Nỗi sợ “bàn giấy”
Doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với nhiều loại công việc bàn giấy như sao chép dữ liệu,ầnmềmtựđộnghoáRPA–Côngnghệnângcaochấtlượngkinhdoanhchodoanhnghiệsjc hôm nay thu thập và xử lý thông tin, quản lý tồn kho, lao động và tài khoản... Ở những doanh nghiệp tiếp nhận khối lượng dữ liệu khổng lồ mỗi ngày như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ… việc sao chép dữ liệu vốn đơn giản đang trở thành gánh nặng của nhân viên.
Sự đơn điệu, nặng nề khiến nhân viên làm việc gặp nhiều sai sót gây tổn thất không ít cho doanh nghiệp. Chưa kể tới quy trình quản lý và phê duyệt trong doanh nghiệp ngày càng phức tạp với nhiều công đoạn gia tăng làm tốn nhiều thời gian và nhân lực hơn.
Nhiều công ty có dịch vụ chăm sóc khách hàng hoạt động liên tục để giải quyết khiếu nại, phàn nàn nhưng lại sử dụng các phần mềm không tích hợp với nhau khiến nhân viên chăm sóc khách hàng đôi khi phải mở cùng lúc 10 phần mềm chỉ để giải quyết một truy vấn đơn lẻ. Tốc độ xử lý yêu cầu của khách hàng vì thế chậm lại, làm giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Những thực tế này thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp tự động hoá quy trình nghiệp vụ để giảm bớt gánh nặng cho người lao động, tăng hiệu suất công việc với chi phí tối ưu.
Giải pháp phần mềm robot tự động hoá – cứu cánh cho doanh nghiệp
Nhận thức được điều đó, RPA (Robotic Process Automation) – phần mềm robot tự động hoá được biết đến dưới những cái tên như Office Robot, Winactor… đã được nghiên cứu phát triển gần đây để “giải thoát” cho doanh nghiệp đang “mắc kẹt” trong giấc mơ tự động hoá hệ thống nghiệp vụ.
RPA được tạo ra để sao chép dữ liệu tự động giúp kết nối các hệ thống một cách linh hoạt, nhanh chóng ngay sau khi cài đặt với chi phí đầu tư thấp. Nhờ đó, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nâng cấp, thay đổi hệ thống và giảm chi phí nhân sự cho những nghiệp vụ mang tính chất lặp lại, cho phép dịch chuyển nguồn lực cho công việc có tính sáng tạo hoặc mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn.
Phần mềm robot có thể hoạt động liên tục 24/7/365 với tốc độ xử lý nhanh và độ chính xác gần như tuyệt đối. Do đó, thúc đẩy hiệu suất công việc của doanh nghiệp và giúp quản lý rủi ro phát sinh từ sai sót hiệu quả hơn. Mặt khác với RPA, doanh nghiệp còn có thể rà soát quy trình nghiệp vụ, từ đó nhận biết những công đoạn chưa hiệu quả để tổ chức lại hợp lý hơn.