Theo thông tin đưa ra ngày 8/3, thống kê của Facebook trên toàn cầu cho thấy, có 43% trang trên Facebook là của phụ nữ, tăng 21% so với năm ngoái và đã tăng hơn 94% so với cùng kỳ năm 2015.
Điều đó cho thấy, những nữ doanh nhân tiếp tục phải đối mặt với những rào cản cụ thể và liên tục, họ cần sự giúp sức của Facebook để tìm kiếm hỗ trợ từ cộng đồng.
Đây là lý do tại sao chiến dịch #Phunuladoanhnhan của Facebook được xây dựng nhằm khuyến khích phụ nữ tìm kiếm cộng đồng phù hợp thông qua việc kết nối phụ nữ trong các doanh nghiệp nhỏ với các cơ hội trên toàn thế giới.
Cũng theo Facebook, tại Việt Nam có những phụ nữ đã sử dụng mạng xã hội hiệu quả để thay đổi cuộc sống của họ và gia đình cũng như truyền cảm hứng cho mọi người.
Facebook nêu ví dụ với doanh nhân Nguyễn Thị Hương Liên. Doanh nhân này bắt đầu phát triển dự án kinh doanh du lịch "I love Hue" với số vốn ban đầu khiêm tốn 2 triệu đồng.
Nhanh chóng nhận ra rằng việc tiếp cận khách trực tuyến sẽ là chìa khóa thành công của I Love Hue, doanh nhân này đã chú trọng chia sẻ video và hình ảnh để truyền cảm hứng cho du khách tiềm năng trên trang Facebook của mình.
" alt=""/>Nhiều phụ nữ Việt khởi nghiệp thành công với FacebookKhách hàng tố bị VNDirect gây thiệt hại
Đầu tháng 3/2018, ICTnews nhận được phản ánh của khách hàng Thành Lương (Hà Nội) về việc ngày 9/2, khách hàng này thực hiện một lệnh thanh toán có điều kiện trên ứng dụng của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect để bán 1500 cổ phiếu SHB (với giá 11.200 đồng/1 cổ phiếu).
“Sau đó hết ngày, lệnh báo hết hạn, không có lệnh nào khớp, không có thông báo gì thêm. Khoảng 2 ngày sau khi tôi có nhu cầu rút tiền, vào kiểm tra lệnh thấy lệnh vẫn báo hết hạn ngày 9/2, vẫn không có thông báo gì thêm, sổ lệnh không có lệnh để tôi thực hiện lệnh hủy và cổ phiếu vẫn còn, điều này làm tôi hiểu mặc định là lệnh của tôi không tồn tại. Tôi ngừng việc theo dõi ứng dụng để chuẩn bị cho dịp Tết của gia đình. Tuy nhiên, bất ngờ sau Tết, khi tôi check App thì thấy 1500 cổ phiếu đã được khớp lệnh, lệnh khớp vào thời điểm trước đó đã gây thiệt hại cho tôi sau khi giá cổ phiếu lên”, khách hàng Thành Lương nói.
Khách hàng này cũng cho hay sau đó đã vài lần phản ánh với VNDirect, nhưng phía VNDirect không đồng ý bồi hoàn cổ phiếu.
“Mặc dù tôi khẳng định nếu cổ phiếu được bồi hoàn thì giá cổ phiếu vào thời điểm sau lên hay xuống, tôi không quan tâm, nhưng điều đó thể hiện sự minh bạch, do lệnh là tôi tự đặt chứ không phải khớp lệnh mông lung. Tuy nhiên, VNDirect dẫn điều khoản là nếu có sự cố xảy ra họ không chịu trách nhiệm. Do đó, tôi cho rằng báo chí cần lên tiếng về vấn đề này, cảnh báo tới tất cả các khách hàng của VNDirect kịp thời để tránh gây ra sự cố đáng tiếc như tôi, họ đã không cảnh báo đúng mức rủi do cho khách hàng”, khách hàng Thành Lương phản ánh, đồng thời khẳng định sau sự cố sẽ rút và chấm dứt tài khoản của mình tại VNDirect.
VNDirect nói gì?
Trao đổi với ICTnews về trường hợp khách hàng Thành Lương, phía VNDirect cho hay: khách hàng Thành Lương mở tài khoản thành công và bắt đầu có giao dịch tại VNDirect ngày 5/2/2018.
Đến ngày 9/2/2018, trong tài khoản của khách hàng có sở hữu 1500 cổ phiếu SHB và khách hàng thực hiện đặt 2 lệnh giao dịch bán trên App Mobile VNDirect, cụ thể:
Vào lúc 14h19 phút, khách hàng đặt lệnh thường (là loại lệnh chỉ có hiệu lực trong ngày): lệnh bán SHB khối lượng 1.500 cổ phiếu giá 12.200 đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/2, lệnh thường không khớp và đã có hiển thị thông báo hết hiệu lực trên Notification của VNDirect App.
Vào lúc 15h57’19’, khách hàng đặt lệnh dài ngày GTD (là loại lệnh có hiệu lực nhiều ngày, tối đa 30 ngày): lệnh bán SHB khối lượng 1.500 cổ phiếu với giá 12.300 đồng. Lệnh có hiệu lực từ ngày 9/2/2018 đến ngày 12/2/2018, do khách hàng trực tiếp thao tác lựa chọn hiệu lực lệnh.
Ngày 18/2/2018 (ngày mùng 3 Tết), khách hàng có gửi thắc mắc tới VNDirect, với nguyên nhân vì không thấy có thông tin thông báo trên App về kết quả đặt lệnh nhiều ngày nên mặc định không có lệnh bán thành công, yêu cầu VNDirect bồi hoàn lại số cổ phiếu đã khớp về lại tài khoản.
![]() |
Phản ánh với phóng viên VietNamNet, chị Trịnh Ngọc Chi (Tây Sơn, Hà Nội) cho biết: “Khi nhận thông tin dừng hình thức nạp thẻ cào hưởng khuyến mãi 50%, tôi đã chủ động nạp tiền vào tài khoản ngay trong ngày để được hưởng khuyến mãi. Tuy vậy, việc nạp tiền vào tài khoản rất khó khăn”.
Cụ thể hơn, khi nạp thẻ qua ứng dụng di động (mobile banking) của Vietcombank, hệ thống của ngân hàng này bị treo. Tài khoản ngân hàng đã mất tiền nhưng tiền không đổ về tài khoản di động. Nghi ngờ giao dịch không thành công, chị Chi thực hiện lại một lần nữa nhưng vẫn không thấy tiền về tài khoản. Thực hiện một giao dịch khác thông qua hệ thống của ngân hàng MBBank, tình trạng trên lại tiếp tục tái diễn.
![]() |
Do hôm nay là ngày cuối cùng được hưởng chế độ nạp thẻ cào khuyến mãi 50%, nhiều người dùng tại Việt Nam đã đổ xô đi mua thẻ cào điện thoại. |
Theo phản ánh của chị Chi, khoảng nửa ngày sau, 2 giao dịch thực hiện qua Vietcombank đồng loạt khớp lệnh. Số tiền chị Chi mua thẻ cào bỗng nhân đôi so với dự tính ban đầu. Với giao dịch qua hệ thống của MBBank, tiền trong tài khoản đã trừ nhưng tiền trên điện thoại vẫn chưa thấy đến.
Trường hợp của chị Chi không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nhiều người dùng di động khác cũng phản ánh tình trạng khó khăn trong việc nạp thẻ vào ngày hôm nay (28/2). Không chỉ xảy ra với ứng dụng của các ngân hàng, tình trạng không thể nạp thẻ cào cũng xuất hiện ở một số ví điện tử.
Hiện tượng lỗi khi nạp thẻ được khá nhiều người dùng phản ánh. |
Theo thông tin từ ví điện tử MoMo, các giao dịch mua mã thẻ hoặc nạp tiền điện thoại của Vinaphone, Mobifone, Viettel trên ứng dụng MoMo không ổn định do hệ thống đối tác chập chờn. Vì cả 3 nhà mạng đều khuyến mãi đồng loạt nên lượng giao dịch tăng đột biến, MoMo cho biết.
Khi phóng viên VietNamNet liên lạc với Viettel Telecom, đại diện nhà mạng này cho biết, kiểm tra trên hệ thống của Viettel, gần như không có tình trạng tắc nghẽn khi nạp tiền vào tài khoản điện thoại.
Điều tương tự cũng được ghi nhận trên hệ thống của Vinaphone. Nhà mạng này còn thông tin thêm rằng, do lường trước nhu cầu nạp thẻ tăng cao, Vinaphone đã tăng số ngày khuyến mãi trong tháng từ 4 lên thành 6 lần để điều tiết lượng giao dịch. Chính vì vậy, hệ thống của Vinaphone không bị nghẽn mạng khi nạp thẻ như thông tin từ phía người dùng.
Các nhà mạng cho rằng sự cố mà người dùng gặp phải có vấn đề bởi hệ thống trung gian thanh toán. Cả Viettel và Vinaphone đều không ghi nhận hoặc ghi nhận rất ít sự cố tắc nghẽn nạp tiền trong hôm nay (28/2). |
Trước thắc mắc về phản ánh của người dùng, đại diện các nhà mạng cho rằng, nhiều khả năng hệ thống của ngân hàng và các ví điện tử gặp vấn đề bởi lượng giao dịch quá lớn.
Nếu không sử dụng hình thức thẻ cào điện thoại, giao dịch nạp tiền của người sử dụng về bản chất bao gồm hai giao dịch. Giao dịch thứ nhất được tiến hành bởi người dùng và bên cung cấp dịch vụ thanh toán. Bên trung gian thanh toán sẽ tiến hành một giao dịch khác với nhà mạng để hoàn tất dịch vụ của mình.
Sự cố nghẽn mạng không được ghi nhận hay ghi nhận với số lượng rất nhỏ từ phía các nhà mạng. Do đó, nhiều khả năng vấn đề chậm thanh toán nằm ở giao dịch bước 1 giữa hệ thống trung gian thanh toán và người dùng.
Đây là điều có thể hiểu được bởi hôm nay là ngày cuối cùng các thuê bao nhận được mức khuyến mãi 50% khi nạp thẻ. Để đảm bảo việc nạp thẻ được thuận lợi, người dùng nên thực hiện các giao dịch trực tiếp với nhà mạng thông qua hình thức nạp thẻ cào hoặc sử dụng các dịch vụ trung gian thanh toán của chính nhà mạng di động.
Trọng Đạt
Ngày cuối cùng được hưởng khuyến mại thẻ cào trên 20%, các nhà mạng ồ ạt khuyến mại, khách hàng cũng tranh thủ nạp tiền để hưởng ưu đãi lần cuối.
" alt=""/>Người dùng kêu trời vì lỗi nạp thẻ, nhà mạng khẳng định không nghẽn