Acer ra mắt 3 Notebook mới
Không giống như các mẫu notebook khác thuộc series này,ắtNotebookmớyua mikami phim cả 3 mẫu mới đều nhắm tới thị trường mục tiêu là các khách hàng bình đân thay vì thị trường sản phẩm cao cấp.
Acer 5536 là chiếc máy tính rẻ nhất trong series sản phẩm, này với giá bán dự tính khoảng 479,99 USD. Máy hỗ trợ màn hình 15,6 inch và xử dụng bộ vi xử lý AMD Athlon 64 X2 Dual-Core cho tốc độ 2.1 GHz. Bên cạnh đó, Ram dung lượng 3GB, bộ vi xử lý đồ họa ATI Radeon HD 3200 cùng ổ đĩa cứng dung lượng 320 GB đều được tích hợp trên máy. Bạn cũng có thể giải trí trên Acer 5536 với ổ đĩa DVD.
Máy cũng được trang bị hệ thống âm thanh Dolby với hai loa stereo và webcam Crystal Eye cho chất lượng hình ảnh cao cùng khả năng ghi hình với độ phân giải 640 x 480 pixel với tốc độ ghi hình 30 hình/giây.
Mẫu notebook tiếp theo của hãng là 7735Z có giá bán khoảng 599,99 USD và màn hình kích cỡ 17,3 inch. Máy sử dụng bộ vi xử lý Intel Pentium T4200 cho tốc độ 2 GHz cùng RAM dung lượng 4GB, bộ xử lý đồ họa của Intel.
Bạn có thể lưu trữ cả một “kho” giải trí trong ổ đĩa cứng của máy dung lượng 250 GB và mở những đĩa phim DVD trên máy.
(责任编辑:Nhận định)
- Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Muangthong United, 19h00 ngày 2/2: Cửa trên thất thế
- Sân khấu “hồi sinh” sau ngày dài giãn cách
Sau một thời gian “đóng cửa” do dịch bệnh Covid-19, sân khấu 2 miền đã rục rịch sáng đèn trở lại để phục vụ khán giả. Trên trang fanpage và poster sân khấu Lệ Ngọc chính thức thông báo lịch tái ngộ khán giả Thủ đô với liên tục các vở diễn: Thị Nở - Chí Phèo, Làm Vua, Dế Mèn, Nước mắt của mẹ,…
Vốn là sân khấu xã hội hoá đầu tiên tại miền Bắc, sân khấu Lệ Ngọc của NSND Lệ Ngọc từ lâu được đánh giá là ăn khách nhất nhì sân khấu kịch phía Bắc. Đơn cử như vở Dế Mèn, vở Làm Vua được dựng và công chiếu đầu năm 2021. Sau khi công chiếu, 2 vở diễn này trở thành “hiện tượng” sân khấu. Chỉ sau 10 ngày công diễn với hơn 20 đêm diễn liên tục không một hàng ghế trống.
Vở kịch "Dế mèn" phóng tác từ "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài
NSND Lệ Ngọc cho biết, một năm sân khấu vẫn dựng từ 3 - 5 vở. Năm 2021 chống dịch đầy khó khăn, sân khấu bà vẫn dựng thành công hơn 6 vở phục vụ khán giả khắp cả nước.
Trong tình hình dịch Covid-19, NSND Lệ Ngọc tự tin khẳng định bản thân không lạc quan thái quá vì biết mình đang đi đúng hướng. Bà tin chắc rằng sân khấu Lệ Ngọc ra vở nào sẽ cháy vé vở đó.
Khắt khe từ khâu lựa diễn viên, chọn kịch bản
Giữa sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình giải trí, nghệ thuật. Sân khấu muốn thu hút khán giả ắt hẳn phải hiểu thị hiếu người thưởng thức. Giống như cách nói của NSND Lệ Ngọc, món ăn đó phải được bày biện đẹp mắt và đồ ăn phải chất lượng. Với kinh nghiệm hơn 43 năm làm công tác quản lý, NSND Lệ Ngọc hiểu khán giả đang mong chờ điều gì từ mình.
Theo NSND Lệ Ngọc, vở “Thị Nở - Chí Phèo” dù đã làm hơn 200 đêm diễn mà khán giả vẫn đòi xem. “Vở cứ ra là cháy vé. Mọi người hỏi tôi vì sao cháy vé, tôi đùa rằng: “Mỗi người đến xem đều được đưa tiền đi taxi và về ăn phở”, NSND Lệ Ngọc chia sẻ.
NSND Lệ Ngọc thể hiện nét diễn duyên dáng, tài tình khi thể hiện Thị Nở trong vở Thị Nở- Chí Phèo
Công thức hút khách tại sân khấu Lệ Ngọc đến từ sự đa dạng và phong phú trong các chủ đề, không khu biệt đối tượng khán giả. Đơn cử như “Dế Mèn”, “Thị Nở- Chí Phèo” là vở lấy từ chất liệu văn học, “Làm Vua” lấy từ chất liệu sử học, "Sự tích Bà Chúa Ba" chất liệu sử thi, “Cuộc chiến COVID” lấy chất liệu từ thời cuộc đương đại; vở "Sự tích Bà Chúa Ba" (tác giả: Lệ Dung, đạo diễn NSND Lê Hùng) lại nói về đề tài lịch sử tâm linh…
Tựu chung, các vở diễn toát lên tinh thần “dấn thân” của một đơn vị sân khấu tư nhân có phần sinh sau nở muộn. Giới chuyên môn đánh giá cao sự bứt phá của một sân khấu xã hội hoá phía Bắc dám vươn mình ra ngoài khuôn khổ truyền thống, cố hữu lâu đời.
Bên cạnh đó, NSND Lệ Ngọc tôn sùng giá trị nghệ sĩ “độc tôn”. Quan điểm của bà khi chọn diễn viên phải đậm đặc kịch nói, vì kịch nói phải tròn vành rõ chữ, thể hiện một cách bản lĩnh, trí tuệ khi đứng trực tiếp trước đám đông, khác với các con đi diễn phim trên truyền hình được quay nhiều lần, được sửa công nghệ, đấy là sức hút của sân khấu vì được tiếp xúc trực tiếp với khán giả vì thấy họ khóc, cười.
Sự thành công của một sân khấu có tuổi đời non trẻ một phần đến từ yếu tố người lãnh đạo. Không thể không kể đến đóng góp quan trọng của nghệ sĩ Văn Hải, Giám đốc sản xuất, chỉ đạo nghệ thuật của hàng loạt vở diễn gây sốt tại sân khấu Lệ Ngọc. Ông cũng gây ấn tượng mạnh khi có duyên với vai diễn “làm vua”. Sự tinh quái ở nghệ sĩ Văn Hải bên cạnh lối diễn là vai trò sản xuất. Trong cách chọn vở diễn, ông luôn khó tính. Tiêu chí chọn vở sẽ là những gì thuần Việt nhất. Nghệ sĩ Văn Hải cho rằng, vở thuần Việt là bản sắc văn hoá cái cốt lõi của sân khấu Việt Nam.
Nghệ sĩ Văn Hải, Giám đốc sản xuất, chỉ đạo nghệ thuật sân khấu Lệ Ngọc
Hiện hai vở Thị Nở- Chí Phèo và Làm Vua hiện tại đang được sân khấu Lệ Ngọc đem tham dự Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hoá và cục nghệ thuật, Hội nghệ sĩ sân khấu tổ chức tại Hải Phòng. Các vở diễn ăn khách như Dế Mèn, Nước mắt người mẹ cũng được khai thác tại sân khấu Lệ Ngọc trong tháng 11 tới đây tại Hà Nội.
Có thể khẳng định, thành công của một sân khấu xã hội hoá hàng đầu miền Bắc là minh chứng cho việc thích nghi và đổi mới sẽ là cách duy nhất để sân khấu luôn sáng đèn.
Doãn Phong
" alt="Sân khấu Lệ Ngọc tái ngộ khán giả Thủ đô" />Sân khấu Lệ Ngọc tái ngộ khán giả Thủ đô Nhiều người tranh thủ đổ đầy bình trước thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu ngày 11/3. Sáng 11/3, anh Nguyễn Thành Trung - một tài xế taxi công nghệ tại Hà Nội đã mang chiếc Toyota Vios của mình đi xếp hàng ở một cây xăng trên đường Nguyễn Trãi. Chiếc xe lúc đó đã cạn xăng nên khi đổ đầy bình, anh Trung đã trả hết 1,05 triệu đồng.
“May là tôi đi sớm chứ để đến tối mới đổ thì giá xăng đã gần 30 nghìn/lít rồi. Xe của tôi 42 lít, đổ đầy sẽ phải hết đến 1,2 triệu. Tranh thủ đi đổ sớm là tiết kiệm ngay được 3-4 bát phở rồi”, anh Trung hồ hởi chia sẻ.
Cũng giống như anh Trung nhưng trường hợp của anh Vũ Xuân Nam (45 tuổi, trú ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) còn tiết kiệm được nhiều “bát phở” hơn. Chiếc BMW X6 anh đang sử dụng có bình xăng tới 83 lít, thế nên việc nhanh chân đổ xăng trước giờ “G” giúp anh đỡ mất thêm gần 300 nghìn đồng.
Tuy vậy, không ít người tỏ ra tiếc nuối vì bận công việc hoặc không để ý đã chưa kịp đổ xăng tại thời điểm giá cũ.
Sáng 12/3, anh Dương Trung Kiên (37 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) đang sử dụng chiếc Chevrolet Captiva đi đổ xăng khi trên đường về quê Quảng Ninh. Như thường lệ, anh bảo với nhân viên đổ đầy bình nhưng tá hoả khi được thông báo tiền xăng là 1,9 triệu. Trong khi thường ngày, anh cũng đổ đầy như vậy mà chỉ hết khoảng 1,6-1,7 triệu.
“Đầu tiên tôi tưởng nhân viên cây xăng đã nhầm và thắc mắc, nhưng nhân viên này bảo xăng tăng giá từ hôm qua lên gần 30 nghìn/lít rồi, lúc đó tôi mới biết và tiếc tiếc vì không đi đổ sớm hơn”, anh Kiên chia sẻ.
Kỳ điều chỉnh ngày 11/3 đã là lần tăng giá thứ 6 liên tiếp của mặt hàng xăng dầu trong nước. Nếu tính từ đầu năm đến nay, xăng E5RON92 đã tăng hơn 5.800 đồng/lít ; xăng RON95 tăng gần 6.000 đồng/lít; dầu diesel tăng ở mức cao nhất là 7.000 đồng/lít. Như vậy, chỉ sau 2 tháng đầu năm, chi phí đổ xăng đã tăng tương ứng 25%, còn với xe chạy dầu diesel là 38,5%.
Qua khảo sát hơn 10 mẫu xe phổ biến trên thị trường, chi phí để đổ đầy bình xăng hiện nay đã tăng lên tương ứng khoảng 25% so với thời điểm đầu năm 2022.
Về giá trị tuyệt đối, mức tăng thấp nhất là xe VinFast Fadil, tăng 190.000 đồng. Mức cao nhất là mẫu xe Toyota Land Cruiser Prado với chênh lệch tới 518.000 đồng.
Các mẫu xe khác đại diện cho nhiều phân khúc cũng có mức tăng cao. Cụ thể: Toyota Vios tăng 250.000 đồng; Mitsubishi Xpander tăng 268.000 đồng; Toyota Corolla Cross (bản G,V) tăng 280.000 đồng; KIA K3 tăng 298.000 đồng; Ford EcoSport tăng 309.000 đồng; Honda CR-V tăng 340.000; Toyota Camry tăng 358.000 đồng; VinFast Lux A2.0 tăng 416.000; Hyundai SantaFe (máy xăng) tăng 423 nghìn.
Những nỗi lo phía trước
Giá xăng dầu tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, nhất là những người thường xuyên phải sử dụng ô tô, xe máy để kiếm sống, mưu sinh. Tại Hà Nội, cánh tài xế taxi, xe ôm công nghệ là những người "thấm" điều này nhất.
Dù vừa chia sẻ “lãi” được 3-4 bát phở nhờ đổ xăng sớm như câu chuyện ở trên nhưng anh Nguyễn Thành Trung cũng tỏ ra lo lắng cho những ngày phía trước. Giá xăng dầu tăng thì tiền cước cũng tăng, nhưng cánh taxi như anh không hẳn đã thích.
“Cước cũng có tăng nhưng không lại được với mức tăng của giá xăng. Nhưng nếu điều chỉnh cước cao quá thì chắc chắn người dân sẽ quay lưng lại với taxi. Từ khi ra Tết đến nay, lượng khách của tôi giảm đi hơn 50%. Nhiều hôm ngồi cả nửa buổi mà không “nổ” được cuốc khách nào. Tình trạng này khéo tôi phải bán xe để làm nghề khác”, tài xế taxi công nghệ này bày tỏ.
Công việc của anh Thắng và các shipper khác ngày càng khó khăn hơn bởi giá xăng tăng cao. (Ảnh: HT) Còn anh Đinh Xuân Thắng - một nhân viên giao hàng (shipper) tại Hà Nội cho biết, chiếc Yamaha Sirius của anh trước đây đổ khoảng 80-90 nghìn là đầy bình, nhưng hiện nay đổ 120 nghìn vẫn còn “thòm thèm”. Với những người di chuyển nhiều như anh, chỉ 2 ngày là hết 1 bình xăng. Nhưng xăng là nhiên liệu bắt buộc, không thể tiết kiệm được nên đành cắn răng móc ví.
“Ship hàng như đi câu vậy, có hôm nhận được nhiều đơn, tiện đường thì thu nhập khá, nhưng giá xăng tăng cao như đợt này thì "móm". Nhiều lúc chúng tôi phải gom đơn hoặc "bắn" những đơn hàng xa cho anh em khác tiện chuyến hơn", anh Thắng chia sẻ.
Các chuyên gia cho rằng, xăng dầu là mặt hàng đặc biệt. Việc xăng dầu, gas tăng giá không chỉ ảnh hưởng đến ví tiền của người trực tiếp sử dụng phương tiện mà còn kéo theo sự tăng giá tương ứng của hầu hết các mặt hàng khác.
Rộng ra, khi giá xăng dầu ở mức quá cao sẽ kiềm chế tiêu dùng, giảm tăng trưởng kinh tế và dẫn tới lạm phát vẫn gia tăng. Đó là chưa kể, tác động của nó đến an sinh xã hội vào thời điểm đại dịch Covid-19 vẫn ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.
Do đó, nhiều chuyên gia cùng chung nhận định, các cơ quan quản lý nhà nước cần có sự điều tiết thông qua sử dụng các công cụ thuế, phí để kìm đà tăng xăng dầu một cách hợp lý trong thời gian tới.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Infographic: Đổ đầy bình, dân đi ô tô tăng vọt tiền xăng như thế nào?
Sau khi giá xăng tăng gần 30.000 đồng/lít từ 15h chiều nay (11/3), chi phí đổ xăng của dân đi ô tô tăng vọt. So với đầu năm, xe cỡ nhỏ Vinfast Fadil đổ đầy bình tăng thêm 190.000 đồng, SUV sang Audi Q7 mất thêm 506.000 đồng.
" alt="Tiền đổ xăng tăng vọt, dân đi xe “méo mặt”" />Tiền đổ xăng tăng vọt, dân đi xe “méo mặt”Những biến chứng trong các cuộc phẫu thuật từng nhiều lần khiến Wu suýt chết. Thế nhưng, cô không thể dừng lại, bất chấp cha mẹ cô đòi từ mặt con gái.
Theo Sina, bất chấp những lời chỉ trích từ dư luận, Wu đã quyết định chia sẻ kinh nghiệm của bản thân để không ai lặp lại những sai lầm thẩm mỹ như mình từng gặp. Cô còn hợp tác với nhiều bác sĩ để mở ra hệ thống trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ riêng.
Hành trình phẫu thuật thẩm mỹ
Wu Xiaochen sinh ra tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Wu có chiều cao nổi bật 1,70 m. Mẹ cô từng là vận động viên nên đã gửi con gái vào trường thể thao để phát triển. Nhận thấy tập luyện cường độ cao không phù hợp, cô đã chuyển sang học trường nghệ thuật.
Chuyên ngành múa ballet đòi hỏi Wu phải quản lý cơ thể nghiêm ngặt. Tuy nhiên, do phải dùng thuốc điều trị nội tiết tố nên cô tăng cân không kiểm soát. Thấy con gái khổ sở, lo lắng, mẹ của Wu đã gợi ý cô đi hút mỡ để giảm cân nhanh chóng.
Cuộc phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên của cô nàng sinh năm 1989 là được chính mẹ đưa đi.
Nhiều người cảm thấy khó tin khi một người mẹ lại đưa con gái mới 14 tuổi đi phẫu thuật thẩm mỹ. Song thực tế, mẹ của Wu từng đụng chạm dao kéo từ năm 1990. Bà được xem là một trong những người mê phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên ở Trung Quốc.
Trong ký ức của Wu, những lần phẫu thuật thẩm mỹ xong, mẹ thường về nhà rất muộn, đeo khẩu trang và mặt dán băng gạc dày. Mẹ của cô thấy chuyện dao kéo rất bình thường.
Theo gợi ý của bác sĩ, Wu Xiaochen đã chọn phương án hút mỡ toàn thân trước, sau đó mới đi lăn kim căng da mặt.
"Tôi còn nhớ rất rõ về cuộc phẫu thuật đó. Cuộc phẫu thuật kéo dài từ sáng tới đêm. Cần gây tê cục bộ nên có hai bác sĩ tham gia. Tôi thậm chí nhìn thấy bác sĩ cầm chiếc kim tiêm to hút mỡ từ người tôi. Dù lo sợ, tôi tự trấn an bản thân rằng 'Đẹp mới là điều quan trọng nhất'".
Sau ca phẫu thuật, Wu băng bó khắp người. Sau một tháng đau đớn, cô dần hồi phục, vóc dáng mảnh mai như xưa và cân nặng giảm xuống dưới 50 kg.
Nhìn thấy sự thay đổi lớn của cô, nhiều bạn bè cùng lớp cảm thấy ghen tỵ. Điều đó khiến cô hạnh phúc, không nghĩ rằng mình sẽ nghiện phẫu thuật thẩm mỹ nặng và thực hiện hàng trăm cuộc dao kéo sau này.
Wu ngày càng xinh xắn. Cô trở thành hoa khôi của trường. Cùng năm đó, cô nàng giành giải trong một cuộc thi truyền thông quốc tế ở Thượng Hải.
Năm 16 tuổi, Wu Xiaochen trở thành sinh viên chuyên ngành biểu diễn và thiết kế tại Học viện Công nghệ Thời trang Bắc Kinh, một mình đi học xa nhà. Tham gia vào ngành công nghiệp thời trang càng khiến quan điểm về thẩm mỹ của cô thay đổi lớn.
"Tôi thấy phẫu thuật thẩm mỹ không phải điều gì xấu. Nó giúp tôi đứng vững trong ngành này. Sau khi được giáo viên nhận xét về khuôn mặt, tôi lần lượt đi sửa mũi, cắt mắt, độn cằm, tiêm má...".
Sau những lần phẫu thuật, Wu thấy mình ngày càng thành công, các cuộc phỏng vấn cũng trở nên thuận lợi. Cô còn được mời đóng các bộ phim, tham gia nhiều dự án chụp hình.
Dần dần, mỗi lần gặp khó khăn trong công việc, cô lại nghĩ rằng chắc chắn do mình chưa đủ xinh đẹp và lại đi sửa tiếp.
Wu Xiaochen lần lượt giành được thứ hạng cao trong các cuộc thi người mẫu quy mô lớn, đoạt chức Á quân trong cuộc thi người mẫu chuyên nghiệp Trung Quốc năm 2006, cuộc thi người mẫu quốc tế FTV của Pháp năm 2007 tại Trung Quốc...
Kỳ vọng đổi thay ngành thẩm mỹ
Thực tế, hành trình làm đẹp của Wu không hề dễ dàng. Cô từng gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Thời chưa có kinh nghiệm, cô đã tìm đến nhiều cơ sở thẩm mỹ kém uy tín, bác sĩ tay nghề thấp.
Năm 20 tuổi, để giảm mỡ bắp chân, cô đã tìm đến một cơ sở thẩm mỹ gần nhà để tiêm thuốc giảm béo. Sau khi tiêm, cô lập tức ngất xỉu. Đến lúc tỉnh dậy, Wu nhìn thấy chân mình xuất hiện nhiều nốt thâm đen, lồi lõm to nhỏ khác nhau.
Sau vài ngày tình hình không được cải thiện, cô vội vàng đến bệnh viện để kiểm tra. Bác sĩ kết luận mỡ cục bộ đã bị hoại tử. Cho đến hiện tại, những vết thâm này vẫn chưa hoàn toàn biến mất.
Một lần khác, để theo mốt cằm nhọn, cô cũng đi gọt cằm. Kết quả, vết thương nhiễm trùng, cằm của cô sưng lớn, tổng thể gương mặt như "người ngoài hành tinh".
Khi cô được đưa vào bệnh viện cấp cứu, bác sĩ mổ vết thương thì thấy toàn bộ cằm chảy mủ, nếu đến muộn hơn cô có thể đã tử vong.
Dù biết những rủi ro, nguy hiểm chết người do phẫu thuật thẩm mỹ quá mức, Wu vẫn không muốn dừng lại.
Cuối năm 2015, Wu bắt đầu lên kế hoạch mở bệnh viện thẩm mỹ y khoa cùng bạn bè. Cô đã tìm gặp bác sĩ phẫu thuật sửa cằm cho mình đề xuất ý kiến hợp tác và được đồng ý.
Năm 2016, cơ sở thẩm mỹ của Wu Xiaochen chính thức khai trương tại Bắc Kinh, đến nay đã mở nhiều chi nhánh trên khắp cả nước, với hơn 200 nhân viên.
Đồng thời, Wu Xiaochen cũng chia sẻ kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ của mình và một số trường hợp của người khác trên nền tảng mạng xã hội. Cô hy vọng mọi người có thêm kinh nghiệm và không lặp lại những sai lầm như cô.
Nhiều người đã chỉ trích khi Wu thẳng thắn nói về chuyện phẫu thuật thẩm mỹ, khẳng định đó là điều đúng đắn.
"Tôi chia sẻ kinh nghiệm của bản thân không phải cổ súy mọi người đi phẫu thuật khi còn nhỏ như tôi hồi đó hay lạm dụng dao kéo. Tôi chỉ mong chúng ta nhìn nhận về thẩm mỹ một cách lý trí. Và những người đang có ý định thay đổi sẽ có kênh để tham khảo. Tôi hy vọng dùng sức mình để thay đổi ngành này tích cực hơn".
Năm nay, con gái của Wu Xiaochen sẽ lên 3 tuổi. Lần đầu làm mẹ, cô muốn yêu thương con gái mình, không muốn đứa trẻ phải chịu những định kiến về ngoại hình như cô trước đây.
Theo Zing
" alt="Người phụ nữ Trung Quốc đụng dao kéo 300 lần trong 19 năm" />Người phụ nữ Trung Quốc đụng dao kéo 300 lần trong 19 năm- Siêu máy tính dự đoán MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2
- Nhận định, soi kèo Bangkok United FC vs Nakhon Ratchasima, 18h00 ngày 2/2: Chiến thắng nhọc nhằn
- Diễn viên Park Min Jae đột ngột qua đời ở tuổi 32
- Những món đồ nội thất một thời gây bão dần bị thất sủng
- Mua xe thanh lý giá bèo, tưởng được món hơi hoá ra ôm cục nợ
- Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Muangthong United, 19h00 ngày 2/2: Cửa trên thất thế
- TikToker Tun Phạm viết sách tranh cãi: Mạng xã hội làm rẻ rúng văn chương?
- Hoài Linh, Minh Nhí ngồi ghế nóng Thách thức danh hài mùa 7
- Một cái cây cứu 8 mạng người trong sóng thần ở Nhật Bản
-
Nhận định, soi kèo Guadalajara vs Queretaro, 6h05 ngày 2/2: Khách gặp khó
Phạm Xuân Hải - 01/02/2025 05:25 Mexico ...[详细] -
Ngày thơ cho bé mừng Ngày thơ Việt Nam
'Ngày thơ cho bé' chào mừng 'Ngày thơ Việt Nam' sẽ giới thiệu tới độc giả nhí nhiều tập thơ hay, bổ ích. Có thể kể đến như tập thơ Bên cửa ngắm xuâncủa tác giả Hà Mã Đi Bộ (tên thật là Lã Thanh Hà), gồm 8 bài được chia thành 3 phần: Thời gian đang bước, Bên cửa ngắm xuânvà Mở cửa bước vào.
Tác giả diễn tả trình tự chuyển biến của tự nhiên, trình tự cảm xúc của các em nhỏ khi mùa xuân đáng yêu đang dần lan tỏa qua những vần thơ giản dị nhưng gợi hình, gợi cảm xúc, qua đó đánh thức các giác quan của độc giả, mang tới không khí mùa xuân trong trẻo, hân hoan và hạnh phúc.
Tuyển tập Thơ Quang Dũngnằm trong Tủ sách Văn học trong nhà trường có gần 80 bài thơ, thể hiện đầy đủ hành trình thơ 50 năm của ông. Thơ Quang Dũng chứa đựng những bức tranh Việt Nam trong kháng chiến, gần gũi, mộc mạc mà trìu mến, thương yêu. Đó là Đêm Việt Trì, Những làng đi qua, Quán nước, Nhà bên đường... Các tác phẩm của ông ngập tràn tên địa danh, mỗi tên làng, tên xóm qua thơ ông đều gợi nhớ lòng yêu quê hương.
Nhân dịp này, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản Con chuồn chuồn đẹp nhất(tác giả Cao Xuân Sơn) với hình thức mới. Năm 2011, tập thơ giành Giải bạc tại Giải thưởng Sách hay, Sách đẹp (tiền thân của Giải thưởng Sách quốc gia). Ở lần tái bản này, toàn bộ phần mỹ thuật được họa sĩ Tạ Huy Long vẽ mới.
Bên cạnh đó, còn có nhiều tập thơ thiếu nhi hấp dẫn khác như Thơ tặng tuổi thơ(Vũ Quần Phương), Hai bàn tay em(Huy Cận), Chó đốm và mèo hoa(Minh Ngọc), Phù thủy sợ ma (Thụy Anh, Kim Duẩn vẽ).
Tại chương trình Ngày thơ cho bé, các em nhỏ sẽ được khám phá những câu thơ hay, những bài thơ đẹp trong tập thơ Con chuồn chuồn đẹp nhất, trò chuyện với nhà thơ Cao Xuân Sơn qua sự dẫn dắt của tiến sĩ, nhà thơ Nguyễn Thụy Anh.
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tôn vinh khối đại đoàn kết dân tộcNhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhấn mạnh, đoàn kết dân tộc vô cùng quan trọng và ngày thơ Việt Nam cũng mang tinh thần đó." alt="Ngày thơ cho bé mừng Ngày thơ Việt Nam" /> ...[详细] -
Quách Thu Phương tái xuất màn ảnh với vai lam lũ cùng Quang Tèo
Đạo diễn Mai Long vừa ra mắt phim tâm lý tình cảm hài Chạm vào hạnh phúc. Với quan niệm, chúng ta không phải ai cũng có được niềm hạnh phúc trọn vẹn cho dù đã từng một lần được 'chạm vào'; hạnh phúc rất đẹp, rất gần như những giọt sương lung linh trên lá, như bóng trăng dưới nước nhưng chỉ chạm tay vào thôi đã tan đi mất. Chính vì thế, đạo diễn Mai Long muốn thông qua bộ phimChạm vào hạnh phúc để gửi gắm thông điệp: Cái gì vốn dĩ không phải của mình thì đừng chạm vào.Diễn viên Quách Thu Phương và Quang Tèo trong một cảnh quay. Bộ phim xoay quanh câu chuyện gia đình ông Sắn - bà Thắm cùng với hai cậu con trai Thăng và Long. Vì hoàn cảnh gia đình, mong muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, ông Sắn đã phải vay mượn khắp mọi nơi để cho bà Thắm được đi làm giúp việc nơi xa xứ. Nhưng trớ trêu thay, bà Thắm đi chưa được bao lâu thì ông Sắn nhận được tin bà không về nữa, bà xây dựng cuộc sống mới bên đó với người khác để đổi đời, bỏ lại một mình ông cùng các con sống trong cảnh "gà trống nuôi con" với một khoản nợ lớn.
Cậu con út học trên Hà Nội với tuổi trẻ bồng bột và khát vọng tình yêu đã tạo ra ngang trái giữa cái đói nghèo của ông bố cùng anh trai ở nông thôn và sự xa hoa lãng phí của mình ở nơi phố thị. Cậu con cả làm thợ xây hiền lành thật thà nhưng sâu sắc đã xây nên câu chuyện tình yêu "cười ra nước mắt".
'Chạm vào hạnh phúc' được quay ở Phú Thọ với đồi chè bạt ngàn xanh mát. Đạo diễn Mai Long chia sẻ sẻ: "Bộ phim là sự tương phản giữa đức hy sinh cao cả của những người lớn tuổi (tình yêu, niềm thương, trách nhiệm) với sự lãng mạn đến hoang phí của tuổi trẻ. Là cuộc đấu tranh tư tưởng giữa con tim và lý chí, giữa hạnh phúc và khổ đau, giữa danh vọng và mất mát, giữa cái thật thà và dối trá, giữa ước mơ và thực tại".
Bối cảnh phim được quay tại Phú Thọ, nơi có những đồi cọ, đồi chè bát ngát để thông qua bộ phim, đạo diễn muốn giới thiệu với khán giả cảnh đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam. Phần âm nhạc cũng được đạo diễn Mai Long sản xuất riêng, trong đó bài hát cùng chủ đề với phim được chính nam đạo diễn sáng tác.
Phim có sự tham gia của NSƯT Tiến Quang (Quang Tèo), NSƯT Đới Quân, NSƯT Minh Tuấn, NSƯT Đức Quang, các nghệ sĩ: Kim Xuyến, Quang Lâm, Quách Thu Phương, Tú Oanh, Thanh Hương, Mai Long, Nguyễn Love, Thái Sơn,… cùng dàn diễn viên trẻ, hotgirl như Milly Mia Hằng, hoa hậu Phí Thuỳ Linh, người mẫu Helen Đặng,…
Quách Thu Phương và Quang Tèo trong một cảnh quay. Với Chạm vào hạnh phúc, nghệ sĩ Quách Thu Phương đã có vai khác hẳn, lam lũ khác hẳn với 'bà Xuân' của Hương vị tình thân. Nữ nghệ sĩ cho biết, đây là vai diễn thú vị vì đã giúp chị thoát ra khỏi 'bà Xuân', vai diễn mà ngay từ khi đọc kịch bản, Thu Phương đã muốn được tham gia ngay lập tức.
Bộ phim dự kiến kéo dài 5 phần, mỗi phần 4 tập được công chiếu rộng rãi trên các trang phim, mạng xã hội… bắt đầu từ tháng 12/2021. Đặc biệt, bộ phim cũng sẽ được phát sóng trên một số Đài Truyền hình VTV5, VTV Cab, AVG, Style TV, VTC, QPVN, và các đài địa phương trên cả nước trong dịp Tết Nguyên Đán 2022.
Tình Lê
Quách Thu Phương: Để nhận ra hạnh phúc, tôi cũng phải trả giá
Vai bà Xuân trong 'Hương vị tình thân' hâm nóng lại tên tuổi của Quách Thu Phương nhưng vai Lan trong 'Của để dành' mới là vai diễn ấn tượng của nữ diễn viên.
" alt="Quách Thu Phương tái xuất màn ảnh với vai lam lũ cùng Quang Tèo" /> ...[详细] -
Ghép đôi thần tốc tập 64: Cưới nhầm 2 kẻ phụ bạc, mẹ đơn thân đi tìm người đàn ông đích thực
Chị Oanh (bên phải) kể về quá khứ buồn. Mối tình thứ nhất chị chưa đăng ký kết hôn nhưng có làm lễ cưới ở nhà thờ. “Không biết có âm mưu từ trước hay sao mà đêm tân hôn ở nhà gái, chú rể hốt hết tiền vàng nhà em rồi đi luôn”, chị Oanh kể.
Vài tháng sau khi sinh con, chị bị trầm cảm. Sau đó, chị lại bị tai nạn xe máy, ám ảnh đến mức bây giờ chị không dám đi xe máy nữa.
Trong thời gian không dám chạy xe, chị được giới thiệu cho một tài xế đưa đón chị đi làm. Sau 6 tháng đưa đón, hiểu về hoàn cảnh của chị, anh này ngỏ lời yêu.
Hai tháng sau, chị nhận lời. “Gia đình anh mang trầu cau đến hỏi cưới em. Hai tháng sau, em có thai”.
Khi thai đang ở tháng thứ 8 thì một người lạ gọi đến cho chị. Người phụ nữ này nói chồng chị đang đi chơi với “bồ” và chị ta là bạn thân của cô gái kia, thấy thương chị hiền lành nên báo cho chị biết. Người phụ nữ này cũng nói rằng chồng chị ham chơi số đề.
Đổ vỡ và thất vọng với 2 người đàn ông, chị ở vậy nuôi 2 con đến giờ. Hiện một bé đã 7 tuổi, một bé 4 tuổi.
Đến với Ghép đôi thần tốc, chị hi vọng sẽ tìm được một người đàn ông đủ tin tưởng để chia sẻ, đồng hành. Miêu tả về mình, Trâm Oanh nói điểm yếu của chị là không đi được xe máy kể từ khi bị tai nạn. Vì thế, để đi làm thuận tiện, chị thường thuê nhà gần cơ quan.
“Ưu điểm của em là tự tin giao tiếp trước đám đông. Lúc rảnh rỗi, em thích đọc sách, có tâm hồn hơi bay bổng”.
Chị Oanh mong muốn tìm được người đàn ông có công việc ổn định, có con riêng giống như chị cũng được nhưng chị không muốn sinh thêm em bé nữa.
Còn anh Thanh, khi được hỏi về tiêu chí chọn bạn gái, anh nói “muốn tìm người hơi ốm một xíu, tính dễ chịu, nói nhiều chút cũng được” vì anh là người rất ít nói.
Ở bên ghế đỏ, anh Nguyễn Khoa Toản (38 tuổi, làm nghề thiết kế quán cafe và sân vườn) được ghép đôi với chị Thanh Tuyền, hiện kinh doanh thời trang online. Anh Toản quê ở Huế, đang làm việc ở Bình Dương, còn chị Tuyền quê Bắc Ninh, đang làm việc ở TP.HCM.
Anh Toản từng có một cuộc hôn nhân, sau 5 năm thì chia tay nhưng chưa có con chung. Chị Tuyền cũng ly hôn được 5 năm nay, có 1 con trai, 1 con gái. Chị đang sống cùng con gái 13 tuổi.
Cởi mở hơn anh chàng ngồi ở ghế xanh, anh Toản cho biết tính cách của mình vui vẻ, năng động, nhiệt tình với mọi người. Khi rảnh, anh thường đi uống cafe, xem phim, đi dạo. Đặc biệt, anh có thói quen dậy sớm để tập thể dục.
Quan điểm của anh trong hôn nhân là 2 người phải tôn trọng nhau, chấp nhận quá khứ và chia sẻ.
Nhận xét về mình, chị Tuyền nói chị có tính cách và sở thích khá tương đồng với anh Toản - hoà đồng, vui vẻ, rảnh thì đi uống cafe, đi chơi với bạn bè, đi hát karaoke. Chị tự nhận nhược điểm của mình là hơi nóng tính, thẳng tính, không khéo léo.
Trong hôn nhân, chị đề cập sự chân thành, thấu hiểu giữa 2 người.
Chị Tuyền mong muốn bạn trai cao 1m70 trở lên, có thể thấp hơn chút nhưng đừng thấp quá. Chị cũng muốn bạn trai có công việc ổn định vì tuổi của cả hai cũng không còn trẻ. Mặc dù đã có 2 con riêng nhưng chị Tuyền không ngại việc sinh con thêm.
Khi 2 MC đặt ra câu chuyện tài chính khi yêu và kết hôn, 4 người đều thẳng thắn đưa ra những quan điểm rất khác nhau.
Anh Toản cho rằng, chủ yếu là đàn ông chủ động chi trả, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Khi đã có mối quan hệ gần gũi hơn thì phụ nữ có thể chia sẻ cùng. Sau này, khi đã kết hôn, người chồng có thể đưa 60-70% thu nhập cho vợ, còn lại để chi trả cho cá nhân và quan hệ công việc, bạn bè.
Trong khi đó, anh Thanh cho biết chuyện tiền bạc anh rất thoải mái, kể cả ở cuộc hôn nhân trước, anh cũng không biết tới chuyện tiền bạc. Có bao nhiêu tiền anh đưa hết cho vợ, khi nào cần thì hỏi, khi ly hôn anh cũng không cần chia tài sản.
Về phía nhà gái, chị Trâm Oanh cho biết, chị sẽ không cầm toàn bộ số tiền chồng kiếm được, kể cả là chồng có đưa. Chị chỉ lấy đủ phần chi tiêu trong nhà, còn lại sẽ để chồng giữ.
Ngược lại, chị Tuyền thẳng thắn cho rằng “đưa tiền cho vợ không bao giờ là đủ, đưa càng nhiều càng tốt, bởi vì mình cũng chỉ chi tiêu cho gia đình”. Còn trong thời gian tìm hiểu, chị quan niệm đàn ông phải thanh toán, kể cả là khi phụ nữ mời. “Đàn ông tìm hiểu mình thì phải làm như vậy. Bản thân em không bao giờ chi một đồng nào cho những khoản như thế”.
Chị nói rằng, quan điểm của chị không giống với các em trẻ bây giờ. “Các em trẻ bây giờ hay chia tiền nhưng theo em thì không nên. Mình sinh ra là phụ nữ thì mình phải được ưu tiên. Các em không nên chi vào việc đấy, mình để tiền chi vào việc khác”.
Khi được hỏi ấn tượng đầu tiên của bản thân về đối phương, 2 người đàn ông đều nói 2 cô gái xinh đẹp, có cá tính riêng. Tuy nhiên, anh Thanh thành thật nói thêm rằng anh “chưa có cảm nhận gì”. Với bản tính ít nói, khép kín, anh cũng không có nhiều tương tác với bên phía nhà gái.
Cuối cùng, chỉ có cặp đôi ở ghế đỏ đồng ý hẹn hò với nhau. Anh Thanh và chị Oanh ở ghế xanh ra về trong sự tiếc nuối của ông mai bà mối.
" alt="Ghép đôi thần tốc tập 64: Cưới nhầm 2 kẻ phụ bạc, mẹ đơn thân đi tìm người đàn ông đích thực" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Real Betis vs Athletic Bilbao, 3h00 ngày 3/2: Củng cố vị trí Top 4
Chiểu Sương - 02/02/2025 03:58 Tây Ban Nha ...[详细] -
Chán công việc áp lực, gia đình 4 người lên thuyền, sống lênh đênh trên biển
Gia đình Laura hạnh phúc với cuộc sống lênh đênh trên biển. Ảnh: Nypost Laura và Ross Colledge đến từ Cornwall (Anh) đã quyết định bán căn nhà của mình trên đất liền và chi tiền mua một chiếc du thuyền trị giá khoảng 125.000 USD.
Trong 5 năm qua, cặp đôi đã đi thuyền quanh các hòn đảo của Hy Lạp cùng 2 con trai Noah (9 tuổi) và Josh (12 tuổi).
Khi mới mua thuyền, cặp đôi bắt đầu di chuyển giữa Newquay và Plymouth để mài giũa kỹ năng chèo thuyền. Sau đó, họ mới thực hiện các chuyến đi xa hơn.
Ross là thuyền trưởng của con thuyền và Laura là thuyền phó. Trong khi cậu bé Noah đang học tại nhà thì Josh theo học một trường trung học trực tuyến. Gia đình đã nuôi thêm 2 con mèo Ronnie và Smidge.
Ross cho biết trước đây anh từng làm việc hơn 50 giờ một tuần. Anh cảm thấy mình bỏ lỡ nhiều điều trong những năm đầu đời quan trọng của con cái. Con trai Josh của anh mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
"Với chúng tôi, tiền không có nhiều ý nghĩa. Chúng tôi khao khát một cuộc sống dưới ánh mặt trời, muốn cho con trai thấy giá trị của những chuyến đi, cũng như sự mộc mạc trong cuộc sống chèo thuyền. Chúng tôi kéo con trai khỏi trường học, chuẩn bị mọi thứ cho một cuộc sống phiêu lưu. Tất cả những điều đó bây giờ giống như một giấc mơ", Ross Colledge cho biết.
Cuộc sống của vợ chồng căng thẳng với công việc từ 9h đến 17h. Do đó, họ đưa ra quyết định mạo hiểu khi từ bỏ tất cả, mang cả gia đình lên thuyền sinh sống. Mặc dù, cuộc sống lênh đênh trên thuyền không chắc chắn nhưng họ cảm thấy rất hạnh phúc.
Về vấn đề sức khỏe tinh thần của các con, Laura cho biết họ được gần gũi với thiên nhiên, mọi chuyện trở nên tốt hơn. Sức khỏe được cải thiện, sự gắn kết gia đình cũng ngày càng tăng khi họ dành thời gian cho nhau cả ngày.
Khi sống ở trên thuyền, cả 2 vợ chồng đều làm việc trực tuyến. Họ điều hành một trang web sức khỏe và một trang chia sẻ cuộc sống phiêu lưu trên biển.
Gia đình dự định sẽ nâng cấp lên một chiếc thuyền lớn hơn. Hiện tại, họ bổ sung chức năng cho thuyền để phù hợp cho sinh hoạt thường ngày.
"Cuộc sống trên thuyền rất dễ thay đổi nên việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều khó khăn. Duy trì bất kỳ loại thói quen nào đều là một thách thức. Tuy nhiên, mối quan hệ gia đình sẽ ngày càng sâu sắc. Sức khỏe tinh thần tốt hơn", Laura cho biết.
Cuộc sống của chàng kỹ sư bán sạch cửa nhà, mua thuyền đi khắp thế giới
MỸ - Brian từ bỏ công việc ổn định, bán căn nhà của mình để bắt đầu cuộc hành trình. Anh không thể ngờ rằng trên bước đường đó anh gặp một nửa định mệnh đời mình." alt="Chán công việc áp lực, gia đình 4 người lên thuyền, sống lênh đênh trên biển" /> ...[详细] -
Hà Nội cho xe buýt thường đi vào làn BRT là thất sách
Thực tế triển khai 4 năm qua, tôi cho rằng, dự án đầu tư xe buýt nhanh-BRT ở Hà Nội, thực chất là một dự án “ép duyên”, hấp tấp, “học đòi” mấy nước phát triển. Các nước có nhiều các đường phố rộng từ 8 đến 12 làn xe trở lên, mới có thể dành riêng ra 2 làn xe (1 làn của chiều đi, 1 làn của chiều về) cho xe buýt nhanh-BRT. Đằng này, Hà Nội có đường Giảng Võ… rộng 6 làn xe, thậm chí có phố chỉ rộng 4 làn xe, mà cũng duy ý chí-dành ra 2 làn xe BRT. Thế nên, công luận đã phải “lên tiếng”… Và dẫn đến việc đề xuất này, cũng là một “nhân, quả”.
Tuy nhiên tôi cho rằng, nếu cho xe buýt thường được đi vào làn xe buýt nhanh-BRT, sẽ bất hợp lý, hay có thể nói là thất sách. Lý do là làn xe BRT thiết kế ở trong cùng (sát dải phân cách giữa, hoặc sát tim đường); kèm theo những điểm dừng xe (BRT) ở bên trái, áp sát những “nhà ga” tọa lạc giữa đường, thuận theo thiết kế; trong khi đó, những điểm dừng đón trả khách xe buýt thường, lại ở bên phải, sát vỉa hè đường phố.
Do đó, nếu cho xe buýt thường đi vào làn xe BRT thì mỗi khi đến các điểm dừng xe buýt thường, sẽ phải thực hiện chuyển từ làn trong cùng ra làn ngoài cùng dẫn đến những điểm nhập làn xe, gây cản trở dòng xe vào các giờ cao điểm. Hậu quả sẽ gây ra tắc đường kéo dài (giờ cao điểm). Có người đưa ra giải pháp: nếu thế các tài xế (xe buýt thường), sẽ chủ động chuyển làn xe từ xa các điểm dừng đón trả khách…
Nhưng như vậy thì việc cho xe buýt thường được đi vào làn xe BRT là vô nghĩa. Vì xe buýt thường sẽ phải mau mau, chóng chóng chuyển dần làn rất sớm ra khỏi làn BRT, để hạn chế tắc đường, “cập bến” dừng xe đón trả khách ở làn ngoài cùng…
Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu cho loại phương tiện như xe buýt thường được đi vào làn xe BRT ở trong cùng, là thất sách.
Độc giả Nguyễn Thành Lập (Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ảnh:
-
Vì sao người Việt e ngại ô tô Trung Quốc?
Một chiếc Lifan 520 đời 2007 hiện có giá bán lại chưa đến 50 triệu đồng, nhưng nếu là Kia Spectra cùng đời, giá sẽ gấp đôi. Tuy nhiên, thị phần của Lifan không hề tăng trưởng, dù sau đó chuyển sang đơn vị lắp ráp mới có kinh nghiệm hơn là liên doanh ô tô Hòa Bình (VMC). Sau năm 2009 hãng ra mắt thêm 3 mẫu xe mới: 520i, 620, và 320, và dần vắng bóng, chìm nghỉm vì bị chê chất lượng kém cũng như mẫu mã nhái thương hiệu khác.
Cùng số phận như Lifan có Chery, ra mắt mẫu QQ3 năm 2009, Riich M1 năm 2010 nhưng biến mất dần chỉ sau 2 đến 3 năm vì doanh số lẹt đẹt, kèm danh tiếng "nhái" theo xe Chevrolet Spark.
Giữa thời điểm xe Hàn Quốc "sôi động", thị trường Việt Nam xuất hiện thêm những cái tên như Tobe M'car, Haima, MG, Geely, Great Wall,...nhưng gần như không có sự đột phá nào cả. Thay vào đó là những bước chân lặng lẽ rời khỏi thị trường chỉ sau vài năm góp mặt.
Cho đến giai đoạn năm 2015 về sau, ô tô Trung Quốc trở lại Việt Nam cùng các mẫu xe đầy đủ công nghệ, thiết kế bắt mắt hơn như Zotye, BAIC, Brilliance V7, Beijing, Dongfeng... thì xe Hàn Quốc đã ở khoảng cách rất xa. Hai thương hiệu Kia và Hyundai đều có doanh số "khủng" tại Việt Nam, từ năm 2019 đến nay đã vượt trên 100 ngàn xe/năm (số liệu VAMA), chiếm 1/4 thị phần.
Định kiến khó gỡ
Giai đoạn "tấn công" thứ hai của ô tô Trung Quốc tính từ 2015 đã làm người Việt quan tâm hơn. Người Trung Quốc có vẻ học hỏi người Hàn khi áp dụng công thức: mẫu mã bóng bẩy + nhiều trang bị, kết hợp với giá rẻ. Ngay lập tức thị trường ô tô Việt sôi động hẳn với những cái tên Zotye Z8 T700, BAIC Beijing X7, Brilliance V7, BAIC Q7,...
Tuy nhiên, không giống như xe Nhật, Hàn, Mỹ đã phổ cập rộng khắp các phân khúc giá thì ô tô Trung Quốc bị bó hẹp ở tầm giá dưới 800 triệu đồng. Dù mới đây có thêm Hongqi H9 và E-HS9 "chen chân" vào phân khúc giá trên 1,5 tỷ đồng, nhưng nhìn chung vẫn có những "định kiến" khó gỡ dành cho ô tô xuất xứ Trung Quốc.
Anh Trương Văn Thành (Đống Đa, Hà Nội) sau vài lần đi xem xe Trung Quốc nói rất thích vì đã lái thử, thế nhưng mới đây anh cho biết đã đặt cọc một chiếc SUV cỡ C của Hàn Quốc và đang nằm trong danh sách chờ xe...đến cuối năm.
"Với 800 triệu chuẩn bị, tôi đã định mua chiếc Bejing X7 Premium. Nhưng kẹt cái là nhà thì cũng mới ký hợp đồng mua trả góp ngân hàng, nên tôi đành chọn mua xe Hàn cho yên tâm vì nhỡ chẳng may cần xoay tiền bán còn đỡ lỗ, hoặc cắm ngân hàng được giá hơn," anh Thành bộc bạch.
Những suy nghĩ kiểu "ăn chắc mặc bền" như anh Thành không phải ít, bởi nhiều người Việt vẫn "ám ảnh" tiếng xấu xe Trung Quốc trong quá khứ: chất lượng kém, mua về mất giá...
Vốn là người kinh doanh ô tô có thâm niên hơn 20 năm, anh Nguyễn Xuân Đạt (phố Trần Vỹ, Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng ô tô Trung Quốc hiện nay đã hấp dẫn hơn trước, nhưng sẵn sàng mua hay không và đối tượng khách hàng là số lẻ hay đại chúng vẫn cần thời gian trả lời.
“Xe Trung Quốc khó thuyết phục phân khúc khách hàng cao hơn bởi định vị giá xe ban đầu đã rất thấp, theo thời gian sẽ không thể cải thiện nhanh dù bây giờ có những mẫu xe đắt không kém xe Châu Âu hay Nhật. Bản thân tôi là người buôn xe nhưng cũng không mặn mà với xe Trung Quốc vì mình chưa va nhiều, không dám mạo hiểm để rồi đọng vốn, khó bán”, anh Đạt nhận định.
Anh Đạt cho rằng xe Hàn Quốc, Nhật Bản dễ bán hơn vì mạng lưới đại lý trải dài, phụ tùng sẵn có và nhất là đã "quen tai" với người Việt. Anh nói: "Tôi thấy đa số khách khi đã mua xe thì thường hay nhìn người này, hỏi thăm người nọ, thậm chí còn tính trước xem bán lại lời lỗ ra sao. Nên có những thương hiệu xe Nhật dù gần đây ra mẫu mới chưa thực sự tốt nhưng khách vẫn chọn. Thói quen ấy khó bỏ và nó ăn sâu rồi."
Trong khi đó theo chuyên gia ô tô Vĩnh Nam, ô tô Trung Quốc muốn có chỗ đứng ở Việt Nam sẽ cần phải đầu tư bài bản với hệ thống bảo hành và bảo dưỡng đầy đủ. “Chế độ bảo hành theo quy định của nhà nước là tối thiểu 3 năm, gần đây tăng thành 5 năm với một số hãng. Ngay cả xe Trung Quốc cũng đã tăng bảo hành, nhưng hiện mới chỉ là cam kết của một vài nhà phân phối chưa phải là lớn. Người tiêu dùng cần thời gian để trải nghiệm thực tế, do đó không tránh khỏi sự nghi ngại hoặc định kiến”, chuyên gia này nhận xét.
Thực tế dù đã có nhiều khách hàng chọn xe Trung Quốc vì giá rẻ, trang bị không thua xe Nhật, Hàn nhưng vì nhà phân phối nhỏ, lẻ dẫn đến khâu bảo hành sản phẩm không thể hài lòng khách hàng ở tỉnh xa.
Câu chuyện về "định kiến" xe Trung Quốc dễ thấy rõ hơn qua ví dụ của thương hiệu MG (Morris Garages) trở lại Việt Nam sau 8 năm vắng bóng. Cho dù lịch sử của MG có từ năm 1923 với khởi thủy của người Anh, nhưng vì đã bán cho SAIC Motor (Trung Quốc) vào 2007, từ linh kiện, phụ tùng, cho đến con người đều có dấu ấn người Hoa nên dù có qua tay nhà phân phối kinh nghiệm là Tanchong Motor của Malaysia, thì người Việt vẫn...e dè.
Doanh số MG ở Việt Nam từ 2020 đến nay chưa thực sự tốt, hãng liên tục phải chạy khuyến mãi, có thời điểm mẫu MG HS giảm đến 140 triệu đồng, xuống còn 810 triệu đồng nhưng lượng xe tồn vẫn có. Tháng 9/2022, MG cho biết đã phải dừng bán mẫu HS và hãng xe hiện chỉ còn kinh doanh 2 mẫu xe ZS và MG5.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cái chết yểu của ô tô Trung Quốc Chery tại Việt NamXuất hiện trong giai đoạn ô tô Trung Quốc bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam cách đây hơn 10 năm, Chery nhắm tới phân khúc xe giá rẻ nhưng cũng chỉ tồn tại chưa đầy 4 năm." alt="Vì sao người Việt e ngại ô tô Trung Quốc?" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Kocaelispor vs Sivasspor, 17h00 ngày 4/2: Không hề ngon ăn
Hồng Quân - 04/02/2025 08:11 Thổ Nhĩ Kỳ ...[详细] -
Xác thực tài khoản bằng số điện thoại mới được đăng, livestream Facebook
Nhận định, soi kèo Valencia vs Celta Vigo, 22h15 ngày 2/2: Cơ hội cho Bầy dơi
Câu trả lời của Elon Musk khi được hỏi liệu Tesla có mua đối thủ Rivian không
Tại một sự kiện ở Philadelphia (bang Pennsylvania, Mỹ) vào cuối tuần trước để ủng hộ cựu tổng thống Donald Trump trước thềm cuộc bầu cử, tỷ phú Elon Musk đã được hỏi Tesla có nghĩ tới việc mua lại Rivian - đối thủ cạnh tranh tiềm năng và lâu dài của Tesla hay không?
Điều này có vẻ hợp lý vì bản thân Rivian đã có lượng người dùng nhất định và một số sản phẩm cũng được đánh giá cao, trong khi Tesla có thể chia sẻ kinh nghiệm và sự hỗ trợ tài chính mà Rivian đang cần ngay lúc này.
Musk đã trả lời một cách khôn khéo: “Như chúng ta biết, ngành công nghiệp ô tô hiện nay cực kỳ khắc nghiệt và Rivian sẽ rất khó để cạnh tranh. Chỉ có hai công ty ô tô của Hoa Kỳ chưa từng phá sản, đó là Ford và Tesla. Tôi nghĩ có 2 vấn đề của Rivian là về công nghệ điện hoá và sự tự quyết trong chiến lược. Tôi hy vọng Rivian sẽ làm tốt, chúc mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với họ".
Như vậy, trong phần trả lời của mình, CEO của Tesla dường như không muốn dính líu gì đến Rivian, vì có thể ông biết rõ con đường khó khăn mà Rivian đang đi hiện nay.
Các loại xe của Rivian mặc dù cũng chạy hoàn toàn bằng điện giống như Tesla, nhưng hướng đến tệp khách hàng thích sử dụng cho các hoạt động ngoài trời và offroad. Tuy nhiên, hiện tại thương hiệu này cũng đang tích cực phát triển các dòng xe mới bổ sung vào dải sản phẩm của mình dưới dạng các mẫu SUV cỡ trung và cỡ nhỏ dành cho thị trường đại chúng.
Theo HotCars
Elon Musk phản đối Mỹ đánh thuế cao xe điện Trung Quốc, gây méo mó thị trườngTỷ phú công nghệ kiêm CEO của hãng ô tô điện Tesla Elon Musk cho biết không ủng hộ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu cao đối với xe điện đến từ Trung Quốc." alt="Câu trả lời của Elon Musk khi được hỏi liệu Tesla có mua đối thủ Rivian không" />
- Nhận định, soi kèo Erbil vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 4/2: Khách rơi tự do
- Chén thuốc khiến người đàn ông đi cấp cứu chỉ sau khi uống 15 phút
- Chu Hùng Người phán xử qua đời
- 4 thanh thiếu niên thiệt mạng sau thử thách trộm ô tô trên tiktok
- Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Muangthong United, 19h00 ngày 2/2: Cửa trên thất thế
- Cô gái 25 tuổi kết hôn 8 lần trong 5 năm nhận cái kết ê chề
- Đừng làm mẹ cáu tập 19: Vy thừa nhận yêu Khôi, Quân thích Hạnh ra mặt