当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Plaza Colonia vs Boston River, 5h00 ngày 27/3: Không dễ cho tân binh 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Kashiwa Reysol vs Albirex Niigata, 12h00 ngày 26/4: Tin vào Kashiwa Reysol
"Ban đầu tôi không quan tâm đến chuyện tuổi của mình, nhưng trong 10 vị trí tiềm năng, khoảng 3-5 vị trí được công ty headhunter (săn đầu người) báo rằng 'độ tuổi không tốt'", Tony cho biết.
![]() |
Nhiều người rơi vào khủng hoảng khi tìm kiếm việc làm mới ở tuổi 35. Ảnh: Sina. |
Năm 2010, khi Tony bước chân vào lĩnh vực công nghệ, hầu hết nhân viên công ty đều trong độ tuổi 25-28. Hơn một thập kỷ trôi qua, lực lượng chính của ngành này vẫn ở độ tuổi 24-28.
Tony cho biết vào năm 2017, có hơn 70 nhân sự ở bộ phận phát triển trò chơi nhưng chỉ có 2-3 người trên 34 tuổi, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và phát triển. Hiện tại, không có ai trong số 200 nhân viên công ty lớn tuổi hơn anh.
Anh nhận thấy một số người như mình dần chuyển sang ngành công nghiệp truyền thống, một số bắt đầu chuyển sang kinh doanh hoặc làm công việc tự do, những người khác chọn khởi nghiệp hoặc đầu tư cổ phiếu.
Theo thống kê, hiện có ít nhất 200 triệu lao động ở độ tuổi 35. Giống như Tony, họ cũng có những nỗi lo lắng về thị trường công việc. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Zhaopin Recruitment cho thấy trên 80% người tìm việc ở độ tuổi ngoài 35 và cao hơn nói rằng tuổi tác là rào cản lớn nhất của họ.
Một người làm trong lĩnh vực công nghệ cho biết công ty sẽ không công khai giới hạn độ tuổi, song "hồ sơ của người trên 35 tuổi hoàn toàn sẽ không được đọc". Điều này không chỉ được áp dụng với nhân viên cấp thấp, một số vị trí quản lý trong công ty thậm chí được yêu cầu dưới 35 tuổi.
![]() |
Đa số công ty muốn tìm kiếm nhân sự trẻ. Ảnh: The Paper. |
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều lao động trên 35 tuổi đã cảm nhận được tác động của nó. "Báo cáo nghiên cứu về các vấn đề việc làm cho người tìm việc ở độ tuổi trung niên và cao tuổi" cho thấy trong khoảng tháng 2-9/2020, số người tìm việc từ 35 tuổi trở lên đăng hồ sơ trên nền tảng Zhilian đã tăng 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với những người thuộc tầng lớp trung lưu, cảm giác khủng hoảng tuổi 35 ập đến không chỉ khi mất việc, mà còn bởi rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" - muốn thoát khỏi vị trí thấp ở nơi cũ nhưng không dám rời đi vì cuộc chiến tìm việc quá khó khăn.
Vừa đi làm, vừa lo lắng chuyện nội trợ, Xiao (nhân viên thuộc doanh nghiệp nhà nước) cảm thấy mình bị hạn chế nhiều mặt. "Sau 35 tuổi, thể lực và tinh thần đều kém hơn trước rất nhiều, mấy năm liền tôi không được thăng chức. Nhìn những người trẻ tuổi đến sau không ngừng được thăng chức, tôi cảm thấy rất lo lắng".
Jenny, chủ một công ty khởi nghiệp về công nghệ, dùng từ "nguy hiểm" để mô tả những người đến tuổi 35 vẫn chưa được thăng chức. Bà cho rằng những người này rất dễ bị thay thế và sa thải, đồng thời việc thay đổi công việc cũng khó vì họ ít năng lượng hơn.
"35 tuổi vẫn chưa được thăng chức chứng tỏ kỹ năng của họ có vấn đề gì đó", phó giám đốc nhân sự của một công ty thẳng thắn nói.
Christy, hiện là giám đốc một công ty săn đầu người, cũng cho rằng: "Nếu không thể đạt được nhiều thành tựu trước tuổi 35, người đó được định nghĩa là có sự nghiệp kém phát triển".
Nhà hoạch định nghề nghiệp Chen Siwei cho biết về khả năng thăng tiến, rất ít công ty đặt ra giới hạn độ tuổi nghiêm ngặt, nhưng với nhân viên trên 30 tuổi vẫn không được lên chức, họ sẽ cắt giảm lương dưới nhiều hình thức hoặc cân nhắc sa thải.
Theo Zing
Khác xa phim ảnh, người trẻ xứ kim chi phải làm lụng cần mẫn và chắt bóp chi tiêu với hy vọng mua nhà riêng ở thủ đô Seoul. Song, đó dường như là điều không tưởng.
" alt="'35 tuổi chưa được thăng chức chứng tỏ họ có vấn đề gì đó'"/>Ngày 4/4, khi đi đón dâu thì đoàn nhà trai này đã đi nhầm vào một gia đình khác cũng đang tổ chức lễ ăn hỏi trong cùng một ngôi làng ở miền trung Java.
Khi chú rể và đoàn nhà trai đang trao quà cho gia đình cô dâu thì có người phát hiện ra họ đã vào nhầm nhà.
Chú rể sau đó đã phải xin lỗi gia đình “cô dâu” và tìm đến đúng địa điểm mà mình cần đến.
Một tình huống dở khóc dở cười khác cũng diễn ra trong một đám cưới ở nước này mới đây. Vào ngày 2/4, trong khi hầu hết quan khách đều ăn mặc chỉnh tề thì chính chú rể lại xuất hiện trong đám cưới của mình với chiếc quần đùi, cánh tay và một số bộ phận khác trên cơ thể cũng bị băng bó.
Bức ảnh anh ta ngồi trên chiếc ghế bành bên cạnh cô dâu mặc bộ trang phục lộng lẫy đã được lan truyền rộng khắp trên mạng xã hội Indonesia.
Trước thắc mắc của nhiều người, cô dâu cho biết, chú rể vừa trải qua ca phẫu thuật bả vai ngay trước khi vào lễ đường. Hoá ra cách đó 4 ngày, anh bị ngã xe máy.
Xem thêm video: Cô dâu vừa bán thuốc vừa tổ chức hôn lễ
Đăng Dương(Theo Asia One)
Đôi khi những câu chuyện xảy ra ngoài đời thật có tình tiết còn kịch tính hơn cả các bộ phim truyền hình chúng ta từng xem trên màn ảnh nhỏ.
" alt="Chú rể suýt lấy nhầm vợ vì Google chỉ nhầm đường"/>Dịch bệnh khiến mọi vấn đề trong xã hội trở nên tiêu cực, công việc, học tập, vui chơi… mọi thứ dường như đều bị ngưng trệ. Không ít người vì dịch bệnh mà buồn chán khi cứ phải quanh quẩn suốt ở nhà.
Nhưng bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ tận dụng thời gian này để học thêm kỹ năng, tìm ra được những sở thích thú vị mới mẻ cho bản thân.
Theo chia sẻ của bạn Nông Thị Như Phương (22 tuổi), sinh viên năm 3 trường Đại học Hoa Sen TPHCM, vì đây không phải đợt dịch đầu tiên nên bạn cũng đã quen với việc bị "xích chân" tại nhà.
![]() |
Tuy vất vả, nhưng chăm sóc những chú mèo tạo ra rất nhiều niềm vui cho Phương những ngày giãn cách. (Ảnh NVCC). |
Những lần trước, Như Phương luôn thấy bí bách, buồn chán khi phải ru rú ở nhà vì cô nàng có sở thích "thả neo" mỗi ngày ở các quán cafe. Nhưng lần này, Phương đã tìm cho mình được nhiều việc để làm hơn sau những giờ học online.
Tuy là một người biết nấu ăn, nhưng Phương lại không hay nấu ăn ở nhà mà thường xuyên sống cảnh "cơm hàng cháo chợ" vì đi học đi làm nhiều và… lười.
![]() |
Bữa cơm nhà mà Phương chuẩn bị cho mình và những người bạn cùng phòng. (Ảnh NVCC). |
Nay có dịp ở nhà dài hạn, cô sinh viên bắt đầu trổ tài "đầu bếp" của mình bằng 3 bữa cơm nhà mỗi ngày. Thậm chí cô nàng còn tìm tòi thêm những công thức nấu ăn mới, thử sức với những món lạ, độ khó cao hơn mà trước nay chưa từng nấu.
"Trước giờ em chỉ nấu các món ăn với cơm thông thường thôi chứ chưa làm bánh bao giờ. Nhưng dạo này rảnh quá nên em có học thêm làm bánh như bánh kem nè, hay panna cotta chanh dây nè! Mấy lần đầu có hơi fail (hỏng - PV), có khi bánh bị cháy nữa, nhưng mà vui! Giờ bánh em làm cũng ngon lắm rồi nha!", Như Phương vui vẻ chia sẻ.
![]() |
Thời gian ở nhà nhiều, Như Phương thay đổi từ rèm cửa, bàn ghế, giường nệm... để biến căn phòng của mình thành một studio phục vụ việc chụp ảnh sống ảo. (Ảnh NVCC). |
Ngoài nấu ăn, thời gian này Phương còn chăm chút cho căn chung cư nhỏ của cô và người bạn ở cùng. Ngày trước nếu chỉ nuôi một chú mèo nhỏ xinh thì nay thành viên mèo trong gia đình đã tăng lên thành 5 bé. Tuy việc chăm sóc có hơi vất vả nhưng cuộc sống mùa dịch của cô gái trẻ lại rất vui vẻ và thú vị.
Niềm vui có ở quanh nhà
Bên cạnh việc đã quen với việc giãn cách, các bạn trẻ còn ý thức được rõ hơn sự nghiêm trọng của dịch bệnh và tầm quan trọng của việc cách ly nên thay vì than thở, chán nản, đa số các bạn đều tìm cách thích nghi khi sống trong mùa dịch.
Bạn Võ Hoàng Nhân (20 tuổi), sinh viên năm 2 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ: "Đợt giãn cách đầu tiên em chỉ có ở nhà, hết ăn rồi ngủ, xem TV rồi lướt facebook, buồn chán khủng khiếp luôn! Nhưng mà lần này thì cuộc sống tại gia của em thú vị hơn nhiều nhờ em trồng cây, chăm hoa".
![]() |
Lần đầu trồng cây, Hoàng Nhân chờ mòn mỏi nhưng vẫn không thấy cây cà chua xuất hiện, mặc dù anh chàng đã gieo hạt cả tháng trời. (Ảnh NVCC). |
Trò chuyện cùng PV, Hoàng Nhân cho biết, những ngày đầu trồng cây, anh chàng gặp khá nhiều khó khăn, mua cây con về trồng thì vài ngày đã "ngủm" mà mua hạt giống về trồng thì chờ mãi chẳng thấy cây "ló" đầu lên.
Sau những thất bại ấy, có lúc chàng trai trẻ đã nản chí muốn bỏ, nhưng nhờ sự động viên và hướng dẫn tận tình từ mẹ mà Nhân đã rút được kinh nghiệm cho bản thân. Bên cạnh đó, Nhân cũng lên mạng, tìm hiểu cách trồng cây bài bản, học hỏi thêm kinh nghiệm mà người khác chia sẻ. Cuối cùng, anh chàng cũng thành công với 3 chậu cây đầu tiên của mình.
![]() |
Sau khi tìm hiểu kỹ càng, Nhân đã thành công với ba chậu cây đầu tiên là phát tài, sống đời và cúc tana. (Ảnh NVCC). |
"Sáng em dậy sớm, ra tưới cây, pha thêm ly cà phê ngồi nhâm nhi. Em có cảm giác như mình già hơn chục tuổi vậy, thấy mình chững chạc hẳn luôn. Nhưng em thích vậy, cảm giác mấy cái cây mình trồng nó lớn, rồi có hoa, hoa từ búp nhỏ nở bung ra… sướng kinh khủng".
Theo chia sẻ của Nhân, dịch bệnh là điều không ai mong muốn, nhưng khi sự việc đã xảy ra, mỗi người không nên quá bi quan mà điều cần thiết là vẫn phải giữ được sự lạc quan, vui vẻ trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Nếu giữ được tinh thần như vậy, việc ở nhà tránh dịch sẽ không còn là nỗi sợ nữa mà là cơ hội để chúng ta có thời gian cho bản thân mình, thực hiện những điều mới mẻ và thú vị mà ngày bình thường không để ý.
Theo Dân Trí
Để tránh nhiễm Covid-19, có những người nhiều tiền sẵn sàng mua đảo không có người ở hoặc vùng đất ở bên sườn núi tạo dựng cuộc sống riêng.
" alt="'Trốn dịch' ở nhà, nhiều bạn trẻ thành nông dân, đầu bếp"/>Nhận định, soi kèo Osasuna vs Sevilla, 00h00 ngày 25/4: Kéo dài mạch thắng lợi
Từ lâu, anh Nguyễn Xuân Hiệp (SN 1979, trú phường An Đông, TP Huế) không chỉ được biết đến là một doanh nhân trẻ mà còn được nhiều người nhắc đến với thái độ cảm phục vì các hoạt động thiện nguyện.
![]() |
Chân dung vị giám đốc doanh nghiệp (bên trái) dùng mạng xã hội giúp người nghèo. |
Là giám đốc của một công ty kinh doanh xăng dầu ở Thừa Thiên Huế, từ nhiều năm trước anh Nguyễn Xuân Hiệp đã bén duyên với công tác từ thiện.
Lúc ấy, anh thường tổ chức quyên góp những vật dụng như chăn, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cho bà con ở các xã miền núi thuộc huyện A Lưới.
![]() |
Gần 10 năm hoạt động từ thiện, anh Hiệp và nhóm bạn kêu gọi giúp đỡ hàng trăm mảnh đời bất hạnh. |
Về sau, thấy nhiều người nghèo khổ không có đủ tiền để an táng cho người thân, anh đã đứng ra tổ chức quyên góp tiền mua quan tài và xây mộ cho người nghèo.
Nhiều người vẫn bảo, Hiệp có cách làm từ thiện “có một không hai” và không phải ai cũng làm được.
Mỗi lần có trường hợp khốn khó, anh Hiệp và nhóm bạn đến tận gia đình của họ, sau đó kêu gọi “Trợ giúp tiền mua quan tài và chi phí mai táng” trên trang Facebook cá nhân để kêu gọi bạn bè, cộng đồng ủng hộ.
“Người ta vẫn bảo mạng xã hội là thế giới ảo nhưng tôi lại tìm được giá trị thật ở đó. Phải nói là tôi đã phải rất “nhẵn mặt” để suốt ngày lên mạng xã hội xin tiền cho người nghèo.
![]() |
Anh Hiệp và nhóm thiện nguyện kịp thời giúp đỡ các hoàn cảnh nghèo khó. |
Nhiều năm làm công tác thiện nguyện, đã có hàng trăm trường hợp được tôi kêu gọi và cộng đồng giúp đỡ với hàng tỷ đồng.
Trung bình mỗi tháng, tôi kêu gọi giúp đỡ cho 5 -7 trường hợp. Mỗi trường hợp ít nhất cũng 20 triệu đồng, có trường hợp nhiều, gần 1 tỷ đồng”, anh Hiệp chia sẻ.
Kỷ niệm khó quên
Khi “nhẵn mặt” làm từ thiện thông qua mạng xã hội, nhiều người vẫn nói với anh Hiệp rằng, hoạt động từ thiện xuất phát từ cái tâm của mình nhưng luôn có hai mặt. Khi làm tốt thì được xã hội, mọi người đón nhận nhưng chỉ cần một sai sót nhỏ, người làm có thể sẽ mang tiếng cả đời.
Hiệp bảo, anh không sợ những điều tiếng bởi theo anh, chỉ cần làm việc có tâm và minh bạch mọi nguồn ủng hộ thì sẽ được mọi người đồng hành, hỗ trợ.
![]() |
Anh Hiệp cùng nhóm bạn trao tiền ủng hộ cho gia đình em Thuận. |
Để làm tốt điều này, sau mỗi lần đăng tải các trường hợp gia đình khốn khó cần giúp đỡ, anh Hiệp cũng đăng công khai trạng thái biến động tài khoản và danh sách các nhà hảo tâm ủng hộ.
Sau khi “chốt” được số tiền ủng hộ, anh Hiệp cùng nhóm bạn đến tận những gia đình này, trao trực tiếp tiền mặt và đăng bài cảm ơn, công khai danh sách các nhà hảo tâm.
“Làm từ thiện cũng có những niềm vui, nỗi buồn và nhiều kỷ niệm khó quên”, vị giám đốc tâm sự.
Anh Hiệp nhớ nhất chuyện một mạnh thường quân ủng hộ 100 nghìn đồng nhưng lại chuyển nhầm lên thành 100 triệu đồng.
Anh Hiệp cho biết, giữa tháng 8/2020, anh và nhóm bạn nhận được tin em Nguyễn Đình Thuận (SN 2003, trú phường Kim Long, TP Huế) trên đường đi học về thì không may bị tai nạn, tử vong.
Em Thuận có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn khi mẹ mất lúc em 6 tuổi, do cuộc sống nghèo khổ nên bố em đi làm xa. Thuận ở với ông bà nội trong căn nhà cấp 4 rách nát.
Ngay sau khi biết tin, anh Hiệp cùng nhóm thiện nguyện đến gia đình tìm hiểu hoàn cảnh và đăng bài kêu gọi ủng hộ trên Facebook. Chỉ ít ngày sau, trường hợp của em Thuận được cộng đồng mạng giúp đỡ số tiền gần 146 triệu đồng.
Điều bất ngờ là khi anh Hiêp cùng nhóm thiện nguyện vừa trao tiền cho ông bà nội em Thuận thì nhận được phản hồi của chị Đặng Thị Minh (trú tại Quảng Bình) về việc chị chuyển nhầm tiền ủng hộ em Thuận từ 100 nghìn đồng thành 100 triệu đồng.
![]() |
Anh Hiệp hoàn lại tiền cho nhà hảo tâm sau sự cố người này chuyển nhầm. |
“Chị Minh có gửi hồ sơ sao kê của ngân hàng về việc chuyển tiền để chứng minh sự nhầm lẫn này. Chúng tôi cũng đến ngân hàng kiểm tra và xác thực chị Minh có chuyển 100 triệu đồng để ủng hộ. Tuy nhiên, giờ tiền đã trao cho gia đình họ rồi, mở lời để xin lại không phải là dễ”, anh Hiệp nhớ lại.
Điều may mắn, sau khi nghe anh Hiệp và đoàn thiện nguyện trình bày “sự cố” hy hữu này, ông bà nội của em Thuận đã không chút đắn đo, xin được hoàn trả 100 triệu đồng cho nhà hảo tâm.
“Khi tìm hiểu kỹ hơn về hoàn cảnh của em Thuận, chị Minh đã đổi ý. Theo đó, từ việc ủng hộ 100 nghìn đồng chị đã gửi tặng gia đình em Thuận 10 triệu đồng.
Chính vì vậy, chúng tôi chỉ phải chuyển trả cho nhà hảo tâm 90 triệu đồng. Đây là kỷ niệm khiến tôi nhớ mãi”, anh Nguyễn Xuân Hiệp tâm sự.
Cũng như anh Hiệp, mặc dù sự việc đã diễn ra gần 1 năm nhưng chị Đặng Thị Minh vẫn nhớ như in.
Thời điểm đó, chị thấy anh Hiệp đăng lời kêu gọi trên Facebook để xin tiền mua quan tài và mai táng phí cho em Thuận.
“Của ít lòng nhiều, tôi muốn đóng góp chút ít hỗ trợ gia đình em Thuận nhưng khi chuyển tiền, tôi lại bấm nhầm thành 100 triệu đồng. Sau đó, tôi được anh Hiệp và gia đình em Thuận hoàn trả.
Sau kỷ niệm đáng nhớ, tôi kết nối với anh Hiệp nhiều hơn để ủng hộ một phần kinh phí cho những người khó khăn khác”, chị Minh nhớ lại.
Quang Thành
(Còn nữa)
7 năm qua, cụ Vàng cùng con gái mua vải về cắt, may chăn, quần áo rồi giao cho các hội từ thiện, để gửi tặng người nghèo, người lang thang trên đường mỗi đêm.
" alt="Vị doanh nhân của những cảnh đời ‘chết không có quan tài’"/>Phía Việt Nam đã đề nghị cảnh sát cùng Bộ Ngoại giao Thái Lan cung cấp thêm thông tin về sự việc, cũng như tạo điều kiện để Việt Nam triển khai các biện pháp bảo hộ công dân.
Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đang liên tục liên hệ với các cơ quan chức năng nước sở tại để kịp thời hướng dẫn gia đình các nạn nhân thủ tục hậu sự khi được phép, bà Hằng nói.
Việt Nam đề nghị Thái Lan cung cấp thông tin về vụ nhóm công dân bị đầu độc