Nhận định, soi kèo Empoli vs AC Milan, 0h00 ngày 9/2: Khó cho Rossoneri
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Bayern Munich vs Bremen, 02h30 ngày 8/2 -
Dù hậu trường đông người nhưng nhạc sĩ Đức Huy khá thoải mái trong việc thể hiện tình cảm với vợ yêu của mình, đôi lúc còn khiến nhân vật chính ngại ngùng. Ông còn tự sửa lời bài hát cho phù hợp để hát tặng vợ với những câu hát khá dễ thương, tinh nghịch. Nhạc sĩ Đức Huy hát 'Và tôi cũng yêu em' khiến vợ kém 44 tuổi ngại ngùngNhạc sĩ 72 tuổi hát 'Và tôi cũng yêu em' khiến vợ trẻ kém 44 tuổi ngại ngùng. Cô cười tươi có lúc còn làm mặt nũng nịu rất dễ thương. Nhạc sĩ Đức Huy sinh năm 1947. Bà xã ông sinh năm 1991, kém ông 44 tuổi. Năm ngoái, họ đón đứa con thứ 2 là một bé gái. Trước đó, cả 2 có một cậu con trai kháu khỉnh, nay 6 tuổi. Dù ít lộ diện trước công chúng nhưng bà xã Đức Huy từng nhiều lần tới trường quay để ủng hộ và chăm sóc chồng.
Dù ở tuổi 72 nhưng nhạc sĩ Đức Huy vẫn giữ được sự trẻ trung, yêu đời và theo ông bật mí chính là nhờ có tình yêu, những nguồn năng lượng tích cực và sự hạnh phúc. Nam nhạc sĩ đã từng chia sẻ quan điểm của mình về tình yêu được nhiều quý khán giả ủng hộ: "Sự sống thì cần đến tình yêu mà tình yêu như ánh sáng, nó soi sáng hết tất cả mọi thứ, khi có ánh sáng thì tôi nhìn thấy sự vật nó rõ ràng hơn. Tôi muốn mọi người hướng về tình yêu, hạnh phúc".
Ngân An
Nhạc sĩ Đức Huy: 'Chăm con thơ ở tuổi 72, tôi vẫn tràn đầy năng lượng'
Nhạc sĩ "Và tôi cũng yêu em" khẳng định việc chăm sóc con gái một tuổi không căng thẳng, nặng nề như mọi người nghĩ. Ông tự tay làm mọi việc cho con bằng tình yêu và sự hào hứng.
"> -
Big Tech Trung Quốc 'điêu đứng' trước đại dịch và trấn áp từ Chính phủĐứng trước thách thức phức tạp của một cuộc trấn áp, các lệnh phong tỏa do Covid-19 trong nước và lệnh trừng phạt thương mại từ nước ngoài, nhiều doanh nhân trong ngành dường như tỏ ra “ngoan ngoãn” hơn trước quy định từ chính phủ nước này.
Các giám đốc điều hành công nghệ ngừng đăng bài đăng trên mạng xã hội và ẩn bình luận trước đó của họ bao gồm Zhang Yiming, người sáng lập ByteDance, công ty sở hữu TikTok; Jean Liu, Chủ tịch tập đoàn gọi xe khổng lồ Didi Chuxing của Trung Quốc và Wang Xing, người sáng lập ứng dụng giao đồ ăn nổi tiếng Meituan.
Thậm chí, người sáng lập Alibaba, Jack Ma, im ắng đến mức có tin đồn rằng ông có thể đã bị giam giữ.
“Sự khả quan mà tôi nhận thấy bây giờ là Việt Nam, Indonesia, Singapore. Sự năng động của Trung Quốc dường như đã dịch chuyển sang đây”, theo Duncan Clark, người sáng lập công ty tư vấn BDA khu vực Bắc Kinh, Trung Quốc.
Khoảng một thập kỷ trước, lĩnh vực Internet của Trung Quốc rất mạnh về kinh tế khi từng được các nhà đầu tư nước ngoài “chen lấn” để có được một phần của sự bùng nổ di động tại đây.
Các công ty khởi nghiệp “đốt” hàng tỷ USD, khi người tiêu dùng Trung Quốc thích đi xe tiện lợi và rẻ, giao đồ ăn và nhiều ứng dụng khác được trợ cấp nhiều từ vốn đầu tư mạo hiểm.
Gần đây, hàng loạt thông tin cắt giảm nhân sự tại một số công ty Internet lớn của Trung Quốc đã trở thành xu hướng trên mạng xã hội và tâm điểm của các báo cáo truyền thông địa phương.
Các cuộc thảo luận lan rộng đến mức Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đã bất ngờ bình luận công khai về xu hướng tuyển dụng của các công ty. Họ đã gặp Tencent, Alibaba, Baidu cùng những tập đoàn khác và xác định rằng, nhìn chung các doanh nghiệp vẫn tuyển dụng nhiều người hơn số nhân viên bị sa thải kể từ mùa hè năm ngoái.
Chủ tịch Tencent Martin Lau cho biết công ty sẽ tinh giản các mảng kinh doanh không chủ chốt và nhận định tăng trưởng của ngành trở nên “mờ nhạt và không lành mạnh”. Thời gian qua, những người trong ngành quá chú trọng đến tiếp thị, mở rộng, tăng trưởng ngắn hạn và lợi ích của công ty, bỏ qua các yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng bền vững.
Tại Thâm Quyến, chính quyền địa phương sẽ thanh toán 10% hóa đơn tiền điện của các công ty trong tháng này như một cách giảm nhẹ “nỗi đau”.
Trong một cuộc khảo sát với 97 công ty do Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Thâm Quyến thực hiện vào tháng 3, 93% số người được hỏi cho biết họ đang phải chịu những ảnh hưởng kinh tế của đại dịch. Cùng với đó, một số nhà máy báo cáo thiệt hại hàng trăm nghìn USD do bị buộc ngừng sản xuất.
Thời điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng bắt đầu từ tháng 11/2020, khi chi nhánh thanh toán di động Ant Group của Alibaba chứng kiến việc niêm yết công khai của họ bị cơ quan quản lý đột ngột hủy bỏ.
Sự kiện này khiến nhiều nhà điều hành sửng sốt khi Bắc Kinh chọn từ bỏ một đợt IPO bom tấn được cho là lớn nhất trong lịch sử. Đó có thể là hệ quả từ việc lĩnh vực tài chính trực tuyến mở rộng quá mức mà không có quy định.
Bên cạnh đó, mối quan hệ rạn nứt với phương Tây cũng đè nặng lên ngành công nghệ. Các lệnh trừng phạt của Mỹ tiếp tục ngăn chặn hoạt động nghiên cứu và phát triển của Huawei, trong khi môi trường chính trị căng thẳng cản trở doanh số bán hàng của nhiều công ty Trung Quốc tại thị trường quốc tế.
Đồng thời, đại dịch Covid-19 đã tăng thêm thách thức khi chu trình sản xuất của nhiều nhà máy bị đình chỉ trong nhiều tuần trên toàn quốc và công nhân buộc phải ở trong nhà.
Richard Yu, người đứng đầu mảng tiêu dùng và kinh doanh ô tô của Huawei, đã cảnh báo trong một bài đăng trên mạng xã hội vào tháng trước rằng sẽ có khả năng ảnh hưởng lớn dọc theo chuỗi cung ứng nếu hoạt động sản xuất ở Thượng Hải vẫn bị đình chỉ cho đến hết tháng 5.
Vào cuối tháng 4, Cục Thống kê Thâm Quyến báo cáo rằng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng đã giảm 1,6% trong thành phố, lượng xuất nhập khẩu giảm 2,8%.
Một số nhà quan sát, bao gồm Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh dường như đang nới lỏng các quy định trấn áp đối với ngành công nghệ vì những thách thức kinh tế của đất nước.
Thái Hoàng(Theo TWP)
"> -
Làm việc Online: Kiệt sức vì bị theo dõi liên tụcNhiều người lao động ở Trung Quốc kiệt sức khi bị công ty giám sát gắt gao khi làm việc tại nhà. Ảnh: AP.
"Thời gian làm việc kéo dài, bị công ty kiểm soát gắt gao, không có không gian cá nhân... khiến tôi ngày càng mệt mỏi khi làm việc tại nhà", Amy (26 tuổi), nhân viên marketing, nói với QQ.
Amy kể rằng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cô đã bắt đầu làm việc từ xa từ 3 ngày trước. Ban đầu, cô thở phào nhẹ nhõm vì nghĩ rằng có thể ngủ thêm ít phút, ăn mặc thoải mái và không cần trang điểm như khi đi làm nữa.
Nhưng thực tế, Amy vẫn phải dậy sớm, chỉnh đốn đầu tóc và trang phục chỉn chu để tham dự hàng loạt cuộc họp trong một ngày.
"Từ khi làm việc từ xa, tôi phải tham dự 4-5 cuộc họp video mỗi ngày, mỗi buổi lại mất 15-30 phút. Đáng nói, nội dung cuộc họp chỉ là báo cáo công việc vụn vặt mà chúng tôi đang làm, để cấp trên giám sát sự tập trung của nhân viên", cô kể.
Sau vài ngày làm việc tại nhà, Amy cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức vì phải đối phó với hàng loạt buổi họp không cần thiết.
"Tôi thậm chí còn chẳng có thời gian ăn uống đúng bữa, năng suất cũng không có sự cải thiện vì phải tính giờ vào 'điểm danh'. Giờ, tôi chỉ mong được đi làm lại".
Hạ Nhĩ (32 tuổi), nhân viên văn phòng, cũng rơi vào tình huống như Amy. Nhìn nội quy làm việc tại nhà, cô cảm thấy áp lực hơn so với lúc phải lên văn phòng.
"Điều khiến tôi căng thẳng không phải là quy định về thời gian làm việc, mà là việc cấp trên sẽ giám sát chúng tôi từ sáng đến tối qua hệ thống camera. Đó có thể coi xâm phạm quyền tự do cá nhân", Hạ Nhĩ nói.
Nhân viên ở công ty mà Hạ Nhĩ phải bật camera trong 9 tiếng làm việc, ngồi trước màn hình máy tính liên tục. Nếu không có mặt trong vòng 30 phút, họ sẽ lập tức bị trừ lương.
Việc các công ty giám sát nghiêm ngặt nhân viên từ xa gây áp lực lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ. Ảnh: Insider.
Ngoài ra, hệ thống giám sát còn tự ấn định thời gian nghỉ ngơi của người lao động.
"Chúng tôi như những người máy được lập trình. Chúng tôi phải làm việc từ 9h tới 18h, thời gian nghỉ trưa cũng được tính vào ca 9 tiếng. Song, nếu tôi ăn trưa 1 giờ, tôi sẽ phải làm đến 19h để bù thời gian. Nếu thời gian làm ít hơn quy định vì bất kỳ lý do chủ quan hay khách quan nào, chúng tôi sẽ bị trừ tiền".
Từ lúc Thượng Hải (Trung Quốc) bắt đầu phong tỏa, công việc của nhân viên thiết kế Wei Wei (31 tuổi) chuyển từ "996" (làm từ 9-21h, 6 ngày một tuần) sang "007", luôn sẵn sàng xử lý sự vụ 24/7.
Trước đây, anh không thường xuyên phải tăng ca, nếu cần ở lại công ty làm thêm giờ thì sẽ nhận được phụ cấp.
Thế nhưng, kể từ khi thay đổi địa điểm làm việc, anh dần đánh mất khái niệm thời gian cho đời tư và công việc. Wei Wei phải túc trực điện thoại, sẵn sàng giải quyết các vấn đề phát sinh và báo cáo tiến độ cho cấp trên.
Anh thường làm việc tới 0h, tranh thủ ăn uống và nghỉ ngơi. Thậm chí, nhiều đồng nghiệp vẫn gửi báo cáo, trao đổi tiến độ, thậm chí mở cuộc họp sau nửa đêm.
"Tôi không biết nên tách biệt thời gian làm việc, nghỉ ngơi như thế nào khi phải cập nhật liên tục cho các bên. Tôi từng xem nhiều vlogger ghi lại cảnh làm việc từ xa và thấy nhịp sống đó bình thản, từ tốn biết bao. Có lẽ đời thực không như là mơ", anh nói.
(Theo Zing)
Đi làm nhưng không được nhúc nhích: Công ty Trung Quốc yêu cầu nhân viên gửi ảnh chụp trạng thái pin trước khi về, dùng 'đệm thông minh' để theo dõi nhất cử nhất động
Một công ty Trung Quốc đang chìm trong những lời chỉ trích khi yêu cầu nhân viên gửi ảnh chụp màn hình về trạng thái pin điện thoại cho ban quản lý. Mục đích để đảm bảo nhân viên của họ không sử dụng điện thoại trong giờ làm việc.
">