Kèo vàng bóng đá Rayo Vallecano vs Valladolid, 03h00 ngày 8/2: Khách ‘tạch’
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Pachuca, 10h05 ngày 9/2: Sân nhà phản chủ -
Chương trình Mẹ chồng nàng dâutập 204 là câu chuyện của mẹ chồng Nguyễn Thị Hồng (61 tuổi, ở Bình Dương) và nàng dâu Nguyễn Thị Yến Ly (25 tuổi, công nhân công ty may). Nàng dâu nhuộm tóc xanh đỏ ngày ra mắt, mẹ chồng 'nổi đóa'Yến Ly kết hôn và làm dâu ở gia đình bà Hồng được hơn 1 năm.
Lần đầu tiên gặp nhau, bà Hồng rất ngạc nhiên. “Nhìn con dâu tương lai, cô chẳng mê được cái gì cả. Người nhỏ, chỉ được hơn 30kg thôi, tay chân lèo khèo. Tóc nhuộm xanh, nhuộm đỏ, nhuộm vàng. Vợ chồng cô không ưng”, bà chia sẻ với MC Quyền Linh.
Bà Nguyễn Thị Hồng “Tìm hiểu qua 2 năm, dần dần cô thấy em mập lên, đẹp gái ra mới chấp nhận", người phụ nữ này kể tiếp.
Yến Ly cho biết, lần đầu tiên gặp mẹ chồng tương lai cô đã sợ, không dám nhìn vì mẹ rất khó tính. Sau đó, cô cũng vội vã đi nhuộm tóc trở lại để không làm phật ý mẹ của người yêu. "Nhìn thái độ là biết ngay mẹ không ưa mình", Ly chia sẻ.
Khi về làm dâu, bà Hồng nhấn mạnh, do con dâu còn ít tuổi nên có nhiều điều họ không hợp nhau. Ví dụ hai mẹ con đi chợ, mua đồ về nấu ăn, con dâu lại nấu mặn, ông bà ăn nhạt. Thi thoảng Ly rủ mẹ đi chơi, đi mua sắm trong khi bà tiết kiệm mà con dâu phung phí.
Nhiều khi bà Hồng nhờ con dâu làm việc nhưng Yến Ly cứ hứa hẹn rồi không làm. "Mẹ nhờ chặt mấy nải chuối, mang lên lầu cho mẹ. Con dâu cứ nói lát nữa nhưng cuối cùng không làm. Như vậy là không được. Một hôm, nhân nhà sắp có giỗ, tôi nhờ con dâu quét dọn mạng nhện trên bàn thờ, con cũng hứa hẹn rồi không làm", bà Hồng chia sẻ.
Bị mẹ chồng trách móc, Yến Ly lý giải, do công việc quá bận nên khi mẹ sai việc, cô quên mất chứ không dám trốn việc. “Em làm từ 6h sáng đến 9h tối mới về, thời gian đi từ nhà lên công ty mất 45 phút”, Ly chia sẻ thêm.
Biết con vất vả, bà Hồng thường dậy từ 4-5h sáng để nấu đồ ăn cho con dâu ăn sáng, kịp đi làm.
Bà Hồng không vừa ý gì cũng nói ngay chứ không để bụng. Những lời góp ý thẳng thắn của mẹ chồng không làm Yến Ly giận bởi tính cô rất vô tư. Dần dần, nàng dâu này điều chỉnh và có nhiều tiến bộ hơn trong mắt mẹ chồng.
Nàng dâu Yến Ly "Giờ Ly thay đổi hoàn toàn rồi. Đi đâu, về đến nhà là gọi mẹ: "Mẹ ơi, mẹ ăn cơm chưa? Mẹ đang làm gì đấy?", bà Hồng kể. Ngoài ra, cô cũng chủ động lau nhà, rửa chén… giúp mẹ chồng khiến bà vô cùng hài lòng.
Bà Hồng chỉ mong con dâu tiếp tục phát huy những điều tốt đang có để cuộc sống gia đình của họ tốt hơn. Cô dâu Ly cũng mong có con để gắn kết hơn tình cảm gia đình.
Biết mẹ và vợ tham gia chương trình, chồng của Yến Ly cũng chia sẻ: “Trong cuộc sống gia đình, không thể tránh khỏi bất đồng quan điểm giữa mẹ và vợ. Những bất đồng quan điểm đó thường là sự hiểu lầm giữa hai bên. Mình ở giữa, không biết bênh vực bên nào. Mẹ không thể đúng hết được, còn con cũng không thể hoàn hảo.
Nếu mẹ và vợ cãi nhau, mình bênh mẹ sẽ làm tổn thương vợ và ngược lại. Mình không làm như vậy mà tìm cách khuyên giải để hai bên thấu hiểu nhau hơn. Là người ở giữa, mình cũng thường dành những lời tốt đẹp về mẹ và vợ để hai bên yêu thương nhau hơn…”.
Anh cũng nhắn với bà Hồng: “Vì cuộc sống, vợ chồng con phải bươn chải kiếm tiền nên không có nhiều thời gian bên mẹ để quan tâm, hỏi han và động viên. Con mong mẹ hiểu cho chúng con hơn”.
Mẹ nuôi muốn tôi báo hiếu bằng cách trở thành con dâu mẹ
Mẹ tôi đến với cha tôi khi đã ở tuổi lỡ thì còn cha hơn 60 tuổi. Họ có đăng kí kết hôn nhưng trong con mắt gia đình bên nội và những người con riêng của cha, tôi vẫn là đứa trẻ vô thừa nhận.
"> -
Cô bé 11 tuổi bật khóc vì ba mẹ giám sát liên tục: Điều con muốn nói tập 46: Cô bé 11 tuổi tổn thương vì bị bao bọc thái quá, òa khóc vì sợ mẹ giậnThảo My là một cô bé xinh xắn, năng động, dù mới chỉ 11 tuổi nhưng em đã có nhiều hoạt động trong giới giải trí Việt. Hình ảnh gắn liền với Thảo My mỗi khi đi ghi hình là đều có đầy đủ các thành viên trong gia đình bên cạnh. Em chia sẻ, cuộc sống hiện tại có gia đình rất vui, nhưng em không thích được bố mẹ bao bọc quá nhiều.
Thảo My nhớ lại, trong một buổi tổng kết năm học, em được bạn bè rủ đi chơi riêng. Ba mẹ Thảo My ban đầu đã đồng ý cho em được thoải mái đi cùng bạn nhưng sau đó lại theo dõi từ xa khiến cho cô bé cảm thấy không còn được riêng tư. Thậm chí, có lần mẹ Thảo My còn mắng em rằng: "Nếu quét nhà không sạch thì đừng có làm".
Thảo My không muốn bị bố mẹ quyết định cuộc sống của mình quá nhiều. Mẹ lúc nào cũng muốn em phải phục tùng theo mệnh lệnh của mình nhưng những điều đó khiến cho em mất đi sự thoải mái. Thảo My đã cố gắng làm mọi việc theo mọi sự chỉ bảo của mẹ nhưng rất ít khi nhận được sự hài lòng: "Những lúc chọn đồ theo ý thích, mẹ không vui nên con luôn có cảm giác có lỗi với mẹ".
Thảo My tự cho rằng bản thân là người không có chính kiến và không dứt khoát trong mọi chuyện. Điều này có thể là nguyên nhân khiến cho bố mẹ bảo bọc mình một cách thái quá. Đến với Điều con muốn nói, Thảo My lần đầu thổ lộ những tâm sự trong lòng, cô bé khóc nức nở vì sợ rằng mẹ sẽ tức giận khi nghe được những điều này.
Thảo My mang đến chương trình tấm hình về hành trình một chú nhộng trưởng thành, thoát khỏi tổ kén quen thuộc để hoá bướm. Thảo My mong rằng mẹ em sẽ bớt cằn nhằn và cho em có được một khoảng riêng tư trong cuộc sống: “Con như một chú bướm nằm trong kén. Con luôn có gia đình ở bên cạnh nhưng sự bao bọc của ba mẹ dành cho con quá nhiều”.
Sau buổi trò chuyện, chị Ngọc Thảo hứa sẽ dịu lại với con gái. Ngồi phía sau căn phòng bí mật, lắng nghe những điều con gái tâm sự, chị Ngọc Thảo - mẹ của Thảo My tiết lộ em thường thiếu tự tin và quyết đoán từ nhỏ. Bố mẹ thay đổi quyết định vì lo lắng cho con, mặc dù Thảo My chỉ đi uống trà sữa cùng bạn bè nhưng cũng khiến cho người lớn cảm thấy không yên tâm.
Ngày nào chị Thảo cũng mắng Thảo My bởi vì bé hay quên làm những việc bố mẹ, thầy cô giao phó. Là một người chị trong gia đình, bố mẹ muốn Thảo My phải dịu dàng, tươm tất: “Mẹ biết bản thân sai khi lớn tiếng với con. Nếu mẹ nhỏ nhẹ, con sẽ nghe lời hơn. Khi nhìn lại những cư xử, mẹ hứa sẽ thay đổi để cho con thoải mái hơn”.
Lắng nghe câu chuyện, Ốc Thanh Vân cho rằng người lớn thường có những nỗi sợ mông lung nhưng ở tuổi này, bé cần không gian riêng, cần thoải mái với bạn bè. Ốc Thanh Vân tiết lộ chị trang bị cho con trai 9 tuổi một chiếc điện thoại riêng để liên lạc với ba mẹ và một số bạn thân ở trong lớp, cho con làm một số việc trong giới hạn.
Ốc Thanh Vân cũng cho con trai 9 tuổi tự giải quyết một số chuyện trong giới hạn. Sự bảo bọc của cha mẹ vô tình tác động không mấy tích cực đến tính cách của Thảo My. Cô bé không dám lên tiếng hay làm những gì mình thích vì sợ mẹ buồn. Đặc biệt, ở lứa tuổi này, các con hay bị thu hút và cám dỗ bởi những thứ hấp dẫn hơn dẫn đến trì hoãn và quên một số việc. Thay vì trách mắng, phụ huynh nên dùng những lời nói tích cực mỗi khi con xao nhãng.
Theo Tiến sĩ Bùi Hồng Quân, sâu non phải tự “lột xác” vài lần mới có thể trưởng thành hóa bướm. Quá trình này sẽ có những khó khăn thách thức, bản thân con cần sự va vấp, khó làm hài lòng ba mẹ ngay từ đầu. Ba mẹ quá bảo bọc cũng tương như việc lấy đi đôi cánh mơ ước của các con. Ba mẹ giám sát nhưng cần có khoảng cách, tin và trao con quyền tự quyết từ những việc nhỏ nhặt.
Hùng Cường
Cô bé 14 tuổi khao khát bữa cơm gia đình một lần được đầy đủ
Ngọc Ánh - cô bé 14 tuổi mơ ước bữa cơm gia đình đầy đủ thành viên. Em cũng thổ lộ nỗi đau mỗi khi nghe những lời chê bai nhan sắc của mình từ bố mẹ.
"> -
Chị Thanh Hương, có con học lớp 1 ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, kể, hồi tháng 3, trường yêu cầu mỗi học sinh nộp 20 vỏ lon cho phong trào Kế hoạch nhỏ, thời hạn trong ba ngày. Phụ huynh đối phó với 'kế hoạch nhỏ'Vì đã dọn dẹp nhà cửa, lại ngại xin hàng xóm, chị ra quán lẩu gần nhà mua lại 30 vỏ lon nước ngọt để con nộp, thừa chỉ tiêu cô giao. "Giá 30 lon là 15.000 đồng. Thôi bỏ tiền luôn cho đỡ mệt, chứ gom rồi đi xin bao giờ cho đủ", chị kể.
Nhiều trường học ở Hà Nội đang phát động phong trào Kế hoạch nhỏ. Hôm 11/4, một trường THCS ở Hoàng Mai gây xôn xao khi có giáo viên yêu cầu mỗi học sinh nộp đủ 2 kg giấy vụn, em nào thiếu phải gọi phụ huynh mang đến. Còn không, học sinh nộp phạt 50.000 đồng/kg.
Anh Đăng Nguyên, phụ huynh lớp 3 ở Bà Rịa - Vũng Tàu, từng phải giúp con khi lớp phát động phong trào này. Cuối năm ngoái, lớp con anh phát động mỗi học sinh nộp 3 kg giấy, từ ngày 4 tới 7/12. Tuy nhiên, chiều 6/12, cô chủ nhiệm mới báo cho phụ huynh.
Cả anh Nguyên và vợ đều làm văn phòng, việc gom giấy không quá khó khăn nhưng cũng phải mất vài ngày mới đủ. Vì gấp, anh đành ra hàng phế liệu mua để con mang đi nộp.
"Bố mẹ mua giấy của hàng phế liệu, con đem lên trường nộp, cuối cùng vẫn lại bán cho hàng phế liệu, nghĩ cũng buồn cười", anh Nguyên chia sẻ.
Trên các diễn đàn phụ huynh, hàng trăm người nói từng giúp con "đối phó" với những lần làm "kế hoạch nhỏ". Có người bức xúc vì không uống bia, nước ngọt nhưng trường yêu cầu nộp vỏ lon; có trường thì áp đặt định mức giấy vụn, bố mẹ muốn nộp tiền cũng không xong; có trường trách phạt học sinh, tính điểm thi đua...