Gần 10 năm làm từ thiện
Từ lâu,ịdoanhnhâncủanhữngcảnhđờichếtkhôngcóquantàtin tức 24 anh Nguyễn Xuân Hiệp (SN 1979, trú phường An Đông, TP Huế) không chỉ được biết đến là một doanh nhân trẻ mà còn được nhiều người nhắc đến với thái độ cảm phục vì các hoạt động thiện nguyện.
Chân dung vị giám đốc doanh nghiệp (bên trái) dùng mạng xã hội giúp người nghèo. |
Là giám đốc của một công ty kinh doanh xăng dầu ở Thừa Thiên Huế, từ nhiều năm trước anh Nguyễn Xuân Hiệp đã bén duyên với công tác từ thiện.
Lúc ấy, anh thường tổ chức quyên góp những vật dụng như chăn, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cho bà con ở các xã miền núi thuộc huyện A Lưới.
Gần 10 năm hoạt động từ thiện, anh Hiệp và nhóm bạn kêu gọi giúp đỡ hàng trăm mảnh đời bất hạnh. |
Về sau, thấy nhiều người nghèo khổ không có đủ tiền để an táng cho người thân, anh đã đứng ra tổ chức quyên góp tiền mua quan tài và xây mộ cho người nghèo.
Nhiều người vẫn bảo, Hiệp có cách làm từ thiện “có một không hai” và không phải ai cũng làm được.
Mỗi lần có trường hợp khốn khó, anh Hiệp và nhóm bạn đến tận gia đình của họ, sau đó kêu gọi “Trợ giúp tiền mua quan tài và chi phí mai táng” trên trang Facebook cá nhân để kêu gọi bạn bè, cộng đồng ủng hộ.
“Người ta vẫn bảo mạng xã hội là thế giới ảo nhưng tôi lại tìm được giá trị thật ở đó. Phải nói là tôi đã phải rất “nhẵn mặt” để suốt ngày lên mạng xã hội xin tiền cho người nghèo.
Anh Hiệp và nhóm thiện nguyện kịp thời giúp đỡ các hoàn cảnh nghèo khó. |
Nhiều năm làm công tác thiện nguyện, đã có hàng trăm trường hợp được tôi kêu gọi và cộng đồng giúp đỡ với hàng tỷ đồng.
Trung bình mỗi tháng, tôi kêu gọi giúp đỡ cho 5 -7 trường hợp. Mỗi trường hợp ít nhất cũng 20 triệu đồng, có trường hợp nhiều, gần 1 tỷ đồng”, anh Hiệp chia sẻ.
Kỷ niệm khó quên
Khi “nhẵn mặt” làm từ thiện thông qua mạng xã hội, nhiều người vẫn nói với anh Hiệp rằng, hoạt động từ thiện xuất phát từ cái tâm của mình nhưng luôn có hai mặt. Khi làm tốt thì được xã hội, mọi người đón nhận nhưng chỉ cần một sai sót nhỏ, người làm có thể sẽ mang tiếng cả đời.
Hiệp bảo, anh không sợ những điều tiếng bởi theo anh, chỉ cần làm việc có tâm và minh bạch mọi nguồn ủng hộ thì sẽ được mọi người đồng hành, hỗ trợ.
Anh Hiệp cùng nhóm bạn trao tiền ủng hộ cho gia đình em Thuận. |
Để làm tốt điều này, sau mỗi lần đăng tải các trường hợp gia đình khốn khó cần giúp đỡ, anh Hiệp cũng đăng công khai trạng thái biến động tài khoản và danh sách các nhà hảo tâm ủng hộ.
Sau khi “chốt” được số tiền ủng hộ, anh Hiệp cùng nhóm bạn đến tận những gia đình này, trao trực tiếp tiền mặt và đăng bài cảm ơn, công khai danh sách các nhà hảo tâm.
“Làm từ thiện cũng có những niềm vui, nỗi buồn và nhiều kỷ niệm khó quên”, vị giám đốc tâm sự.
Anh Hiệp nhớ nhất chuyện một mạnh thường quân ủng hộ 100 nghìn đồng nhưng lại chuyển nhầm lên thành 100 triệu đồng.
Anh Hiệp cho biết, giữa tháng 8/2020, anh và nhóm bạn nhận được tin em Nguyễn Đình Thuận (SN 2003, trú phường Kim Long, TP Huế) trên đường đi học về thì không may bị tai nạn, tử vong.
Em Thuận có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn khi mẹ mất lúc em 6 tuổi, do cuộc sống nghèo khổ nên bố em đi làm xa. Thuận ở với ông bà nội trong căn nhà cấp 4 rách nát.
Ngay sau khi biết tin, anh Hiệp cùng nhóm thiện nguyện đến gia đình tìm hiểu hoàn cảnh và đăng bài kêu gọi ủng hộ trên Facebook. Chỉ ít ngày sau, trường hợp của em Thuận được cộng đồng mạng giúp đỡ số tiền gần 146 triệu đồng.
Điều bất ngờ là khi anh Hiêp cùng nhóm thiện nguyện vừa trao tiền cho ông bà nội em Thuận thì nhận được phản hồi của chị Đặng Thị Minh (trú tại Quảng Bình) về việc chị chuyển nhầm tiền ủng hộ em Thuận từ 100 nghìn đồng thành 100 triệu đồng.
Anh Hiệp hoàn lại tiền cho nhà hảo tâm sau sự cố người này chuyển nhầm. |
“Chị Minh có gửi hồ sơ sao kê của ngân hàng về việc chuyển tiền để chứng minh sự nhầm lẫn này. Chúng tôi cũng đến ngân hàng kiểm tra và xác thực chị Minh có chuyển 100 triệu đồng để ủng hộ. Tuy nhiên, giờ tiền đã trao cho gia đình họ rồi, mở lời để xin lại không phải là dễ”, anh Hiệp nhớ lại.
Điều may mắn, sau khi nghe anh Hiệp và đoàn thiện nguyện trình bày “sự cố” hy hữu này, ông bà nội của em Thuận đã không chút đắn đo, xin được hoàn trả 100 triệu đồng cho nhà hảo tâm.
“Khi tìm hiểu kỹ hơn về hoàn cảnh của em Thuận, chị Minh đã đổi ý. Theo đó, từ việc ủng hộ 100 nghìn đồng chị đã gửi tặng gia đình em Thuận 10 triệu đồng.
Chính vì vậy, chúng tôi chỉ phải chuyển trả cho nhà hảo tâm 90 triệu đồng. Đây là kỷ niệm khiến tôi nhớ mãi”, anh Nguyễn Xuân Hiệp tâm sự.
Cũng như anh Hiệp, mặc dù sự việc đã diễn ra gần 1 năm nhưng chị Đặng Thị Minh vẫn nhớ như in.
Thời điểm đó, chị thấy anh Hiệp đăng lời kêu gọi trên Facebook để xin tiền mua quan tài và mai táng phí cho em Thuận.
“Của ít lòng nhiều, tôi muốn đóng góp chút ít hỗ trợ gia đình em Thuận nhưng khi chuyển tiền, tôi lại bấm nhầm thành 100 triệu đồng. Sau đó, tôi được anh Hiệp và gia đình em Thuận hoàn trả.
Sau kỷ niệm đáng nhớ, tôi kết nối với anh Hiệp nhiều hơn để ủng hộ một phần kinh phí cho những người khó khăn khác”, chị Minh nhớ lại.
Quang Thành
(Còn nữa)
7 năm qua, cụ Vàng cùng con gái mua vải về cắt, may chăn, quần áo rồi giao cho các hội từ thiện, để gửi tặng người nghèo, người lang thang trên đường mỗi đêm.