ngộ. Nhưng cô phải thừa nhận rằng mình còn may mắn hơn rất nhiều người khuyết tật nặng khác. 

Trong thời gian đó, Trang quyết định đi học thêm bằng trung cấp dược sĩ vào các ngày cuối tuần. Học hết trung cấp, cô học liên thông lên cao đẳng, đại học. “Toàn bộ thời gian hoàn thành bậc cử nhân mất 8 năm trời, tính cả thời gian bị gián đoạn vì Covid-19”.

Tới tháng 4 năm nay, cô mới nhận được bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Dược sĩ. Trước đó, Trang cũng xin nghỉ làm ở tổ chức hỗ trợ người khuyết tật để chuyển sang làm hành chính cho một công ty dược phẩm. Ngoài giờ hành chính, cô còn năng động kinh doanh online các loại dược phẩm bảo vệ sức khoẻ để được làm đúng với chuyên ngành Dược của mình. 

Tuy nhiên, sau đó công việc hành chính cộng với việc kinh doanh online khiến Trang bị quá tải nên cô quyết định xin nghỉ việc để tập trung cho kinh doanh. Dự định trong tương lai của cô là sẽ dành thời gian đi thực hành thực tế 2 năm để nhận được chứng chỉ hành nghề Dược sĩ. 

Trang thích chụp ảnh để ghi lại những khoảnh khắc tuổi trẻ dám sống hết mình. 

Hiện tại, Trang thấy cuộc sống của mình đang khá ổn - có công việc, có thu nhập, có gia đình bên cạnh, được bạn bè yêu quý và đặc biệt là có một người bạn trai luôn yêu thương cô. 

Những gì Trang có được ngày hôm nay một phần nhờ được học hành, nhưng phần lớn hơn nhờ những nỗ lực của bản thân. Là người khuyết tật nhưng cô không chấp nhận việc sống dựa vào người khác. Trang cho rằng, khi số phận không may mắn thì mình phải cố gắng hơn mọi người gấp nhiều lần. 

Cô nghĩ, những người khuyết tật nên mạnh dạn và được tạo điều kiện để tiếp xúc với xã hội nhiều hơn. Khi được đi ra khỏi vòng tròn an toàn của mình, họ sẽ có hiểu biết rộng hơn, tự tin hơn để chọn những lối đi tốt nhất cho tương lai của mình. 

Ảnh: NVCC

">

Cô gái khuyết tật tốt nghiệp cử nhân Dược, nỗ lực kiếm tiền để sống tự lập

Nhận định, soi kèo Al

4 KIỂU gia đình này khó nuôi dạy được những đứa trẻ ưu tú: Kiểu thứ 3 nhiều cha mẹ từng mắc phải rồi hối hận về sau - Ảnh 1.

Cha mẹ cầu toàn quá mức vô tình tạo áp lực cho con. (Ảnh minh hoạ)

Các bậc phụ huynh cứ tưởng việc yêu cầu cao sẽ tốt cho con, giúp con nhanh chóng hoàn thiện bản thân. Nhưng thực tế, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, lo lắng, hoang mang mỗi khi làm sai điều gì. Những đứa trẻ có cha mẹ cầu toàn thường cảm thấy mặc cảm, tự ti về bản thân.

Cha mẹ cầu toàn quá mức khiến bầu không khí gia đình luôn căng thẳng, không yên ấm vì nhiều yêu cầu không thực tế, khó thực hiện được. Cầu toàn quá mức không tích cực chút nào cả ở một gia đình hay ở cấp độ cá nhân.

2. Bắt con cái chịu đựng khổ hạnh

Nhiều cha mẹ quan niệm trẻ cần rèn luyện gian khổ mới có thể thành tài. Điều này hoàn toàn đúng nhưng cần ở một mức độ nhất định, không nên bắt trẻ phải chịu khổ hạnh. Nhiều gia đình bắt con học tập căng thẳng, làm nhiều việc nhà nhưng không cho con được giao lưu với bạn bè hay đi du lịch vào dịp nghỉ hè. Họ nghĩ như vậy sẽ khiến đứa trẻ sinh hư, lười lao động và không chịu được vất vả sau này.

Tuy nhiên, phương pháp giáo dục này là phản khoa học, sẽ khiến những đứa trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, cảm thấy thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần và khao khát được tự do. Vì thế, cha mẹ không nên bắt con chịu khổ quá mức, hãy nuôi dưỡng tinh thần cho con một cách hài hoà. Cha mẹ cần xen kẽ thời gian giữa học tập, làm việc và giải trí để con cảm thấy vui vẻ, tràn đầy năng lượng tích cực.

4 KIỂU gia đình này khó nuôi dạy được những đứa trẻ ưu tú: Kiểu thứ 3 nhiều cha mẹ từng mắc phải rồi hối hận về sau - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

3. Mắng con nơi đông người

Mắng con nơi đông người, xử phạt bằng hình thức xúc phạm được nhiều phụ huynh lựa chọn để giáo dục với hy vọng con không lặp lại sai phạm. Thế nhưng thực tế, điều này lại phản khoa học và ảnh hưởng đến quá trình phát triển tính cách của trẻ.

Nếu bị quát mắng nơi đông người, nhất là trước mặt bạn bè sẽ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, cũng không mang lại hiệu quả gì. Đặc biệt, hành động này của cha mẹ khiến trẻ tư ti, nhút nhát hoặc khó kiểm soát cảm xúc sau này. Sai lầm của trẻ có thể chỉ rất nhỏ nhưng nhiều người biết và bình luận lại thành chuyện lớn. Khi bị quát mắng nơi đông người, trẻ có cảm giác bị đẩy đến đường cùng, dẫn đến những hành động dại dột. Nhiều trẻ còn sinh tâm lý hằn học, chống đối, nuôi hận thù trong lòng.

Trẻ nhỏ cũng có sĩ diện và lòng tự trọng nên khi bị người thân, nhất là cha mẹ mắng mỏ trước nhiều người đồng nghĩa với việc cái tôi và lòng tự trọng bị tổn thương. Cách dạy này vô tình phản tác dụng và có thể gây ra những hậu quả lớn. Vậy nên, cha mẹ hãy cố gắng lắng nghe, thấu hiểu suy nghĩ của trẻ và chọn cách ứng xử thích hợp khi đang ở giữa đám đông hay nhà có khách.

4 KIỂU gia đình này khó nuôi dạy được những đứa trẻ ưu tú: Kiểu thứ 3 nhiều cha mẹ từng mắc phải rồi hối hận về sau - Ảnh 3.

Một trong những điều tối kỵ là mắng con nơi đông người. (Ảnh minh hoạ)

4. Cha mẹ không thích giao lưu

Cha mẹ không thích kết bạn, giao lưu với mọi người sẽ khiến vòng tròn hiểu biết và mối quan hệ trở nên bó hẹp. Điều này khiến tầm nhìn của những đứa trẻ cũng bị thu hẹp lại, gặp nhiều hạn chế.

Ngược lại, nếu cha mẹ có nhiều bạn bè, con cái sẽ học được sự hiếu khách, cởi mở, hoà đồng. Trẻ còn học được phép lịch sự cơ bản, kỹ năng giao tiếp,… giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ một cách rõ rệt. Điều này giúp trẻ dễ có cơ hội thành công trong tương lai.

Theo Phụ nữ Việt Nam

">

4 kiểu gia đình này khó nuôi dạy được những đứa trẻ ưu tú

Tai nạn khiến cô dâu phải nhờ ván trượt hỗ trợ vào đám cưới. 

Vì vậy cô sử dụng một chiếc ván trượt 4 bánh để hỗ trợ chân trái di chuyển. Cô dâu tự đi từ bãi đậu xe đến nơi tổ chức tiệc cưới.

Hình ảnh đám cưới được đăng tải lên mạng xã hội thu hút sự chú ý của nhiều người. Vì khách mời không biết tình trạng của cô dâu nên sự xuất hiện đặc biệt này khiến họ hiếu kì. Một số cho rằng cô dâu khá hài hước nên vỗ tay liên tục chào đón cô.

Dù vậy cô vẫn tỏ ra không thực sự hài lòng khi phải tổ chức đám cưới theo hình thức này nhất là khi một số quan khách phá lên cười lúc thấy bộ dạng của cô. 

Người dùng mạng để lại nhiều lời bình luận cho đám cưới đặc biệt:

"Không sao đâu cô gái, bạn thật mạnh mẽ, chúc cho vợ chồng bạn luôn hạnh phúc nhé!".

“Thực sự không thể nào hoãn cưới được nữa, đã hoãn 2 lần rồi mà. Hoãn tiếp lần 3 nữa thì hụt hẫng lắm”.

“Vui là được, hạnh phúc là được cô dâu nhé. Dù không được trịnh trọng bước đi trong bộ váy cưới lộng lẫy nhưng đây cũng là một kỉ niệm khó phai, sau này nhắc nhớ”. 

Theo Ettoday

8X hơn 10 năm giúp người vùng cao xuống Hà Nội chữa bệnh

8X hơn 10 năm giúp người vùng cao xuống Hà Nội chữa bệnh

Lo sợ bà con không biết đường, không nói được tiếng Kinh bị kẻ xấu lừa tiền, hơn 10 năm qua, chị Như tình nguyện làm cầu nối, vào bệnh viện chăm sóc những bệnh nhân vùng cao xuống xuôi trị bệnh.">

2 lần hoãn cưới vì dịch, lần thứ 3 lại bị gãy chân, cô dâu làm điều bất ngờ

Trong tin nhắn, mẹ chồng tôi viết: “Tối nay thằng T. ngủ lại ở đây, có cái N. đến chơi”.

Đó là một ngày tôi đi làm rất mệt, về nhà thì thấy tin nhắn của chồng cũ: “Ông bà nội gọi anh về quê có việc gấp. Em nấu cơm ăn nhé!”. Tôi không hỏi anh ấy lý do nhưng khoảng 1 tiếng sau, tôi thấy tin nhắn từ mẹ chồng mình. Bà gửi cho tôi hình ảnh chồng cũ đang ngồi ăn cơm cùng một cô gái khác, mâm cơm rất thịnh soạn. Trong tin nhắn, mẹ chồng tôi viết: “Tối nay thằng T. ngủ lại ở đây, có cái N. đến chơi”.

N. là người yêu cũ của chồng cũ mà tôi cũng nhiều dịp được nghe kể lại. Tôi được biết cô ấy vẫn chưa lấy chồng, hiện cũng đang làm việc và sinh sống ở Sài Gòn. Nhưng vì sao cô ấy lại có mặt ở bữa cơm cùng chồng tôi thì có lẽ tôi đã hiểu. Mẹ chồng tôi đã muốn thông báo rõ ràng đến thế... Đêm ấy, chồng cũ của tôi không về. Anh cũng không có một tin nhắn nào gửi đến tôi. Và tôi biết, mình không còn có thể cố gắng được nữa.

Một đêm thức trắng, tôi suy nghĩ kỹ để kết thúc tất cả. Tôi không muốn đơn độc, nỗ lực chịu đựng hết lần này đến lần khác nữa. Chồng cũ của tôi có lẽ cũng đã nản rồi, chỉ là anh thương tôi và không nỡ mở lời ly hôn mà thôi. Tôi không muốn mình phải trở thành gánh nặng cho anh nữa. Tình yêu 2 năm và tình nghĩa vợ chồng 5 năm là một đoạn đường dài mà tôi biết ơn vì đã có anh song hành.

Tôi để lại một tờ đơn ly hôn kèm một lá thư cảm ơn trên bàn rồi xếp đồ đạc, bước ra khỏi nhà. Vì chưa thuê được chỗ trọ nên tôi đến ở cùng phòng với người bạn chưa chồng. Căn nhà ấy cũng là bố mẹ chồng tôi mua cho hai vợ chồng từ trước khi cưới nên tôi chẳng có quyền hạn gì cả. Tôi ra đi tay trắng như thế, âm thầm quyết định vậy nhưng cha mẹ tôi không trách cứ gì, chỉ thương con gái đã chịu khổ quá nhiều.

Chồng cũ của tôi không một lời níu kéo, anh chỉ nhắn tin: “Anh đã thấy lá đơn. Anh không biết phải nói sao. Nhưng nếu em đã lựa chọn vậy thì chúng ta gặp nhau tại tòa nhé”. Lòng tôi quặn đau như cắt. Có lẽ, đàn bà vẫn luôn là người phải suy nghĩ, dằn vặt nhiều mới đưa ra được quyết định, rồi sẽ không ngừng tổn thương. Còn đàn ông thì mọi chuyện rạch ròi, xong là xong vậy.

Thủ tục diễn ra nhanh chóng, chồng cũ vẫn dành sự tử tế cho tôi đến giây phút cuối cùng tại tòa. Nhưng anh có dành một chút tình yêu nào cho tôi không thì tôi không biết, à cũng không còn quyền được biết nữa.

Gần một năm trôi qua, tôi ôm nỗi tủi thân, sống lặng lẽ và cố gắng tìm lại chính mình của những ngày chưa kết hôn nhưng sao quá khó. Qua vài người bạn, tôi biết chồng cũ của tôi đã làm đám cưới với người yêu cũ. Nghe đâu, cô gái ấy đã có thai 3 tháng. 

Ngẫm phận mình, tôi không biết mình sẽ mở lòng lại được với ai hay không nhưng vẫn thường động viên cha mẹ mình rằng sau này sẽ tìm được người thương tôi.

Tại điểm dừng đèn đỏ hôm nay, khi tôi đang ngoảnh đầu nhìn sang chiếc ô tô bên cạnh thì nhìn thấy khuôn mặt quen thuộc. Chồng cũ của tôi đang lái xe, bên cạnh là gương mặt của vợ mới - người yêu cũ của anh ấy - đang rộn ràng nói cười. Tim tôi như thắt lại. Tôi cố gắng lùi xe về phía sau một chút, kéo chiếc khẩu trang lên, thấm những giọt nước mắt đang rơi.

Theo Phụ nữ TP.HCM

Kỹ sư xây dựng ngoại tình bị vỡ lở, cuống cuồng tìm cách níu kéo vợ

Kỹ sư xây dựng ngoại tình bị vỡ lở, cuống cuồng tìm cách níu kéo vợ

Đến gặp chuyên gia Trịnh Trung Hòa, anh Đức kể về cuộc tình vụng trộm với cô nhân tình kém vợ anh chục tuổi. Khi chuyện ngoại tình bị bại lộ, anh mới cuống cuồng tìm cách níu giữ hôn nhân.">

Bất ngờ gặp chồng cũ chở vợ mới trên đường

友情链接