Có chỗ làm oách, nhưng ít ai biết rằng để trụ lại thủ đô, tối tối tôi phải hì hụi bán sữa chua đến tận nửa đêm. Đọc câu chuyện "3 năm, tôi đang nghèo đi 2 lần!" tôi thấy đồng cảnh ngộ quá. Tôi mới ra trường và đi làm được 2 năm, nhưng trong 2 năm ấy tôi thấy mình nghèo đi 5,6 lần ấy chứ.
Các tin liên quan |
"3 năm, tôi đang nghèo đi 2 lần!" Vợ triệu phú bất động sản xoay xở với thu nhập 7 triệu/tháng Thu nhập 10 triệu, chỉ dám mua bỉm thanh lý, quần áo "sida" |
Hồi còn sinh viên, cách đây tầm hơn 2 năm thôi, tôi ở trong kí túc xá, tiền nhà đóng 1 cục cả kỳ, mỗi tháng mẹ gửi cho 1 triệu cả tiền ăn và tiêu vặt. Cộng với tiền lương đi gia sư 900 ngàn mỗi tháng, cả thảy tôi có 1,9 triệu. Ấy thế mà tôi vẫn sống khỏe re, vẫn có tiền mua sắm quần áo mới, thỉnh thoảng đi du lịch với bạn bè cùng lớp nữa.
|
Ngày càng nhiều người trẻ đi bán trà đá. (Ảnh: VTC News) |
Theo ý nguyện của bố mẹ, vừa ra trường là tôi thi vào làm công chức của một cơ quan trực thuộc một bộ. Chỗ làm “oách” nhưng nói đến lương thì nản hẳn. Lương khởi điểm năm đầu tập sự chỉ được hưởng 85%, tháng tháng lĩnh đều 2 triệu đồng chẵn. Hết tập sự được lĩnh 100% lương, tháng tháng lĩnh 2,4 triệu có lẻ vài đồng. Với số tiền ấy, chỉ đủ xăng xe, tiền ăn trưa và thỉnh thoảng mời các chị cùng phòng cốc cà phê. Mỗi tháng mẹ vẫn phải “dúi” thêm cho 1 triệu trả tiền thuê nhà.
Từ ngày đi làm, kiếm ra tiền, cuộc sống lại khó khăn hơn cái thời “ăn bám” mới lạ. Hồi Tết về, ai cũng nghĩ tôi đi làm ở cơ quan to thế, chắc thưởng Tết phải to lắm, mẹ muốn lấy mặt với họ hàng cũng nói đại ý nó được tháng lương thứ 13, 4 -5 triệu gì đó. Ai biết rằng tiền thưởng Tết của tôi chỉ được có 2 trăm ngàn, đến tôi cũng sững sờ. Tôi phải vay tiền bạn để mừng tuổi ông bà, bố mẹ, em trai và một đàn em nhút nhít của cô dì chú thím nữa. Ra Tết là nợ ngập đầu.
Tình hình căng quá, tôi phải cắt giảm mọi chi tiêu. Đầu tiên là quyết định chuyển đến ở ghép với 3 người lạ hoắc, ở chật nhưng được cái nhà gần cơ quan nên đi lại đỡ tốn xăng. Khoản ăn uống cũng tiết kiệm kha khá bởi trưa về ăn cơm đỡ tiền ăn quán, đỡ cả tiền cà phê cà pháo, lại được chợp mắt một lúc nên khỏe re.
Bà chủ nhà có cô con gái mở quán bán sữa chua mít, cần người phục vụ buổi tối. Mình làm công chức, chẳng lẽ lại đi bán sữa chua? Sau một vài đêm vắt tay lên trán cân nhắc, tôi quyết bỏ qua sĩ diện để kiếm tiền. Giờ đây, mỗi tháng tôi cũng có 2 triệu tiền làm thêm, hơi vất vả một chút nhưng đỡ phải chìa tay xin tiền mẹ.
Thời buổi kinh tế khó khăn, tôi hiểu rằng, có việc làm đã quý, dù công việc chân tay hay đầu óc, miễn sao lương thiện, kiếm tiền bằng sức lao động của mình thì tôi sẽ làm. Và biết cách chi tiêu hợp lý thì đồng lương có còi đến đâu chúng ta vẫn cứ trụ được!
Độc giả Thu Trang
Bạn nghĩ gì về câu chuyện này? Bạn có thể chia sẻ câu chuyện của mình theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc email: [email protected]! Trân trọng cảm ơn! |
" alt="Sáng làm công chức, tối bán sữa chua"/>
Sáng làm công chức, tối bán sữa chua
Trước khi lấy chồng, tôi thường được nghe những câu chuyện “kinh hoàng” củamấy chị cùng cơ quan khi phải ở chung nhà với bố mẹ chồng. Những câu chuyện ấy,nghe xong tôi thường bỏ ngoài tai, vì đúng thực tôi không tin lắm. Không biết cóphải vì tôi quá non, quá ngây thơ hay không mà tôi luôn nghĩ, đã là vợ chồng,mình coi bố mẹ chồng là bố mẹ thì có bố mẹ chồng nào nỡ đối xử với con dâu tệbạc.
Và cũng vì luôn tin vào những điều tốt đẹp như thế nên khi lấy chồng, tôi đãmột mực nói với chồng rằng chúng mình sẽ về ở với bố mẹ khi được anh hỏi em muốnở đâu (dù lúc đó chúng tôi hoàn toàn có thể ở riêng và bố mẹ cho thoải mái lựachọn).
Bố mẹ chồng tôi đều đã 70, sức khỏe yếu nhưng khi biết tôi mang bầu, hai ôngbà dường như không cho tôi làm bất cứ việc gì. Sáng, hai vợ chồng ngủ đến 8h dậyrồi đèo nhau đi làm, tối chúng tôi trở về thì cơm đã dọn sẵn, hai ông bà đã ănxong và lên phòng nghỉ. Chưa hết, tôi có thói quen mang cơm trưa đi làm nên ôngbà luôn dậy sớm, đi chợ và nấu đồ ăn chuẩn bị sẵn cho tôi. Bữa cơm hôm nào cũngcó rất nhiều món, mỗi thứ 1 tí nhưng bày đầy cả mâm, hôm nào trên mâm cũng có7-8 món. Bố mẹ tôi cũng không cho tôi rửa bát vì sợ tôi lạnh tay và bụng chạmvào thành. Tôi nhớ những ngày mùa đông rét, mẹ vẫn hay tranh rửa bát với tôi. Bàbảo: “Con không được rửa đâu đấy, nước bắn vào bụng lạnh, chạm bụng vào thành,ảnh hưởng đến đứa bé”. Những hôm hai vợ chồng ăn sau, bà nói chồng tôi phải dọndẹp rửa bát cho tôi, không được để vợ làm.
|
Ảnh minh họa. |
Những ngày tôi được nghỉ làm, tôi ngủ đến trưa mới dậy, ăn xong thì nghỉ ngơirồi mẹ rủ tôi đi bộ. Hai mẹ con đi bộ với nhau, tôi ngại không dám nắm taybà. Nhưng bà lại rất chủ động, nắm tay tôi và hỏi con có thích ăn gì không, hỏitôi thích đi đường nào để mẹ dẫn đi…Vừa đi, hai mẹ con vừa nói chuyện. Bà kể chotôi nghe về những người hàng xóm, về bố mẹ và về chồng tôi. Có lần bà còn bảo:Con cứ thoải mái sinh con cho khỏe mạnh, không phải lo gì hết, có gì khó khănthì nói với bố mẹ!”
Cuộc sống vợ chồng cũng không thể tránh khỏi những lúc va chạm. Mỗi lần chúngtôi to tiếng, bố mẹ lại đứng ra bênh vực tôi. Bà bảo với chồng tôi: Mày thử mangbụng bầu hộ vợ xem có khó chịu trong người không? Đàn ông con trai thì phải bỏqua, phải nhường vợ chứ…
Hôm tôi sinh trong bệnh viện, hai ông bà tức tốc đi từ quê lên (tôi sinh sớmhơn dự tính – hôm đó ông bà về quê ăn giỗ), gương mặt tỏ rõ sự lo lắng. Tôi thấyhai ông bà cứ đi ra đi vào rồi hỏi tôi thấy thế nào, muốn ăn gì để bố mẹ mua.Đến khi tôi sinh xong, xuất viện, bố chồng tôi là người đi thanh toán toàn bộviện phí và đảm nhiệm nhiệm vụ hằng ngày hầm chân giò và đu đủ cho tôi ăn.
Cuộc sống cứ thế trôi đi, giờ con trai tôi đã được 16 tháng, tôi không thuêgiúp việc nữa. Hằng ngày, vợ chồng tôi đi làm, hai ông bà ở nhà trông cháu giúp.Bố mẹ chồng tôi nói: Đêm hôm con phải thức trông thằng ku, rồi lại dậy mấy lầnpha sữa nên cứ ngủ đi, khi nào đi làm thì dậy. Và thế là vẫn giữ thói quen cũ,bà dậy sớm vo gạo nấu cháo cho cháu rồi đi chợ mua thức ăn. Còn bố, sau khi quétdọn nhà cửa sẽ nấu cơm (sức khỏe mẹ yếu nên việc gì bố tôi cũng nhận làm, khôngđể mẹ động tay vào việc gì). Ông thường chuẩn bị cơm trưa ngay từ sáng, phần đểcho tôi mang đi làm, phần để buổi trưa hai ông bà ăn, phòng trừ trường hợp cháuquấy quả không nấu được.
|
Ông và cháu. Ảnh: Hồng Ngọc |
Ở nhà, ông bà sẽ cho cháu ăn 2 bữa cháo, 2 bữa sữa và váng sữa, trái cây…Buổi chiều tôi đi làm về, tôi sẽ tắm cho con, cho mình và chơi với con. Tôithường có thói quen tắm xong thì lau nhà, nhưng khi vừa mang cây lau nhà vào đẩythì ông đã bảo trưa nay bố lau cả rồi. Bữa cơm chiều nhiều hôm bố tôi cũng tranhnấu vì ông bảo: bà trông cháu đã mệt rồi, con chơi với con cho bà nghỉ, cả ngàyđi làm con nó nhớ lắm.
Đến quần áo của vợ chồng cái con thay ra, bố cũng thường đi 1 vòng thu gomrồi mang bỏ vào máy giặt. Buổi sáng, khi tôi đi thu cất quần áo, bao giờ cũngthấy mọi thứ đã xong xuôi, thậm chí bố còn gập gọn để sẵn, tôi chỉ việc mang vềphòng và cất vào tủ…
Tôi mang cơm đi làm và kể với mọi người là bố mẹ chồng chuẩn bị cho. Các chịvẫn hay trêu tôi: bố mẹ chồng em đúng là của hiếm, hiếm có khó tìm…
Tôi vẫn nghĩ người già thường khó tính, hay để ý, mình phải lựa, phải khéohơn để đẹp lòng bố mẹ. Và tôi luôn tâm niệm bố mẹ chồng cũng là bố mẹ mình, nàocó bố mẹ chồng nào nỡ đối xử với con dâu tệ bạc nếu con dâu thực tâm coi như bốmẹ đẻ. Có lẽ vì suy nghĩ như vậy nên đến giờ phút này, tôi vẫn không tin nhữngchuyện kinh hoàng về mối quan hệ con dâu với bố mẹ chồng khi sống chung mà cácchị ở cơ quan là sự thật!
Hồng Ngọc
" alt="Bố chồng nấu cơm cho con dâu mang đi làm"/>
Bố chồng nấu cơm cho con dâu mang đi làm